Tìm kiếm Blog này

Thứ Hai, 7 tháng 7, 2025

Chia sẻ trang website vietpen.org - Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại

 Chia sẻ trang vietpen.org. Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại




Cung Lan chân thành cảm ơn VH văn thi sĩ Lê Tuấn, VH văn thi sĩ Phương Hoa và VH giáo sư Nguyễn Đức Cung gửi đăng tác phẩm mới .


https://vietpen.org/phuong-hoa/


https://vietpen.org/le-tuan/


https://vietpen.org/nguyen-duc-cung/

https://vietpen.org/mot-thoang-gap-go-cac-bac-tien-nhan-qua-lich-su/

https://vietpen.org/mung-le-doc-lap-hoa-ky-nguyen-cau-doc-lap-cho-ukraine-phuong-hoa/

Kính mời quý văn hữu thưởng thức các tác phẩm cập nhật trong trang tác giả và Tam Cá Nguyệt San kỳ III- 2025.


https://anyflip.com/almib/levj/


Kính chúc quý văn hữu và gia đình ngày Lễ Độc Lập tuyệt vời.



Inline image


Cuộc Sống Và Thi Ca

Lê Tuấn

Thứ Sáu, 4 tháng 7, 2025

HAPPY 4TH OF LULY 2025



Happy July 4th 2025

Lê Tuấn



Tự Do Dưới Bầu Trời Đầy Sao




Tôi đến nơi đây từ quê hương mất dấu
Rơi vào tay bọn cộng sản vô nhân
Súng đã im, ngọn cờ vàng khuất bóng
Chỉ trái tim còn cất giữ tinh thần.

Là người lính, từng đứng giữa chiến trường
Bảo vệ tự do bằng máu anh hùng
Rồi mất nước, tháng tư ngày quốc hận
Chỉ còn lời thề, giữ đến tận cùng.

Năm mươi năm, năm mươi lần ly biệt
Tôi đến bờ tự do, dựng lại nhịp cầu
Ở nơi đây, không bịt miệng xiềng xích
Không bắt người dân, nói dối cúi đầu.

Ngày hôm nay, Hoa Kỳ mừng Độc Lập
Tôi lặng người giữa pháo hoa rực rỡ
Lòng tri ân đất nước này rộng mở
Cho kẻ lưu vong mái ấm bình yên.

Tự do không phải, từ trời rơi xuống
Hàng triệu người nằm xuống để dựng xây
Nên tôi biết trân trọng từng ý nghĩ
Sống xứng đáng một người Việt Tự Do.

Tế Luân
Mừng Ngày Độc Lập Hoa Kỳ
July 4, 2025




Freedom Beneath a Sky Full of Stars
by Tế Luân
In celebration of U.S. Independence Day, July 4, 2025

I came here from a homeland that has vanished,
Fallen into the hands of the inhumane communists.
The guns have gone silent, the yellow flag has faded—
Only the heart still carries the spirit.

As a soldier, I once stood in the middle of the battlefield,
Defending freedom with heroic blood.
Then the country was lost—April, the day of national sorrow—
Only a vow remained, kept to the very end.

Fifty years, fifty times parted,
I arrived at the shores of freedom, rebuilding the bridge.
Here, there are no muzzled mouths or chains,
No people forced to lie and bow their heads.

Today, America celebrates Independence.
I stand quietly beneath the dazzling fireworks,
Grateful to this generous land
That has given a refugee a peaceful home.

Freedom does not fall from the sky.
Millions have died to build and preserve it.
So I know to cherish every thought,
And live a life worthy of a Free Vietnamese.

Lê Tuấn



Chúc toàn thể ACE tràn đầy niềm vui và bình an.
Trân trọng
AET. Lê Tuấn


Mừng Ngày Độc Lập Hoa Kỳ

Nhìn lá cờ sao, trời nắng trong
Mừng ngày độc lập, ba trăm năm
Tự do thắp sáng hồn nhân loại
Ngọn đuốc nhân quyền xoá tối tăm.

Đất nước Hoa Kỳ còn rất trẻ
Giữ niềm tin bảo vệ hòa bình
Người sinh ra có quyền bình đẳng
Và tình yêu soi sáng hành trình.

Tôi viết bài thơ, mừng độc lập
Lá cờ sao phất phới bay cao
Tượng thần nữ, tự do bình đẳng
Thắp sáng niềm tin với tự hào.

AET. Lê Tuấn
Mừng ngày Độc Lập Hoa Kỳ


Happy Independence Day. 4th Of July .
Chúc mừng ngày lễ Độc Lập Hoa Kỳ. 
Chúc mọi con người trên thế giới được quyền tư do mưu cầu hạnh phúc.
Lê Tuấn

Ta Đến Nơi Này

Ta đến đây hình hài người tị nạn
Trốn chạy bạo tàn cộng sản vô thần
Da sạm nắng của một thời chinh chiến
Ngực căng đầy khí phách một chinh nhân.

Ta tới đây lời thề vang tiếng gọi
Xin hẹn ngày về, phục hận giải oan
49 năm non nước đầy huyết hận
Vẫn không quên ngày chiến thắng hợp đòan.

Ta đến đây vùng đất của tự do
Bản tuyên ngôn đậc lập rõ vàng thau
Tạo hóa đã ban những quyền tất yếu
Mọi người sinh ra, bình đẳng như nhau.

Quyền sống, tư do mưu cầu hạnh phúc
Phá vỡ quyền này lập tức, đập tan
Dưới ngọn đuốc tự do luôn rực sáng
Quyền con người được bảo vệ an lành.

Người cùng khổ khao khát sống tự do
Người khốn cùng trôi dạt mọi bến bờ
Hãy đến nơi đây tự do là sức mạnh
Mở cánh cửa vàng thêu dệt giấc mơ.

Tế Luân
Viết cho ngày lễ Độc lập Hoa Kỳ
07-04-24

Nhìn tượng Nữ Thần, nhà thơ Emma Lazarus đã làm bài thơ “The New Colossus” bất hủ về Tượng Nữ Thần Tự Do:
“Give me your tired, your poor
Your huddled masses
Yearning to breathe free,
The wretched refuse of your teeming shore.
Send these, the homeless,
Tempest-tossed to me,
I lift my lamp beside the golden door!”
Tạm dịch:
“Trao ta
Những người nghèo khổ sức yếu
Những ai khốn khó cùng khao khát hơi thở tự do
Những sự khốn cùng trôi dạt từ các bến bờ
Những kẻ không nhà – dông bão vùi dập ném đi đời sống
Hãy gửi họ đến Ta
Ta đưa cao ngọn đuốc Tự Do nơi đây, bên cánh cửa vàng!”








CUỘC SỐNG VÀ THI CA
LÊ TUẤN CHIA SẺ





Thứ Năm, 3 tháng 7, 2025

Những Tình Khúc Tế Luân - Tạ Ơn Em - Em Là Mùa Thu Hà Nội - Lời Tạ Tình Mùa Hạ - Mênh Mông Sương Khói

Tình Khúc Tế Luân

Những tình khúc mới nhất trong album nhạc Tế Luân, do chính tác giả thực hiện.

Tình Khúc Số 1
Tạ Ơn Em là một tình khúc tôi viết tặng phu nhân của tôi Thúy Dung, người bạn đời đã chia sẻ vui buồn và biết bao sóng gió trong đời, trong suốt đoạn đường dài 40 năm qua.
Hình ảnh trong video là những hình ảnh trong gia đình.
Giai điệu du dương mang đầy tình cảm yêu thương.
Thực hiện Video editor Louis Tuấn Lê.
Xin mời thưởng thức.
Lê Tuấn

Tạ Ơn Em

Tạ ơn về cuộc đời
Khi ta còn có em
Tạ ơn về những gì
Em cho ta hạnh phúc
Tình chan chứa yêu thương
Thúy Dung ơi!
tình yêu ơi.
Tình em như phép lạ
Ôm trọn mối trăm năm
Đời anh vừa đánh mất
Trong vận hạn đổi đời
Em ơi!
Tình yêu ơi!
Có bao giờ em hiểu
Vi sao ta yêu nhau
Duyên nào ta gặp gỡ
Lần đầu sao rung động
Nụ hôn nào xao xuyến
Tình tan vào trong nhau
Bao giờ! Bao giờ!
Ta yêu nhau.
Hãy nhớ về cuộc tình
Đời ta sao có nhau
Tình yêu bao ước vọng
Nhung nhớ và giận hờn
Giữ mãi cuộc tình đầu
Thúy Dung ơi!
Tình yêu ơi.

Tế Luân
Viết tặng vợ



Tình Khúc Số 2

Tình Khúc Em Là Mùa Thu Hà Nội. Giai điệu ballad, tôi viết tình khúc này để riêng tặng Thúy Dung phu nhân của tôi. Cả hai chúng tôi đều sinh ra tại Hà Nội, những con người của ngàn năm Thăng Long hoài cổ.
Hình ảnh âm thanh Lê Tuấn thực hiện. Music Video Editor Louis Tuấn Lê.
Xin mời thưởng thức.
Lê Tuấn

Em Là Mùa Thu Hà Nội

Thuở ấy em đi, lá thu vàng mấy độ
Anh gặp em lòng vương vấn mộng đầy
Duyên dáng nhìn em, mùa thu vàng Hà Nội
Ngày ấy yêu thương che giấu ngại ngùng
Đúng là em người tình xưa Hà Nội.

Mặt nước hồ thu bóng xanh màu hy vọng
Một ngày đến thăm, chợ Hôm phố buồn
Phùng Khắc Khoan con đường Hà Nội
Trời vào thu vàng áo em đi
Gió đùa vui suối tóc em bay.

May mà có em đời còn thi vị
May mà có em tình ướt môi mềm
Thật là em trời thu vàng Hà Nội
Hàng cây xanh hồ Hoàn Kiếm trong xanh
Nghe hồn ta thổn thức tiếng yêu người.

Có phải em, khu phố cổ, đông người qua lại
Vội vàng chào nhau xôn xao tiếng vui cười
Bởi vì em là thu vàng Hà Nội
Phố thân quen, anh vội vã quay về
Bởi vì Em! là mùa thu trong mơ.

Tế Luân
Viết tặng Thúy Dung
Bà xã tôi.



Tình Khúc Số 3

Chia sẻ một tình khúc Tế Luân. Lờ Tỏ Tình Mùa Hạ. Bài thơ được phổ nhạc theo gai điệu Tango nhịp nhàng vui tươi dễ đi vào lòng người. Hình ảnh và âm thanh tuyệt vời. 
Editor Louis Tuấn Lê thực hiện. Xin mời thưởng thức cho vui.
Người nghệ sĩ vẫn thả hồn lang thang trong vần thơ và âm nhạc để viết những tình khúc ca tụng tình yêu.
Lê Tuấn

Lời Tỏ Tình Mùa Hạ

Mây trời bay lang thang
Mang theo chút nắng vàng
Đôi môi màu son đỏ
Ký ức nào đi hoang.

Một thời em ngây thơ

Tà áo bay đợi chờ
Lời yêu còn bẽn lẽn
Em đem vào trong mơ.

Chút tình anh dại khờ

Ngọng nghịu viết bài thơ
Lời thì thầm khẽ nói
Dấu tình buồn ban sơ.

Phượng hồng còn đơm nụ

Hàng cây vướng sương mù
Em giận hờn ủ rũ
Xanh xao vàng úa thu.

Cõng đêm theo gót hài

Mối tình buồn chia hai
Một nửa đem che giấu
Một nửa chờ bóng ai.

Ngồi hát giữa trời mây

Hư hao dáng thân gầy
Sợi nắng chiều phai nhạt
Lời tỏ tình ngất ngây.

Lang thang gió mây trời

Tóc em bay tuyệt vời
Nắng soi hồng đôi má
Ta yêu em một đời.

Tế Luân

07-02-25



Tình Khúc Số 4

Tình khúc Mênh Mông Sương Khói. Với hai giọng hát Nam & Nữ kết hợp. nghe rất hay. Xin mời thưởng thức.

Lê Tuấn.

Mênh Mông Sương Khói

Mênh mông sương khói nhẹ bay
Em xòe tay bắt chùm mây sương mù
Tưởng rằng nắm cả thiên thu
Nào ngờ một nhúm phù du hão huyền.

Một làn khói chợt thôi miên

Vào thăm ký ức lụy phiền trăm năm
Lụa vàng óng ánh tơ tằm
Khoác lên tấm áo hương trầm vấn vương.

Đêm trăng huyền ảo mù sương

Ngày mai tiếp bước bụi đường phong vân
Buồn thương nỗi nhớ xa gần
Để cho lệ ấy tần ngần vết đau.

Người đi tình vội theo sau

Phố xưa trời rộng đổi màu hòang hôn
Hoa sen chớm nở bên cồn
Sương khuya thấm ướt cõi hồn thi nhân.

Hoa vàng sương khói phù vân

Mây bay phủ bóng đường trần tha phương
Lang thang khắp nẻo đoạn trường
Đời trôi ngày tháng vô thường mai sau

Tế Luân




Chủ Nhật, 22 tháng 6, 2025

Con Người Chịu Chơi - Alexis Zorba - Tác Giả Nikos Kazantzakis (Hy Lạp)

 Con Người Chịu Chơi


Con Người Chịu Chơi

Tác Giả Nikos Kazantzaki                                                 

Biên Khảo Louis Tuấn Lê

        Con Người Chịu Chơi hay (Con người hoan lạc) đã trở thành một “thứ văn chương nồng nhiệt, thông minh lẫn cuốn hút” đến lạ kỳ, có một giai đoạn quyển sách này trở thành cuốn sách gối đầu giường của biết bao nhiêu thế hệ độc giả, nhất là giới trẻ, trong đó có tôi. Tôi đã đọc tác phẩm này và bị cuốn hút vào nhân vật Zorba, một lão già rất chịu chơi.

        Nhân vật chính trong câu chuyện Alexis Zorba một người đàn ông đã ngoài 60 tuổi, với mái tóc điểm sương, với thân thể cường tráng dù đang từng ngày cạn vơi sinh khí. Nhưng điều đó không làm cho lão cảm thấy buồn phiền hay than vãn. Tuổi già không hề làm vơi đi ở tâm hồn Zorba cái sinh khí tiềm ẩn bên trong hay cả những điều đã bộc phát ra bên ngoài. Lão vẫn say sưa làm việc, vẫn ham muốn phiêu lưu, vẫn đam mê ân ái…

        Lão già Zorba, một phong cách sống tràn đầy bản năng như cuộc sống vốn thế, khước từ những quy ước, những định nghĩa, khước từ những lễ giáo bó buộc, và những ràng buộc giết chết bản chất đầu tiên của cuộc sống. Sống là sống, đó là phương châm của Zorba, và cũng chính là cuộc sống mà Zorba theo đuổi, và dâng hiến.

        Nhà văn Nikos Kazantzakis dẫn chuyện bằng sự đối thoại giữa hai nhân vật. Đại diện là một trí thức trẻ tuổi luôn mang khát vọng lớn lao. Anh đọc rất nhiều sách, để nâng cao hiểu biết, càng hiểu biết thì lý tưởng lại càng trở nên cao đẹp. Anh muốn viết một quyển sách, một tác phẩm về Đức Phật. Giống như Cuộc đời của Tất Ðạt (Câu Chuyện Dòng Sông, của Hermann Hesse). Câu chuyện đã mở ra cho họ một tư tưởng đổi mới, một phương châm táo tợn, một giải pháp quyết liệt và hợp tình hợp lý. Bất cứ một kinh nghiệm nào nếu không đi đến tận cùng, nó sẽ trở lại, bắt ta phải lập lại, Chỉ có một cách hãy mạnh dạn dấn thân đi đến tận cùng “dĩ tận vi độ” là (đi đến cùng) theo phong cách của Zorba

        Anh chàng trí thức trẻ tuổi quan niệm rằng cuộc đời của Đức Phật, là hóa thân cho những điều thiêng liêng toàn thiện, toàn mỹ mà anh theo đuổi.

        Riêng lão già chịu chơi Zorba, người đàn ông lớn tuổi thì lại khác. Lão không học hành cũng như cảm thấy học hành trong sách vở thật là buồn tẻ.

        Tuy nhiên những sai lầm trong quá khứ, những dục vọng của bản thân, bản năng mãnh liệt là bậc thầy sẵn có mà lão tôn sùng.

        Hai con người đó liệu ai sẽ là thầy của ai?

        Tóm tắt câu chuyện.

        Thế chiến thứ nhất kết thúc. Nhà văn Nikos Kazantzakis đã chấp bút, viết một tác phẩm với chủ đề (Con Người Chịu Chơi) xuất bản lần đầu năm 1946. Đây là câu chuyện về một trí thức trẻ người Hy Lạp mạo hiểm thoát khỏi cuộc sống sách vở của mình với sự giúp đỡ của Alexis Zorba ồn ào và bí ẩn. Tiểu thuyết đã được chuyển thể thành bộ phim cùng tên, bộ phim đã thành công năm 1964 do Michael Cacoyannis đạo diễn, cũng như một vở nhạc kịch sân khấu và một vở kịch thành công trên đài phát thanh của BBC.

