Tìm kiếm Blog này

Thứ Sáu, 3 tháng 11, 2023

Thanksgiving 2023 Có Gì Lạ - Bản tin tổng hợp thời sự Quốc Tế Do Thái & Hamas Tại Dải Gaza


Thanksgiving Day falls on Thursday, November 23rd, 2023


Bạn đang suy nghĩ về nơi nghỉ ngơi trong Lễ Tạ ơn ở California? Chắc chắn có nhiều địa điểm mùa đông, ồn ào và bận rộn hơn để tổ chức Lễ Tạ ơn, nhưng tại đây, bạn sẽ tìm thấy hướng dẫn toàn diện nhất trên internet về 20 địa điểm đẹp nhất ở California để có một kỳ nghỉ thư giãn cùng gia đình hoặc khởi đầu kỳ nghỉ lãng mạn của một cặp đôi mùa.

Có rất nhiều sự kiện nghỉ lễ diễn ra vào khoảng thời gian nghỉ Lễ Tạ ơn nhưng cũng có những bãi biển, ngôi làng miền núi rộng lớn và những con đường mòn cũng đẹp như mùa hè, nhưng bạn có thể thấy mình được bao quanh bởi thiên nhiên và sự im lặng.

Các nhà hàng phục vụ tiệc tự chọn trong Lễ Tạ ơn hoặc món gà tây nướng truyền thống trong Lễ Tạ ơn hầu như có mặt ở khắp mọi nơi tại California và bạn sẽ tìm thấy các đề xuất cá nhân ở từng địa điểm bên dưới.
Dưới đây là những gợi ý tốt nhất của chúng tôi để có một Lễ Tạ ơn đáng nhớ!

Xin mời bấm vào bất cứ Thành Phố nào từ 1 đến 20. Bạn sẽ theo đường Link để xem hết chi tiết tất cả 20 địa điểm.




Ngày Lễ Tạ Ơn


Tạ ơn người cho ta nơi nương tựa

Trời tự do một sức sống an lành

Đón nhân sinh vượt qua bao khổ nạn

Ngọn đuốc nhân quyền bừng sáng long lanh.


Tạ ơn nước Mỹ, đất lành chim đậu

Cho muôn sinh, nương tựa an bình

Tình thương đó, tựa núi cao biển rộng

Vượt Thái Bình Dương bao nỗi hy sinh.


Tạ ơn vùng đất cho ta sống lại

Từ bạo quyền cộng sản lắm tang thương

Vượt đại dương về nơi đây chung sống

Sự sống vươn lên từ những đoạn trường.


Tạ ơn hoa, vì chúng sinh bừng nở

Ơn đất lành nuôi sống những kiếp người

Tạ ơn vòng tay ân tình rộng mở

Đời phong ba mưa gió đã mỉm cười.



Lễ tạ ơn, những chân tình vô lượng!

Chỉ một lần, không đủ nghĩa biết ơn

Người chân chính hãy thành tâm nhận diện

Vùng đất này nơi thay thế giang sơn.


Lê Tuấn


Tháng 11, Happy Thanksgiving! Tạ Ơn Quê Hương Thứ Hai, Cám Ơn Nước Mỹ!

-Kể từ tháng Tư Đen 75, Quê Hương không còn là “chùm khế ngọt” mà trở thành
chùm khế chát!” đắng tê đầu lưỡi! Nhiều người thương nhớ, trở về thăm cố quốc, lòng chợt bàng hoàng thảnh thốt, thất vọng não nề, đất nước không còn giống như trong tâm tưởng nữa rồi, mọi chuyện đời đều đã thay đổi… xấu đi thê thảm! Khi kẻ ác lên ngôi! tàn phá Đất Nước đau thương như thế! và một ý nghĩa buồn rầu nẩy ra, là mong sao…sớm trở về nước Mỹ!

Giờ chỉ biết:
“Chiều chiều ra đứng ngõ sau,
Trông về Quê Mẹ ruột đau chín chiều!”

Đau quá! Quê hương Việt Nam nơi sinh ra và lớn lên, dù thương nhớ, nhưng đã không ở được. Thôi thì xin nhận nước Mỹ này, là…Quê Hương!

