Tìm kiếm Blog này

Thứ Ba, 23 tháng 7, 2024

Chúng Ta Cùng Già Đi Nhé


Chúng Ta Cùng Nhau Già Đi Nhé Em.
Chia sẻ một bài thơ viết tặng bà xã của tôi. 
Lê Tuấn

Ai cũng sợ tuổi già mà quên rằng tuổi già có những giá trị tích cực riêng chỉ tới lúc đó người ta mới cảm nhận trọn vẹn được ý nghĩa của nó.


An vui tuổi già

Ở tuổi già, bạn phải đối diện với ốm đau, sức khỏe suy giảm và nhiều biến chứng sinh hoạt khác. Tuổi già cũng sẽ mang lại những thay đổi nhất định trong cơ thể nhưng đó không phải là lý do để lo lắng. Tính nhạy cảm của cơ thể con người với bệnh tật còn phụ thuộc vào khả năng miễn dịch và sự dẻo dai của cơ thể. Tuổi nào bệnh nấy nhưng nếu có sức khỏe tốt, lối sống lành mạnh, người ta vẫn có thể tránh được tật bệnh. Nhiều người già sống lành mạnh hơn cả những người trẻ tuổi và thậm chí còn khỏe hơn những người trẻ sống thiếu khoa học. Tập thể dục phù hợp, ăn đủ chất và uống đủ nước sẽ giúp cơ thể phục hồi trước những thay đổi.

Già không có nghĩa là phải giảm tốc

Người già thường được khuyên là nghỉ ngơi nhiều hơn và sống chậm lại. Tuy nhiên, năng lực thể chất của một người không hoàn toàn phụ thuộc vào tuổi tác mà còn phụ thuộc vào sức mạnh ý chí của người đó. Đừng ép bản thân ngồi một chỗ chỉ vì bạn đã bước qua một độ tuổi nào đó.

Tuổi tác không nên là gông cùm xích chân bạn, nó mang lại cho bạn kinh nghiệm để tiếp tục tiến về phía trước. Một nghiên cứu có tên là Dự án trường thọ (Longevity Project) cho thấy những người chăm chỉ làm công việc họ yêu thích sẽ là những người sống lâu nhất.

Thời gian hoàn hảo để bắt đầu một thói quen mới

Nhà văn Groucho Marx (Mỹ) cho rằng: "Tuổi tác không phải là một chủ đề gì đó đặc biệt, bởi ai cũng có thể già đi. Tất cả những gì bạn phải làm chỉ là sống trọn vẹn trong những năm tháng tuổi đời đó".








Chúng Ta Cùng Già


Em cùng anh chúng ta già đi nhé
Bóng thời gian đang xé mảnh dung nhan
Không còn trẻ, đừng than thân trách phận
Cứ gìa đi theo vận hạn kiếp người.

Ta cùng nhau chúng ta già đi nhé
Chân không vững khớp gối lại sưng đau
Tay run run nắm tay nhau mà bước
Đến cuối đời còn ước hẹn mai sau.

Gậy chống cầm tay chập chững bước đi
Tay run run đổ mất ly rượu đầy
Em khẽ nhắc, sao như trẻ con vậy?
Cầm cái ly mà cũng đổ rượu ra đây.

Đời còn dài nhưng thời gian ngắn quá
Mới hôm nào ta còn trẻ đôi mươi
Ta cười vui theo dòng sông trôi chảy
Mãi tận bây giờ còn ngụp lặn chơi vơi.

Đời mỏi mệt tuổi già đang trước mắt
Mắt kéo cườm làm mờ nhạt bóng em
Rượu buồn vui cùng chia nhau uống cạn
Chiều hoàng hôn xin đừng vội buông rèm.

Chúng ta lắng nghe cơn đau chợt đến
Giọt sương long lanh chạm nhánh vô thường
Con bướm sinh nhấp nhô trên ngọn cỏ
Niềm vui vẫn còn lấp ló cung đường.

Không còn trẻ nữa thì thôi già đi nhé
Nhớ đâu ngày xưa ta khỏe lắm kia mà
Cây bưởi thơm ngát hương đời trước ngõ
Anh hái đầy dỏ đem về tặng em.

Lấy hoa bưởi em pha nước gội đầu
Tóc em óng mượt hoa bưởi hương thơm
Dáng em sinh tựa hoa nhường
Ru anh vào chốn nghê thường thế nhân.

Khi đời mệt mỏi xác thân
Ngôn từ nắn nót tạo vần ngâm thơ
Tuổi gía lòng vẫn còn mơ
Dìu nhau vui bước đến bờ yêu thương.

Không gì vạn đại miên trường
Hợp tan là nghĩa vô thường thế gian
Mùa xuân hoa lá mây ngàn
Bên nhau vui hưởng an nhàn trời ban.

Tế luân
Viết tặng vợ khi tuổi đã già
07-19-24




Thứ Sáu, 19 tháng 7, 2024

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, “người đốt lò vĩ đại” vừa “vào lò!” 07-19-24


Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, 
“người đốt lò vĩ đại” vừa “vào lò!”, hôm nay!



HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Gần bốn giờ sau khi Facebook Lê Nguyễn Hương Trà loan tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư CSVN, qua đời ở tuổi 80, các báo trong nước vào tối hôm 19 Tháng Bảy, giờ Hà Nội, mới được phép đưa tin này.

Đáng nói, các báo đều phải đăng nguyên văn bản tin của báo Nhân Dân, cho biết ông Trọng qua đời vào lúc 1 giờ 38 phút chiều 19 Tháng Bảy tại bệnh viện Trung Ương Quân Đội 108.

Ban tin chuyển tiếp theo Báo Thằng Mõ San Jose. 
Nhà báo Lê Văn Hải.

Tin vui cho Người Việt trong và ngoài nước, yêu chuộng tự do, thêm một độc tài CS về chầu Diên Vương!


Nóng nhất: Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, 
“người đốt lò vĩ đại” vừa “vào lò!”, hôm nay!

-Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đã qua đời vào lúc 13:38h ngày 19/7 năm 2024 tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, hưởng thọ 80 tuổi, báo chí trong nước đồng loạt loan tin vào lúc 18h chiều cùng ngày.

“Sau thời thời gian lâm bệnh, mặc dù được Đảng, Nhà nước, tập thể các giáo sư, bác sĩ, chuyên gia y tế đầu ngành… tận tình cứu chữa, gia đình hết lòng chăm sóc, nhưng do tuổi cao, bệnh nặng, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã từ trần,” báo Nhân dân dẫn thông tin từ Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương cho biết.

Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam sắp ra thông cáo đặc biệt về tang lễ của ông Trọng, tờ báo này đưa tin và cho biết đó sẽ là ‘lễ quốc tang’ – nghi thức tang lễ dành cho những lãnh đạo cao nhất của đất nước.

Ông Trọng được xác nhận là đã qua đời chỉ một ngày sau khi Bộ Chính trị ra thông báo phân công Chủ tịch nước Tô Lâm đảm đương công việc của Tổng bí thư thay ông Trọng trong lúc ông Trọng được điều trị tích cực.

Trước đó, vào chiều ngày 18/7, Thông tấn xã Việt Nam còn đưa tin ông Tô Lâm cùng tập thể Bộ Chính trị đã đến Bệnh viện 108 để trao Huân chương Sao Vàng, huân chương cao quý nhất của Đảng và Nhà nước, cho ông Trọng.

Buổi lễ này được cho là có sự hiện diện của gia đình và những người thân cận của ông Trọng, nhưng hãng tin nhà nước không cho thấy bất cứ hình ảnh nào về lễ trao Huân chương Sao Vàng này.

Ông Trọng là nhà lãnh đạo quyền lực nhất Việt Nam trong vòng hơn một thập niên qua. Ông ra đi khi nhiệm kỳ tổng bí thư của ông còn hai năm nữa mới chấm dứt. Đây là lần thứ hai ở Việt Nam thời hậu chiến, một tổng bí thư từ trần khi đang tại nhiệm, sau trường hợp của ông Lê Duẩn vào năm 1986.

Những điều đặc biệt

Sự ra đi của ông khép lại một kỷ nguyên mà quyền lực của tổng bí thư được củng cố chưa từng thấy kể từ những năm 1980. Đảng Cộng sản Việt Nam dưới sự lãnh đạo của ông đã tiến hành công cuộc chống tham nhũng mang tính sống còn vốn đã loại bỏ những quan chức tham nhũng và truy cứu trách nhiệm những nhà lãnh đạo lên tới các cấp cao nhất.

Ông cũng được nhớ đến do đã khởi xướng chủ thuyết ngoại giao “cây tre” và trở thành tổng bí thư đầu tiên của Việt Nam đến thăm Nhà Trắng của Mỹ.

Với tầm ảnh hưởng lớn được ghi nhận cả ở trong và ngoài nước, ông Trọng để lại các di sản mang tính lịch sử, nhưng ông vẫn là một người cộng sản “kiên định”, chưa thoát khỏi bản chất “bảo thủ và độc tài”, một số nhà quan sát nhận xét với VOA.

Ông được cho là nhà lãnh đạo quyền lực nhất Việt Nam kể từ cố Tổng bí thư Lê Duẩn. Lần đầu tiên đắc cử chức Tổng Bí thư vào năm 2011, ông được bầu vào nhiệm kì thứ hai 5 năm sau đó. Đến năm 2021, mặc dù đã quá tuổi và điều lệ Đảng không cho phép, ông vẫn được Đại hội 13 tín nhiệm giao cho nhiệm kỳ tổng bí thư thứ ba. Trước ông Trọng, chỉ có nhà lãnh đạo thời chiến là ông Lê Duẩn làm tổng bí thư ba nhiệm kỳ liên tiếp.

Ông được Quốc hội Việt Nam bầu làm chủ tịch nước vào tháng 10/2018 để thay thế ông Trần Đại Quang qua đời khi đang tại nhiệm. Khi đó, ông kiêm nhiệm cả Tổng bí thư lẫn Chủ tịch nước. Nhưng đến tháng 4/2021, ông được miễn nhiệm chủ tịch nước và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc được Quốc hội bầu lên thay.