        Cuốn sách mở đầu một cuộc gặp gỡ thú vị giữa chàng trai trí thức người Hy Lạp và một lão già ngoài 60 tuổi trong một quán cà phê ở Piraeus, Lối kể chuyện của Nikos Kazantzaki đậm chất hài hước, phóng túng nhưng cũng ẩn chứa đầy những triết lý sâu sắc về cuộc sống thông qua hành trình trải nghiệm của hai nhân vật. Một trí thức trẻ tuổi và một lão gìa Alexis Zorba, có biệt danh là “Con người hoan lạc” đi sâu vào trọng tâm của câu chuyện, nơi hai người trở thành bạn bè, người này là “nguyên cớ và kết quả” cho những câu chuyện bắt đầu của người kia.

        Nhà văn Nikos Kazantzakis đã mượn một trí thức trẻ người Hy Lạp, làm nhân vật chính kể lại câu chuyện. Người bạn trẻ đã quyết định gác lại những cuốn sách của mình trong vài tháng sau khi bị tổn thương bởi những lời chia tay của một người bạn. Người thanh niên Stavridis, người đã chuyển đến Kavkaz của Nga và Ukraine để giúp đỡ người Hy Lạp Kavkaz và người Hy Lạp Ukraine đang phải đối mặt với sự đàn áp của những người đang phải đối mặt với sự đàn áp của những người Bolshevik (Cộng Sản). Anh lên đường đến Crete để mở lại một mỏ than non đã ngừng hoạt động và đắm mình vào thế giới của những người nông dân và giai cấp vô sản.

        Hành trình này đã có một cuộc gặp gỡ kỳ lạ tại một quán rượu trên bến cảng trước khi lên đường đến đảo Crete khai thác than, người thanh niên trí thức thì luôn mang theo một quyển sách Thần Khúc của Dante (Vở kịch Thần Thánh) (Thần khúc là một tác phẩm trình bày đức tin công giáo). Riêng một lão già Zorba thì luôn mang theo cây đàn Santuri, họ đã gặp gỡ và quý mến nhau song cả hai cũng đối lập nhau thật hài hòa.

        Tâm hồn chàng trai trí thức trẻ là một nhà văn, ảnh hưởng bởi triết lý tư tưởng tôn giáo, anh quan niệm về thiên đàng và địa ngục ở trên trời và dưới đất, còn người đàn ông lớn tuổi (Zorba) sống với đời sống tự nhiên, ông tin rằng thiên đàng và địa ngục ở trước và sau. Họ học hỏi lẫn nhau bằng sự say mê, hứng khởi.

        Lão già Zorba thì có quan niệm sống thức tế, sống hết mình, hưởng thụ thú vui trần tục, thích vui chơi quen biết nhiều bạn bè, những người đàn ông và những người phụ nữ, những con cừu nướng và những bình rượu vang kèm theo điệu nhảy của Zorba. Chưa kể mỗi khi nổi hứng, lão sẽ ca hát và gảy đàn Santuri của mình, một nhạc cụ tựa như linh hồn mà vì thế lão không bao giờ vứt bỏ.

        Riêng nhà văn trẻ thì nắn nót theo từng câu chữ, gắng sức lý giải mọi hiện tượng và lúc nào cũng đặt câu hỏi “Tại sao?” cho mọi hành động của Zorba. Thật kì lạ khi hình ảnh thiêng liêng về Đức Phật lại có nguồn cảm hứng từ một con người phóng túng bằng xương, bằng thịt. Trước đó, nhà văn chỉ cố gắng tạo ra cái đẹp giữa thinh không. Anh sống với kinh nghiệm của hàng ngàn tác giả nhưng lại thiếu đi kinh nghiệm quan trọng nhất của chính mình, đó là cảm nhận thực tế.

        Anh chàng luôn đắm đuối với những giấc mơ không có thật, chỉ thích nghiên cứu những giáo lý, với những khuôn mẫu và định kiến, con mọt sách đó không hào hứng với cuộc sống hiện thực, đã nhận ra mọi sự đều chán ngắt, trống rỗng và buồn thê thảm với những chỉ dẫn vô định của thứ giáo lý kinh kệ mà anh ta hằng theo đuổi.

        Anh ta sắp bắt đầu đọc bản sao “Thần khúc của Dante” bỗng dưng anh ta cảm thấy có người đang quan sát, theo dõi mình, anh ta quay lại và thấy một người đàn ông khoảng sáu mươi tuổi đang nhìn anh ta qua cửa kính của quán cà phê. Người đàn ông bước vào và ngay lập tức tiếp cận anh ta để xin việc. Ông ta tự nhận mình có chuyên môn là đầu bếp, thợ mỏ và người chơi đàn santouri, và tự giới thiệu mình là Alexis Zorba, một người Hy Lạp sinh ra ở Macedonia.

        Anh chàng trí thức, nhà văn trẻ đã bị mê hoặc bởi những ý kiến ​​bất cần đời phong cách lãng tử, qua cách diễn tả từng biểu cảm của Zorba. Anh chàng đã bỉ sức hấp dẫn lôi cuốn và quyết định thuê Zorba làm quản đốc. Trên đường đến Crete, họ nói chuyện về rất nhiều chủ đề, và những lời độc thoại của Zorba đã định hình phong cách và tư tưởng, triết lý cho phần lớn cuốn sách.

        Càng đi sâu vào cuộc đời với nhiều màu sắc đầy khác biệt của Zorba đã khiến người bạn đồng hành của lão bị choáng ngợp. chính điểm này tác giả Nikos Kazantzaki đã diễn tả trình bày một cách sâu sắc, giúp độc giả khai mở đến một cuộc sống mênh mông phiêu bạt, vượt thoát khỏi những quy ước giáo điều một cách hoàn hảo qua lối sống hiện sinh của lão già Zorba.

        Đọc cuốn sách, độc giả trên khắp thế giới còn ấn tượng về một đất nước Hy Lạp đẹp đẽ, nơi đó một người đàn ông tên là Alexis Zorba không có cánh và phép màu, hoang sơ và thô ráp như sinh ra từ mặt đất, ngửa mặt lên bầu trời cười nhạo những triết lý của những kẻ đang tự chắp cánh tạo nên. Lão không cần đôi cánh, không cần phép thuật nhưng đã sống một cuộc đời đầy thống khoái và tự do như những cánh chim dang rộng đôi cánh trên miền đất của niềm vui và hoan lạc.

        Thời tuổi trẻ khi tôi đọc tác phẩm này, tôi đã bị cuốn hút vào câu chuyện và tôi thích thú với tư tưởng cuộc sống phóng khoáng và tự do theo kiểu lão già Alexis Zorba, tung cánh chim dang rộng đôi cánh bay trên miền đất của hoan lạc và tự do.

        Bây giờ tôi chợt nghĩ lại và so sánh với lão già (Con người chịu chơi) Zorba. Nếu nói về tuổi tác thì tôi già hơn lão nhiều lắm, lão mới ngoài 60 tuổi, còn tôi thì đã gần 80 tuổi, tôi đã từng trải qua một cuộc đời đầy bi hùng tráng, từng là một học sinh, từng là một người lính trải qua một cuộc chiến tàn khốc đó là Chiến Tranh Việt Nam, từng là một người tù binh chiến tranh, trải qua những năm tháng bị giam cầm trong những trại tập trung của cộng sản, sự sống và thần chết luôn là người bạn đồng hành, chỉ cách nhau bằng một tờ giấy, chỉ cần một cơn gió mạnh thổi qua là tờ giấy rách toạc chúng tôi có thể ôm nhau.

        Cho đến ngày nay tôi vẫn thích lối sống phóng khoáng theo phong cách Zorba. Hãy sống tràn đầy bản năng như cuộc sống vốn dĩ như thế. Tôi nhận biết thân thể tôi đang từng ngày cạn dần sinh khí vì tuổi già. Nhưng điều này không làm cho tâm trí tôi lùi bước, tuổi già không làm cho tâm hồn tôi vơi đi bầu nhiệt huyết, tôi vẫn hăng say sáng tạo, sinh khí tiềm ẩn trong tôi vẫn thức tỉnh, vẫn bộc phát ra bên ngoài, bằng những vần thơ trữ tình, bẳng những văn chương sống động, bằng những giai điệu tình khúc du dương. Tôi vẫn say sưa sáng tạo, vẫn lang thang trong tẩm tưởng để viết lên những tình khúc ca tụng tình yêu.

        Tôi vẫn khao khát được sống với bản năng sinh tồn của một con người bằng xương bằng thịt, không cần mọc cánh để tự bay bổng theo những định kiến và khuôn mẫu của những triết lý thần thánh.

        Tuy nhiên những kinh nghiệm sống mà tôi đã trải qua, đã mang đến cho tôi một cách nhìn khác về hai quan niệm khác biệt của câu chuyện Con Người Chịu Chơi. Anh chàng trí thức trẻ tuổi, luôn đắm đuối với những giấc mơ không có thật, chỉ thích nghiên cứu những giáo lý, với những khuôn mẫu và định kiến, con mọt sách đó không hào hứng với cuộc sống hiện thực. Còn lão già Zorba có quan niệm sống thức tế, sống hết mình, hưởng thụ thú vui trần tục.

        Tôi quan niệm đời sống con người như một chiếc xe hơi, mục đích chính của chiếc xe hơi là phương tiện đi đến điểm cuối. Thể xác con người cũng là một phương tiện để linh hồn mượn tạm để đi đến điểm cuối cùng.

        Chiếc xe dù đắt tiền dù lộng lẫy đến mấy đi nữa, nếu chiếc xe đó không có bộ thắng, thì không ai giám sử dụng, nó sẽ chạy và đâm vào bất cứ vật thể nào.

        Triết lý tôn giáo (đạo đức) hay triết lý hiện sinh (phóng khoáng) cũng như cái thắng xe, nó rất cần thiết. Nhờ vào cái thắng mà người điều khiến biết thắng lại khi cần. Nhờ vào cái thắng mà chàng trai trí thức trẻ không bị đi quá xa trong triết lý khuôn mẫu đầy định kiến.

        Nhờ vào cái thắng mà lão già Zorba sống phóng khoáng bất cần đời biết dùng lại khi cần, để đừng vượt qua lằn ranh của tội lỗi.

        Tóm lại hãy sống thật với lòng mình, với bản năng sinh tồn của đời sống, hãy tận hưởng những niềm hoang lạc của đời sống. Tuy nhiên vẫn cần phải trau dồi thêm tri thức để nhận biết sự tuyệt vời của một tâm hồn chân chính.

        “Chỉ bằng cách đam mê điên dại con người mới có đủ dũng lực để phá vỡ ngục tù thể xác, đập tan xiềng xích nô lệ phận người để vươn lên”.

        “Ðiên dại là muối ngăn cho lương tri khỏi rữa nát.”

        (“Madness is the salt which prevents good sense from rotting”).



        Biên Khảo

        Louis Tuấn Lê




Alexis Zorba Con Người Chịu Chơi - Nikos Kazantzaki

Nguyễn Hữu Hiệu dịch

        Sống tròn đầy bản năng như cuộc sống vốn thế, khước từ những quy ước, định nghĩa, khước từ những lễ giáo bó buộc, và giết chết bản chất đầu tiên của cuộc sống. Sống là sống, đó là phương châm của Zorba, và cũng chính là cuộc sống mà Zorba theo đuổi, và dâng hiến.

        Có lẽ vì thế mà tác phẩm Alexis Zorba - Con người hoan lạc trở thành một “thứ văn chương nồng nhiệt, thông minh lẫn cuốn hút” đến lạ kỳ, trở thành cuốn sách gối đầu giường của biết bao nhiêu thế hệ độc giả.

        Alexis Zorba một người đã già với mái tóc điểm sương, với thân thể cường tráng dù đang từng ngày cạn vơi sinh khí… Nhưng điều đó không làm cho lão cảm thấy buồn phiền hay than vãn. Tuổi già không hề làm vơi đi ở Zorba cái sinh khí tiềm ẩn bên trong hay cả những điều đã bộc phát ra bên ngoài. Lão vẫn say sưa làm việc, vẫn ham muốn phiêu lưu, vẫn đam mê ân ái…

        Lối kể chuyện của Nikos Kazantzaki đậm chất hài hước, phóng túng nhưng cũng ẩn chứa đầy những triết lý sâu sắc về cuộc sống thông qua hành trình trải nghiệm của hai nhân vật. Alexis Zorba – Con người hoan lạc đi sâu vào tâm đời sống, nơi hai người trở thành bạn bè, người này là “nguyên cớ và kết quả” cho những câu chuyện bắt đầu của người kia.

        Việc đặt cạnh nhân vật Zorba, một kẻ hoang dã của đất trời, là một chàng trai trẻ đọc sách đến mòn cả hoa tay, khiến câu chuyện tạo nên những tình huống hài hước.

        Anh chàng luôn đắm đuối với những giấc mơ không có thật, chỉ thích nghiên cứu những giáo lý, với những khuôn mẫu và định kiến, con mọt sách đó không hào hứng với cuộc sống hiện thực, đã nhận ra mọi sự đều chán ngắt, trống rỗng và buồn thê thảm với những chỉ dẫn vô định của thứ giáo lý kinh kệ mà anh ta hàng theo đuổi.

        Càng đi sâu vào cuộc đời với nhiều màu sắc đầy khác biệt của Zorba đã khiến người bạn đồng hành của lão bị choáng ngợp, cũng là cách giúp độc giả khơi mở đến một cuộc sống mênh mông phiêu bạt, vượt thoát khỏi những quy ước giáo điều một cách hoàn hảo.

        Đọc cuốn sách, độc giả trên khắp thế giới còn ấn tượng về một đất nước Hy Lạp đẹp đẽ, nơi đó một người đàn ông tên là Alexis Zorba không có cánh và phép màu, hoang sơ và thô ráp như sinh ra từ mặt đất, ngửa mặt lên bầu trời cười nhạo những triết lý của những kẻ đang vỗ cánh tạo nên. Lão không cần đôi cánh, không cần phép thuật nhưng đã sống một cuộc đời đầy thống khoái và tự do như những cánh chim dang rộng trên miền đất của niềm vui và hoan lạc.

        Cốt truyện

        Cuốn sách mở đầu trong một quán cà phê ở Piraeus, ngay trước bình minh của một buổi sáng mùa thu gió giật sau khi Thế chiến thứ nhất kết thúc. Người kể chuyện, một trí thức trẻ người Hy Lạp, quyết định gác lại những cuốn sách của mình trong vài tháng sau khi bị tổn thương bởi những lời chia tay của một người bạn, Stavridakis, người đã rời đi đến Kavkaz của Nga và Ukraine để giúp đỡ người Hy Lạp Kavkaz và người Hy Lạp Ukraine đang phải đối mặt với sự đàn áp của những người Bolshevik (Cộng Sản). Anh lên đường đến Crete để mở lại một mỏ than non đã ngừng hoạt động và đắm mình vào thế giới của những người nông dân và giai cấp vô sản.

        Anh ta sắp bắt đầu đọc bản sao Thần khúc của Dante (ghi chú 1) khi anh ta cảm thấy mình đang bị theo dõi; anh ta quay lại và thấy một người đàn ông khoảng sáu mươi tuổi đang nhìn anh ta qua cửa kính của quán cà phê. Người đàn ông bước vào và ngay lập tức tiếp cận anh ta để xin việc. Anh ta tự nhận mình có chuyên môn là đầu bếp, thợ mỏ và người chơi đàn santuri, và tự giới thiệu mình là Alexis Zorba, một người Hy Lạp sinh ra ở Macedonia. Người kể chuyện bị mê hoặc bởi những ý kiến ​​dâm đãng và cách cư xử biểu cảm của Zorba và quyết định thuê anh ta làm quản đốc. Trên đường đến Crete, họ nói chuyện về rất nhiều chủ đề, và những lời độc thoại của Zorba đã định hình tông điệu cho phần lớn cuốn sách.

        Từ khi bước vào tuổi Thanh Niên khi còn cắp sách đến trường, tôi đã tình cờ đọc được quyển sách với chủ đề Con Người Chịu Chơi của nhà văn Hy Lạp Alexis Zorba.

        Tôi đồng cảm với nhận xét của Dịch giả Nguyễn Hữu Hiệu về tác phẩm:

        Alexis Zorba con người chịu chơi

        (Không biết từ đời thuở nào tôi đã vô cùng ái mộ nền văn minh Hy Lạp. Hy Lạp với những đền đài uy nghi tráng lệ song lại rất giản đơn, thanh nhã. Hy Lạp với những thần linh uy mãnh song lại mỹ miều như những con người ngọc và đầy đam mê rất người. Và rồi dưới ảnh hưởng của Nietzsche, tôi biết ái mộ thêm tinh thần sáng lóa, tinh khôi của thiên tài Hy Lạp, biểu lộ một cách bi tráng, lẫm liệt qua những bi kịch gia vĩ đại, những triết gia độc đáo tiền Socrates, Plato. Cuối cùng, Henry Miller với cuốn du ký tuyệt vời “The Colossus of Maroussi” đã đưa tôi vào những vườn olive, vườn chanh thơm ngát bên bờ biển, gặp gỡ những người Hy Lạp đầy sức sống, nồng nàn tình người.

Với tình yêu Hy Lạp đó tôi đã dịch Alexis Zorba vào năm 1969).

Nguyễn Hữu Hiệu.



        Zorba và Tất Ðạt (Phật Học) (Câu chuyện dòng sông, của Hermann Hesse) đã cho họ một phương châm táo tợn, một giải pháp quyết liệt và hợp tình lý: Bất cứ một kinh nghiệm nào nếu không kinh qua đến cùng sẽ trở lại, bắt ta lập lại, chi bằng “dĩ tận vi độ” à la Zorba” (“đi đến cùng theo kiểu Zorba”).