Cảm tạ Trời, cảm tạ Người, cảm tạ Đời, đã giang tay, đón đứa những con lưu lạc, tuy có Tổ Quốc, mà cũng…như không! đến đây.

Trong đời sống chúng ta đã nhiều lần thầm lên tiếng cảm ơn. May mắn, tại Hoa Kỳ truyền thống tốt đẹp đã có cả mùa cảm ơn! Đó dịp Tạ ơn vào tháng 11 hàng năm, Lễ Thankgiving.

Như ai đó đã nói một câu gần như là chân lý: “Nước Mỹ tuy không phải là Thiên đường, nhưng là một nơi đáng sống nhất trên quả đất này!”.

Nhân Mùa Tạ Ơn, xin gởi tấm lòng biết ơn Hoa Kỳ- quê hương hiện tại và cuối cuộc đời mình! Thank You America!

Trong thời chiến, Việt Nam đâu phải là Quê Hương của họ, nhưng gần 60 ngàn Chiến Sĩ đồng minh Hoa Kỳ, vẫn anh dũng hy sinh nằm xuống, chỉ vì hai chữ Tự Do! Rồi ngày đau thương tan tác, Nước Mỹ vẫn mở vòng tay đón chào người dân ty nạn Việt Nam.

Chúng ta đã đến đây, đã sống, đã đoàn tụ và đã xây dựng để có cuộc sống ổn định, thế hệ thứ hai, đã bén rễ, thành công trên đủ mọi phương diện, ngành nghề.

“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” Giữ truyền thống nhớ ơn tốt đẹp, vào tháng 11, Happy Thanksgiving! Bây giờ đúng là lúc phải nói lời cảm ơn chân thành với nước Mỹ. Ít ra là mỗi năm một lần! Không thì đúng chúng ta, là kẻ vô tâm, vô ơn!

*Hội Truyền Thông Người Việt Bắc Cali, Sẽ Có Một Món Quà Nhỏ, Gởi Đến Tất Cả Quý Vị Tham Dự, Để Mừng Lễ Tạ Ơn 2023! Trong Buổi Chào Cờ Đặc Biệt Tháng 11 Này.




Nhân Mùa Tạ Ơn, Happy Thanksgiving! Nêu 6 Giá Trị Tuyệt Vời Của Nước Mỹ, Cho Dù Các Quốc Gia Khác, Có Tiền Tỷ Cũng Không Mua Được!

1. Ca sĩ nổi tiếng Madonna, từng nhổ nước bọt vào mặt một bà cụ, lập tức tòa án Liên bang phán quyết, cô phải bồi thường 5 triệu đô-la! Mỹ cho bà lão.
Quan tòa nói, sở dĩ mức phạt nặng như vậy, không phải bởi miếng nước bọt đó, đã mang đến tổn thương lớn ngần nào cho bà cụ. Lý do là với những người có tiền như ca sĩ Madonna, nếu chỉ phạt bồi thường từ 5 đến 50 ngàn đô-la, lần sau cô ấy chắc chắn sẽ tái phạm. Có thể cô ấy cũng sẽ gây tổn thương cho biết bao người khác nữa.

2. Ở Mỹ, không có một hãng truyền thông nào thuộc về chính phủ. Bởi vì pháp luật nước Mỹ quy định, không thể lấy tiền của dân chúng, để dát vàng, đánh bóng cho lãnh tụ, mà lừa mị, mê hoặc dân chúng.
Kênh truyền thông duy nhất mà chính phủ Mỹ bỏ vốn làm chủ, là đài phát thanh VOA của Mỹ, nhưng nó không được phép phát sóng trên đất Mỹ! Trong con mắt của người Mỹ, dư luận nên phải là tự do, nhiều nguồn, muôn hình muôn vẻ, thậm chí là mâu thuẫn, chống đối lẫn nhau. Đó mới là Tự Do Ngôn Luận!