Ông Nguyễn Phú Trọng là người thứ hai trong lịch sử Việt Nam đảm nhiệm ba vai trò lãnh đạo hàng đầu là Tổng bí thư, Chủ tịch nước và Chủ tịch Quốc hội, sau cố lãnh đạo Trường Chinh.

Ông cũng là tổng bí thư đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam đứng ra mời và đón tiếp nguyên thủ các nước Mỹ, Trung Quốc và Nga đến thăm Việt Nam, lần lượt là Tổng thống Joe Biden vào tháng 9/2023, Chủ tịch Tập Cận Bình vào tháng 12/2023 và Tổng thống Vladimir Putin vào tháng 6/2024.

Ông đã được Chủ tịch nước Tô Lâm ký tặng Huân chương Sao Vàng, huân chương cao quý nhất của Đảng và Nhà nước Việt Nam dành cho những cá nhân có công lao to lớn, đặc biệt xuất sắc trong sự nghiệp của Đảng, hôm 18/5 năm 2024.

Tuy nhiên, nhiệm kỳ tổng bí thư thứ ba của ông đã chứng kiến những xáo trộn chưa từng thấy trong lịch sử Đảng khi chứng kiến sự ra đi của 7 trong số 18 ủy viên Bộ Chính trị đương nhiệm, trong đó có các Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Võ Văn Thưởng, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Thường trực Ban bí thư Trương Thị Mai, cùng hàng chục ủy viên Trung ương đương chức cũng như đã về hưu.

Những lần ông Trọng xuất hiện lần cuối cùng trước công chúng là khi ông chủ trì Hội nghị trung ương 9 vào giữa tháng 5/2024 khi ông được nhìn thấy ngồi một chỗ đọc diễn văn thay vì đứng trên bục như những lần trước, họp với các lãnh đạo cấp cao vào ngày 13/6 vào hội đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin vào ngày 20/6. Trong khi đó, ông vắng mặt tại những sự kiện quan trọng mà Tổng bí thư thường đích thân đến dự như Hội nghị Quân ủy Trung ương hay Hội nghị Đảng ủy Công an Trung ương vào tháng 7/2024.

Đây là lần thứ hai thời hậu chiến ở Việt Nam, một tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam ra đi khi đang tại nhiệm, sau khi ông Lê Duẩn từ trần hồi năm 1986.

Ông Trọng ra đi khi Đảng Cộng sản đang trong giai đoạn chuẩn bị cho Đại hội thứ 14 dự kiến sẽ diễn ra vào năm 2026 mà vẫn chưa xác định được người kế nhiệm ông Trọng rõ ràng. Bản thân ông Trọng vừa là trưởng Tiểu ban Văn kiện và Tiểu ban Nhân sự cho Đại hội 14.

‘Đốt lò’ – dấu ấn lớn nhất

Không lâu sau khi lên làm tổng bí thư vào năm 2011, ông Trọng đã xác định chống tham nhũng, tiêu cực là một trong những mục tiêu chủ chốt của ông trong quá trình xây dựng Đảng và điều hành đất nước trong bối cảnh nạn tham nhũng hoành hành dưới chính quyền của Thủ tướng khi đó là ông Nguyễn Tấn Dũng.

Trên cương vị trưởng ban Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, được Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam thành lập vào đầu tháng 2/2013, ông bắt đầu nỗ lực của mình với những bước cẩn trọng đầu tiên, đề cao việc giữ vững sự ổn định chính trị.

"Phải bình tĩnh tĩnh táo, rất khôn ngoan, có con mắt chiến lược. Bác Hồ dạy rồi, cha ông ta dạy rồi, đánh con chuột đừng để vỡ bình, làm sao diệt được chuột mà bảo vệ được bình hoa”, ông nói trong một cuộc gặp gỡ cử tri ở Hà Nội vào năm 2014.

Đến năm 2016 khi ông Trọng bước vào nhiệm kỳ thứ hai, nỗ lực đó mở rộng thành chiến dịch rộng khắp với cường độ quyết liệt. Ông Trọng bắt đầu nhắc tới chiến dịch này với những hình tượng “củi” và “lò” để minh họa cho quyết tâm theo đuổi công cuộc trong sạch hóa giới lãnh đạo.

“Cái lò đã nóng lên rồi thì củi tươi vào đây cũng phải cháy. Củi khô, củi vừa vừa cháy trước, rồi cả lò nóng lên, tất cả các cơ quan vào cuộc, có ai đứng ngoài đâu. Và không thể đứng ngoài được. Cá nhân nào muốn không làm cũng không thể được, thế mới là thành công”, ông phát biểu trong một phiên họp của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực vào năm 2017.

Chiến dịch chống tham nhũng của ông Trọng trong một thập niên qua đã phơi bày những hành vi sai trái của hơn 10.000 đảng viên, trong đó là hơn 250 người thuộc diện Trung ương quản lý, theo các báo cáo của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực vào hai năm 2022 và 2023.

Hàng loạt các quan chức lãnh đạo cao cấp trong chính phủ, quân đội, và doanh nghiệp nhà nước bị đem ra truy tố và tuyên án tù liên quan tới những vụ án “lạm dụng chức vụ, quyền hạn”, “vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước”, “nhận hối lộ”…

Những đại án tham nhũng nổi bật nhất được đưa ra xét xử dưới thời ông Trọng có thể kể ra như vụ Vinashin, Vinalines, Việt Á, chuyến bay giải cứu, AIC, Vạn Thịnh Phát, Thuận An, Phúc Sơn…

"Chưa bao giờ công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở nước ta lại được chỉ đạo một cách mạnh mẽ, bài bản, đồng bộ, quyết liệt và có hiệu quả rõ rệt như thời gian gần đây”, ông Trọng khẳng định tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng giữa nhiệm kì khóa XIII vào tháng 5/2023. "[K]hông có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai; không chịu sức ép của bất kỳ tổ chức, cá nhân nào".

Trong số 7 ủy viên Bộ Chính trị khóa 13 bị mất chức, ngoài các lãnh đạo hàng đầu được nhắc ở trên, còn có Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh và Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng. Trước đó, khóa 12 đã chứng kiến một đương kim Ủy viên Bộ Chính trị khác là ông Hoàng Trung Hải, Bí thư Thành ủy Hà Nội, cũng bị cách chức hồi năm 2020. Riêng cựu Ủy viên Bộ Chính trị Lê Thanh Hải, bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, đã bị tước hết chức vụ trong Đảng hồi tháng 5/2024.

Cũng dưới thời ông Trọng, vào năm 2012, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã bị đưa ra Trung ương Đảng để đề nghị kỷ luật (nhưng bất thành) tại Hội nghị Trung ương 6. Một ủy viên Bộ Chính trị khác là ông Đinh La Thăng, bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, đã phải vào tù về tội ‘Cố ý làm trái quy định Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng’. Đây là những điều chưa có tiền lệ trong lịch sử Đảng.

Một câu nói của ông Trọng nhắn gửi các cán bộ Đảng thường được báo chí trong nước nhắc đi nhắc lại là: “Tiền bạc lắm làm gì, chết có mang theo được đâu; Danh dự mới là điều thiêng liêng, cao quý nhất!”

Chiến dịch “đốt lò” của ông Trọng “đạt nhiều thành tựu trong chống tham nhũng như hai đại án Việt Á và tập đoàn Vạn Thịnh Phát”, ông Quang Hữu Minh, một người quan sát tình hình chính trị Việt Nam ở thành phố Hồ Chí Minh, ghi nhận với VOA cách đây không lâu.

“Ông Nguyễn Phú Trọng cũng đã thường xuyên và chắc chắn sẽ còn được nhắc đến như một người đã tận tụy cho việc làm trong sạch hóa hàng ngũ Đảng Cộng sản Việt Nam thông qua chiến dịch chống tham nhũng mà người dân hay gọi một cách nôm na là ‘đốt lò’”, luật sư Vũ Đức Khanh, nhà quan sát chính trị Việt Nam từ Canada đồng thời là một người tranh đấu cho dân chủ, nhân quyền Việt Nam, nhận định với VOA.

“Ông chắc chắn sẽ được nhớ đến như là ‘người đốt lò vĩ đại nhất’ của Đảng. Nhưng có lẽ sự nghiệp ‘đốt lò’ của ông sẽ phải vĩnh viễn theo ông đi vào lịch sử bởi tham nhũng là căn bệnh ung thư của chế độ và nếu không thay đổi chế độ thì Đảng này sẽ không bao giờ trong sạch. Tham nhũng có thể tạm được xem là ‘ổn định’ nhưng sẽ không bao giờ bị loại bỏ”, vẫn lời ông Khanh.

Cũng bình luận về công cuộc bài trừ tham nhũng do ông Trọng khởi xướng, một nhà tranh đấu cho nhân quyền khác là luật sư Lê Quốc Quân nói:

“Theo tôi, đó chỉ là ý định của một cá nhân trong một giai đoạn mà thôi. Còn để thực hiện công cuộc ‘đốt lò’ thật sự thì phải khác: phải tiến hành đổi mới thể chế, phải tam quyền phân lập, và phải có nhà nước pháp quyền, và phải làm ra cơ chế để người ta không còn dám tham nhũng hoặc không thể tham nhũng”.

“Còn đây chỉ là một giai đoạn nhất định, không phải là di sản lâu dài và có thể đảm bảo cho đất nước Việt Nam phát triển lên được”.

Bất chấp nỗ lực và chỉ đạo của ông Trọng, hồi cuối tháng 1/2024, Tổ chức Minh bạch Quốc tế công bố Chỉ số Cảm nhận Tham nhũng năm 2023 cho thấy Việt Nam đạt 41/100 điểm và xếp hạng 83/180 toàn cầu, đồng nghĩa là bị giảm điểm, tụt hạng so với một năm trước và vẫn thuộc diện các nước có nhiều tham nhũng.

‘Ngoại giao cây tre’

Lịch sử về mối quan hệ Việt Nam - Mỹ ghi lại sự kiện ông Nguyễn Phú Trọng là Tổng bí thư Đảng Cộng sản đầu tiên của Việt Nam đến thăm Nhà Trắng hồi tháng 7/2015.