        Zorba và Freud lại cung cấp thêm cho họ một kinh nghiệm sống mà dân tộc Pháp đã thực chứng từ ngàn năm qua: “Chasser le naturel, il revient au galop” (“xua đuổi nhiên tính, nó sẽ phi nước đại trở lại”).

        Zorba và Vivekananda, một người bằng kinh nghiệm bản thân, một người bằng trí tuệ viên mãn, đã cho thanh niên Việt Nam trong thời buổi tao loạn cùng cực đó, một lối thoát thênh thang, hài hòa cả tâm cơ lẫn khế cơ:

        “Hãy ước muốn sống một trăm năm, hãy có tất cả những khát vọng trần gian, nếu bạn muốn; có điều hãy thần thánh hóa chúng, biến chúng thành thiên đàng. Hãy có ước muốn sống một cuộc đời dài hữu ích, diễm phúc và năng động trên trái đất này. Làm việc cách đó, các bạn sẽ tìm thấy đường ra. Không có con đường nào khác.” (“Tôn Giáo là gì? 100”)

        “Thế giới là một đấu trường nơi chúng ta đã đến để vật lộn ngõ hầu chuyển biến xác thịt chúng ta thành tinh thần.”
        (“The World is an arena where we have come to wrestle in order to turn our flesh into spirit”) Saint Francis,

        Trong cuộc vật lộn này điên dại là một cần thiết điên dại vì khát vọng trần gian, như Alexis Zorba hay điên dại vì khát vọng thần thánh, như Thánh Francis, đều có tác dụng tương tự.

        “Ðiên dại là muối ngăn cho lương tri khỏi rữa nát.”
        (“Madness is the salt which prevents good sense from rotting”).

        Chỉ bằng cách đam mê điên dại con người mới có đủ dũng lực để phá vỡ ngục tù thể xác, đập tan xiềng xích nô lệ phận người để vươn lên.

Dịch giả Nguyễn Hữu Hiệu

Tóm tắt sơ qua về tác phẩm Con Người Chịu Chơi

        Nội dung câu chuyện là lối kể chuyện của Nikos Kazantzaki đậm chất hài hước, phóng túng nhưng cũng ẩn chứa đầy những triết lý sâu sắc về cuộc sống thông qua hành trình trải nghiệm của hai nhân vật. Alexis Zorba.

        Con người hoan lạc đi sâu vào tâm đời sống, nơi hai người trở thành bạn bè, người này là “nguyên cớ và kết quả” cho những câu chuyện bắt đầu của người kia.

        Việc đặt cạnh nhân vật Zorba, một kẻ hoang dã của đất trời, là một chàng trai trẻ đọc sách đến mòn cả hoa tay, khiến câu chuyện tạo nên những tình huống hài hước.

        Trong một quán rượu nơi bến cảng hai nhân vật gặp nhau. Hai nhân vật tiêu biểu cho hai trường phái khác nhau. Một con người nương theo mùi giấy mực của sách vở. Một con người nương theo mùi thịt nướng, rượu bia và âm nhạc. cả hai đều là con người. Họ cùng nhau đối thoại và chia sẻ những kinh nghiệm sống, đó chính là ý nghĩa câu chuyện.

        Nhân vật chính là một nhà văn trẻ tuổi luôn mang khát vọng lớn lao. Anh đọc rất nhiều để nâng cao hiểu biết, càng hiểu biết thì lý tưởng lại càng trở nên cao đẹp. Anh muốn sáng tác nên một tác phẩm về Đức Phật. Vì ngài là hóa thân cho những điều thiêng liêng toàn thiện, toàn mỹ mà anh theo đuổi.

        Riêng Zorba người đàn ông lớn tuổi, thì lại khác. Lão không học hành cũng như cảm thấy học hành trong sách vở thật là buồn tẻ.

        Tuy nhiên những sai lầm trong quá khứ, những dục vọng của bản thân, bản năng mãnh liệt là bậc thầy sẵn có mà lão tôn sùng.

        Hai con người đó liệu ai sẽ là thầy của ai?

        Từ cuộc gặp gỡ kỳ lạ tại một quán rượu bên bến cảng trước khi lên đường đến đảo Crete khai thác than, một thì luôn mang theo Thần khúc của Dante (Vở kịch Thần Thánh) còn một thì luôn mang theo cây đàn Santuri, họ đã quý mến nhau song cũng đối lập nhau thật hài hòa.

        Nhà văn sống với thiên đàng và địa ngục ở trên - dưới, còn Zorba sống với thiên đàng và địa ngục ở trước - sau.

        Họ học hỏi lẫn nhau bằng sự say mê, hứng khởi. Những cơn gió mát và mặt biển đổi màu, những người đàn ông và những người phụ nữ, những con cừu nướng và những bình rượu vang kèm theo điệu nhảy của Zorba. Chưa kể mỗi khi nổi hứng, lão sẽ chơi cây đàn Santuri của mình, thứ tựa như linh hồn mà vì thế lão không bao giờ vứt bỏ.

        Nhà văn trẻ thì chật vật trong câu chữ, gắng sức lý giải mọi hiện tượng và lúc nào cũng đặt câu hỏi “Tại sao?” cho mọi hành động của Zorba. Thật kì lạ khi linh ảnh thiêng liêng về Đức Phật lại có nguồn cảm hứng từ một con người phóng túng bằng xương, bằng thịt. Trước đó, nhà văn chỉ cố gắng tạo ra cái đẹp giữa thinh không.

        Anh sống với kinh nghiệm của hàng ngàn tác giả nhưng lại thiếu đi kinh nghiệm quan trọng nhất của chính bản thân mình. Nỗi sợ trải nghiệm khiến anh không hiểu thế nào là cuộc sống.

        Mà cuộc sống, theo như Zorba nói, nếu anh muốn hiểu nó, anh phải sẵn sàng chui vào mọi ngóc ngách cho đến tận cùng. Để làm được như vậy, cần hơi điên một chút- theo cách nói của lão.

        Một con người nương theo mùi giấy mực còn một con người nương theo mùi thịt nướng. Họ đều là con người.

        Ý nghĩa cuộc sống

        Này nhé, một hôm, tôi đi qua một làng nhỏ. Một ông cụ chín mươi tuổi đang bận bịu trồng cây anh đào. “Chà, ông nội!” Tôi thốt lên. “Ông nội còn trồng anh đào kia à?” và ông lão, còng gập đôi người quay lại nói: “Con ạ, ta thường hành động như thể ta sẽ không bao giờ chết”. Tôi đáp: “Còn tôi thì thường hành động như thể tôi có thể chết bất cứ lúc nào”. Sếp thấy trong chúng tôi, ai đúng?

        Nhà văn cho rằng cuộc sống này cần có mục đích. Zorba cho rằng có mục đích không quan trọng bằng việc có sẵn sàng thực hiện hết mình những công việc thường ngày hay không.

        Zorba sợ những thứ hời hợt. Khi lão làm việc lão là công việc, khi lão ăn uống lão là ăn uống và khi lão yêu phụ nữ, lão là tình yêu.

        Lão không sợ cái chết, nhưng lão sợ tuổi già. Vì Zorba tin rằng đã sống phải cho ra sống, không miễn cưỡng.

        Một con người hoàn toàn có thể sống cuộc đời hoan lạc theo cách ấy.
        Nhưng hoan lạc liệu có đưa con người ta đến chỗ sai lầm hay hối tiếc?
        Dĩ nhiên là có, nếu người ta chỉ biết hoan lạc khi thân xác chìm trong sung sướng, nhàn hạ. Niềm hoan lạc thực sự thì tồn tại ở tất cả mọi việc mà một con người có thể làm với tâm hồn thư thái, say mê. Chúng ta lao động, sáng tạo, nghiên cứu, chiến đấu, yêu đương, ca hát, nhảy múa, làm ruộng, đóng bàn ghế, quét dọn, nấu ăn, hít thở, đi bộ, nuôi động vật thì đều có thể hoan lạc.

        Một tối khi trở về, lão lo âu hỏi tôi:

        - Liệu có Thượng đế không nhỉ - có hay không? xếp nghĩ sao, xếp? Và nếu có
mọi sự đều có thể - xếp hình dung người ra sao?

        Tôi nhún vai.

        - Tôi không đùa đâu, sếp ạ. Tôi hình dung Thượng đế y hệt như tôi đây.
        Có điều là to hơn, khỏe hơn, rồ dại hơn. Và ngoài ra còn bất tử nữa. Người ngồi trên một chồng da cừu êm ái và lều của Người là bầu trời. Nó không làm bằng can xăng cũ như lều của chúng ta, mà bằng mây. Tay phải Người không cầm một con dao hay một cái cân -những dụng cụ chết tiệt ấy là dành cho bọn đồ tể và bọn chủ hiệu tạp hóa – Không, Người cầm một miếng bọt biển đẫm nước, tựa như một đám mây mưa. Bên phải Người là Thiên đàng, bên trái là Địa Ngục. Này đây, một linh hồn tới, nhỏ nhoi, tội nghiệp, trần như nhộng vì đã mất chiếc áo ngoài – tức là thân xác - và run rẩy. Thượng đế nhìn nó, cười thầm nhưng người sắm vai quỷ sứ. “Lại đây”, Người thét, “lại đây, đồ khốn kiếp!” Và Người bắt đầu tra vấn.

        Cái linh hồn trần truồng phủ phục dưới chân Thượng đế. “Xin rủ lòng thương!”. Nó kêu, “con là kẻ có tội”. Và nó liến thoắng kể lể tội lỗi của mình, một thôi một xốc, bất tận. Thượng đế cho thế là quá đủ. Người ngáp. “Trời đất, thôi đi!”. Người quát “Ta nghe phát ngấy rồi!” Xoẹt! Oạp! Một nhát bọt biển và Người rửa sạch tội lỗi. “Xéo đi cho khuất mắt ta, chạy sang Thiên đàng đi!”. Người bảo linh hồn nọ. “Pierre, cho cả cái sinh linh bé bỏng tội nghiệp này vào nốt”. Bởi vì, sếp biết đó, Thượng đế là một đấng chúa tể vĩ đại và làm một chúa tể có nghĩa là tha thứ.

        Tôi nhớ là tối hôm ấy tôi đã cười khi Zorba tuôn ra bài loạn ngôn sâu sắc của lão. Nhưng cái “tư chất chúa tể” của Thượng đế dần hình thành và chín muồi trong tôi, từ bi, đại lượng và toàn năng.



TÌM HIỂU THÊM VỀ TÁC PHẨM THẦN KHÚC

Theo Wikipedia (Bách Khoa Toàn Thư)

Thần khúc gồm 100 khổ thơ với 14.226 câu thơ, được chia làm ba phần (tiếng Ý: cantiche)

Thần khúc (Tiếng Ý: Divina Commedia, nghĩa đen: "Vở kịch Thần thánh") là một trường ca của nhà thơ người Ý, thời trung cổ Dante Alighieri (1265-1321), là một trong số những nhà thơ kiệt xuất nhất của nước Ý và thế giới. Tác phẩm được sáng tác trong thời gian Dante bị trục xuất khỏi quê hương Florence, từ khoảng năm 1308 đến 1320, một năm trước khi ông mất vào năm 1321, được chia làm ba phần:

1- Hỏa ngục (Inferno),

2- Luyện ngục (Purgatorio) và

3- Thiên đường (Paradiso). Tác phẩm được xếp vào hàng những bản trường ca ưu việt của nền văn học Ý và vĩ đại nhất của thế giới. Sức tưởng tượng và tính ẩn dụ về hình ảnh thế giới bên kia trong thế giới quan Thiên chúa giáo là đỉnh điểm sự phát triển nhãn quan về thế giới của Nhà thờ Thiên Chúa Giáo tây Âu. Tác phẩm này cũng góp phần vào sự phát triển của thổ âm vùng Tuscany, trong vở kịch được sử dụng như ngôn ngữ Ý tiêu chuẩn.

        Ở bề ngoài, tác phẩm kể lại chuyến đi của Dante qua Hỏa Ngục (Inferno), Luyện Ngục (Purgatorio) và thiên Đường (Paradiso); nhưng ở một tầng sâu hơn, nó đại diện, một cách ngụ ngôn hóa, hành trình của linh hồn hướng về Thiên Chúa. Ở tầng nghĩa này, Dante được khắc hoạ dựa trên thần học và triết học Thiên Chúa giáo thời trung cổ, nổi bật trong đó là Triết học Thomas và Summa Theologica và Summa Theologica của Thomas Aquinas. Do đó, Thần khúc cũng được gọi là "phiên bản theo chương hồi của Summa" (the Summa in verse)

        Không còn nghi ngờ gì nữa. Dante là một thiên tài. Thần khúc là một kiệt tác. Đã bảy trăm năm trôi qua mà Dante vẫn còn được ngưỡng mộ. Và Thần khúc vẫn còn làm say đắm lòng người. Đã có bao nhiêu hội thảo thuyết trình về Dante và Thần khúc? Đã có bao nhiêu bài viết về Dante và Thần khúc? Thật rất khó để đếm!...

        Thật vui mừng khi linh mục Đình Chẩn đã dày công chuyển dịch trọn bộ tác phẩm Thần khúc sang tiếng Việt. Dịch giả đã vượt qua được hết những bức tường ngăn cách để đến với Thần khúc và Dante. Và trở về, dịch giả đã đem Dante và Thần khúc đến với người Việt. Vượt qua những bức tường ở chiều ngược lại, dịch giả khiến cho Dante và Thần khúc rất gần gũi với chúng ta. Không kể những thể thơ quen thuộc như lục bát, song thất lục bát, xen lẫn với các thể nói lối, chầu văn, có cả thơ mới tám chữ, tự do, còn có cách dùng chữ rất quen thuộc và rất Việt Nam…”

        “Thần Khúc của Dante được gọi là một tuyệt phẩm, tuyệt phẩm ấy được cưu mang và sinh thành trong chiếc nôi văn hoá Hy Lạp cổ đại với rất nhiều bóng dáng của truyền thuyết đã được thu nhận và thích nghi bởi văn hoá Rôma, lại được kế thừa và phát triển xuyên suốt dòng lịch sử ngàn năm của Tây Phương…

        Thần Khúc Thiên Đàng của Dante là kết tinh của một trực giác được nhào luyện từ kinh nghiệm đậm tính khải huyền của Kinh Thánh. Thi sĩ nâng mình lên chín tầng trời cao vời vợi để chiêm ngắm say sưa thế giới siêu nhiên, để vươn đến Thiên Chúa. Độc giả được dẫn đi lần lượt băng qua vùng trời của các tinh cầu, theo thứ tự gồm: (1) Mặt Trăng, (2) Sao Thủy, (3) Sao Kim, (4) Mặt Trời, (5) Sao Hỏa, (6) Sao Mộc, (7) Sao Thổ. (8) Sao Thiên Vương là vùng trời của các thần Kê-ru-bim , và (9) Định Tinh là vùng trời của các thần Xêraphim.

        Trước Đình Chẩn, đã có một số tác giả thử sức trong việc dịch Thần Khúc sang Tiếng Việt. Mỗi dịch giả đều có một nguồn gốc xuất thân khác nhau, bối cảnh văn hoá và công việc khác nhau, đều có những thuận lợi và bất lợi khác nhau. Dẫu vậy, có thể nhìn thấy nơi Đình Chẩn sự hội tụ của nhiều yếu tố cần thiết để có thể tiến rất gần đến việc đọc và hiểu Thần Khúc của Dante một cách ít khập khiễng nhất. Ai cũng biết rằng Thần Khúc là một tuyệt tác. Nhưng không phải ai cũng thưởng thức được tác phẩm ấy tuyệt như thế nào. Không phải ai cũng có thể giúp độc giả thưởng thức được cái tuyệt của tác phẩm. Bản dịch của Đình Chẩn là một nỗ lực rất đáng trân trọng trong việc giúp chúng ta thưởng nếm sự trác tuyệt của Dante.

        Đây là một bản dịch rất khác biệt. Dịch giả Đình Chẩn còn chu đáo để lại rất nhiều ghi chú giải thích những điểm khó hiểu và xa lạ với văn hoá chúng ta: những điển tích, những tên riêng, những ám chỉ, những hình ảnh ẩn dụ… Mọi thứ đã như một bàn tiệc được bày sẵn. Mời bạn đến tham dự. Chúc bạn cảm nếm được sự trác tuyệt của Thần Khúc, tuyệt phẩm sống mãi với thời gian trong dòng văn chương Kitô giáo.”

        Xin trích dẫn một đôi lời trên đây của Đức Tổng Giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt và Linh mục Cao Gia An, SJ. để thấy giá trị của bản dịch tác phẩm “Thần Khúc” do linh mục Đình Chẩn (Giuse Trần Văn Đỉnh) thực hiện. Bộ sách này của linh mục Đình Chẩn rất xứng đáng hiện diện trong tủ sách cá nhân và tủ sách gia đình của chúng ta.

        Xin trích một đoạn mở đầu phần Thiên Đàng:
        Trong Tác Phẩm Thần Khúc.

Hào quang giãi sóng thiêng chao
sáng lừng vạn thế, sáng bao la trời
lừng lẫy sáng! Láng tùy nơi
láng đường hoan hảo, lẫy lời diệu ngân.