3. Nước Mỹ coi trẻ em là tài sản quý báu của quốc gia, trẻ em được pháp luật che chở cẩn thận. Nếu bạn không có tiền gửi con ở nhà trẻ, chính phủ sẽ chi trả, hoặc không có tiền mua sữa bột, chính phủ cũng sẽ chu cấp. Ngoài ra còn có nhiều chính sách đặc biệt trợ cấp cho phụ nữ mang thai, sản phụ thu nhập thấp và trẻ em chưa đến 5 tuổi.
Các gia đình thu nhập thấp có thể nhận được bữa cơm dinh dưỡng sáng và trưa miễn phí. Nếu bạn không có tiền thuê nhà, chính phủ sẽ chi trả, hơn nữa, quy định trẻ nhỏ cần phải có phòng ngủ riêng. Ở nước Mỹ, bạn sẽ không bao giờ bắt gặp hình ảnh trẻ em đi xin ăn. Tuyệt vời không?
Có một bà mẹ mải mê bận rộn việc nhà, nhất thời không để ý trông con. Đứa con chẳng may ngã xuống bể bơi chết đuối. Trong lúc người mẹ đang đau khổ không thôi, thì bất ngờ nhận được giấy triệu tập của tòa án!
Lý do mà tòa án đưa ra vô cùng đơn giản, bà đã không làm hết trách nhiệm của một người giám hộ, nên sẽ phải đối mặt với việc bị tuyên án. Điều đó cũng giúp cảnh tỉnh ý thức chăm sóc con trẻ cho hàng triệu người mẹ khác.

Người Mỹ quan niệm, một đứa trẻ trước hết thuộc về bản thân nó. Đứa trẻ đó mang theo vô số quyền lợi sống, vốn có trong xã hội này. Không kể là bản thân nó có ý thức được hay không, không kể là nó có thể lớn lên thành người hay không, xã hội này có tầng tầng pháp luật để bảo vệ sự sống của nó!

4. Ở nước Mỹ, người dân có bệnh thì bệnh viện cần phải điều trị trước, sau đó mới gửi hóa đơn viện phí đến nhà bệnh nhân. Nếu bạn không gánh nổi khoản tiền trị liệu, thì các tổ chức từ thiện, hoặc chính phủ sẽ ‘ra mặt’ giải quyết. Trong trường hợp người nghèo khó, chỉ vì không có tiền chi trả viện phí, mà bệnh viện phải, ngưng điều trị, thì những người có liên quan, sẽ bị chất vấn và nhận sự chế tài, trừng phạt của pháp luật.

5. Trong chiến tranh vùng Vịnh lần thứ hai (nổ ra vào tháng 3/2003), quân Mỹ huy động lực lượng quân sự lớn mạnh tấn công tầm xa trong sa mạc. Quân đội của nhà độc tài Saddam Hussein binh bại như núi đổ, nhếch nhác bỏ chạy. Lúc này, trong cát bụi mịt trời, một chiếc xe vận tải của quân Mỹ, mất phương hướng, lạc vào trận địa của quân địch.
Người lái xe là một nữ quân nhân tên Lira, bị thương và bị địch bắt giữ làm con tin để uy hiếp quân Mỹ. Cô bị nhốt ở một nơi hẻo lánh bí mật và bị canh giữ sít sao. Vì để cứu Lira, quân Mỹ đã huy động đội đột kích Hải Báo, tấn công mãnh liệt khiến quân địch mất phương hướng, hoảng loạn tan vỡ.
Chỉ trong thời gian mấy phút, quân Mỹ đã giải cứu thành công Lira. Cô nhanh chóng được đưa về hậu phương điều trị. Chiến tranh kết thúc, Lira cùng với hai binh sĩ Mỹ từng bị bắt giữ khác trở về quê nhà và được chào đón như những người anh hùng. Quân đội Mỹ là thế đấy, họ sẳn sàng hy sinh cả một tiểu đội, để cứu một đồng đội!