Dưới thời ông lãnh đạo đất nước, dấu ấn nổi bật về đối ngoại là việc Việt Nam nâng quan hệ với Mỹ lên cấp cao nhất là Đối tác Chiến lược Toàn diện vào tháng 9/2023, và vào tháng 12 cùng năm, Việt Nam và Trung Quốc nhất trí xây dựng “Cộng đồng Chia sẻ Tương lai”.

Ngoài ra, Việt Nam được nhiều nước và giới kinh doanh công nhận là ngày càng trở thành một quốc gia có tính chiến lược trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Nói trong Hội nghị toàn quốc về công tác đối ngoại vào năm 2021, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã sử dụng hình ảnh “gốc vững chắc, thân mềm mại, cành lá uyển chuyển” của cây tre để mô tả cách tiếp cận chính sách đối ngoại của Việt Nam là có “nhiều bạn bè hơn, ít kẻ thù hơn”.

Luật sư Vũ Đức Khanh nêu nhận định về “di sản” ngoại giao “cây tre” Việt Nam: “Nói một cách bình dân, học thuyết này cũng không khác gì là một chính sách ngoại giao ‘đu dây’ trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt giữa các siêu cường. Chính sách ‘ngoại giao cây tre’ của Đảng Cộng sản Việt Nam không có nội hàm, cũng chẳng có học thuyết gì sâu xa mà chỉ là chiêu trò để sinh tồn trước khi một trật tự thế giới mới ra đời”.

Cho rằng ông Trọng có dấu ấn trong đối ngoại khi tiếp lãnh đạo cả hai cường quốc Mỹ, Trung Quốc trong năm 2023, nhưng dường như cuối cùng ông cũng thiên về phía Bắc Kinh, luật sư Quân nói: “Trong di sản đối ngoại, ông Trọng đã làm được nhiều thứ nhưng đã bỏ lỡ mất cơ hội để Việt Nam có thể trở nên tự cường và hùng mạnh hơn trong tương lai, thay vì lệ thuộc vào Trung Quốc”.

Ông Quang Hữu Minh, một nhà quan sát tình hình chính trị Việt Nam tại Tp.HCM, nhận xét:

“Ông Trọng là người quá thân Trung Quốc, dù gần đây ông có vẻ thân Mỹ hơn trước. Tôi xem việc ông ký Đối tác Chiến lược Toàn diện với Tổng thống Mỹ Joe Biden là một thành tựu đối ngoại”.

Ông Trọng được xem là người có quan hệ thân tình với nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình. Nhiệm kỳ của hai ông cũng bắt đầu gần như cùng thời điểm (ông Tập lên nắm quyền sau ông Trọng 1 năm), cùng phá lệ để nắm quyền nhiệm kỳ thứ ba, và cùng phát động chiến dịch chống tham nhũng quyết liệt ở mỗi nước. Chiến dịch đốt lò của ông Trọng được cho là học hỏi kinh nghiệm từ chiến dịch ‘đả hổ, diệt ruồi’ của ông Tập. Hai mục tiêu trăm năm được ông Trọng đề ra cho Đảng Cộng sản Việt Nam sau khi ông Tập Cận Bình đề ra hai mục tiêu trăm năm cho Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Sau khi lên nắm quyền Đảng Cộng sản Việt Nam vào đầu năm 2011, tháng 10 năm đó, ông Trọng đã dẫn đầu một phái đoàn hùng hậu gồm nhiều ủy viên Bộ Chính trị sang thăm Trung Quốc. Khi đó, ông đã tiếp xúc với ông Tập khi ông còn là phó chủ tịch Trung Quốc. Đến tháng 12 cùng năm, phó Chủ tịch Tập Cận Bình đã sang thăm ông Trọng ở Hà Nội.

Sau khi lên làm Tổng bí thư, Chủ tịch Trung Quốc, ông Tập Cận Bình đã lần lượt thăm Việt Nam vào các năm 2015, 2017 và 2023. Đặc biệt, Việt Nam là quốc gia châu Á duy nhất mà ông Tập đến thăm và là nước thứ hai trên thế giới ông đến thăm chính thức trong năm 2023, sau Nga.

Về phần mình, ngoài chuyến thăm năm 2011, ông Nguyễn Phú Trọng còn được ông Tập Cận Bình mời sang thăm Trung Quốc vào các năm 2015, 2017 và 2022. Đặc biệt, chuyến thăm vào cuối tháng 10 năm 2022 diễn ra ngay sau Đại hội lần thứ 19 của Đảng Cộng sản Trung Quốc và ông Trọng là nhà lãnh đạo nước ngoài đầu tiên mà ông Tập tiếp đón sau khi lên nắm quyền nhiệm kỳ thứ ba.

Tổng cộng, hai ông Trọng và Tập đã gặp nhau 8 lần ở các cương vị chính thức. Trong các cuộc gặp dù là ở Hà Nội hay Bắc Kinh, hai nhà lãnh đạo đã hình thành thông lệ ‘uống trà đàm đạo’.

Dân chủ, nhân quyền ‘u ám’

Trong tất cả các nhiệm kỳ của ông Trọng, Việt Nam vẫn không cải thiện về hồ sơ nhân quyền, theo các tổ chức quốc tế theo dõi vấn đề này. Mới đây nhất, tổ chức HRW có trụ sở ở Mỹ đúc kết về tình hình nhân quyền của Việt Nam năm 2023 bằng từ “u ám”.

Vẫn theo HRW vào thời điểm đó, Việt Nam vẫn đang giam giữ 160 người chỉ vì họ thực hiện các quyền dân sự và chính trị của mình một cách ôn hòa. Các quyền tự do báo chí, biểu đạt, tôn giáo… đều bị hạn chế, vẫn theo các tổ chức quốc tế.

Từ Tp.HCM, dưới cái nhìn của một người tranh đấu cho tự do tôn giáo Việt Nam, Hòa thượng Thích Không Tánh, thuộc Tăng đoàn Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, lên án rằng ông Trọng phải chịu trách nhiệm cho việc đàn áp và sách nhiễu các nhà hoạt động nhân quyền, nhà báo độc lập, nhà hoạt động tôn giáo, môi trường…

“Ông trải qua nhiều chức vụ quan trọng từ Chủ tịch nước lên đến Tổng Bí thư trong 3 nhiệm kỳ và đối với tôn giáo ông phải chịu trách nhiệm về việc ông quá ưu ái đối với các tôn giáo quốc doanh, nhất là Phật giáo quốc doanh, từ đó kéo theo nhiều tệ hại khác nữa, trong khi đó vẫn đàn áp các tổ chức tôn giáo độc lập hay chính thống”, vị hòa thượng nói.

Từ thủ đô Washington của Mỹ, ông Liming Wang, một họa sĩ biếm họa chính trị người Mỹ vẽ hình Nguyễn Phú Trọng nhân Ngày Tự do Báo chí Thế giới 2019, nhận định với VOA qua email rằng ông Trọng cũng giống như các nhà lãnh đạo Cộng sản khác ở châu Á, là “những kẻ độc tài và họ sợ tự do ngôn luận, sợ tự do của báo chí và sợ tiếng nói của nhân dân”.

‘Hậu Nguyễn Phú Trọng’

Sau khi ông Trọng qua đời, một câu hỏi lớn đặt ra là đường hướng của Việt Nam sẽ ra sao.

Từ Canada, luật sư Vũ Đức Khanh đánh giá với VOA: “Trong lịch sử ĐCSVN, ông Nguyễn Phú Trọng có thể được xếp ngang hàng với các ông Hồ Chí Minh, Lê Duẩn. Ông Trọng đã loại hầu hết các đối thủ của ông, đặc biệt như ông Nguyễn Tấn Dũng. Cho nên chính trường Việt Nam hiện nay bị khủng hoảng lãnh tụ, không có ai có đủ tầm, uy tín lãnh đạo”.

Sau ông Nguyễn Phú Trọng, chính trường Việt Nam có thể bị rơi vào “bất ổn một thời gian vì đấu đá nội bộ tranh giành quyền lực giữa các phe nhóm”, ông Vũ Đức Khanh dự báo. “Tuy nhiên, trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt giữa các siêu cường và vị thế địa-chính trị, địa-kinh tế của Việt Nam hiện nay, có nhiều khả năng Việt Nam vẫn tiếp tục đường lối chính sách hiện nay đến hết năm 2025”.

Sự ra đi của ông Nguyễn Phú Trọng để lại khoảng trống quyền lực khó lấp đầy vì Đảng Cộng sản Việt Nam chưa nhất trí được nhân sự kế nhiệm ông. Một loạt các lãnh đạo trước đây được cho là có thể kế nhiệm ông như là Võ Văn Thưởng hay Vương Đình Huệ đều bị mất chức giữa chừng. Chủ tịch nước Tô Lâm, vốn trước đây là Bộ trưởng Công an, cánh tay mặt của ông Trọng trong công cuộc đốt lò, hôm 18/7 đã được Bộ Chính trị giao cho trách nhiệm điều hành Đảng thay ông Trọng để ông Trọng “tập trung điều trị tích cực.”

Từ nhà lý luận đến nhà lãnh đạo đầy quyền lực

Ông Trọng sinh ngày 14/4/1944 tại xã Đông Hội, huyện Đông Anh, nay thuộc thành phố Hà Nội trong một gia đình được nói là “bần nông”.

Ông tốt nghiệp ngành Ngữ văn tại Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội trong những năm 1960 và trở thành đảng viên Đảng Lao động Việt Nam vào năm 1967. Ông theo đuổi con đường nghiên cứu lý luận chính trị trong những năm sau và bảo vệ luận án phó tiến sĩ Khoa Xây dựng Đảng thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Liên Xô đầu những năm 1980.

Sự nghiệp của ông gắn liền với Tạp chí Cộng sản, cơ quan lý luận và chính trị của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, nơi ông khởi nghiệp từ vị trí cán bộ phòng tư liệu từ cuối những năm 1960 và rồi vươn lên vị trí tổng biên tập vào năm 1991.

Năm 1994, tại Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ của Đảng Cộng sản Việt Nam, ông được bầu bổ sung vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá VII nhiệm kì 1991-1996, đánh dấu bước đi đầu của ông vào chính trường Việt Nam.