---o0o---

Đây Thiên Cung sáng tuyệt thần diễm lệ
hớp hồn say hào quang mỹ miều bay
lòng chìm lắng, chìm, say, đắm, ngất ngây
chao! Lặng nghe vô ngôn lời khôn tả!
Hồn khát về Cực Thánh thơm vô giá
dạ mong đến Vô Cùng kiếm khôn nguôi
càng mê say càng vươn tới muôn trời
vượt trên hết quan năng ngàn kí ức
Nguồn sáng rợp khắp thiên đường nưng nức
tâm trí say sưa rạo rực nguyên châu
Sông ngân reo khúc nhiệm màu…!

Biên Khảo
Louis Tuấn Lê
06-22-25

Cuộc Sống Thi Ca





Thứ Năm, 12 tháng 6, 2025

Tình Khúc Đêm Trăng - Trăng Ơi! Cùng ta soi sáng mặt người

 Tình Khúc Đêm Trăng

Tình khúc Đêm Trăng là một tình khúc phổ thơ Tế Luân, người nghệ sĩ lang thang hoài trong tâm tưởng, để tình yêu được thăng hoa trong cuộc đời.
Tình Khúc Đêm Trăng. Thi sĩ không bán ánh trăng vàng như thi nhân Hàn Mặc Tử, 
"Ai mau trăng btôi bán trăng cho".

Thi sĩ Tế Luân muốn ôm giữ lấy ánh trăng vàng, mà trách sao cô gái lại múc ánh trăng vàng đổ đi. Xin mời thưởng thức Tình Khúc Đêm Trăng
Hình ảnh âm thanh 4K - Editor Louis Tuấn Lê thực hiện. 
Lê Tuấn. 



Tình Khúc Dưới Ánh Trăng


Trăng ơi! Cùng ta soi sáng mặt người
Trăng ơi! Hãy xuống đây uống ly rượu mời
Lâng lâng – nghiêng ngả
Say say – đêm nay

Đêm nay trăng sáng tuyệt vời
Đêm nay cùng tô vẽ thêm cuộc đời
Trăm năm cõi mộng
Thi sĩ chưa với tới
Trao tặng em câu thơ
Tình vời vợi trong mơ.

Sao em trầm tư chưa nhập cuộc
Để trăng soi vạt áo em
cho hớ hênh tìm về
Cho mộng tình riêng, chênh vênh mất lối
Mạn thuyền ta lấp lánh ánh trăng vàng
Sao em múc ánh trăng vàng đổ đi.

Ối a-a, ối-a - ối a
Ối a-a, ối-a - ối a

Trăng mờ mờ, sương khói đêm nay
Thuyền anh neo đậu trên bến sông nà
Để ánh trăng đêm ve vãn mạn thuyền
Mạn thuyền anh lấp lánh ánh trăng vàng
Sao em múc trăng đổ đi
Đổ đi – đổ đi đâu
đêm nay.

Hà hi ha, hà hi hà, í a
Hà hi ha, hà hi hà, í a

Em có biết tình ta
Rót mãi ly rượu đầy
Uống cạn chén cùng ngã nghiêng say đêm nay
Cho thi nhân
Mơ khách đường xa với dặm trường
Lấp lánh trăng đêm mờ khói sương
Thuyền ai buông lái bên bờ vắng
Đậu bến sông xưa tình vấn vương.

Hà hí ha, hà hi hà, í a
Hà hí ha, hà hi hà, í a

Ôi! Tình ta
Thật mê say đêm nay.

Tế Luân


Xin Mời Thưởng Thức

Tình Khúc Đêm Trăng




Thứ Ba, 27 tháng 5, 2025

Tình Khúc Trên Đỉnh Mây Bay + Tình khúc Em Là Mùa Thu Hà Nội

 Tình Khúc Tế Luân Trên Đỉnh Mây Bay.

Tình Khúc Em Là Mùa Thu Hà Nội

Tôi ngẫu hứng viết bài thơ tự do để thực hiện tình khúc Trên Đỉnh Mây Bay. Tôi thực hiện tình khúc này theo giai điệu Ca Trù kết hợp với Dân Ca Quan Họ Bắc Ninh. Sau khi nghe đi nghe lại nhiều lần tôi nhận thấy khá hay, tôi đã thực hiện Music Video và chia sẻ trên Youtube, tình khúc này mau chóng trong 2 ngày đã có trên 500 lượt view và nhiều like.

Lê Tuấn


Trên Đỉnh Mây Bay

Mênh mông mênh mông nhạt nhòa mưa thu
Vi vu, vi vu, gió thổi sương mù
Nỗi nhớ hiện về thương kẻ si tình
Lối vắng thầm thì nhớ người trong mộng.

Trên đỉnh núi cao mây trời lồng lộng
Xuống tìm thung lũng thảm cỏ hoa vàng
Hồn anh lang thang

Vào thăm nhà cỏ, nhớ em tình muộn
Ta hỏi thăm một câu
Tình từ đâu che giấu.

Khi nào hết vấn vương?

Cao tận mây trời phiêu bạc chim bay
Chốn trần gian hão huyền như cõi mộng
Tình ở nơi đâu, nơi đâu
Đi đâu . . . về đâu?

Gẫy cánh chim bằng giữa trời lồng lộng
Chạm mối tình si, người ôm trọn nỗi sầu
Một thời dấu yêu vét cạn dòng sông sâu

Ta hỏi em một câu
Bao giờ ta hết tơ vương?
Tình tan theo lẽ vô thường?

Tế Luân


Xin mời thưởng thức 
Tình Khúc Trên Đỉnh Mây Bay




Tình Khúc Em Là Mùa Thu Hà Nội.
Tình khúc này tôi viết riêng tặng phu nhân của tôi Thúy Dung




Em Là Mùa Thu Hà Nội


Thuở ấy em đi, lá thu vàng mấy độ
Anh gặp em lòng vương vấn mộng đầy
Duyên dáng nhìn em, mùa thu vàng Hà Nội
Ngày ấy yêu thương che giấu ngại ngùng
Đúng là em người tình xưa Hà Nội.


Mặt nước hồ thu bóng xanh màu hy vọng
Một ngày đến thăm, chợ Hôm phố buồn
Phùng Khắc Khoan con đường Hà Nội
Trời vào thu vàng áo em đi
Gió đùa vui suối tóc em bay.

May mà có em đời còn thi vị
May mà có em tình ướt môi mềm
Thật là em trời thu vàng Hà Nội
Hàng cây xanh hồ Hoàn Kiếm trong xanh
Nghe hồn ta thổn thức tiếng yêu người.

Có phải em, khu phố cổ, đông người qua lại
Vội vàng chào nhau xôn xao tiếng vui cười
Bởi vì em là thu vàng Hà Nội
Phố thân quen, anh vội vã quay về

Bởi vì Em! là mùa thu trong mơ.



Tế Luân
Viết tặng Thúy Dung
Bà xã tôi.





Thứ Sáu, 23 tháng 5, 2025

Giới thiệu Văn Thi Sĩ Hồng Thủy Chủ Tịch VBVNHN-VĐBHK

Tiếp Nối Viet PEN VBVNHN
Lê Tuấn Cuộc Sống Thi Ca Blospot chia sẻ trang giới thiệu 
Văn Thi Sĩ Hồng Thủy. Chủ Tịch VBVNHN-VĐBHK


HỒNG THUỶ


Tiểu Sử HỒNG THỦY

Văn thi sĩ Hồng Thuỷ viết văn từ 1958, bút hiệu MỘNG HUYỀN (Viết cho trang Học Sinh, Phụ Nữ – Báo NGÔN LUẬN. Mục Mỗi Ngày Một Truyện Ngắn của báo TIẾNG CHUÔNG).
Trong VĂN ĐOÀN TRẺ VIỆT do Nhà văn PHẠM CAO CỦNG PHỤ TRÁCH (1958-1960)
Ngừng viết khi lập gia đình (rất sớm 19 Tuổi)1960
Viết lại tại Hoa Kỳ năm 1986
Phụ trách mục CÁNH NHẠN MIỀN ĐÔNG nguyệt san PHỤ NỮ VIỆT CALI 10 NĂM (1991-2001)
ĐÃ XUẤT BẢN:
NHỮNG CÁNH HOA DẠI MẦU VÀNG 2010, Tái Bản 2016
HOA TƯƠNG TƯ 2017, Tái Bản 2018
GÓP MẶT TRONG CÁC TẬP TRUYỆN:
Truyện ngắn Báo PHỤ NỮ VIỆT (CALI) 1994
Tuyển tập PHỤ NỮ VIỆT 2006, 2008
HƯƠNG ĐỜI KỲ DIỆU 2007
DU TỬ LÊ TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM
TUYỂN TẬP THƠ CỎ THƠM
TUYỂN TẬP VĂN CHƯƠNG PHỤ NỮ, 2013
HỒI TƯỞNG DẤU YÊU 2015
NGUYỄN NGỌC BÍCH TẤM LÒNG CHO QUÊ HƯƠNG, 2016
Tuyển Tập Văn Thơ CÒN MỘT CHÚT GÌ ĐỂ NHỚ 2019
Tuyển Tập CÔ GÁI VIỆT 2016, 2017, 2018, 2019, 2020
Chủ biên Đặc san TRƯNG VƯƠNG vùng Hoa Thịnh Đốn
Chủ biên Đặc San và Tuyển Tập VĂN BÚT VÙNG ĐÔNG BẮC HOA KỲ (VBVĐBHK)
Phụ Trách Diễn Đàn VBVĐBHK
Chủ bút nguyệt san KỶ NGUYÊN MỚI và phụ trách mục CHỊ EM TÂM TÌNH.
Trong Ban Biên Tập Tam cá nguyệt san CỎ THƠM.
Thành Viên CÂU LẠC BỘ VĂN HỌC NGHỆ THUẬT vùng Hoa Thịnh Đốn và NHÀ VIỆT NAM
Thành viên CÁC DIỄN ĐÀN: CÔ GÁI VIỆT, MINH CHÂU TRỜI ĐÔNG, THI VĂN NGÀN THÔNG, NHÂN VĂN NGHỆ THUẬT VÀ TIẾNG THỜI GIAN, VĂN THƠ LẠC VIỆT
Phó Chủ Tịch Nội Vụ VĂN BÚT VN HẢI NGOẠI VÙNG ĐÔNG BẮC HOA KỲ( 2014-2018)
Chủ Tịch VĂN BÚT VN HẢI NGOẠI VÙNG ĐÔNG BẮC HOA KỲ (2018-2026)







SAIGON TRĂM NHỚ NGÀN THƯƠNG

Hồng Thuỷ
 
Tôi là con gái Bắc kỳ chính cống, nhưng lại lớn lên ở Sàigòn, nên Sàigòn đối với tôi là một ‘quê nhà’ thắm thiết vô cùng. Tôi đến với Sàigòn, thuở Sàigòn còn là một thành phố với những hình ảnh mộc mạc thanh khiết. Gái Sàigòn tôi được gặp lần đầu trong khu phố tôi ở thật đơn giản hiền hòa, với áo bà ba trắng, quần đen ống thật rộng, và đôi guốc mộc nhẹ tênh hình cái thuyền, với mái tóc dài ôm trọn khuôn mặt không chút phấn son.

Hồi mới tới Sàigòn, gia đình tôi tạm trú tại nhà bà dì ở đường Quai de Belgique, sau này đổi thành bến Chương Dương. Ðứng ở trên lầu, tôi có thể nhìn thấy quang cảnh thuyền bè đi lại tấp nập. Những chiếc thuyền chở đầy những buồng chuối vàng au, những lồng gà, lồng vịt, những chùm dừa xiêm còn nguyên cả cành nằm chen chúc nhau, khoe cái vỏ xanh láng mướt. Tất cả tượng trưng cho sự trù phú của miền Nam.

Nhà dì tôi ở gần chợ Cầu Kho nên ngày đầu tiên chúng tôi đã được một ông chú họ dẫn đi chợ. Tôi mê nhất là gian hàng trái cây bởi vì có nhiều thứ ngoài Bắc không có. Tôi còn đang trố mắt ngó những trái to tròn như trái banh có hai mầu khác nhau, trái xanh mướt như ngọc, trái tím thẫm như mầu trái bồ quân thì cô bán hàng đã đon đả nhìn ông chú tôi:

– Mua ‘dú sữa’ đi thầy hai. ‘Dú sữa’ của em đặc biệt ‘giường nhà’ ngọt lắm đó.

Thì ra mấy trái mà tôi đang ngó là mấy trái vú sữa ở vườn nhà cô ta. Hồi đó tôi mới có 12 tuổi, còn ngây ngô chưa biết nói tiếu lâm nên hơi ngạc nhiên khi thấy ông chú tôi nhìn cô ta cười tủm tỉm với đôi mắt tinh nghịch:
– Vú sữa của cô ngon thiệt hả?
Cô ta gật đầu lia lịa:
– Ngon thiệt mà thầy hai.
Chú tôi chọn mua một chục trái, cô ta đưa thêm 4 trái và nói:
– Thường một chục có 12 trái thôi, nhưng là của ‘giường nhà’ nên một chục em tính 14 trái lận.
Chú tôi đưa tiền trả, thay vì phải thối lại 50 xu, cô ta cầm tờ 1$ xé toạc ra làm đôi, đưa chú tôi một nửa. Chúng tôi đi từ ngạc nhiên này sang ngạc nhiên khác. Ngày đầu tiên đã học được hai cái đặc biệt của Sàigòn. Một chục là 12 hoặc 14, nửa tờ giấy 1$ là 50 xu.

Phải công nhận người miền Nam rộng rãi và đơn giản. Một chục mà cho thêm thành 12 tới 14 và thay vì mất công đi tìm tiền xu thì cứ việc cầm tờ giấy 1$ xé béng ra làm 2 là xong ngay. Giản dị và tiện lợi biết bao.

Sàigòn đã thu phục tình cảm của tôi một cách nhanh chóng. Hai mươi mốt năm sau, khi rời bỏ Sàigòn tôi đã khóc như phải rời bỏ nơi chôn nhau cắt rốn. Sàigòn đã trở thành một nơi chốn thân thiết vô cùng.

Không yêu Sàigòn sao được khi Sàigòn là nơi chứng kiến tất cả kỷ niệm vàng son đầy mơ mộng của thời con gái.

Sàigòn với ngôi trường Trưng Vương yêu dấu, nơi đã cho tôi biết bao nhiêu người thầy đáng kính, bao nhiêu người bạn dễ thương, bao nhiêu tình cảm quí mến chân thành.

Làm sao quên được con đường Nguyễn Bỉnh Khiêm rợp lá me bay, những chiều tan học tràn ngập những tà áo trắng quấn quít gót chân son.

Thảo cầm viên đã được nghe không biết bao nhiêu lời thì thầm tâm sự của các nàng Trưng Vương, những giờ nghỉ học, vừa chuyện trò, vừa lang thang hái trộm những cánh hoa mầu tím, ép vào những trang sách học trò.

Con đường Thống Nhất rộng thênh thang đưa tới rạp Norodom tưng bừng rộn rã của những ngày Đại hội Văn nghệ học sinh. Tôi như vẫn còn mường tượng thấy khung cảnh rộn ràng trong hậu trường sân khấu. Tuy bận rộn sửa soạn cho những màn trình diễn, nhưng các chàng Chu Văn An vẫn không bao giờ quên gửi đến các nàng Trưng Vương những ánh nhìn say đắm.

Chỉ một cái nhìn thật nhanh, thật nhẹ mà sao cũng đủ làm cho ai kia má phải ửng hồng.
Vòng ra bờ sông là bến tàu lộng gió của những sáng đón đưa, những chiều hò hẹn.
Con đường Lê Lợi với những chiều thứ bẩy đẹp trời cùng bạn bè dạo phố. Mỗi lần đi qua tiệm Kim Sơn ở góc đường, chúng tôi luôn luôn phải vờ chăm chú ngó mấy món hàng linh tinh bầy bán lề đường, để tránh những cặp mắt nhìn hau háu của mấy ‘ông nội’ ngồi ‘pẹc mơ năng’ ở ngoài hiên giống như mấy ‘Side-walk café’. Tiệm sách Khai Trí là nơi hấp dẫn nhất. Luôn luôn làm chúng tôi mê mẩn trước những cuốn tiểu thuyết còn thơm mùi mực mới.
Màn cuối cùng của buổi dạo phố thường thường là góp tiền lại, rủ nhau vào một tiệm kem.

Vừa nhấm nháp những thìa kem dâu, kem dừa mát rượi, vừa nghe những bản nhạc ngoại quốc nổi tiếng thịnh hành mà chúng tôi thay phiên nhau yêu cầu nhà hàng để dĩa hát, như A Certain Smile, You’re My Destiny, I Went to Your Wedding, Diana v.v…

Hôm nào có phim hay cả bọn lại rủ nhau chui vào một trong hai rạp ciné permanent Lê Lợi hay Vĩnh Lợi. Mỗi lần vào đây là chúng tôi phải đề cao cảnh giác. Vì luôn luôn có một số các chàng thanh niên hay lợi dụng sự đông đúc chen lấn để dở trò ” ba mươi lăm”. Một hôm có một chàng cố tình đứng sát sau lưng, tôi bèn làm như vô tình quay ngang người lại ,hích cho chàng một cái cùi chỏ nên thân. Tan ciné, tôi kể chuyện cho lũ bạn nghe, chúng cười hi hí có vẻ khoái chí lắm. Từ đó các bạn tôi học được màn hích cùi chỏ để trừng trị các chàng gian manh.