6. Điều được giảng trong “Tuyên ngôn độc lập” của Mỹ không phải là quần thể, cộng đồng, quốc gia, thậm chí không hề giảng đến dân chủ. Điều được giảng là 3 quyền lợi lớn cho cá nhân: quyền sống, quyền được tự do và mưu cầu hạnh phúc. Ba quyền lợi này đều là quyền lợi của cá nhân, không phải là quyền lợi của quần thể hay quốc gia.
Những quyền lợi này có được ngay từ khi công dân Mỹ vừa mới sinh ra, chứ không phải do ai ban tặng. Mặt khác, những quyền lợi này có thể bảo vệ cá nhân, khiến họ không phải chịu đựng sự xâm hại của bất cứ ai. Chỉ có kiến lập trên cơ sở quyền lợi cá nhân, mọi người mới có thể có được một xã hội tự do chính nghĩa, tôn nghiêm và bình đẳng.
Như ai đó đã nói một câu gần như là chân lý: “Nước Mỹ tuy không phải là Thiên đường, nhưng là một nơi đáng sống nhất trên quả đất này!”.

Thank You America!




*Hội Truyền Thông Người Việt Bắc Cali, Sẽ Có Một Món Quà Nhỏ, Gởi Đến Tất Cả Quý Vị Tham Dự, Để Mừng Lễ Tạ Ơn 2023! Trong Buổi Chào Cờ Đặc Biệt Tháng 11 Này.

Vài Tin Đáng Chú Ý
Thù hận nhắm vào người Do Thái dâng cao bởi cuộc chiến ở Gaza




(Hình: Người Pháp biểu tình chống Chủ nghĩa Bài Do Thái tại Quảng trường Cộng hòa ở Paris)

-Tại Los Angeles, một người đàn ông hét to “giết người Do Thái” rồi tìm cách đột nhập vào nhà của một gia đình. Ở London, các bé gái trong sân chơi bị cho là “người Do Thái hôi hám” và không nên chơi cầu trượt. Ở Trung Quốc, những bài đăng so sánh người Do Thái với những loài ký sinh, ma cà rồng hay rắn tràn lan trên mạng xã hội, thu hút hàng nghìn lượt “thích”.
Đây là những ví dụ về các vụ việc bài Do Thái, đã gia tăng trên toàn cầu kể từ cuộc tấn công của các tay súng Hamas vào miền nam Israel hôm 7/10 dẫn tới cuộc chiến của Israel nhắm vào nhóm Hồi giáo Hamas ở Dải Gaza.

Ông Anthony Adler, 62 tuổi, phát biểu bên ngoài giáo đường Do Thái nơi ông đến cầu nguyện ở Golders Green, một khu phố ở London có cộng đồng Do Thái lớn, nói: “Đây là thời điểm đáng sợ nhất đối với người Do Thái kể từ Thế chiến Thứ hai. Trước đây, chúng tôi từng gặp nhiều vấn đề, nhưng mọi thứ chưa bao giờ tồi tệ đến thế này trong đời tôi”.

Ông Adler, người điều hành ba trường học Do Thái, đã tạm thời đóng cửa hai trong số đó sau ngày 7/10 vì lo ngại các cuộc tấn công vào học sinh, đồng thời đã tăng cường an ninh ở cả ba trường.

Ông nói: “Nỗi sợ hãi lớn nhất là sẽ có một cuộc tấn công ngẫu nhiên vào cộng đồng, vào gia đình và con cái chúng tôi”.

Ở những quốc gia có số liệu từ cảnh sát hoặc các nhóm xã hội dân sự, bao gồm Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Đức và Nam Phi, rõ ràng là số vụ việc chống Do Thái đã tăng lên vài trăm phần trăm kể từ ngày 7/10 so với cùng kỳ năm ngoái.

Ở một số quốc gia, chẳng hạn như Hoa Kỳ và Anh, các vụ việc kỳ thị người Hồi giáo cũng gia tăng kể từ ngày 7/10.

Trong trường hợp các vụ việc chống Do Thái, hầu hết đều bao gồm xúc phạm bằng lời nói, nói xấu hoặc đe dọa trực tuyến, vẽ bậy và bôi bẩn tài sản, cơ sở kinh doanh hoặc địa điểm có ý nghĩa tôn giáo của người Do Thái. Tấn công thể chất chiếm một tỷ lệ đáng kể.