Những năm sau đó chứng kiến con đường thăng tiến nhanh chóng của ông trong hàng ngũ lãnh đạo Đảng, điển hình cho sự vươn lên của một cán bộ nòng cốt được quy hoạch. Từ ủy viên Trung ương Đảng, ông nhanh chóng trở thành ủy viên Bộ Chính trị, chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Bí thư Thành ủy Hà Nội, rồi Chủ tịch Quốc hội.

Đỉnh cao sự nghiệp của ông là khi ông được bầu làm tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI vào năm 2011, thay cho ông Nông Đức Mạnh. Lần đắc cử năm 2021 được mô tả là “trường hợp đặc biệt” vì theo điều lệ Đảng tổng bí thư chỉ có thể phục vụ hai nhiệm kì liên tiếp.

“Bây giờ tôi không được khỏe lắm, các đồng chí biết, tuổi cũng đã cao, cũng xin nghỉ rồi, thế nhưng Đại hội bầu phải làm, Đảng viên thì phải chấp hành”, ông nói trong cuộc họp báo sau khi Đại hội Đảng XIII bế mạc với quyết định trao cho ông nhiệm kì thứ ba.

“Tôi sẽ cố gắng, hết sức cố gắng”, ông nói tiếp.

Ông Trọng từng gặp những vấn đề về sức khỏe khiến ông phải nhập viện vào năm 2019. Lúc đó sự vắng mặt của ông trong hai tháng đã khơi lên những đồn đoán rằng ông ‘bị đột quỵ’ khi đang đi công cán ở tỉnh Kiên Giang. Trong nhiều ngày từ cuối tháng 12/2023 đến giữa tháng 1/2024, ông cũng không xuất hiện trước công chúng, gây xôn xao dư luận.

Dưới sự lãnh đạo của ông Trọng, ông thường tự hào nói rằng ‘Đất nước chưa bao giờ có được cơ đồ như hôm nay’.

Tuy nhiên, nhà bất đồng chính kiến Nguyễn Quang A ở Hà Nội từng nói với VOA rằng tự hào hay không thì Việt Nam phải so sánh với thế giới chứ không phải so sánh với bản thân mình trước đây.

Tô Lâm thâu tóm quyền lực đảm nhận vai trò tổng bí thư!


-Chủ tịch nước Việt Nam Tô Lâm, người có biệt danh là "Tô Dát Vàng", vừa được Bộ Chính trị phân công đảm nhận nhiệm vụ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khi lãnh đạo này đang phải “tập trung điều trị tích cực”, cơ quan đứng đầu đảng Cộng sản ra thông báo hôm 18/7 nhưng không cho biết cụ thể tình hình sức khoẻ của người đứng đầu trong nhóm “tứ trụ” nghiêm trọng đến mức nào.

“Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các đồng chí lãnh đạo chủ chốt và đồng chí Thường trực Ban Bí thư đã trực tiếp chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tập trung huy động đội ngũ các giáo sư, bác sĩ, nhân viên y tế, chuyên gia đầu ngành và những điều kiện thuận lợi nhất để điều trị, chăm sóc sức khỏe cho đồng chí Tổng Bí thư”, trang tin chính thức của chính phủ Việt Nam dẫn thông báo của Bộ Chính trị nói.

Sức khỏe của ông Trọng là chủ đề được đồn đoán trong nhiều năm qua khi ông đã không thể thực hiện chuyến đi thăm Mỹ vào năm ngoái. Trong khi đó, ông Lâm từ lâu đã được nhiều người coi là ứng cử viên hàng đầu để thay thế ông Trọng khi nhiệm kỳ thứ 3 chưa từng có tiền lệ đứng đầu Đảng Cộng sản của ông kết thúc vào năm 2026.

Người đốt lò

Tổng bí thư Trọng, 80 tuổi, một nhà tư tưởng Mác-Lênin, được biết đến nhiều nhất trong vai trò đứng đầu cuộc chiến chống tham nhũng kể từ năm 2017, mà nhiều người coi là cuộc đàn áp tham nhũng kiểu Trung Quốc được ví von là “chiến dịch đốt lò”.

Ông Trọng đã giữ chức vụ tổng bí thư từ năm 2011 và dự kiến sẽ hoàn thành nhiệm kỳ thứ ba vào năm 2026. Với việc giữ chức vụ tổng bí thư được 13 năm, ông Trọng là người có thời gian tại vị lâu nhất kể từ sau khi chiến tranh Việt Nam kết thúc.

Việc Bộ Chính trị ra thông báo chính thức về sức khoẻ của tổng bí thư là một động thái bất thường khi Bộ này đã không làm như vậy trong những lần trước đó khi có những thông tin đồn đoán liên quan đến tình trạng sức khoẻ của ông Trọng.

Cũng trong ngày 18/7, Bộ Chính trị cũng ra quyết định trao Huân chương Sao Vàng tặng ông Trọng và ông Lâm ngay sau đó đã ký quyết định tặng thưởng huân chương này cho ông Trọng vì “đã có nhiều công lao to lớn, đặc biệt xuất sắc cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, dân tộc”, TTXVN đưa tin.

Huân chương Sao Vàng được cho biết là huân chương cao quý nhất của nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam dành để tặng cho các cá nhân có công lao to lớn, đặc biệt xuất sắc trong sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc.

Việc ra thông báo cùng với quyết định tặng thưởng huân chương dành cho ông Trọng đột ngột diễn trong cùng một ngày của Bộ Chính trị khiến nhiều người tin rằng tình hình sức khoẻ của nhà lành đạo này đang ở mức độ rất nghiêm trọng.

Trong chuyến thăm Hà Nội của Tổng thống Nga Vladimir Putin vào tháng 6, hình ảnh của ông Trọng do hãng thông tấn Nga chụp cho thấy vóc dáng bị phù nề của ông, được cho là có thể do tác dụng phụ của thuốc, theo Nikkei Asia. Trong khi đó, hình ảnh này không xuất hiện trên truyền thông Việt Nam.

Những hình ảnh của ông tại các sự kiện công cộng trong những tháng gần đây cho thấy rõ sức khoẻ yếu kém của ông, và ông cũng đã bỏ lỡ một số cuộc họp cấp cao theo lịch trình.

Thông tin sức khỏe của các nhà lãnh đạo cấp cao của Đảng Cộng sản đã được đưa vào danh mục bí mật nhà nước ở Việt Nam.

Người kế nhiệm

Những người được cho là có khả năng để kế nhiệm ông Trọng trong nhóm “tứ trụ” hiện nay chỉ có ông Lâm và Thủ tướng Phạm Minh Chính, là những người hội đủ điều kiện hoàn thành ít nhất một nhiệm kỳ 5 năm trong Bộ Chính trị để được đề cử vào vị trí này.

“Nhìn vào tình hình hiện tại, ông Lâm có cơ hội cao nhất để trở thành quyền bí thư đảng cho đến năm 2026”, chuyên gia Nguyễn Khắc Giang của Viện nghiên cứu ISEAS-Yusof Ishak có trụ sở tại Singapore, đưa ra nhận định với Reuters.

Ông Lâm, người được phân công tạm thời đảm nhận công việc của ông Trọng, nếu chính thức được bổ nhiệm giữ “quyền Bí thư” thì cần phải có quyết định mới từ Bộ Chính trị.

Từng là bộ trưởng Công an, ông Lâm đã được bầu làm chủ tịch nước vào tháng 5 sau khi một loạt lãnh đạo cấp cao của Việt Nam từ chức vì bị cáo buộc có những hành vi sai trái nhưng không được nêu rõ.


Được xem là người đóng vai trò quan trọng trong cuộc trấn áp chống tham nhũng, ông Lâm sau khi đắc cử đã hứa sẽ “kiên quyết và kiên trì tiếp tục cuộc chiến chống tham nhũng”, bất chấp tác động tiêu cực của nó đối với đầu tư công.

Ông Carl Thayer, giáo sư danh dự của Đại học News South Wales, nói với Bloomberg rằng diễn biến mới nhất của chính trường Việt Nam đặt ông Lâm vào một vị trí vững chắc để trở thành người đứng đầu Đảng tiếp theo. Tuy nhiên, theo vị giáo sư chuyên có những phân tích về chính trường Việt Nam, điều này không được bảo đảm.

“Ông Lâm sẽ đảm nhận vai trò tạm thời,” GS Thayer nói với Bloomberg.

Trong khi nhận định rằng việc ông Trọng để cho ông Lâm tạm nắm quyền vì vấn đề sức khỏe là “chưa từng có tiền lệ”, GS Thayer cho rằng “họ đang đi theo kịch bản được ghi trong các quy định và nội quy đảng.”

Sau khi thông báo về tình hình sức khoẻ của ông Trọng được đưa ra hôm 18/7, thị trường chứng khoán Việt Nam tăng 0,5%, theo Reuters.

Hãng thông tấn Anh dẫn lời một nhà ngoại giao cấp cao phương Tây ở Hà Nội nói ông thấy quyền lực tăng lên của ông Lâm là điều tốt cho sự ổn định. Tuy nhiên, nhà ngoại giao giấu tên này nói thêm: “Chúng ta sẽ cần xem liệu điều này có tác động đến các chính sách kinh tế, đối ngoại và đối nội hay không và theo hướng nào”.

Trong tuyên bố hôm 18/7, cơ quan quyền lực nhất của Đảng Cộng sản kêu gọi quân đội và nhân dân “tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của đảng”.

Mặc dù Việt Nam không chính thức có người nắm quyền tối cao nhưng chức tổng bí thư luôn được xem là vị trí quyền lực nhất tại quốc gia độc đảng.

Cuộc Sống Thi Ca
Chuyển tiếp tin tức thời sự, theo báo Thắng Mõ San Jose



Thứ Tư, 17 tháng 7, 2024

Chuyển Tiếp Trang Long Hồ Vĩnh Long - Nhiều Tác Giả - Lời Của Tâm Hồn Thơ TL


Chuyển tiếp theo trang Long Hồ Vĩnh Long
Trước khi bước vào trang Long Hồ Vĩnh Long.
Cuộc Sống Thi Ca. Xin chia sẻ bài thơ mới viết đầu tuần tháng 7.



hình minh họa sưu tầm trên Google image

Lời Của Tâm Hồn

Vạt áo bay theo gió chạm hư không
Úp tai xuống đất lắng nghe miên trường
Vó ngựa hoang sao lòng ta vẫn nhớ
Thuở xa xưa ngụp lặng cõi vô thường.