Sau khi xem ciné, nếu còn đủ tiền rủng rỉnh trong túi, chúng tôi rủ nhau vào hẻm Casino làm một chầu bánh tôm, bún chả. Nếu chỉ còn ít tiền, thì ra góc Viễn Ðông. Ðứng ở lề đường ăn phá lấu với thịt bò khô. Ăn xong, ớt còn cay xè trong miệng mà vẫn đủ tiền uống một ly nước mía cốt vắt thêm miếng chanh nhỏ xíu, hoặc sang hơn, vắt nguyên nửa quả quít thì còn gì sướng hơn nữa. Có hôm thay vì ăn ở góc Viễn Ðông, chúng tôi lại đi ngược chiều ra góc chợ Bến Thành. Nơi có hàng bò viên nóng hổi, thơm phức mùi tiêu với hành ngò. Sau đó, tráng miệng bằng một ly đậu đỏ bánh lọt. Hoặc rủ nhau vào quán Bà Ba Bủng ở đường Thủ Khoa Huân, sau chợ Bến Thành, ăn bún riêu, bánh cuốn.
Sàigòn có không biết bao nhiêu món ngon, hấp dẫn những cái miệng thích ăn quà vặt của các nàng Trưng Vương thuở đó.

Khi Mùa Giáng Sinh tới. Sàigòn tưng bừng như mở hội. Người ta không phải bận tâm lo mua quà tặng nhau như ở xứ Mỹ. Ðêm Noel, có đạo hay không, mọi người cũng thích rủ nhau đi dạo trên đường Tự Do. Trai thanh, gái lịch, quần áo lượt là, chen vai, thích cánh, suốt dọc hè phố từ nhà Quốc Hội đến nhà thờ Ðức Bà.

Người trẻ đi để ngắm nhau. Người lớn tuổi đi tìm không khí Noel, cái không khí mà suốt bao nhiêu năm sống trên đất Mỹ tôi không làm sao tìm lại được. Hầu như tất cả dân ‘chịu ăn chịu chơi’ của Sàigòn đều có mặt trên đường Tự Do. Ði dạo mỏi chân, mọi người lại rủ nhau vào ngồi trong Givral, La Pagode, Continental hay ngồi ở công viên rộng lớn trước nhà Quốc Hội, hoặc trước tòa Ðô chánh để chờ nghe tiếng chuông đổ hồi rền rã của nhà thờ Ðức Bà, báo hiệu lễ nửa đêm mừng Chúa ra đời.

Sau lễ, mọi người về nhà ăn Réveillon. Nồi cháo gà nóng hổi, khói lên nghi ngút, là món không thể thiếu trong bữa tiệc mừng Giáng Sinh đặc biệt này. Noel của Sàigòn thật vui, thật đầm ấm, thật nhẹ nhàng, thoải mái. Không có quá nhiều lo nghĩ về vấn đề tài chánh phải chi tiêu cho quà cáp. Không khí Noel ở đất Mỹ mang tính cách thương mại nhiều hơn là không khí thiêng liêng đặc biệt của ngày lễ mừng Chúa Giáng Sinh. Trước Noel cả mấy tháng người ta đã trưng bầy cây Noel để bán. Bắt mọi người phải nhìn ngắm mãi đâm nhàm chán. Gần sát ngày lễ Noel ai cũng tất bật lo chuyện mua quà, gói ghém cho kịp giờ mở quà đêm mừng Chúa ra đời. Tất cả chỉ có vậy. Ðêm Noel người ta chỉ thấy quá mệt mỏi. Rộn ràng được một chút lúc mở quà. Sau đó là hết. Trống vắng buồn tênh. Thời tiết lạnh lẽo. Nhà thờ Việt Nam thì ở xa. Kiếm được chỗ đậu xe không phải là dễ. Mùa đông buốt giá, chưa kể nếu có tuyết, đường trơn trượt nguy hiểm. Do đó ít ai nghĩ đến chuyện đi lễ nửa đêm. Bởi vậy cứ mỗi lần mùa Giáng Sinh tới là tôi lại nhớ Sàigòn da diết. Nhớ thánh lễ nửa đêm thật tưng bừng ở nhà thờ Ðức Bà. Nhớ con đường Tự Do tràn ngập người đi của những đêm Noel đầm ấm năm xưa.

Tết đến còn vui hơn nữa. Xung quanh chợ Bến Thành những gian hàng bán bánh mứt được dựng lên san sát với nhau. Tiếng rao hàng của những loa phóng thanh vang lên rộn rã. Người đi mua sắm tấp nập. Ai cũng” tay xách nách mang”. Ngày Tết không nhà nào là không có đủ thứ mứt, hạt dưa, bánh chưng, dò chả.

Nhắc đến Tết ở Sàigòn là ai cũng phải nhớ ngay đến chợ hoa ở đường Nguyễn Huệ với những cành đào, cành mai tươi thắm. Những chậu cúc, chậu thược dược đủ màu đua nhau khoe sắc. Những chậu quất trĩu quả vàng tươi. Những bát thủy tiên toả hương thơm thật dịu dàng, thanh khiết. Nhưng có một thứ hoa đẹp nhất làm chợ rực rỡ hẳn lên, đó là hoa biết nói. Các nàng thiếu nữ yểu điệu trong những tà áo dài đủ mầu tha thướt đi dạo trong chợ hoa là hình ảnh đẹp nhất của ngày Tết ở Sàigòn.

Tôi còn nhớ thời con gái, cứ 23, 24 Tết là chúng tôi đã nôn nao sửa soạn quần áo để rủ nhau đi chợ hoa. Dạo chợ hoa là một náo nức không thể thiếu của các nàng thiếu nữ mỗi lần Tết đến. Cũng như đi chợ hoa để ngắm người đẹp là một điều bắt buộc, không thể nào quên của các chàng trai.

Chợ hoa ở đây sao tẻ nhạt quá. Có lẽ vì hoa không đủ thắm, lại chỉ có lưa thưa, bầy bán rải rác nên không hấp dẫn được người đi. Vả lại các chàng ở những nơi mùa đông giá rét, nếu muốn đi chợ hoa để ngắm người đẹp, thì cũng chỉ tìm thấy những áo ‘cốt’ dầy cồm cộm, to xù xù di động. Chứ làm sao có thể tìm lại được những bóng dáng yêu kiều trong tà áo dài lả lướt của chợ hoa Nguyễn Huệ năm xưa.

Thời tiết vùng Hoa Thịnh Đốn lạnh lẽo quá, ít ai ở đây còn nghĩ đến chuyện mặc áo dài đi chợ Tết, nên hình ảnh chiếc áo dài trở nên hiếm quí vô cùng. Thật tội nghiệp cho những người Việt Nam xa xứ. Phải cố gắng tưởng tượng mùa xuân trong cái giá buốt của mùa đông. Hoa tuyết rơi mà phải tưởng tượng là hoa đào nở, gió đông lạnh lẽo mà cứ cố nhắm mắt lại để mơ tưởng đến ánh xuân nồng. Tết năm nào tôi cũng cố gắng tìm cho được một cành hoa forsynthia để trang hoàng nhà cửa. Ðể tự đánh lừa mình là nhà ta cũng có mai vàng.

Tết nhất đến nơi mà sao giọng Don Hồ cứ buồn não nuột, anh chàng đang hát một bài mà tôi rất thích của Nhạc Sĩ Đức Huy: ” …Tôi hay nhớ về quê nhà vào buổi chiều, nhất là những buổi chiều hay mưa. Cũng may Cali trời mưa ít không như Sài Gòn. Nếu không tôi đã khóc một dòng sông…”
Ngoài cửa sổ, chiều nay trời thật đẹp. Những giải nắng vàng còn vương vấn trên mấy ngọn cây cao. Mấy hôm nay trời tạnh ráo, không có lấy một giọt mưa nhỏ. Vậy mà không hiểu sao bỗng nhiên lòng tôi cũng chùng hẳn xuống… và hình như hồn tôi đang “Khóc một giòng sông…”

Hồng Thủy

Mùa Thu Và Những Chiếc Khăn Quàng Của Mẹ

Tùy bút của Hồng Thủy

Sáng nay ra trước nhà lấy báo, cái không khí mát lạnh của buổi bình minh làm tôi chợt nhớ ra mùa thu đã đến.
Tôi yêu mùa thu từ những ngày thơ ấu ở Thanh Hóa.Lý do rất giản dị là khi mùa thu đến, mỗi sáng Chủ Nhật đi nhà thờ, tôi được mẹ quàng cho những chiếc khăn dủ mầu thật đẹp.
Mẹ có một hộp khăn quàng để trên nóc tủ áo.
Những chiếc khăn quàng mỏng nhẹ như tơ. Mẹ bảo đó là quà của bố mua cho mẹ mỗi chuyến đi Hà Nội. Mẹ rất thích quàng khăn, mỗi chiếc áo dài, mẹ chọn màu khăn hòa hợp với màu áo, rất lịch sự trang nhã. Mẹ hay mặc áo dài màu lá úa. Mẹ nói đó là màu bố thích nhất.. Cho dù bố không còn nữa mẹ cũng vẫn làm theo ý thích của bố.
Tôi không được biết cảm giác của một đứa trẻ có đủ bố mẹ ra sao, vì tôi mất bố năm tôi mới có 18 tháng !
Tôi lớn lên trong sự nuông chiều và thương yêu tràn ngập của mẹ, nên không hề thắc mắc nếu có bố thì mình được thêm những gì..
Chiến tranh bùng nổ, gia đình tôi phải bỏ thành phố tản cư về nhà quê. Chúng tôi sống trong một trang trại nhỏ của ông bà ngoại ở làng Sơn Lương, một làng có địa thế khá thơ mộng, gần những đồi sim tím và những dẫy núi xanh lam. Tôi bắt đầu làm quen với những thảm lá vàng khi mùa thu đến. Thú vui của hai anh em tôi là gom những chiếc lá vàng vào đầy hai bàn tay rồi tung lên cao để cho lá bay theo gió..
Mùa thu luôn đi kèm với những chậu cúc vàng rực rỡ. Vì yêu mùa thu nên tôi yêu tất cả những cánh hoa vàng.
Những ngày ở nhà quê, mẹ tôi không có dịp mặc áo dài và hai mẹ con cũng chẳng còn cơ hội quàng khăn đi lễ ngày Chủ Nhật.
Những chiếc khăn quàng mỏng manh điệu đà được mẹ tôi trân quý, cất tận đáy rương với những viên long não thơm nức mũi.
Trang trại của ông bà ngoại tôi gần trạm dừng của những chuyến xe lửa tốc hành và rất tiện đường đón khách công tác ngang qua. Tôi còn nhớ có một lần cậu Loan em họ của mẹ ghé chơi.Tên cậu như tên con gái nhưng dáng dấp cậu cao lớn, đẹp trai. Cậu lại cỡi ngựa nên trông oai vô cùng. Trên đường đi công tác cậu ghé thăm gia đình tôi mấy bữa.
Một buổi tối, mọi người ngồi chơi ngoài hàng hiên, ăn bánh uống trà, cậu hỏi mẹ tôi có biết tên bài hát cậu rất thích mà chỉ thuộc vài câu. Hỏi rồi cậu cất tiếng hát,giọng thật ấm
Lá vàng bay theo gió
Hoa tàn rụng bên song.
Ôi một chiều thu buồn
Ôi một chiều nhớ mong……
Mẹ nói ngay đó là bài Trào Lòng và khe khẽ hát tiếp theo. Con bé lỏi tì của mẹ ngồi ngây người ra nghe và mê ngay bài hát đó. Mẹ ngạc nhiên khi tôi đòi mẹ dậy cho tôi hát bài Trào lòng. Tôi nhớ mẹ âu yếm vuốt tóc tôi, mắt mẹ buồn xa vắng, mẹ thở dài nói “Sao con còn nhỏ mà đã thích những bài hát buồn, khổ thôi con ạ”
Tôi không hiểu sao mẹ lại nói vậy.Cho tới bây giờ , tôi cũng không biết tại sao, từ nhỏ tới lớn cho đến khi đã bước vào tuổi già tôi vẫn thích những bài hát, bài thơ hay tiểu thuyết viết về những cuộc tình dang dở.Ngay cả phim ảnh tôi cũng thích những phim có cốt truyện lãng mạn, đẹp và buồn.
Có lẽ tôi thừa hưởng máu văn nghệ từ họ nội. Bố tôi, chú tôi,cô tôi các ông anh họ của tôi đều thích viết văn làm thơ. Còn cái máu lãng mạn, thích chuyện tình buồn có thể do ảnh hưởng của mẹ. Cuộc đời mẹ chẳng là một chuyện tình buồn và đẹp hay sao ?
Mẹ tôi có giọng hát rất truyền cảm và bà chỉ thích những bài ca buồn. Bà hay hát bài Biệt ly của Dzoãn Mẫn và Tristesse của Chopin lời Việt của Phạm Duy.
Mẹ tôi rất thích đọc truyện, bà có nguyên một tủ sách Tự Lực Văn Đoàn. Còn bé , tôi đã đọc Nửa chừng xuân, Hồn bướm mơ tiên và đã khóc thút thít.
Nhiều người khen mẹ tôi đẹp. Riêng tôi, tôi thấy bà rất có duyên và có đôi mắt thật buồn. Có lẽ vì vậy mà cuộc đời tình cảm của bà cũng phải buồn theo. Bà lên xe hoa năm 22 tuổi, 26 tuổi đã bước theo xe tang tiễn biệt người chồng yêu quý. Bà ở vậy nuôi hai anh em tôi khôn lớn, không hề nghĩ đến chuyện tái giá dù chung quanh bà không biết bao người xứng đáng muốn chắp nối cùng bà. Mỗi lần nhắc đến mẹ là ngòi bút tôi lan man không ngừng được.
Bây giờ xin trở lại những ngày lưu lạc giang hồ của gia đình tôi.
Sống với Việt cộng không được, gia đình tôi tìm cách dinh tê ( tiếng lóng ý nói tìm cách vào thành).Hành trình thật khó khăn vất vả.Thanh Hóa là vùng Việt cộng kiểm soát, Hà Nội là vùng Quốc Gia. Biết bao nhiêu trạm kiểm soát canh gác cẩn mật của Việt Cộng ở vùng biên giới. Đi tới đâu chúng tôi cũng phải giả vờ là dân địa phương, do đó không thể mang theo hành lý. Ra đi, mẹ tôi đau khổ nhất là phải rời xa ngôi mộ của bố tôi và để lại những chiếc khăn quàng đầy kỷ niệm.
Đến Hà Nội, trời cũng mới vào thu, tôi được ông anh họ dẫn đi chơi xem Hồ Hoàn Kiếm. Tôi đứng ngây người ngắm mấy cô gái mặc áo dài nhung với khăn quàng cổ, những chiếc khăn mỏng bay nhẹ nhàng phất phơ trong gió. Tôi chợt nhớ đến những chiếc khăn quàng của mẹ và thấy thương mẹ vô cùng.
Ở Hà Nội được hai năm thì Hiệp Định Geneve chia đôi đất nước. Gia đình tôi lại phải rời Hà Nội xuống Hải Phòng rồi di chuyển vào Saigon.
Ở Saigon mùa thu của tôi biến mất. Miền Nam chỉ có mưa nắng hai mùa. Tôi nhớ mùa thu vô cùng. Cũng may tôi đã lớn để biết tìm hình ảnh mùa thu qua những tập truyện, những bài thơ, những bài hát.
Tôi thuộc lòng và rất thich bốn câu thơ của Lưu Trọng Lư
Em không nghe mùa thu
Lá thu rơi xào xạc
Con nai vàng ngơ ngác
Đạp trên lá vàng khô….
Tuy có giọng hát ống bơ rỉ, tôi cũng thuộc lòng khá nhiều bài hát về mùa thu của các nhạc sĩ nổi tiếng. Vì thích mùa thu, nên có bài hát nào về thu là tôi nghe tới nghe lui, nghe đi nghe lại,nghe hoài không chán.
Cuối cùng, theo vận nước nổi trôi, gia đình tôi lại lưu lạc sang đất Mỹ. Tôi may mắn được định cư ở vùng Hoa Thịnh Đốn, nơi có thời tiết bốn mùa, nên lại được tái ngộ với mùa thu của tôi.
Ngôi nhà tôi ở, có rừng cây ở phía sau, nên các chú nai thường rủ nhau đến rong chơi.
Tôi trót yêu “ con nai vàng ngơ ngác” của Lưu Trọng Lư,và “con nai vàng hát khúc yêu đương” của Ngô thụy Miên, nên đành ngậm đắng nuốt cay khi mấy con nai đêm đêm cứ mò ra ăn sạch bách hết những cây hoa quý của tôi.Cuối cùng, tôi đành phải trồng hoa trong chậu trên cái deck cao sau nhà, mới không bị nai chiếu cố.
Những con nai đã hư đốn như vậy.Đám lá vàng cũng làm tôi mệt phờ người luôn.
Năm nào cuối thu, tôi cũng phải hốt lá vàng mệt nghỉ.
Ưóc gì tôi được trở lại cái thuở thích nằm trên những thảm lá vàng, và thích tung lá vàng thả bay theo gió. Tuổi thơ thật thần tiên.
Bây giờ nhìn thảm lá vàng là nghĩ ngay tới cái lưng già sắp còng thêm một tí vì phải lom khom hốt lá, và xương cốt sắp sửa rêm rêm. Chao ơi, ngán ngẩm làm sao cái tuổi già.
Nai thì phá như vậy, lá vàng cũng làm mình mệt nhoài. Vậy mà tôi vẫn yêu mùa thu, vẫn thương mấy chú nai và vẫn ngẩn ngơ nhìn những rừng lá vàng, lá đỏ. Có phải vì duyên nợ với mùa thu ?
Mùa thu ở vùng Hoa Thịnh Đốn của tôi đẹp lắm, đẹp đến não lòng người.
Có người bảo mùa thu Paris đẹp
Nhưng sao bằng mùa thu ở DC
Mùa thu Paris thường không có nắng
Mùa thu DC lá đỏ thắm dưới nắng vàng
Trời thật trong với gió mát dịu dàng
Ai cũng phải ngỡ ngàng vì mùa thu quá đẹp
Đầu thu 2013
Hồng Thủy