Một chủ đề chung là sự tức giận trước cái chết của hàng nghìn người Palestine do Israel bắn phá Gaza. Sự tức giận này được viện dẫn để biện minh cho hành vi gây hấn bằng lời nói hoặc thể chất đối với người Do Thái nói chung, thường đi kèm với việc sử dụng những lời lẽ miệt thị và những câu nói bóng gió bắt nguồn từ lịch sử lâu đời của chủ nghĩa bài Do Thái.

Nhà khoa học chính trị Nonna Mayer, thành viên Ủy ban Tư vấn Quốc gia về Nhân quyền (CNCDH) của Pháp, một ủy ban nhân quyền độc lập, nói: “Dù quan điểm của họ về cuộc xung đột là gì, ngay cả khi họ cực kỳ chỉ trích chính sách của chính phủ Israel, người Do Thái đối với họ tương đương với Israel, tương đương với việc giết trẻ em Palestine”. Bà mô tả những gì đang nghĩ trong đầu của những kẻ đứng sau các vụ việc chống Do Thái.

‘Bất kỳ lý do nào’

Bầu không khí sợ hãi đối với nhiều người Do Thái còn tồi tệ hơn so với những đợt gia tăng chủ nghĩa bài Do Thái trước đây liên quan đến bùng phát bạo lực ở Trung Đông, một phần vì cường độ xung đột ở Gaza và một phần vì tổn thương ngày 7/10.

Bà Mayer nói: “Ý tưởng rằng Israel là nơi trú ẩn tối hậu, ý tưởng đó hoàn toàn tan vỡ bởi những gì xảy ra vào ngày 7/10”.

Vụ việc chống Do Thái rùng rợn nhất trên toàn cầu là vụ tấn công vào một sân bay ở vùng Dagestan của Nga vào Chủ nhật 29/10 bởi một đám đông giận dữ đang tìm kiếm người Do Thái để làm hại sau khi một chuyến bay đáp xuống từ Tel Aviv.

Giáo sĩ Alexander Boroda, chủ tịch Liên đoàn Cộng đồng Do Thái của Nga, nói tình cảm chống Israel đã chuyển thành hành vi gây hấn công khai đối với người Do Thái ở Nga.

Ông Shneor Segal, giáo sĩ trưởng Ashkenazi của Azerbaijan, cho biết vụ việc cho thấy “những kẻ chống Do Thái sẽ sử dụng bất kỳ lý do nào - cuộc khủng hoảng Trung Đông hiện tại chỉ là cuộc khủng hoảng mới nhất - để khủng bố số lượng còn lại của chúng tôi đang ngày càng suy giảm” ở Caucasus.

Một loạt vụ việc trên khắp thế giới cho thấy nỗi sợ hãi và căng thẳng đang ảnh hưởng đến cộng đồng Do Thái.

Tại Buenos Aires, học sinh tại một trường học Do Thái nổi tiếng được yêu cầu không mặc đồng phục thông thường để khó bị nhận dạng hơn, các bậc phụ huynh cho biết. Các trường khác đã hủy bỏ các chuyến đi cắm trại và hoạt động bên ngoài cơ sở của họ theo kế hoạch.

Tại Đại học Cornell ở vùng thượng New York, an ninh đã được tăng cường xung quanh Trung tâm Cuộc sống Do Thái sau các mối đe dọa trực tuyến, bao gồm cả lời kêu gọi đánh bom.

Tại Johannesburg, những người biểu tình ủng hộ Palestine đã tuần hành đến một khu vực có cộng đồng Do Thái lớn vào ngày 28/10, xé bỏ những bức ảnh của các con tin Israel ở Gaza khỏi các bức tường của một trung tâm cộng đồng trong khi buổi lễ Shabbat đang được tổ chức tại một giáo đường Do Thái gần đó.

Ông Akiva Carr, người có mặt trong giáo đường Do Thái khi vụ việc xảy ra, nói: “Tôi cảm thấy phẫn nộ đối với những người đang cố gắng hạn chế quyền tự do tôn giáo và quyền tự do đi lại của tôi, phần lớn là do chủ nghĩa bài Do Thái của họ”.

Các phản ứng chính thức đối với sự gia tăng chủ nghĩa bài Do Thái ở mỗi quốc gia đều khác nhau.