Lời của gió tiễn đưa chiều hoang tưởng
Lạc lối chạy quanh định hướng nào đi
Ta đi mãi vòng đời chưa đến đích
Mái đầu xanh bạc trắng tuổi xuân thì.

Ngây ngô trần truồng tắm dưới dòng sông
Mà lòng ta không vọng động sân si
Cờ bay, gió chuyển lòng ta bất động
Vận nước chuyển dời, tâm vẫn từ bì.

U uẩn đường chiều quên đi ngày tháng
Quay lại nhìn, ta là kẻ tha phương
Dựa vào hồn thơ dỗ dành thinh lặng
Dắt dìu nhau vượt qua những đoạn trường.

Tê Luân
07-06-24






tranh vẽ sưu tầm trên google image

Ngôn Ngữ Mùa Màng

Bước chân trần hôn nhẹ trên mặt đất
Ngọc cỏ nằm im ve vuốt dấu chân
Bày chim sẻ xôn xao đều vỗ cánh
Bay qua cánh đồng hoa nở hương xuân.

Để lại tiếng kêu nhói đau tâm thức
Vần điệu thời gian thung lũng hoa vàng
Ngôn ngữ mùa màng cho vần thơ bất tử
Viết tặng riêng em dẫu có muộn màng.

Dưới bước chân cỏ đâm chồi nảy lộc
Tái sinh cuộc tình rực rỡ sắc màu
Nhìn vào mắt nhau thấy niềm hạnh phúc
Chạm môi nụ cười hiến tặng cho nhau.

Giai điệu mùa màng vuốt ve ngọn cỏ
Sức nóng mặt trời cháy nám dung nhan
Đêm ước vọng trăng khỏa thân tắm mát
Chuyện yêu đương kể mãi vẫn chưa tàn.

Tế Luân
07-11-24






Chị Hồng Thủy và anh chị kính mến.
Em xin chia sẻ cùng chị Hồng Thủy, nỗi nhớ đến anh trong ngày Giỗ đầu đã qua. 
Mong chị Hồng Thủy luôn khoẻ và an bình nha chị.
Kính gửi anh chị những sáng tác em đã đăng. 
Chúc anh chị vui ngày mới.


Thơ Tranh: Nhớ Anh - Hồng Thủy (longhovinhlong.blogspot.com)

Chân Trời Tím - Đỗ Dung (longhovinhlong.blogspot.com)

Chải Lại Đời Mình - Lê Mai Lĩnh (longhovinhlong.blogspot.com)

Chủ Nhật, 7 tháng 7, 2024

Chuyển Tiếp Long Hồ Vĩnh Long 07-07-24

 

Chuyển tiếp trang nhà Long Hồ Vĩnh Long




Anh chị kính mến.
Kính gửi anh chị thưởng thức và chúc anh chị ngày mới vui vẻ.
Xin gửi lần đầu đăng bài của Thi Hữu Tiểu Lục Thần Phong.

Long Hồ Vĩnh Long: Thông Cảm" Cali Nhớ Saigon" - Cao Mỵ Nhân (longhovinhlong.blogspot.com)

Long Hồ Vĩnh Long: Sinh Nhật - Lê Mai Lĩnh (longhovinhlong.blogspot.com)

Long Hồ Vĩnh Long: Hương Đất Mùa Hạ - Lê Tuấn (longhovinhlong.blogspot.com)

Long Hồ Vĩnh Long: Dở Thẩm Thậm Thâm - Tiểu Lục Thần Phong (longhovinhlong.blogspot.com)

Long Hồ Vĩnh Long: Fear (Kahlil Gibran) - Nỗi Sợ Hải (Thái Lan Dịch) (longhovinhlong.blogspot.com)

Long Hồ Vĩnh Long: Tháng Sáu Nhớ Sài Gòn - Nhạc & Lời Tuyết Phan - Ca Sĩ Tony Hoàng (longhovinhlong.blogspot.com)

Long Hồ Vĩnh Long: Góc Nhỏ Tâm Đồng! - Kim Oanh (longhovinhlong.blogspot.com)


Kim Oanh



 

Lời Của Tâm Hồn


Vạt áo bay theo gió chạm hư không
Úp tai xuống đất lắng nghe miên trường
Vó ngựa hoang sao lòng ta vẫn nhớ
Thuở xa xưa ngụp lặng cõi vô thường.

Lời của gió tiễn đưa chiều hoang tưởng
Lạc lối chạy quanh định hướng nào đi
Ta đi mãi vòng đời chưa đến đích
Mái đầu xanh bạc trắng tuổi xuân thì.

Ngây ngô trần truồng tắm dưới dòng sông
Mà lòng ta không vọng động sân si
Cờ bay, gió chuyển lòng ta bất động
Vận nước chuyển dời, tâm vẫn từ bì.

U uẩn đường chiều quên đi ngày tháng
Quay lại nhìn, ta là kẻ tha phương
Dựa vào hồn thơ dỗ dành thinh lặng
Dắt dìu nhau vượt qua những đoạn trường.

Tế Luân

Cuộc Sống Thi Ca

Bài Thơ Tháng Sáu - Lời Của Tâm Hồn - Cuộc Mộng Liêu Trai -


Tế Luân Những vần thơ tháng Sáu.  Mặt trời nung đốt kéo dài cuối tháng sáu bước qua tháng bảy, trời nóng 100 độ F, chỉ muốn ở trong nhà bật máy lạnh làm mát tâm hồn tạo thêm năng lượng cuộc sống.

Lê Tuấn




Nghe Tâm Kể Chuyện


Lắng nghe thể xác phàn nàn
Cơn đau thấp khớp sương tàn nhói đau
Lại nghe tim đập nhịp mau
Qua bao lượng kiếp chờ nhau giấc thiền.

Nội tâm u uẩn thôi miên
Hồn trong bến đỗ những miền viễn du
Đời từng lỡ hẹn đường tu
Còn nghe âm vọng nhân từ trong tâm.

Bài thơ còn vọng tiếng ngâm
Nhịp nhàng giai điệu nghe âm nhạc chiều
Lạc vào mộng ảo liêu xiêu
Xác thân già cỗi cho tiều tụy thêm.

Nhạc khuya êm dịu trong đêm
Mùi hương trầm đốt thoa mềm vết son
Lời thơ là đọt lá non
Để cho âm điệu soi mòn nữ cung.

Mỗi câu từ mối tình chung
Dù sông núi cạn vẫn cùng lối đi
Tha hương cuối nẻo xá gì
Lắng nghe thân xác thầm thì mà thương.

Tế Luân
Nỗi buồn tuổi già






Cuộc Mộng Liêu Trai

 

Ta cùng em cuộc mộng liêu trai
Lạc bước ngao du giấc mộng dài
Tay nắm tay nhau vượt giới tuyến
Cuối đời xích lại bóng tàn phai.

Dài thêm tóc trắng phủ ngang vai
Mỗi lúc hôn nhau vẫn nhớ hoài
Đã khép bờ mi che dấu thẹn
Mà sao người vẫn tặng hoa cài.

Người của riêng em để nhớ thương
Hoa vàng cỏ biếc nhạc du dương
Nghe tiếng thời gian trong cuộc hẹn
Đêm vui rượu thấm bóng vô thường.

Mai sau dẫu chẳng có tương lai
Trước mắt em còn buổi sớm mai
Một đoạn chen ngang đời trống vắng
Ngại ngần nghĩ đến phút thiên thai.

Nỗi nhớ tìm hương mùi nguyệt quế
Duyên tình quyến rũ lòng chơi vơi
Còn nhớ thương nhau xin nhắc khẽ
Ân tình mãi mãi ở trong đời.

Tế Luân





 

Bài Thơ Tháng Sáu


Tháng sáu chờ đêm. Đêm đẫm nguyệt
Hương say, rượu đắng. Trăng soi đường
Người khóc ngày về. Thân khách lạ
Mà tình năm cũ. Lạnh đêm sương!

Tháng sáu mây che mờ đỉnh núi
Người về khánh kiệt cả tương lai
Gối mỏi giang hồ tìm điểm hẹn
Chân trời góc biển bóng thôn đoài.

Tháng sáu hoa sen đang nở rộ
Em khỏa thân tơ lụa chụp hình
Lá sen e ấp khoe hình chụp
Làm khổ người xem mãi đứng nhìn.

Tháng sáu chờ cơn gió thổi qua
Thổi bay vạt áo em chơ vơ
Ngày mai tình chết trong hoang dại
Ta hiện thân vào trong giấc mơ.

Tế Luân
Bài thơ tháng sáu




Hương Đất Mùa Hạ

 

Hơi đất nồng nàn thơm mùi cỏ mọc
Không vết nứt ngọn cỏ vẫn đâm chồi
Con chim sẻ tung tăng đòi nhổ cỏ
Chạm phải nụ cười cô gái đứng nhìn.

Nhìn mây trời tiên đoán xem thời tiết
Sợi nắng mềm xuyên thấu vạt áo bay
Niềm tin trong thơ ngôn từ bất tử
Như cuộc tình kiên nhẫn đợi hương say.

Một nỗi buồn trong giấc mơ thức dậy
Như nụ hoa rực rỡ nở trên cây
Em xòe tay xem lại vùng ký ức
Cuộc tình tái sinh hoa nở trên tay.

Sức nóng mùa hè đỏ hồng trước ngực
Đôi môi hồng thèm khát một nụ hôn
Hãy nhìn mắt nhau thấy màu hạnh phúc
Một thuở yêu nhau thắm thiết trong hồn.

Tế Luân







Một Ngày Nắng Nóng


Nắng hong khô cạn kiệt nguồn cảm hứng
Trật tự quay về lục lạo giấc mơ
Màu sắc hư vô mập mờ trí nhớ
Căn phòng cô đơn im lặng đợi chờ.

Ngôn ngữ khô cằn hụt hẫng trong thơ
Còn lại dòng sông chuyên chở chuyện đời
Hoa lục bình chuyển dời bao kỷ niệm
Mà đời em huyền diệu cõi xa vời.