ĐOẢN KHÚC MÙA HÈ

Tùy bút Hồng Thủy
Ngày xưa ,thời Trung học ,mùa Hè đối với tôi là những ngày tháng tuyệt vời nhất .Hai chữ tuyệt vời nghe “sáo”quá , nhưng tôi không thể kiếm chữ nào diễn tả cho đủ nghĩa mùa Hè đối với tôi ngày ấy thú vị đến chừng nào .
Đối với một con nhỏ học trò trung học , học ban A như tôi .Ngoài những bài vở bình thường, lại còn phải học thuộc lòng cả những bài vạn vật chán phèo .Thỉnh thoảng lại thêm những bài thi lục cá nguyệt khiến tôi lúc nào cũng mệt mỏi , phờ phạc cả người .Chưa kể ,tôi lại có máu văn nghệ văn gừng và lại hay bận rộn hoạt động trong trường ,nên đầu óc lúc nào cũng như “đi mây về gió” .Do đó khi phải cố gắng ngồi chăm chú gạo bài nó khổ vô cùng .Bởi vậy được nghỉ học , không phải lo bài vở thì nhất rồi còn gì nữa mà chả thấy quá tuyệt vời ?
Tôi thích văn chương nhưng phải học ban Vạn vật vì ông ngoại tôi muốn tôi sau này học Dược.Tuy nhiên thay vì học pha chế thuốc , tôi lại đi học pha sữa cho con vì tôi trốn học lên xe bông rất sớm .
Bố tôi chết khi mẹ tôi còn rất trẻ , mới 26 tuổi .Ba mẹ con tôi về ở với ông bà ngoại .Mẹ tôi được bà ngoại cưng chiều, không cho làm việc trong nhà hay bếp núc gì cả .Tất cả thì giờ rảnh rỗi mẹ dành cả cho hai anh em tôi .Mẹ như một người chị lớn , một người bạn đối với chúng tôi .Mẹ trẻ trung , gần gũi , và đi đâu cũng theo tôi sát nút , khiến tôi không được đi chơi nhiều hay tự do đàn đúm với bạn bè. Bù lại mẹ thích du lịch ,nên mùa hè là anh em tôi được đi nghỉ mát ở Vũng Tầu hay Đà lạt.
Tôi mê biển , mê hoa phượng , mê những cây bàng của Vũng Tầu , và mê hoa bất tử , hoa Mimosa của núi đồi Đà Lạt từ thuở ấy.
Dù tuổi học trò đã xa lắc xa lơ .Tôi đã là bà nội bà ngoại từ lâu lắm và trên đầu đã hai thứ tóc , nhưng mùa Hè đến là những kỷ niệm với mẹ ,với anh trong những tháng Hè lại trở về .
Mùa Hè cuối cùng ba mẹ con đi chơi Vũng Tàu là Hè 1958 . Tôi mê nhất món canh súng ở quán Hồng Phượng Bãi Sau .Cũng là một loại canh chua cá nhưng họ nấu rất đặc biệt và thật ngon .Anh tôi thì thích ăn cua hấp ở tiệm cơm Tây Le Favori .Chả biết họ có chích bột ngọt vào con cua không mà cua ở tiệm này lúc nào cũng ngon ngọt .Vũng Tàu thuở ấy còn xe ngựa , tôi thích ngồi xe ngựa đi dạo quanh những con đường vòng quanh biển , dưới chân núi thật nên thơ .Buổi chiều , ba mẹ con hay thuê ghế nằm ngoài bờ biển ở Bãi Trước ngắm cảnh hoàng hôn xuống .
Lần nào đi Vũng Tàu về , mẹ tôi cũng mua thật nhiều nhãn và mắm ruốc Bà Gíao Thảo ngon có tiếng của Vũng Tầu về làm quà .
Sau khi lập gia đình với một chàng Hải Quân , tôi lại có dịp sống ở Vũng Tầu thêm bốn năm nữa .Chúng tôi may mắn được ở căn biệt thự của Hải Quân ngay Bãi Trước ,để đêm về được làm quen với tiếng sóng vỗ rì rào . Khi rời xa Vũng Tàu tôi đã lưu luyến đến chảy nước mắt và mang theo rất nhiều kỷ niệm khó quên .
Những kỷ niệm ở Vũng Tàu đã là nỗi nhớ khôn nguôi suốt hơn 40 năm tôi sống trên đất Mỹ.
Anh tôi sang bên kia thế giới đã 10 năm . Mẹ tôi thì đang ở trong Nursing Home ,bị lú lẫn nhiều nên chắc chẳng còn nhớ gì được nữa . Chỉ mình tôi hay nhớ quay quắt những mùa Hè đầy ắp kỷ niệm êm đềm của ba mẹ con .
Nơi tôi ở không có hoa phượng ,nhưng có những chú ve sầu luôn rền rỉ trong những buổi trưa Hè . Mỗi lần nghe tiếng ve kêu , lòng tôi lại thoáng ngậm ngùi nghĩ đến kỷ niệm xưa . Nhớ anh tôi và thương mẹ đến xót xa .
Hôm nay lúc tôi đang ở Nursing Home với mẹ thì trên màn ảnh TV chiếu phong cảnh một bãi biển thật đẹp .Thật bất ngờ , mẹ tôi lấy tay chỉ vào TV và nói như reo <cấp cấp>.Tôi ngạc nhiên không hiểu mẹ tôi nói gì .Một lúc sau bà bảo tôi lấy quần áo rồi mình đi . Bà chỉ vào khoảng không trước mặt và nói < xe đang chờ kia kìa , đi , đi >.Tôi hỏi <đi đâu ?> Bà trả lời <đi Cấp >.Bấy giờ tôi mới đoán , chắc bà đang nhớ những ngày Hè ở bãi biển Cap St Jacques của mẹ con tôi ngày xưa .Cap St Jacques thời đó ,sau này mới đổi tên là Vũng Tàu .
Thì ra người lú lẫn bất chợt cũng có lúc biết buồn , biết nhớ ,chứ không phải luôn luôn vô cảm như tôi nghĩ .
Mẹ tôi lẫn thật , nhưng cám ơn Chúa ,chắc bà cũng còn thấp thoáng nhớ được chút kỷ niệm đẹp của mùa Hè năm xưa ở Vũng Tàu . Tôi thật sự vui mừng khi biết mình không đến nỗi cô đơn…
Lúc chia tay mẹ đi về , tôi đã hôn vào má mẹ và nói thật to cho mẹ nghe thấy
Mẹ ngủ ngon nhé , mai mình dậy sớm đi Cấp.
Mẹ nhìn tôi gật đầu, gương mặt rạng rỡ ,nụ cười trẻ thơ trông ngu ngơ đến tội nghiệp. Tôi bước nhanh ra cửa ,nước mắt ngập bờ mi .
Hồng Thủy

