Bản dịch hay nhất của Phan Huy Thực đã ghi dấu nền văn học và ngôn ngư Việt thật phong phú.
Bốn câu mở đầu đó là:
Bến Tầm Dương canh khuya đưa khách
Quạnh hơi thu lau lách đìu hiu
Người xuống ngựa khách dừng chèo
Chén quỳnh mong cạn nhớ chiều trúc ti.
Phan Huy Thực.
Một chút phân tich về chữ nghĩa***“Mở đầu chúng ta thấy Bạch Cư Dị trong nguyên bản ông đã viết: Tầm Dương giang đầu dạ tống khách. Nghe không buồn, không vắng vẻ, không mông lung bằng Dịch giả Phan Huy Thực viết (Bến Tầm Dương canh khuya đưa khách. chữ dạ có nghĩa là đêm không gợi ý bằng chữ Canh Khuya. Tài năng của dịch giả Phan Huy Thực cộng với tinh thần của tiếng Việt nghe vẫn hay hơn.***Đọc câu thơ thứ hai theo nguyên bản: (Phong diệp địch hoa thu sắt sắt ) Phan Huy Thực dịch (Quạnh hơi thu lau lách đìu hiu) thì câu thơ dịch của họ Phan, làm rung động lòng người, nhờ những chữ lau lách đìu hiu, cả chữ quạnh, chữ hơi nữa, chúng ta thấy chữ lau lách buồn hơn chữ địch hoa; hơi thu, đìu hiu gợi cảm hơn là thu sắt sắt. Tinh thần của chữ Việt tuyệt vời ở chỗ đó.
Tôi cũng thử dịch 8 câu đầu trong bài Tỳ Bà Hành, tôi dịch theo ngôn ngữ của thời hiện tại (thử xem có OK không?)
Bản Dịch Lê Tuấn. Văn Thơ Lạc Việt
Tầm Dương, bến sông khuya đưa khách
Phong lau buồn hiu hắt gió thu
Người xuống ngựa, khách dừng tay
Chén quỳnh uống cạn, nhớ ngày biệt ly.
Say chút tình, ngậm ngùi xa vắng
Nước mênh mông soi bónh hình riêng
Tiếng tỳ bà réo rắc ngân
Chủ nhân dừng lại, khách ngần ngại đi.
“Trong lúc thực hiện mạn đàm về cổ thư, tôi thử dịch bài Tỳ Bà Hành của đại thi hào Bạch Cư Dị, theo ngôn từ của thời hiện tại”
Tóc Trắng
Bảy mươi chưa phải tuổi già
Lo buồn thế sự tóc đà bạc phơ
Bên sông cò trắng nhởn nhơ
Buồn nào vương vấn, lông tơ trắng đầu.
Tế Luân
"Cảm hứng theo những vần thơ cổ xưa"