Giữa mênh mông của đất trời xa lạ
Nghe lòng mình tàn tạ những cơn say
Buổi chiều êm về đâu đàn chim sếu
Động vật di cư, em vẫn ở đây.

Tế Luân




Lời Của Tâm Hồn

 

Vạt áo bay theo gió chạm hư không
Úp tai xuống đất lắng nghe miên trường
Vó ngựa hoang sao lòng ta vẫn nhớ
Thuở xa xưa ngụp lặng cõi vô thường.

Lời của gió tiễn đưa chiều hoang tưởng
Lạc lối chạy quanh định hướng nào đi
Ta đi mãi vòng đời chưa đến đích
Mái đầu xanh bạc trắng tuổi xuân thì.

Ngây ngô trần truồng tắm dưới dòng sông
Mà lòng ta không vọng động sân si
Cờ bay, gió chuyển lòng ta bất động
Vận nước chuyển dời, tâm vẫn từ bì.

U uẩn đường chiều quên đi ngày tháng
Quay lại nhìn, ta là kẻ tha phương
Dựa vào hồn thơ dỗ dành thinh lặng
Dắt dìu nhau vượt qua những đoạn trường.

Tê Luân






Cuộc Sống Thi Ca




Thứ Năm, 4 tháng 7, 2024

Happy Independence Day - 4th Of July, 2024


Happy Indepencence Day. 4th Of July, 2024


Chúc mừng ngày Lễ Độc Lập Hoa Kỳ.
Chúc mọi con người trên thế giới được quyền tự do mưu cầu hạnh phúc.
Lê Tuấn




Ta Đến Nơi Này


Ta đến đây hình hài người tị nạn
Trốn chạy bạo tàn cộng sản vô thần
Da sạm nắng của một thời chinh chiến
Ngực căng đầy khí phách một chinh nhân.

Ta tới đây lời thề vang tiếng gọi
Xin hẹn ngày về, phục hận giải oan
49 năm non nước đầy huyết hận
Vẫn không quên ngày chiến thắng hợp đoàn.

Ta đến đây vùng đất của tự do
Bản tuyên ngôn độc lập rõ vàng thau
Tạo hóa đã ban những quyền tất yếu
Mọi người sinh ra, bình đẳng như nhau.

Quyền sống, tự do mưu cầu hạnh phúc
Phá vỡ quyền này lập tức, đập tan
Dưới ngọn đuốc tự do luôn rực sáng
Quyền con người được bảo vệ an lành.

Người cùng khổ khao khát sống tự do
Người khốn cùng trôi dạt mọi bến bờ
Hãy đến nơi đây tự do là sức mạnh
Mở cánh cửa vàng thêu dệt giấc mơ.

Tế Luân
Viết cho ngày lễ Độc lập Hoa Kỳ
07-04-24

Nhìn tượng Nữ Thần, nhà thơ Emma Lazarus đã làm bài thơ “The New Colossus” bất hủ về Tượng Nữ Thần Tự Do:
“Give me your tired, your poor
Your huddled masses
Yearning to breathe free,
The wretched refuse of your teeming shore.
Send these, the homeless,
Tempest-tossed to me,
I lift my lamp beside the golden door!”

Tạm dịch:
“Trao ta
Những người nghèo khổ sức yếu
Những ai khốn khó cùng khao khát hơi thở tự do
Những sự khốn cùng trôi dạt từ các bến bờ
Những kẻ không nhà – dông bão vùi dập ném đi đời sống
Hãy gửi họ đến Ta
Ta đưa cao ngọn đuốc Tự Do nơi đây, bên cánh cửa vàng!”

Chúc vui và bình an Lê Tuấn





Hôm nay, mừng Lễ Độc Lập Hoa Kỳ, chọn lựa thưởng thức các chương trình bắn pháo hoa, lễ hội khắp tại vùng Bay Area vào ngày 4 tháng 7 năm 2024

Ny (Tổng hợp)





Nhắc nhở! hôm nay, do thời tiết khá nóng, nên Quý Vị có tham gia các sinh hoạt ngoài trời, nhớ mang theo nhiều nước, mũ nón che nắng, kem thoa và các vật dụng bảo vệ sức khỏe!




-Bạn đang nghĩ đến việc làm điều gì đó thú vị vào ngày 4 tháng 7 hôm nay? Ra biển? Tham gia các sinh hoạt mừng lễ?

Chúng tôi cung cấp danh sách các cuộc vui diễn ra quanh Vùng Vịnh mà bạn và gia đình có thể chọn đến tham dự hôm nay

Hãy nhớ kiểm tra trang nhà (web) của lễ hội để biết thông tin mới nhất, trước khi lên kế hoạch vui chơi ngày lễ của bạn! (Nên kiểm soát lại, một số sinh hoạt tùy thuộc vào tình trạng còn chỗ.)

Các màn bắn pháo hoa mừng ngày 4 tháng 7 quanh Bay Area

Hãy nhớ rằng không phải tất cả các màn bắn pháo hoa đều diễn ra vào thứ năm, tức là ngày 4 tháng 7 năm nay. Vì vậy, hãy kiểm tra lại ngày và giờ trước khi bạn ra ngoài.

Một số sự kiện được liệt kê dưới đây cũng bao gồm các lễ hội, nhà cung cấp và biểu diễn âm nhạc trước chương trình bắn pháo hoa.

•Hồ Cunningham ở phía Đông San Jose lúc 9 giờ tối

•Công viên Hồ Almaden ở San Jose lúc 9:15 tối

•Màn bắn pháo hoa sau trận đấu của đội Giants tại San Jose lúc 7 giờ tối.

•Rivertown ở Quận Antioch lúc 4 giờ chiều

•Trung tâm thể thao ngoài trời Morgan Hill ở Morgan Hill lúc 3 giờ chiều

•Fisherman’s Wharf ở San Francisco lúc 9:30 tối

•Công viên Gabrielson ở Sausalito lúc 9:15 tối

•Trường trung học Mt. Diablo ở Concord lúc 9:15 tối

•Công viên Marina Bay ở Richmond lúc 9:15 tối

•Cảng Redwood City, Redwood City lúc 9:30 tối

•Công viên Gabrielson, Sausalito lúc 9:15 tối

•#1 The Plaza, Sonoma lúc chạng vạng

•Chương trình trình diễn ánh sáng bằng phi cơ không người lái tại Great Meadow, tại Công viên Baylands, Sunnyvale lúc 9:15 tối,


SOUTH BAY

Lễ diễu hành và lễ hội hoa hồng, trắng và xanh

Thứ năm, ngày 4 tháng 7 – 9:45 sáng đến 3 giờ chiều

Alameda, San Jose

Cuộc diễu hành Hoa hồng, Trắng và Xanh là lễ kỷ niệm cộng đồng mang tính lịch sử, quy tụ cư dân, doanh nghiệp và tổ chức của San José và Vùng Bay Area rộng lớn để tôn vinh sự đa dạng, tinh thần cộng đồng và di sản hoa và nông nghiệp của chúng tôi.

Diễu Hành Ủng Hộ Luật Sư Betty Dương Ứng Cử Chức Vụ Giám Sát Viên Quận Santa Clara



Nhận thêm thông tin tại đây.

Lễ hội pháo hoa ngày 4 tháng 7 tại Công viên Hồ Almaden

Thứ năm, ngày 4 tháng 7 – 3 giờ chiều đến 10 giờ tối

Công viên khu vực hồ Almaden

Nhạc sống, chương trình biểu diễn giữa giờ, xe bán đồ ăn, khu vui chơi giải trí và nhiều hơn thế nữa!

Nhận thêm thông tin tại đây .

Lễ kỷ niệm ngày 4 tháng 7 của Santa Clara

Thứ năm, ngày 4 tháng 7 – 4 giờ chiều đến 10 giờ tối

Mission College

Hãy tham gia cùng chúng tôi trong lễ kỷ niệm cộng đồng ngày 4 tháng 7 tuyệt vời nhất tại Mission College. Ngày này sẽ tràn ngập các hoạt động vui nhộn, bao gồm trò chơi trên bãi cỏ, giải trí trực tiếp, có sự góp mặt của các ban nhạc và nghệ sĩ địa phương, những người sẽ duy trì năng lượng cao trong suốt cả ngày.

Nhận thêm thông tin tại đây .

Chương trình bắn pháo hoa thường niên của Gilroy

Thứ năm, ngày 4 tháng 7 – 9:30 tối

Công viên Christmas Hill

Một trong những cách an toàn nhất để chào mừng ngày 4 tháng 7 và thưởng thức pháo hoa là thông qua chương trình bắn pháo hoa thường niên của Gilroy. Chương trình sẽ diễn ra vào ngày 4 tháng 7 năm 2024, với màn bắn pháo hoa bắt đầu vào lúc chạng vạng lúc khoảng 9:30 tối và xuất phát từ Trường trung học Gilroy nằm tại 750 W 10th Street. Có thể xem pháo hoa từ các khu phố lân cận và tại Công viên Christmas Hill.

Nhận thêm thông tin tại đây .

Milpitas ngày 4 tháng 7 – Đỏ, Trắng và Bùng nổ!

Thứ năm, ngày 4 tháng 7 – 5 giờ chiều đến 10 giờ tối

Trung tâm thể thao Milpitas

Hãy cùng chào mừng ngày thành lập lần thứ 248 của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ và ngày thành lập lần thứ 70 của Thành phố Milpitas với âm nhạc sống, ẩm thực ngon, các hoạt động và pháo hoa!

EAST BAY

Cuộc diễu hành ngày 4 tháng 7 ở Alameda

Thứ năm, ngày 4 tháng 7 – 10 giờ sángThành phố Alameda

Lễ diễu hành ngày 4 tháng 7 ở Alameda là lễ diễu hành dài nhất cả nước với lộ trình kéo dài 3,3 dặm, thu hút hơn 170 đoàn diễu hành và 2.500 người tham gia.

Nhận thêm thông tin tại đây .