TAN MƠ- Hồng Thuỷ

Bước vào phi trường VŨ khựng lại vì cảnh tượng quá đông đúc.Người ta xếp hàng dài dằng dặc nối đuôi nhau chờ “check in” trước quầy vé của hãng American Airline. Vũ không thể tưởng tượng được phi trường lại có thể bận rộn như vậy.Vũ ít khi đi du lịch hay đi đâu xa nên cứ tưởng sau vụ khủng bố 11 tháng 9 phi trường sẽ vắng hơn vì mọi người sợ đi máy bay. Không ngờ thiên hạ “điếc không sợ súng”, họ vẫn đi như trẩy hội. Nhìn đồng hồ Vũ lo sợ nhủ thầm “điệu này mình dám bị trễ máy bay lắm”. Hồi nẫy trên xa lộ, Vũ đã điên đầu vì nạn kẹt xe, bây giờ lại kẹt người. Vũ ngao ngán đứng xếp hàng nối vào cái đuôi của đoàn người dài như một con rắn khổng lồ. VŨ lẩm bẩm “mẹ kiếp,đúng là xuất hành vào thứ 6-13 có khác. Thiên hạ đi đâu mà đi lắm thế không biết”
Vũ đi FLORIDA để ăn cưới con người bạn rất thân. Huy học cùng với Vũ từ thời trung học. Lên đại học, hai người lại chọn cùng ngành nên thân nhau như hình với bóng. Rồi chính Huy lại rủ Vũ vào binh chủng nhẩy dù khi Vũ đang thất tình. Huy sang Mỹ được 10 năm theo diện HO, Vũ bảo trợ cho gia đình Huy khi mới sang. Sau đó vì việc làm, Huy dọn đi Cali, rồi lại dọn đi Florida.
Huy nói Huy thích Florida vì Florida có khí hậu và nhiều loại cây giống VN nên đỡ nhớ quê hương.
Từ ngày Huy dọn đi, đôi bạn chưa có dịp gặp lại nhau. Trong lá thư kèm theo thiệp cưới, Huy nhấn mạnh “Tao chỉ có thằng con trai độc nhất, mày không đi ăn cưới nó là tao từ mày luôn đó. Bẩy năm rồi chúng mình chưa có dịp gặp nhau. Tao có nhiều chuyện nói với mày lắm. Cố gắng đi nhé.”
Check in xong Vũ nhìn đồng hồ, còn 30 phút nữa là máy bay cất cánh. Vũ đi như chạy cho kịp giờ. Qua trạm kiểm soát an ninh, mọi người được đi thong thả trong khi Vũ bị giữ lại, phải dơ tay dạng chân để nhân viên an ninh rà soát khắp người. Xong xuôi Vũ chạy như bay tìm gate số 9. Hớt hơ hớt hải đến nơi Vũ mới biết máy bay trễ 1 tiếng. Vũ buột miệng chửi thề “sh…vậy mà mình chạy muốn tắt thở luôn, tụi làm quầy vé ngoài kia lờ mờ quá, chả cho mình biết gì cả”
Ngồi thở dốc một lúc cho hoàn hồn, Vũ đứng dậy đi tìm mua ly cà phê rồi gọi điện thoại báo cho Huy biết máy bay bị trễ.
Huy hỏi Vũ một câu thật lạ:
– Tóc tai quần áo mày hôm nay có chỉnh tề không vậy?
Vũ ngạc nhiên
– Đám cưới con mày chứ có phải đám cưới ông đâu mà mày hỏi kỹ thế?
– Gặp lại cố nhân thì trông phải ngon lành một chút chứ?
Vũ hơi bực
– Thằng này hôm nay ăn nói gì lạ thế, cố nhân nào mới được chứ
Huy vẫn tưng tửng
– Cù lần như mày thì chỉ có một cố nhân thôi chứ còn ai khác nữa.
Vũ khựng lại, giọng thảng thốt
– Mày nói sao, Trâm của tao ấy à?
– Bố khỉ, giờ này mà còn mơ mộng Trâm của tao. Tưởng mày lấy vợ lâu năm, con cái đầy đàn thì thay đổi rồi chứ, ai dè vẫn không khá được.
Vũ thật thà thú nhận
– Bao nhiêu năm rồi tao vẫn không quên được Trâm, mà mày gặp Trâm ở đâu vậy?
– Cách đây 2 tháng ở một trại bán cây. Tao đang chọn mua mấy cây hoa thì nàng đi tới. Nàng nhận ra tao, chứ tao không nhận ra nàng. Nhà nàng ở cách nhà tao có 15 phút thôi, đúng là quả đất tròn.
– Lúc này trông Trâm ra sao?
– Đẹp não nùng.Chồng chết 3 năm rồi.Cancer phổi. Có 2 thằng con trai.
– Chết tao rồi, như vậy làm sao tao cầm lòng cho đậu
– Đừng quên vợ mày dữ như bà chằng, nó cho một đường dao phay là xong đời con ạ. Thế bây giờ mày có muốn tao nhờ nàng ra phi trường đón mày không ?
Vũ vội vàng nói ngay
– Chớ, chớ, mày đón tao để tao về nhà mày sửa soạn bộ vó cho đàng hoàng mới ra mắt nàng được chứ. Tự nhiên tim Vũ đập thật nhanh trong lồng ngực khiến giọng chàng như muốn hụt hơi: Trâm có biết tao đến hôm nay không vậy?
– Biết chứ,nàng hỏi thăm tao hoài. Hôm đầu tiên gặp tao nàng đã hỏi ngay: Anh có tin tức gì của anh Vũ không ?
– Tệ thật, vậy mà mày không phone cho tao biết ngay để hôm nay mới nói.
– Tại hôm gặp Trâm có cả vợ tao. Về nhà vợ tao nói liền: để cho gia đình mày yên ổn, không được cho mày biết, nhỡ mày khăn gói quả mướp đi theo cố nhân thì gia đình tan nát hết.
– Sao vợ mày lại biết chuyện tao với Trâm?
– Tao kể lâu rồi.
– Thằng chó chết, ngủ với vợ là cái gì cũng khai ra hết.
– Vợ tao biết chuyện nên lo lắm. Bà ấy bảo mày thì tối ngày lủng củng với vợ. Trâm thì available, gặp lại nhau như cá gặp nước, khó lòng giữ lắm.
Bà ấy cứ lèm bèm đề nghị là đừng mời mày đi ăn cưới nữa. Tao bực mình quạt cho một trận bà ấy mới thôi đấy.
– Vợ mày lạ thật, bà ấy đâu có thân với vợ tao mà lo canh chừng tao dữ vậy. Nếu bà ấy thân chắc tao chết quá.
– Đàn bà kỳ lắm mày ơi, không thân nhưng vẫn cứ ghen dùm. Họ lo bảo vệ cho địa vị người vợ chứ không riêng cho cá nhân nào hết. Bà ấy bảo để một ông chồng hư là các ông bắt chước nhau, nguy hiểm lắm.
– Phiền nhỉ, chưa gì đã gặp một con kỳ đà to tổ bố thế này thì còn làm ăn gì được nữa.
– Bộ mày tính chuyện gì à? Tao nghĩ chỉ nhẹ nhàng một tí cho đời lên hương thôi. Gìa rồi, rắc rối chi cho khổ.
Vũ gắt
– Thằng này lạ nhỉ, ăn phải đũa của vợ mày rồi. Chưa gặp mà đã bà canh ông cản thì sống thế chó nào được.
Biết Vũ bực, Huy nói lảng
– Thôi, cứ chờ tới nơi rồi hạ hồi phân giải.
Ngồi trên máy bay, Vũ mơ màng nghĩ đến Trâm. Cuộc tình tan vỡ với bao nhiêu đắng cay lại trở về.
Ngày đó Vũ là một sinh viên nghèo đang kiếm việc làm thêm. Bà cô Vũ quen biết lớn, bà giới thiệu cho Vũ đến nhà một ông Luật sư nổi tiếng để kèm cho cô con gái cưng của ông học thi trung học. Ngày đầu tiên đứng trước căn biệt thự nguy nga rộng lớn Vũ đã ngại ngùng. Con gái nhà giầu chắc sẽ kiêu kỳ khó chịu lắm. Chàng không ngờ cô học trò của chàng lại thật đơn giản dễ thương. Đôi mắt nai tơ nhìn chàng e lệ bẽn lẽn, và cái miệng cười, chao ơi! có cái răng khểnh có duyên quá chừng chừng. Chàng bị tiếng sét ái tình đập trúng đầu ngay tức khắc. Nàng cũng bị ánh mắt tha thiết của ông thầy làm xao xuyến tâm hồn.
Tình yêu đến nhẹ nhàng như hương hoa theo gió. Vũ đang say sưa với mối tình đầu thì giông bão sẩy đến. Một hôm, không cầm lòng đậu, trước khi ra về Vũ đã ôm Trâm hôn say đắm. Hai người đang trong vòng tay nhau thì cửa xịch mở, ông Luật sư hiện ra như một hung thần. Ông nhìn cả hai bằng con mắt nẩy lửa và quát lên ra lệnh cho con gái vào nhà trong. Sau đó ông lấy tay chỉ ra cửa, nói với Vũ bằng một giọng thật lạnh: yêu cầu cậu bước ra khỏi nhà tôi ngay tức khắc. Từ nay tôi cấm cậu héo lánh tới đây. Tiền lương tôi sẽ đưa cho bà cô cậu sau. Tôi tưởng cậu là con nhà tử tế, tôi mới tin tưởng nhờ cậu kèm cho con gái tôi học. Ai ngờ cậu lại lợi dụng dụ dỗ nó.
Vũ vừa sợ vừa tức run cả người, chàng đỏ mặt lắp bắp
– Thưa bác cháu yêu Trâm thành thật chứ có dụ dỗ gì đâu mà bác nặng lời như vậy
Ông luật sư nhìn chàng mặt hầm hầm
– Hừ, yêu đương gì, cậu không biết nhìn lại mình sao,” đũa mốc mà chòi mâm son”.
Nói xong ông quay ngoắt vào nhà, để Vũ đứng với cảm giác ai vừa hắt vào mặt chàng một thau nước đá lạnh. Vũ bước ra khỏi căn biệt thự với nỗi đau đớn bẽ bàng.
Sau đó Trâm có đến nhà bà cô Vũ khóc lóc, xin cô tìm Vũ cho Trâm gặp mặt. Hai người mới gặp nhau được vài lần thì Bố Trâm biết, ông nổi trận lôi đình đòi đưa Vũ ra toà về tội dụ dỗ gái vị thành niên. Bà cô sợ hãi, khuyên Vũ nên chấm dứt với Trâm. Tuy đau khổ nhưng vì tự ái Vũ nghe lời cô, tránh không liên lạc với Trâm nữa, dù sau đó Trâm cố đi tìm Vũ.
Tình cờ Huy rất mê binh chủng nhẩy dù, nên rủ Vũ cùng ghi tên gia nhập. Vũ mừng rỡ bằng lòng ngay. Bước chân vào binh nghiệp, Vũ luôn tình nguyện đổi đi xa để Trâm không tìm cách liên lạc được nữa. Thế là chấm dứt mối tình đầu.
Nhân một lần nghỉ phép, Vũ đi chơi ĐÀ LẠT. Tình cờ gặp Loan trong một vũ trường. Nàng là chiêu đãi viên xinh đẹp nhất ở đó. Trong ánh đèn mờ ảo, thoáng thấy Loan cười, nụ cười với chiếc răng khểnh thật có duyên, Vũ như bị mê hoặc, choáng váng cả người. Chàng tưởng như gặp lại người xưa. Vũ say mê Loan qua hình bóng Trâm và cố chinh phục nàng cho bằng được. Vất vả lắm Vũ mới đánh bạt được một ông lớn quyền hành tiền bạc đầy mình, lén vợ, đang o bế cố gắng theo đuổi nàng.
Nghe tin Vũ định cưới Loan, bạn bè ai cũng bảo Vũ điên. Vũ còn nhớ rõ, khuyên nhủ hoài không được, Huy đã hét lên với chàng
– Mày có điên không, mang cả cuộc đời ra chỉ để đổi lấy nụ cười của cố nhân. Làm sao mày hợp được với một người như Loan mà đòi cưới làm vợ?
Tuổi trẻ điên cuồng, mặc cho gia đình, bạn bè ngăn cản. Vũ vẫn lấy Loan.
Tình yêu bồng bột của Vũ tàn mau như đống lửa rơm. Loan không có căn bản học vấn, hoàn cảnh gia đình cũng hoàn toàn khác với gia đình Vũ, nên hai người không có được sự thông cảm hoà hợp. Ngoài tình chăn gối, hai người là hai ốc đảo riêng tư. Những đứa con lần lượt ra đời là những sợi dây ràng buộc khiến Vũ không nỡ rời xa.
May cho Vũ là lần này Loan lại không chịu đi ăn cưới, viện cớ muốn để dành ngày phép về VN thăm gia đình. Thật ra vì Loan không ưa vợ Huy. Loan luôn có ý nghĩ vợ Huy phách lối, lúc nào cũng ta đây có học, là cô giáo, và coi thường Loan. Vũ biết Loan quá nhiều mặc cảm nên nghĩ như vậy, thật ra hai người tính nết khác nhau, nên khó thân thiết với nhau thôi. Vả lại đôi khi Loan ăn nói bậm trợn quá, nên vợ Huy không thích. Chỉ vì hai bà vợ, mà hai ông chồng tuy rất thân nhau cũng ít có cơ hội gặp gỡ.
Florida đón Vũ bằng một ngày nắng đẹp. Huy ôm bạn mừng rỡ, ngắm bạn từ đầu đến chân rồi gật gù:
– Trông mày còn phong độ lắm, đủ sức làm cho tim ai kia phải thổn thức.
Ngồi trên xe từ phi trường về nhà, Vũ hỏi thăm về Trâm tới tấp khiến Huy phải kêu lên
– Tao tưởng hơn sáu bó rồi thì ái tình không còn sôi nổi nữa, ai dè mày vẫn quýnh quáng như xưa.
– Tao cũng tưởng trái tim già nua của mình không còn rung động được nữa. Không ngờ từ lúc nghe mày nói về Trâm, tim tao cứ hồi hộp thế nào ấy, có chết không chứ.
– Bỏ mẹ, gặp lại người xưa, ông lại đứng tim thì khổ lắm đấy.
Vũ chợt nhìn ra cửa xe reo lên:
– Này, cái dây hoa leo hồng hồng kia kìa, có phải là hoa ti gôn không?
– Đúng rồi, ở đây nhiều hoa ti gôn lắm. Có cả hoa phượng và hoa mẫu đơn nữa.
– Giống ở Việt Nam quá nhỉ. Nhìn hoa Ti Gôn tao lại nhớ ngày xưa Trâm mê bài thơ “Hai sắc hoa Ti Gôn” của TTKH lắm. Mê quá, nên nó vận vào người.
Vũ chợt nổi hứng ngâm nga nho nhỏ
“Bảo rằng hoa giống như tim vỡ
Anh sợ tình ta cũng vỡ thôi”.
Huy cười phá lên, giọng diễu cợt:
– Vỡ bét bè be ra rồi, chứ còn anh sợ gì nữa. Mẹ kiếp! lại bị ái tình vật nữa rồi. Tự nhiên ngồi ngâm thơ ông ổng, mặt cứ thộn ra thế kia thì chó nó cũng biết.
Thay quần áo xong, Vũ cứ đứng trước gương nắn đi nắn lại cái nút cà vạt mãi làm Huy sốt ruột:
– Lẹ lên không thôi trễ rồi đó.Trâm dặn phải đưa mày lại sớm, để cậu mợ còn kịp ra ngoài biển ngắm mặt trời lặn. Tình đến thế thì thôi.
Vũ quay lại đưa ngón tay trỏ ngang miệng ra hiệu cho Huy ngừng nói:
– Coi chừng vợ mày nghe được, lại giảng luân lý cho tao bây giờ là khổ tao lắm đấy.
Huy ngừng xe trước nhà Trâm, Vũ bước xuống đưa tay chặn lên ngực nói với bạn bằng một giọng thành khẩn:
– Sao tự nhiên tim tao đập mạnh quá
Huy lắc đầu nhìn bạn cười, nói” Good luck’ rồi lái xe đi
Đứng trước căn nhà xinh xắn có dàn hoa giấy mầu xác pháo, và cây hoa trúc đào đang lả lơi theo gió, Vũ thấy hồi hộp lạ thường, bao nhiêu năm chưa gặp lại Trâm, không biết giây phút đầu tái ngộ nó sẽ ra sao?
Vũ đưa tay run run bấm chuông và bồn chồn đứng đợi. Cảm giác y hệt chàng trai mới lớn đi gặp đào lần đầu tiên. Cánh cửa vừa mở, tim Vũ như muốn nhẩy ra khỏi lồng ngực. Người đàn bà đẹp lộng lẫy diêm dúa kia, có phải là Trâm ngày xưa của chàng không?
Đâu rồi cái miệng cười có chiếc răng khểnh mà chàng đã mê mệt điên cuồng, liều lĩnh mang cả cuộc đời mình ra đánh đổi, để cố tìm lại chút hương xưa. Miệng cười của người đàn bà trước mặt, đang khoe với chàng hàm răng trắng đều đặn như bắp, thật xa lạ. Đâu rồi cái mũi xinh xắn hơi cong cong một chút trông thật đáng yêu, mà chàng vẫn say sưa ngắm mỗi khi Trâm cúi xuống làm bài tập. Cái mũi cao thẳng tắp, tạo cho nàng vẻ đẹp quá sắc sảo tây phương. Chỉ còn tiếng nói vừa cất lên, cho chàng tìm thấy một chút thân quen:
– Trời ơi! anh Vũ, em tưởng không bao giờ còn được gặp anh nữa.
Trâm nhìn chàng với ánh mắt xúc động mừng rỡ, dáng điệu nàng như muốn lao đến phía trước để ôm chầm lấy chàng, trong khi Vũ vẫn đứng chết lặng một chỗ, nhìn Trâm với cảm nghĩ đau đớn âm thầm: “sao em nỡ lấy đi mất của anh tất cả những hình ảnh thân yêu, mà anh hằng ấp ủ từ bấy lâu nay?”
Thấy Vũ đứng im lặng như trời trồng, Trâm lại tưởng Vũ ngỡ ngàng trước sắc đẹp của mình. Nàng vui vẻ hỏi:
– Anh thấy em thế nào?
Bao nhiêu cảm giác bồi hồi xúc động của Vũ biến đi đâu hết.Vũ ngạc nhiên thấy lòng mình bình thản lạ lùng.Tiếng nói bật ra như không phải của chàng, giọng nghe hơi lạnh, có pha chút gì chua chát
– Trâm khác nhiều quá, nếu gặp ở ngoài đường chắc anh không nhận ra được.
– Tại em già đi phải không?
– Không, vẫn trẻ, nhưng bây giờ em đẹp quá, trông khác hẳn, không phải là cô Trâm ngày xưa của anh nữa.
– Anh không thích em đẹp hơn à.
Tự nhiên Vũ thấy mình trở lại linh hoạt, miệng lưỡi dẻo quẹo của mấy ông hay tán phó mát với các bà
– Đàn ông nào lại chả thích đàn bà đẹp. Thích lắm chứ. Tiếc thật, đã lỡ hết rồi, anh đã vợ con đầy đàn làm sao dám mơ tưởng đến người đẹp như em được nữa.
Buổi gặp gỡ tưởng sẽ là một buổi “lòng cuồng điên vì nhớ”* long trời lở đất. Ai ngờ nó lặng trang, lặng như trái tim già nua của Vũ lúc này. Không còn những phập phồng loạn nhịp, không còn những hồi hộp ước mơ, không cả một ánh tình nồng nào vương nhẹ trong khoé mắt của kẻ tình si, mà trước giây phút được hội ngộ cố nhân, Vũ đã tưởng như có thể bỏ tất cả thật dễ dàng, để được trở về bầu trời dĩ vãng.
Ngồi bên Trâm suốt cả một buổi chiều, ngắm hoàng hôn trên bờ biển thơ mộng. Nghe Trâm nhắc lại những kỷ niệm xưa… Vũ chỉ thấy lòng nhẹ nhàng êm ả, tưởng như ngồi bên một người bạn cũ rất thân từ thời trung học, và đang nghe nàng tâm sự mối tình đầu của nàng với ai đó… của thuở học trò đã xa thật là xa.
HỒNG THUỶ
*1 câu trong bài hát HOÀI CẢM của NS CUNG TIẾN.


Đổi Kiếp-Hồi ký Hồng Thủy

Hồi ký Hồng Thủy

Đời sống bận rộn với những hối hả của cuộc sống trên đất Mỹ khiến 50 năm qua nhanh đến không ngờ.

Nhớ ngày nào của tháng 4 năm 1975. Chúng tôi rời quê hương trong lúc dầu sôi lửa bỏng với một tâm trạng lo buồn cùng cực. Lo vì không biết tương lai sẽ đi về đâu. Buồn vì bỗng dưng phải rời bỏ tất cả. Bỏ cuộc sống yên bình, đầy đủ, sung sướng bao nhiêu năm qua; bỏ quê hương thân yêu với biết bao kỷ niệm từ thời thơ ấu; bỏ mẹ tôi và ông ngoại già yếu bơ vơ.

Mọi việc xảy đến bất ngờ tưởng như một giấc mộng hãi hùng.
Chồng tôi đang là Chỉ huy trưởng Trung tâm huấn luyện Hải Quân Cam Ranh. Chúng tôi được ở trong bán đảo Cam Ranh thơ mộng. Vùng bất khả xâm phạm, chỉ dành riêng cho các cơ quan thuộc quân lực VNCH nên rất riêng biệt và yên tĩnh.

Ngôi nhà tôi ở là một biệt thự rộng lớn được Hải Quân xây từ thời Pháp thuộc. Căn nhà nhìn ra bãi biển thơ mộng để mỗi tối khi màn đêm yên lặng tôi có thể nghe được tiếng sóng vỗ rì rào. Những đêm sáng trăng ngồi trên ban công, tôi say sưa ngắm mặt nước biển lấp lánh ánh trăng vàng, thoảng trong gió phảng phất hương thơm nhẹ nhàng của những cây dạ lý hương ở góc vườn. Khi hè đến, hai cây phượng trước sân nhà đua nhau khoe sắc thắm như chào đón những chú ve sầu ca hát rộn ràng. Mùa xuân những cây mai vàng nở hoa rực rỡ, rải rắc thấp thoáng trên những đồi cỏ hai bên lối đi vào bán đảo. Đời sống thật êm ả, thần tiên.

Bỗng một hôm nhà tôi đi họp ở Nha Trang về, sắc mặt anh rất buồn, anh nói với tôi mình sắp mất nước rồi. Tôi nghe tưởng như tiếng sét bất ngờ giáng xuống trên đầu.
Suốt cả tuần sau đó, anh ăn cơm rất vội vàng rồi vào trung tâm họp hành liên miên; khi anh về nhà là điện thoại reo liên tục không ngừng.
Một hôm, anh đang ăn cơm thì có điện thoại ông tướng vùng gọi, nói chuyện xong, anh ăn rất vội vã rồi lái xe vào văn phòng dù đã quá giờ làm việc. Mãi tới nửa đêm anh mới về nhà. Anh nói tôi lo thu xếp quần áo cho tôi và hai đứa con gái, ngày mai anh sẽ gửi ba mẹ con theo máy bay Không Quân về Sài Gòn trước. Nghe anh nói tôi ngạc nhiên, bàng hoàng như người từ trên trời rơi xuống. Tự nhiên tim tôi đâp dồn dập, tôi hỏi như người hụt hơi
– Tại sao, tại sao vậy anh?
Giọng anh nghẹn ngào
– Quân đội được lệnh phải buông súng và rút lui. Việt Cộng chiếm dần hết các tỉnh miền Trung rồi.
Tôi nói với anh, tôi không muốn xa anh, cho tôi ở lại bên anh; chồng đâu vợ đó, sống chết có nhau. Tôi khóc như chưa bao giờ được khóc. Anh nói với tôi thời gian cấp bách lắm rồi, phải khó khăn lắm anh mới xin được 3 chỗ trên máy bay cho ba mẹ con tôi quá giang. Tôi phải đi trước cho anh yên tâm. Ngày mai anh sẽ liên lạc với không quân Mỹ xin chỗ cho 2 con trai tôi quá giang về trước. Anh ở lại lo cho gần 4 ngàn nhân viên và khóa sinh di chuyển về sau. Nếu mẹ con tôi còn ở lại, anh sẽ bận tâm lo cho gia đình và không làm việc được.

Cả đêm đó tôi không ngủ, đồ đạc không được mang theo vì không có chỗ, chỉ một cái va li nhỏ với mấy bộ quần áo của 3 mẹ con mà tôi sắp mãi chưa xong. Quần áo bao nhiêu, biết mang cái nào bỏ cái nào. Tôi cứ cầm lên bỏ xuống, vừa làm vừa khóc, mặt mày ngơ ngẩn, tóc tai rũ rượi như con mẹ điên. Trời ơi cả một cái nhà to lớn như vậy, bao nhiêu vật dụng, đồ quí, mà tôi chỉ được mang theo có vài bộ quần áo thôi sao.

Mấy mẹ con tôi về Sài Gòn được đúng 3 hôm thì đường giây điên thoại Sài Gòn – Cam Ranh bất khiển dụng hoàn toàn. Tôi không làm cách nào liên lạc được với chồng tôi nữa, lòng tôi như lửa đốt, tình hình chiến sự càng ngày càng sôi động.
Khi nghe tin Việt Cộng đã chiếm Nha Trang tôi như người điên, tôi khóc lóc gọi điện thoại tứ tung cho những người bạn Hải Quân của chồng tôi làm việc ở Sài Gòn để hỏi thăm tin tức. Không ai cho tôi nguồn tin rõ ràng, ai cũng nói những lời an ủi mơ hồ cho tôi yên tâm. Tôi biết mạng sống của chồng tôi và các khóa sinh đang treo trên sợi tóc. Nha Trang – Cam Ranh quá gần, chỉ vài quả pháo kích là Trung Tâm Huấn Luyện Hải Quân Cam Ranh biến thành tro bụi.