Tại Hoa Kỳ và Tây Âu, các nhà chức trách hầu hết đều nhanh chóng bày tỏ sự ủng hộ mạnh mẽ đối với cộng đồng Do Thái, tố cáo chủ nghĩa bài Do Thái và trong một số trường hợp tăng cường an ninh tại các địa điểm liên quan.

Tại Israel, sau vụ việc ở Dagestan, chính phủ khuyến cáo công dân nên “xem xét sự cần thiết phải đi ra nước ngoài vào thời điểm này” và kêu gọi người Israel cư trú ở nước ngoài cảnh giác và tránh xa các cuộc biểu tình.

Ở Trung Quốc, nơi chính phủ thường xuyên kiểm duyệt các từ hoặc cụm từ được coi là nhạy cảm trên mạng xã hội, không có dấu hiệu nào cho thấy họ đã thực hiện bất kỳ bước nào để hạn chế làn sóng bài Do Thái trên mạng xã hội.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói luật pháp Trung Quốc cấm sử dụng Internet để tuyên truyền chủ nghĩa cực đoan, hận thù sắc tộc hoặc phân biệt đối xử.

Thủ tướng Israel Netanyahu dứt khoát, cương quyết bác bỏ khả năng ngừng bắn tại Gaza!
(Hải Đăng)



(Hình: Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu, trong cuộc họp báo hôm thứ Hai (30/10), đã thẳng thắn bác bỏ ý tưởng ngừng bắn tại Gaza. Ông so sánh bất kỳ việc đình chiến nào ở Gaza đều là tương đương với đem đến chiến thắng cho Hamas.)

-“Kêu gọi ngừng bắn là kêu gọi Israel đầu hàng Hamas, đầu hàng chủ nghĩa khủng bố, đầu hàng hành vi man rợ”, ông Netanyahu nói với báo giới và cam kết rằng: “Điều đó sẽ không xảy ra”.

“Cũng giống hệt như Mỹ sẽ không đồng ý ngừng bắn sau khi Trân châu Cảng bị tấn công hoặc sau vụ khủng bố 11/9, Israel sẽ không đồng ý đình chiến với Hamas sau vụ khủng bố khủng khiếp hôm 7/10”, ông Netanyahu nói tiếp.

“Hôm nay, chúng tôi vạch ra ranh giới giữa các lực lượng văn minh và các lực lượng man rợ”, ông Netanyahu tuyên bố. Ông lập luận rằng các quốc gia nào không ủng hộ Israel trong “cuộc chiến tranh vì tương lai chung của chúng ta”, thì những nước đó là đang tự đặt họ vào con đường tổn hại.

“Nếu Hamas và trục ma quỷ của Iran chiến thắng, quý vị sẽ là mục tiêu tiếp theo của họ”, ông Netanyahu cảnh báo. Ông cũng cam kết sẽ chiến đấu đến khi nào Hamas bị tận diệt hoàn toàn.

Ông Netanyahu khẳng định rằng Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) không giống như Hamas cố ý làm những chuyện như nhắm vào thường dân, chặt đầu, hẫm hiếp và các hành động tàn ác khác, IDF sẽ cố gắng hết sức để tránh giết hại thường dân Palestine. Tuy nhiên, ông Netanyahu cũng thừa nhận rằng: “Dù vậy hầu hết các cuộc chiến tranh đều có dân thường thương vong không cố ý”.

Các nhà quan sát nhân quyền quốc tế hiện đã đang liên tục lên án Israel vì nước này trừng phạt tập thể toàn bộ người dân ở Gaza. Họ chỉ ra rằng việc Israel cố tình nhắm mục tiêu vào các bệnh viện, trường học, cùng các cơ sở hạ tầng dân sự khác, cũng như cắt nguồn cung thực phẩm, nước, dược phẩm và điện tới Gaza là vi phạm luật nhân đạo quốc tế. Israel biện minh rằng Hamas sử dụng các cơ sở dân sự làm lá chắn người và trưng dụng các hàng hóa viện trợ nhân đạo cho quân đội.