Hội chợ Quận Alameda

Thứ năm, ngày 4 tháng 7 – 12 giờ trưa – 8 giờ tối

Hội chợ Quận Alameda có đồ ăn, lễ hội, động vật, đua ngựa và thậm chí là nhạc sống. Cũng sẽ có chương trình trình diễn máy bay không người lái vào ngày 4 tháng 7 lúc 9:30 tối ngày 3 tháng 7

Để biết thêm thông tin về giờ mở cửa và sự kiện, hãy truy cập trang này

Ngày 4 tháng 7 của Bảo tàng Hornet

Thứ năm, ngày 4 tháng 7 – 10 giờ sáng đến 5 giờ chiều

Bảo tàng USS Hornet

Chúng tôi sẽ có 2 quầy bar không có người phục vụ, Food Truck Mafia với nhiều lựa chọn đồ ăn, DJ Samoa Boy chơi nhạc, Swinging Blue Stars và nhiều hoạt động khác để giải trí cho bạn.

Nhận thêm thông tin tại đây .

Lễ kỷ niệm Ngày 4 tháng 7 tại Antioch (HỦY CUỘC DIỄU HÀNH)

Thứ năm, ngày 4 tháng 7 – 6 giờ chiều

Antioch đã hủy cuộc diễu hành mừng ngày 4 tháng 7 do cảnh báo nhiệt độ quá cao, cảnh sát Antioch cho biết. Phần còn lại của lễ kỷ niệm sẽ tiếp tục vào lúc 6 giờ tối thứ năm tại “Rivertown lịch sử” khi mọi thứ bắt đầu mát mẻ hơn. Thành phố sẽ tổ chức các trò chơi và trò chơi, xe tải thực phẩm, nhạc sống, bể nhúng và nhiều hoạt động khác. Chương trình bắn pháo hoa vẫn được lên lịch bắn trên Delta, bắt đầu lúc 9:15 tối

Nhận thêm thông tin tại đây .

Lễ kỷ niệm ngày 4 tháng 7 tại Phi trường Livermore

Thứ năm, ngày 4 tháng 7 – 10:00 sáng đến 2 giờ chiều

Phi trường Livermore

Hãy đến Phi trường thành phố Livermore vào ngày 4 tháng 7 năm 2024, từ 10 giờ sáng đến 2 giờ chiều và thưởng thức nhạc sống, trải nghiệm ẩm thực tại Livermore, màn trình diễn máy bay, trình diễn máy bay điều khiển từ xa và nhiều hoạt động khác.

Xem thêm thông tin tại đây.

Cuộc diễu hành ngày 4 tháng 7 của Brentwood Classic

Thứ năm, ngày 4 tháng 7 – 9:30 sáng

Sở Công viên và Giải trí Thành phố Brentwood

Hãy tham gia cùng chúng tôi tại Lễ diễu hành Brentwood Classic ngày 4 tháng 7! Lễ diễu hành sẽ bắt đầu lúc 9:30 sáng với sự trở lại của Lễ diễu hành dành cho trẻ em nổi tiếng, ngay sau đó là lễ diễu hành chính.

Nhận thêm thông tin tại đây .


NORTH BAY

Diễu hành, Lễ kỷ niệm và Trình diễn pháo hoa ngày 4 tháng 7

Thứ năm, ngày 4 tháng 7 – 10 giờ sáng đến 10 giờ tối

Tại Quảng trường Sonoma

Được tạp chí Travel+Leisure và Yahoo News bình chọn là lễ kỷ niệm ngày 4 tháng 7 tuyệt vời thứ tám trên toàn quốc, Lễ kỷ niệm ngày 4 tháng 7 của Sonoma là một truyền thống nhằm gắn kết cộng đồng và tôn vinh nền độc lập vĩ đại của quốc gia chúng ta.

Nhận thêm thông tin tại đây .

Hội chợ Quận Marin

Thứ năm, ngày 4 tháng 7

Được tổ chức hàng năm vào ngày lễ 4 tháng 7, người tham dự hội chợ sẽ được tận hưởng năm ngày với nghệ thuật, trò chơi, hòa nhạc, ẩm thực, mua sắm và nhiều hoạt động khác.

Nhận thêm thông tin tại đây .

Cuộc diễu hành của trẻ em vào ngày 4 tháng 7 và cuộc đua vịt

Thứ năm, ngày 4 tháng 7 – 10 giờ sáng đến 1 giờ chiều

Tại Quảng trường Healdsburg

Hàng trăm gia đình và trẻ em ở mọi lứa tuổi đổ về trung tâm thành phố để tham gia Lễ diễu hành dành cho trẻ em mừng ngày 4 tháng 7 và Duck Dash thường niên tại Healdsburg Plaza. Thưởng thức âm nhạc và các hoạt động trực tiếp, bao gồm: trò chơi trên bãi cỏ, Đua Duck Dash, vẽ mặt và diễu hành quanh Quảng trường.

Nhận thêm thông tin tại đây .

Lễ hội ngày 4 tháng 7 ở Sausalito

Thứ năm, ngày 4 tháng 7 – 10 giờ sáng đến 9 giờ 45 tối

Thành phố Sausalito

Ngày này có nhiều sự kiện miễn phí và mở cửa cho công chúng. Chúng tôi sẽ ăn mừng bằng diễu hành, nhạc sống, đồ ăn, trò chơi và pháo hoa!

Nhận thêm thông tin tại đây .

Lễ kỷ niệm Ngày Độc lập Petaluma bằng Pháo hoa

Thứ năm, ngày 4 tháng 7 – 9:30 tối

Hãy ngước nhìn bầu trời vào tối ngày 4 tháng 7 năm 2024 để chiêm ngưỡng màn bắn pháo hoa tầm cao trên Petaluma!

Nhận thêm thông tin tại đây .

Petaluma Stars & Stripes, Chó & Xe đạp

Thứ năm, ngày 4 tháng 7 – 11 giờ sáng đến 2 giờ chiều

Công viên Lucchesi

Sự kiện ban ngày này có diễu hành xe đạp, cuộc thi hóa trang cho chó, các gian hàng tại chợ nông sản, nhà nhảy, hoạt động dành cho trẻ em và NHIỀU HƠN THẾ NỮA!

Nhận thêm thông tin tại đây.

PENINSULA

Lễ diễu hành, tiệc tùng và lễ hội ngày 4 tháng 7 theo phong cách cổ điển của Half Moon Bay

Thứ năm, ngày 4 tháng 7 – 8 giờ sáng

Đường chính, Vịnh Half Moon

Năm nay đánh dấu lần tổ chức thứ 53, Lễ diễu hành mừng ngày 4 tháng 7 theo phong cách cổ điển được yêu thích của Half Moon Bay cùng với Bữa sáng bánh kếp, Tiệc đường phố & Lễ hội sẽ diễn ra trên Phố chính, biến khu trung tâm thành phố quyến rũ thành một lễ kỷ niệm Đỏ, Trắng và Xanh rộn ràng.

Nhận thêm thông tin tại đây.

Lễ hội mùa hè ngày 4 tháng 7 và cuộc thi nấu ớt

Thứ năm, ngày 4 tháng 7 – 11 giờ sáng đến 3 giờ chiều

Công viên Mitchell

Ban Giải trí Thành phố Palo Alto trân trọng kính mời bạn đến tham dự Lễ hội Mùa hè và Cuộc thi Nấu ớt vào ngày 4 tháng 7. Diễn ra tại Công viên Mitchell vào thứ năm, ngày 4 tháng 7, từ 11 giờ sáng đến 3 giờ chiều. Hãy thưởng thức thử ớt miễn phí, nhạc sống, xe bán đồ ăn và các trò chơi/hoạt động dành cho trẻ em.

Nhận thêm thông tin tại đây.

Cuộc diễu hành ngày 4 tháng 7 ở Los Altos Hills

Thứ năm, ngày 4 tháng 7 – 9 giờ sáng đến 11 giờ sáng

Tòa thị chính Los Altos Hills

Hãy tham gia cùng chúng tôi trong Lễ diễu hành Los Altos Hills 4 tháng 7 lần thứ mười ba. Chúng tôi sẽ tập trung tại Tòa thị chính từ 9:00 đến 9:30 sáng. Cuộc diễu hành màu đỏ, trắng và xanh của chúng tôi sẽ bắt đầu lúc 10:00 sáng. Chúng tôi sẽ diễu hành xuống Đường Fremont và kết thúc tại Trường Gardner Bullis, nơi bạn có thể gặp gỡ bạn bè và hàng xóm của mình để thưởng thức đồ uống giải khát và món dưa hấu ngon ngọt!

Nhận thêm thông tin tại đây.

Màn bắn pháo hoa ngoạn mục vào ngày 4 tháng 7 tại Shoreline

Thứ năm, ngày 4 tháng 7 – 7 giờ tối

Nhà hát ngoài trời Shoreline

Hãy tham gia cùng chúng tôi để thưởng thức buổi biểu diễn ngoài trời sôi động tại Shoreline Amphitheatre, hoàn hảo cho mùa hè. Nhạc trưởng Edwin Outwater và SF Symphony lấp đầy không khí đêm bằng một loạt các tác phẩm kinh điển Mỹ được yêu thích.

Nhận thêm thông tin tại đây .

Menlo Park ngày 4 tháng 7

Thứ năm, ngày 4 tháng 7 – 11 giờ sáng đến 2 giờ chiều

Công viên Burgess

Hãy đến và diện đồ đỏ, trắng và xanh! Trang trí xe đạp hoặc xe ngựa của bạn và tham gia vào cuộc diễu hành đầy thú vị này tại Công viên Burgess. Đồ ăn, trò chơi, hoạt động dành cho gia đình và nhạc sống sẽ chờ đợi những người tham gia diễu hành và khán giả khi họ hoàn thành tuyến diễu hành quanh Công viên Burgess.

Nhận thêm thông tin tại đây.

SAN FRANCISCO

Fisherman’s Wharf – Ngày 4 tháng 7

Thứ năm, ngày 4 tháng 7 – 9:30 tối

Fisherman’s Wharf

Chúng tôi mời bạn đến Waterfront để tận hưởng ngày này! Một màn bắn pháo hoa sẽ được bắn từ hai sà lan trên Vịnh bắt đầu lúc 9:30 tối. Các nhà hàng, hoạt động và cửa hàng bán lẻ tại Fisherman’s Wharf của chúng tôi SẼ mở cửa.