Suốt cả tuần tôi cứ ôm cái radio nghe tin tức và đọc kinh cầu nguyện liên miên. Cuối cùng chồng tôi và 4 ngàn khóa sinh cùng nhân viên cũng được tiếp cứu và đưa về Sài Gòn.
Ở Sài Gòn chồng tôi phải cấm trại lu bù, mỗi ngày thời gian được về nhà ăn cơm thật ngắn ngủi. Ăn xong phải vào trại liền. Chồng tôi luôn dặn dò những lời như trối trăn: Việt Cộng có thể tấn công Sài Gòn bất cứ lúc nào, nhiều cơ hội chúng sẽ vào theo ngả xa lộ Hàng Xanh, gần cư xá sĩ quan Thị Nghè là nơi gia đình tôi cư trú. Nếu như vậy, anh không thể trở về nhà lo cho tôi và các con. Anh sẽ phải cùng anh em chiến đấu, sống chết có nhau. Tôi phải tự lo cuộc sống không có anh, cố gắng nuôi con. Nếu Chúa thương cho anh còn sống, anh sẽ tìm cách liên lạc với tôi sau. Những lời dặn dò xé lòng đó làm tôi sống trong hãi hùng, lo sợ từng phút từng giây.

Chiều tối 29, đau xót thay, khi Việt Cộng trên đường tấn công Sài Gòn, tất cả quân nhân được lệnh tan hàng để lo di tản. Hải Quân được lệnh phải mang tất cả chiến hạm qua Phi Luật Tân để trao trả cho Hoa Kỳ, họ không muốn cho bất cứ chiến hạm nào lọt vào tay Cộng Sản.
Lúc đó gia đình tôi cũng chen chúc lên tầu một cách khó khăn như một thường dân vì anh là đơn vị di tản từ Cam Ranh về, không có tầu bè, không có bất cứ một phương tiện nào. Chúng tôi cùng đoàn người chờ đợi ở bến tầu, lũ lượt chen lấn nhau để lên một chiến hạm đang trong tình trạng sửa chữa ở Hải quân công xưởng. Tầu cố nổ máy để kéo lê giúp đoàn người đi tìm ánh sáng tự do dù không nước uống, không lương thực.

Ra đến Côn Sơn người Hạm trưởng định lái tầu quay trở lại vì bị áp lực của bà vợ đòi trở lại Sài Gòn. Bà có ông anh Việt Cộng làm lớn, bà hy vọng ông anh có thể giúp gia đình bà. Bà dọa nếu tiếp tục đi bà sẽ nhẩy xuống biển tự tử. Khi biết ông Hạm Trưởng sẽ lái tầu quay trở lại, các quân nhân đi quá giang trên tầu rất bất mãn, một số quân nhân Nhảy Dù nóng nẩy đòi giết ông Hạm trưởng vì họ không muốn chiếc tầu với gần 5 ngàn sinh mạng muốn đi tìm tự do phải quay trở lại sống dưới chế độ Cộng Sản. Thấy tình hình quá căng thẳng, chồng tôi là sĩ quan thâm niên nhất trên tầu phải ngăn cản và đứng ra dàn xếp. Anh liên lạc với ông Tư lệnh Hải quân đang ở trên một cái tầu khác xin phương tiện cho ông Hạm trưởng và gia đình ông trở lại Sài Gòn bằng 1 cái tầu nhỏ. Sau đó nhà tôi được lệnh làm Hạm trưởng lái chiếc tầu qua Phi Luật Tân. Tại đây tất cả tầu của HQ VN di tản đã tụ tập tại Subic Bay để giao trả lại cho Hải quân (HQ) Mỹ. Đoàn người di tản được chuyển sang một thương thuyền thật lớn của Mỹ để đưa đến trại tị nạn ở đảo Guam.

Tôi không sao quên được phút cuối cùng khi các quân nhân Hải quân VNCH rời tầu để chuyển giao lại cho HQ Mỹ. Mọi người đã làm lễ chào Quốc Kỳ VNCH một lần chót. Bài Quốc ca vang lên trong nghẹn ngào, mọi người nhìn lá cờ vàng ba sọc đỏ đang bay phất phới trên đài chỉ huy bị từ từ kéo xuống, ai cũng ngậm ngùi chảy nước mắt. Giã từ Việt Nam! Giã từ đất nước thân yêu!


Tất cả các quân nhân được yêu cầu cởi quân phục bỏ lại trên tầu để thay bằng quần áo dân sự. Nhìn anh buồn bã cởi bỏ bộ quần áo HQ tác chiến mầu xanh xám, bộ đồ anh mặc hàng ngày đi làm suốt bao nhiêu năm trời, lòng tôi đau thắt lại. Anh cầm bộ đồ và cái mũ trong tay ngần ngừ một lát, tôi không sao quên được nét mặt anh lúc đó, sau cùng anh buông tay cho bộ đồ và cái mũ rơi trên sàn tầu, và xách mấy túi hành lý bước vội đi như chạy trốn. Tôi dắt các con đi theo nước mắt ràn rụa. Tôi ngoái lại phía sau nhìn bộ quần áo và cái mũ của anh nằm trơ trọi trên sàn tầu, tôi có cảm tưởng như mình đã bỏ rơi một người thật thân yêu gần gũi. Nghĩ ngợi 1 giây, tôi vùng chạy trở lại, gỡ bộ lon của anh, bộ lon mà anh đã phải đánh đổi với hơn 20 năm binh nghiệp. Nhét vội bộ lon vào túi xách, tôi chạy theo anh cho kịp với đoàn người di tản đang xếp hàng để lên bờ. Bắt đầu từ giờ phút đó tôi mang cảm giác của một người vừa đổi kiếp.
Kiếp trước là người có một cuộc sống thật đầy đủ hạnh phúc, bỗng dưng “bừng con mắt dậy, thấy mình tay không”. Danh vọng tiền bạc biến hết. Hai vợ chồng, 4 đứa con thơ: đứa lớn nhất 13 tuổi, bé nhất 8 tuổi, phải rời bỏ quê hương, ra đi với 2 bàn tay trắng theo giòng người di tản không biết sẽ trôi dạt đến đâu.

Cũng may nước Mỹ mở rộng vòng tay chào đón những người tị nạn. Cho dù guồng máy chính trị của đất nước này đã dự phần trách nhiệm làm chúng tôi mất quê hương về tay Cộng Sản. Nhưng những người dân Mỹ tốt bụng, họ có trách nhiệm gì với chúng tôi đâu mà vẫn cố gắng giúp đỡ chúng tôi trong những bước đầu khó khăn, không cửa không nhà, không công ăn việc làm. Họ đón chúng tôi bằng cảm tình nồng ấm. Tôi nhớ mãi nụ cười của một bà lão da đen thật hiền hòa khi thấy tôi đi qua trước mặt bà. Những bàn tay nhỏ bé của mấy em học sinh, trên xe bus vàng của nhà trường, vẫy vẫy tôi, khi tôi đứng đợi đèn xanh để qua đường. Một người đàn ông Mỹ ân cần hỏi tôi có cần ông ta giúp khi thấy tôi khệ nệ ôm bịch đồ ăn mới mua ở chợ ra xe. Những cử chỉ nhỏ của thuở ban đầu đó, là niềm an ủi, niềm vui cho những kẻ tha hương chân ướt chân ráo đến một đất nước xa lạ.

Nhờ có bà dì ruột đã ở sẵn bên Mỹ vì chồng bà làm cho tòa Đại Sứ VN ở Washington DC, chúng tôi được trưởng nam của bà là Nguyễn Hoàng Diệu có quốc tịch Mỹ bảo lãnh gia đình và cho chúng tôi được tá túc trong nhà bà trong thời gian đầu khi mới đặt chân lên đất Mỹ. Hai vợ chồng, 4 đứa con ở chung trong một phòng dưới basement nhà bà. Tuy chật chội nhưng ấm cúng tình gia đình, nên chúng tôi rất vui mừng.
Khi tôi kể chuyện về thời gian đầu cho 1 cô bạn thân nghe, cô ấy đã trêu tôi “Trong thời gian ở chung như vậy làm sao hai vợ chồng mi làm ăn?” Tôi phì cười và ngẩn mặt ra “Ừ nhỉ, nếu tôi nhớ không nhầm thì suốt thời gian dài ở nhà bà dì, vợ chồng chúng tôi đã quên luôn “cái khoản đó”.
Ban ngày 2 vợ chồng lo đi lao động. Vợ đi làm bồi cho một coffee shop. Chồng làm cashier cho một tiệm ăn Hy Lạp. Cả 2 vợ chồng về đến nhà là mệt nhoài, lo cho 4 đứa con và cũng phải phụ lo cơm nước với bà dì. Tối đến vợ chồng con cái 6 mạng chui vào phòng ngủ chung, “làm ăn” gì nổi cơ chứ, và “làm ăn” cách nào, khi 4 đứa con với 8 con mắt tinh như ma ở xung quanh trong 1 cái phòng chả rộng rãi gì cho lắm. Lúc đó chúng tôi còn trẻ, vợ 34 tuổi, chồng mới có 43. Vậy mà cuộc sống bận rộn khiến chúng tôi chả nghĩ gì đến những chuyện “trần tục” đó, và quả thật cũng không thấy cần thiết nữa.

Sau khi dành dụm được 1 số tiền nhỏ, chúng tôi mới dọn ra riêng. Chồng tôi là một người cha thương con và lo cho con vô cùng. Cả 2 vợ chồng tôi đều coi việc lo cho các con là ưu tiên số 1. Hồi ở VN, cả 4 đứa con tôi đều học đàn piano. Cuộc di tản làm việc học đàn của các cháu gián đoạn gần hai năm trời. Sửa soạn ra ở riêng, chồng tôi nghĩ ngay đến việc phải cho các cháu được tiếp tục học đàn vì gián đoạn lâu quá sợ các cháu sẽ quên hết. Vì việc học đàn của các con, chúng tôi phải thuê nhà riêng để ở thay vì có thể ở apartment, mỗi tháng tiền thuê rẻ bằng nửa tiền thuê nhà, nhưng họ không cho phép đánh đàn vì sợ ồn làm phiền hàng xóm.
Có nhà ở rồi chúng tôi tính tới việc mua đàn cho các con tập dượt. Vì học đàn mà không có đàn để tập hàng ngày thì cũng như không. Việc mua đàn mới là một sự liều lĩnh ít ai dám làm vào thời điểm đó. Khi dọn ra ở riêng, sau khi mua 1 cái xe cũ để gia đình có phương tiện di chuyển, vốn liếng chúng tôi dành dụm trong thời gian ở nhờ nhà bà dì và tiền cơ quan thiện nguyện cho khi mới tới còn chưa được 2 ngàn đô. Chúng tôi đi kiếm mua 1 cái đàn cỡ trung bình giá là 1600 đô. Chúng tôi xin mua trả góp. Nhìn số lương của chúng tôi mà phải nuôi tới 4 đứa con, chủ tiệm đàn nói phải có người co-sign vì không đủ điều kiện để ký giấy mua 1 mình.
Tôi nhờ cậu em bảo lãnh gia đình tôi co-sign dùm cho chúng tôi mua đàn cho các cháu thì cậu tròn mắt lên ngạc nhiên nhìn tôi như nhìn một con quái vật và hỏi tôi bằng 1 giọng thật gay gắt “Anh chị có điên không? Bây giờ lo sao cho đủ ăn đủ mặc là may, còn bày đặt cho con học đàn. Bộ chị tưởng anh ấy vẫn còn là Đại tá HQ à? Em còn không nghĩ đến chuyện cho con em học đàn, huống hồ anh chị, mới chân ướt chân ráo đến đây, còn nghèo mạt rệp mà đã tính chuyện nuôi con như thời vàng son ở VN. Dẹp những chuyện viễn vông đó đi.” Biết là cậu em nói rất đúng, nhưng tôi cũng tủi thân và dù cố kìm hãm mà nước mắt vẫn ứa ra. Tôi kể lại cho nhà tôi nghe rồi hai vợ chồng bàn tới bàn lui, cuối cùng nhà tôi quyết định là vẫn mua đàn và trả cash luôn hết. Lý do vì chúng tôi nghĩ âm nhạc rất cần thiết cho đời sống, nó làm cho đời sống thăng hoa và tâm hồn con người phong phú hơn. Nếu các con tôi có thú vui giải trí là âm nhạc thì sẽ không còn thì giờ rảnh rỗi đàn đúm bạn bè để có thể sa ngã vào những thói hư tật xấu của tuổi trẻ.
Sau khi mua đàn cho các con, vốn liếng gia đình tôi còn đúng 90 đô. Chúng tôi đã tạo dựng cuộc sống mới trên đất Mỹ với con số khởi đầu là 90 đô. Mua đàn cho các con rồi thì phải lo tìm thầy dậy đàn cho chúng. Chúng tôi đã may mắn tìm được 1 bà giáo dậy đàn người Nhật. Bà Ellen Sakai rất tốt bụng, bà bằng lòng đến tận nhà dậy cho 4 cháu, mỗi tuần 2 giờ, mỗi đứa được học nửa giờ và chỉ lấy nửa giá là $10/1 giờ, thay vì giá của bà là $20/1giờ. Tiền lương 2 vợ chồng tôi vừa đủ cho việc trả tiền nhà, điện nước đổ xăng và tiền chợ. Bây giờ mỗi tháng phải chi thêm 80 đô tiền học đàn cho các con. Kiếm đâu ra bây giờ? 80 đô thời đó khá lớn, vì lương tối thiểu có $2.10/1 giờ rồi còn phải trừ thuế nữa.

Cuối cùng tôi kiếm được việc làm thêm ngày cuối tuần, dọn nhà cho một bà khách hàng người Mỹ vẫn đến coffee shop tôi làm uống café. Bà ấy bằng lòng trả tôi $20 cash mỗi lần đến dọn nhà, lau chùi, hút bụi cho bà Tôi mừng húm nhận lời liền. Tôi vui vẻ, hào hứng khi hút bụi, lau chùi cửa kính cho căn nhà rộng lớn của bà không nề hà công việc vất vả. Nhưng khi phải dọn dẹp phòng tắm và cúi xuống lau cái bồn cầu dù rất sạch sẽ, nước mắt tôi bỗng ứa ra. Tôi còn nhớ, tôi đã đóng kín cửa, đứng khóc lặng lẽ một mình rất lâu khi nghĩ đến những ngày vàng son ở VN và nghĩ đến thân phận mình bây giờ. Càng nghĩ, càng tủi thân và cứ đứng khóc mãi. Hôm đó tôi về nhà, lòng nặng trĩu u sầu. Nhưng buổi tối, khi nghe tiếng đàn réo rắt từ những bàn tay nhỏ bé của các con, tôi bỗng vui ngay và tự nhủ lòng “mình hy sinh cho các con được tiếp tục cuộc sống đầy đủ như những ngày còn ở VN, thì mình phải cảm thấy hài lòng và hãnh diện chứ, sao lại tủi thân và buồn!”

Từ đó, mỗi tuần khi dọn nhà cho bà khách hàng người Mỹ, đến lúc phải chùi cầu tôi không cảm thấy buồn nữa mà ngạc nhiên thấy mình rất vui vẻ và miệng còn hát líu lo. Tôi tiếp tục công việc dọn nhà cho tới hơn 1 năm sau, khi tôi học xong nghề Cosmetologist và đi làm rồi tôi mới “say goodbye” bà khách hàng của tôi.

50 năm qua, đời sống đã ổn định, các con đã thành đạt. Đời mình đã bước vào tuổi hoàng hôn, có thể “chợt tắt” bất cứ lúc nào. Tôi vẫn không quên được cái “thuở hàn vi” đó và cảm thấy thật hài lòng là vợ chồng tôi đã cố gắng hết mình để lo tròn bổn phận và trách nhiệm với 4 đứa con thân yêu, để chúng bước vào đời thật vững chắc và toàn vẹn.

Hồng Thủy


     

NỮ VĂN THI SĨ HỒNG THỦY BÊN MẸ HIỀN




Nhớ Mẹ Hiền

Con nhìn ảnh mẹ hôm nay
Lòng buồn nhớ đến vòng tay mẹ hiền
Mẹ đẹp như một bà tiên
Lời ru của mẹ giấc thiền yêu thương.

Mẹ là tiên nữ giáng hương
Mẹ là nguồn sống vô thường trời ban
Vạn lời tâm sự hỏi han
Bao la tình mẹ chứa chan ân tình.

Đời mẹ là một hành trình
Tảo tần gánh vác, một mình nuôi con
Mẹ là dòng chảy đá mòn
Một đời tình nghĩa sắc son tuyệt vời.

Dạy con chập chững vào đời
Dạy con từng chữ, từng lời khôn ngoan
Một đời mẹ đã chu toàn
Nhìn con khôn lớn hân hoan vui mừng.

Đời người trong cõi vô cùng
Trăm năm thân phận nghìn trùng chia tay
Bóng ai ẩn hiện tầng mây
Hình như bóng mẹ xum vầy bên cha.
Ngày xưa mẹ bào tuổi già
Con mừng tuổi mẹ ngọc ngà trời cho
Cuối đời buông gánh âu lo
Con thuyền buông lái bến đò quê hương

Tử sinh trong lẽ vô thương
Lời kinh trong những thánh chương bàng hoàng
Bây giờ con vẫn ngỡ ngàng
Mẹ đi về nước Thiên Đàng bên Cha.

Lê Tuấn

Kính viếng hương linh Cô (Tham Hựu) Mẹ của Hồng Thủy
Cháu là Lê Tuân, con bà Liên
Nhớ lại thời gian trước khi Cô đi định cư
Cháu vẫn thương đến thăm và thưa chuyện cùng cô.
Xin gửi bài thơ này đến VTS Hồng Thuỷ cùng góp tiếng
Qua bài thơ Nhớ Mẹ.

Kính viếng
Lê Tuấn & Thuý Dung



Ghi chú:
Tôi gọi Mẹ Hồng Thủy bằng Cô