Nhận thêm thông tin tại đây.

Cuộc thi ăn xúc xích và đi quán rượu mừng ngày 4 tháng 7 ở San Francisco

Thứ năm, ngày 4 tháng 7 – 4 giờ chiều đến 10 giờ tối

Del Mar

Sự kiện San Francisco Fourth of July Pub Crawl sẽ diễn ra vào thứ năm, ngày 4 tháng 7 và không có sự kiện nào tuyệt vời hơn tại thành phố này nếu bạn muốn tiệc tùng. Hãy diện những bộ trang phục Fourth of July yêu thích của bạn và thưởng thức một số loại đồ uống đặc biệt ngọt ngào cho ngày lễ tại một số quán bar tuyệt vời nhất ở San Francisco.

Nhận thêm thông tin tại đây.

Nước Mỹ, lại mừng thêm một sinh nhật buồn!


(Hiếu Chân/NV)

-Tháng Bảy hằng năm là tháng lễ hội vui chơi của người Mỹ, ngày trọng đại nhất trong năm là Lễ Độc Lập 4 Tháng Bảy. Những chuyến đi chơi xa, những bữa tiệc hội ngộ chén chú chén anh đã được tính toán chi tiết hứa hẹn một “cuối tuần dài” tưng bừng và sôi nổi. Nhưng Tháng Bảy năm nay bắt đầu với nhiều chuyện không vui, khi người Mỹ vừa đối mặt với khó khăn bộn bề trong cuộc sống thường nhật, vừa âu lo về tương lai của đất nước và bản thân. Một mùa sinh nhật buồn nữa lại đến với nước Mỹ và người Mỹ.

Ở Mỹ, ngày trọng đại nhất trong năm là Lễ Độc Lập 4 Tháng Bảy. (Hình minh họa: Daniel Slim/AFP via Getty Images)

Tàn “giấc mơ Mỹ”

Dù các báo cáo chính thức cho thấy nền kinh tế Mỹ đã phục hồi vững chắc sau đại dịch COVID-19, GDP (tổng sản phẩm quốc nội) tăng mạnh, thất nghiệp giảm xuống mức thấp nhất, nhưng người dân Mỹ bình thường hầu như không cảm thấy dễ thở hơn trước do giá cả hàng hóa và dịch vụ leo thang không ngừng.

Một tính toán của nhật báo The Wall Street Journal ghi nhận, nếu cuối năm 2019 ngay trước khi đại dịch bùng phát, bạn mua một giỏ hàng ở Costco với giá $100 thì cuối Tháng Ba, 2024, một giỏ những mặt hàng y hệt như vậy bạn phải trả $139. Một vài nhật báo khác ghi nhận, từ khi ông Joe Biden lên làm tổng thống đến nay, giá cả hàng hóa và dịch vụ đã tăng khoảng 20%. Giá tăng xói mòn túi tiền của từng người, trong khi việc tăng lương và trợ cấp xã hội không tăng theo kịp và thế là người lao động có cảm giác đồng tiền làm ra ngày càng ít đi và mối lo tài chính gia đình ngày càng căng thẳng.

Đáng lo nhất là giá nhà. Sở hữu một ngôi nhà là phần quan trọng trong “giấc mơ Mỹ.” Nhưng với giá nhà cao ngất ngưởng, tiền lãi vay mua nhà cũng cao ngất ngưởng hiện nay, giấc mơ đó đã vuột ra ngoài tầm tay của rất nhiều người, nhất là giới trẻ. Một bản tin trên nhật báo Người Việt hồi giữa Tháng Tư năm nay ghi nhận, người mua nhà lần đầu ở Mỹ hiện nay cần gần gấp đôi số tiền so với thời trước đại dịch COVID-19; cụ thể họ cần có thu nhập hằng năm là $75,849 so với mức $40,465 ở thời điểm Tháng Hai, 2020, khi giá trung vị một ngôi nhà ở Mỹ chỉ là $169,000 và lãi suất thế chấp trung bình chỉ 3.5%/năm.

Không ở đâu mà thị trường nhà cửa căng thẳng như California: tính chung trong ba năm 2021-2023, đã có nửa triệu người dọn ra khỏi “Tiểu Bang Vàng” vì không tài nào mua nổi một căn nhà, không kham nổi giá thuê nhà, thuế nhà và không muốn làm “homeless” sống lay lắt trên vỉa hè, đường phố. Làn sóng di cư đã làm dân số California giảm mất 1%, tiểu bang mất một phiếu “đại cử tri,” mất một ghế trong Hạ Viện liên bang, và xu thế đó chưa dừng lại.

Trong cuộc khảo sát ý kiến hơn 8,000 người Mỹ trưởng thành về “giấc Mơ Mỹ” do tổ chức Pew Research thực hiện và công bố hôm Thứ Ba, 2 Tháng Bảy, có đến 41% nói giấc mơ Mỹ đã không còn nữa. Người Mỹ gốc Hispanic, ở độ tuổi từ 18 đến 39, chưa có bằng đại học là những người bi quan nhất về hiện trạng của họ. Người Mỹ gốc Á Châu có lạc quan hơn một chút nhưng chỉ 50% nói rằng họ vẫn đang nỗ lực thực hiện “giấc mơ Mỹ” của mình.

Chỉ bốn tháng nữa người Mỹ sẽ đi bầu tổng thống và Quốc Hội; và cũng như mọi cuộc bầu cử khác, cảm nhận của cử tri về kinh tế là yếu tố quyết định sự lựa chọn của họ. Khách quan mà nói, tình trạng lạm phát hay giá cả tăng vọt không hoàn toàn do chính sách điều hành của chính phủ Mỹ mà bị tác động của nhiều yếu tố bên ngoài như vụ gián đoạn nguồn cung cấp hàng hoá do hậu quả của đại dịch và chiến tranh ở Trung Đông, ở Ukraine. Nhưng nói gì thì nói, chính phủ vẫn phải chịu trách nhiệm về sự an lạc của người dân và sự thịnh vượng của đất nước. Nếu từ nay đến ngày bầu cử 5 Tháng Mười Một chính quyền Biden không xoa dịu được nỗi lo cơm áo của người Mỹ thì triển vọng tái đắc cử của ông Biden rất mong manh.

Không khí chính trị ô nhiễm

Tháng Bảy bắt đầu với dư âm cuộc tranh luận trực tiếp trên truyền hình đầu tiên giữa hai ứng cử viên tổng thống “lão suy” Joe Biden và Donald Trump. Một ông già 81 tuổi nói năng lập cập đấu khẩu với một ông lão 78 tuổi lợi khẩu hơn, hoạt bát hơn.

Nước Mỹ – cái nôi của thể chế dân chủ tự do, với 50 “tiểu quốc” có nền kinh tế, chính trị, văn hóa phát triển hàng đầu thế giới, nhân tài nhiều như cát sông Hằng – đã không chọn được những ứng cử viên trẻ tuổi, minh mẫn và năng động hơn để chèo lái đất nước qua những ghềnh thác của thời đại. Thật đáng buồn!

Cuộc bầu cử cũng làm xã hội Mỹ chia rẽ sâu sắc về chính trị. Sự chia rẽ giữa các quan điểm bảo thủ và tự do, giữa Cộng Hòa và Dân Chủ đã tồn tại từ lâu nhưng chưa bao giờ hai bên coi nhau là thù địch như hiện nay. Tất cả mọi vấn đề lớn nhỏ trong cuộc sống đều được mọi người xem xét chiểu theo quan điểm chính trị cực đoan, “bên này dãy Pyrenees là chân lý, bên kia là sai lầm” như lời của nhà bác học Blaise Pascal thuở trước.

Ngày xưa chưa xa lắm, văn hóa ứng xử của xã hội văn minh không cho phép người ta biến sự khác biệt về quan điểm chính trị thành sự thù địch và triệt hạ lẫn nhau bằng mọi thủ đoạn. Chế độ dân chủ đề cao sự tương nhượng: mỗi bên nhường một chút để cùng đi đến sự đồng thuận vì lợi ích chung của đất nước, của dân tộc. Trong cuộc bầu cử 2008, hai thượng nghị sĩ Barack Obama và John McCain là đối thủ chính trị đại diện cho hai đảng nhưng hai ông vẫn tôn kính lẫn nhau như là những nhà ái quốc thật sự vì dân vì nước.

Bây giờ sự bao dung đó dường như không còn nữa. Phía ông Trump thì cáo buộc ông Biden “vũ khí hóa” ngành tư pháp, xướng xuất nhiều vụ án để triệt hạ ông ta, điều mà đảng Dân Chủ luôn bác bỏ mà cũng không thích hợp với thể chế tam quyền phân lập.

Chưa bàn tới chuyện đúng sai trong quan điểm của từng bên, sự thù địch về chính trị đang làm ô nhiễm bầu không khí chính trị nước Mỹ, làm cho người dân hết sức chán nản. Một cuộc khảo sát cuối năm 2023 của Pew Research Center ghi nhận hai phần ba người Mỹ trưởng thành (65%) cảm thấy “kiệt sức” (exhausted) khi nghĩ tới chính trị của đất nước, cho rằng các chính trị gia không đoái hoài tới nguyện vọng của người dân và không thấy có triển vọng tình hình được cải thiện; chỉ có 4% nói rằng hệ thống chính trị của Mỹ vẫn đang hoạt động tốt. “Đại đa số nói các tiến trình chính trị đang bị các nhóm đặc quyền chế ngự, bị tràn ngập bởi dòng tiền vận động tranh cử và bị sa lầy trong chiến tranh đảng phái (partisan warfare). Các giới chức dân cử bị coi là những kẻ tự tư tự lợi và không hiệu quả,” báo cáo của Pew ghi nhận.

Đã 248 năm trôi qua từ ngày lập quốc, có lẽ chưa bao giờ có ngày 4 Tháng Bảy buồn như năm nay. Nhưng dù thất vọng nhiều người Mỹ vẫn tin đất nước này bao dung hơn, dân chủ hơn và kiên cường hơn mọi quốc gia khác trên thế giới. Và đó là một niềm tin có căn cứ.





Cuộc Sống Thi Ca