Hôm thứ Bảy (29/10), Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đã bỏ phiếu thông qua nghị quyết kêu gọi ngừng bắn ngay lập tức tại Gaza. 120 quốc gia đã bỏ phiếu ủng hộ nghị quyết này, 45 nước bỏ phiếu trắng, và chỉ có 14 nước phản đối, trong đó có Mỹ và Israel.




Một số dân biểu Đảng Dân chủ tại Hạ viện liên bang Mỹ cũng đã đang tìm cách thông qua một nghị quyết nhằm thúc giục Tổng thống Joe Biden tham gia cùng với họ trong việc kêu gọi ngừng bắn tại Gaza.

Từ khi tuyên chiến với Hamas sau khi nhóm này tấn công qua biên giới hôm 7/10, Israel được cho là đã giết hơn 8.300 người Palestine tại Gaza. Cơ quan nhân quyền Liên Hiệp Quốc cáo buộc Israel phạm tội ác chiến tranh, trong đó có tội diệt chủng.

Tuần trước, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres đã đưa ra nhận xét trong một bài phát biểu tại Hội đồng Bảo an rằng cuộc tấn công của Hamas đã không xảy ra theo kiểu “từ trên trời rơi xuống”. Ông lên án Israel đã bóp nghẹt người dân Palestine “trong 56 năm chiếm đóng hà khắc”.

Israel sau đó đáp trả bằng việc tuyên bố sẽ không cấp thị thực cho các quan chức Liên Hiệp Quốc nhập cảnh nhà nước Do Thái. Họ cũng yêu cầu Tổng thư ký Guterres phải từ chức ngay lập tức và cáo buộc ông này nỗ lực biện minh cho cuộc tấn công khủng bố của Hamas vào Israel hôm 7/10.

FBI cảnh báo nghiêm trọng: Cuộc tấn công của Hamas sẽ “truyền cảm hứng, tiếp lửa” cho mối đe dọa khủng bố nhắm vào Mỹ!



(Hình: Bộ trưởng An ninh Nội địa Alejandro Mayorkas, trái, Giám đốc FBI Christopher Wray, giữa, và Giám đốc Trung tâm Chống Khủng bố Quốc gia Christine Abizaid tuyên thệ trước khi điều trần tại Thượng viện Mỹ ngày 31/10/2023.)

-Cuộc tấn công của Hamas vào Israel sẽ khơi dậy mối đe dọa khủng bố lớn nhất đối với Hoa Kỳ kể từ khi ISIS nổi lên gần một thập kỷ trước, Giám đốc FBI Christopher Wray cảnh báo tại phiên điều trần quốc hội ngày 31/10.

Ông Wray nói rằng kể từ khi bắt đầu cuộc xung đột giữa Israel với người Palestine ở Gaza hồi đầu tháng này, nhiều tổ chức khủng bố nước ngoài đã kêu gọi tấn công người Mỹ và phương Tây, làm gia tăng mối đe dọa do những kẻ cực đoan bạo lực ở Mỹ gây ra.

Ông Wray nói:

“Hành động của Hamas và các đồng minh sẽ là nguồn cảm hứng mà chúng ta chưa từng thấy kể từ khi ISIS thành lập cái gọi là vương quốc của họ vài năm trước”.

Nhận xét này được đưa ra trong phiên điều trần trước Ủy ban An ninh Nội địa và Các Vấn đề Chính phủ của Thượng viện Hoa Kỳ, tập trung vào các mối đe dọa đối với nước Mỹ. Các quan chức cho biết chính phủ Mỹ đã chứng kiến sự gia tăng các mối đe dọa chống lại người Do Thái, người Hồi giáo và người Mỹ gốc Ả Rập kể từ khi giao tranh nổ ra ở Gaza.

Ông Wray cho biết số vụ tấn công vào các căn cứ quân sự của Mỹ ở nước ngoài bởi các nhóm dân quân được Iran hậu thuẫn đã tăng lên trong tháng này. Ông nói, các cuộc tấn công mạng của Iran và của các chủ thể phi nhà nước chống lại Hoa Kỳ có thể sẽ trở nên tồi tệ hơn nếu xung đột mở rộng.

Phái đoàn Iran tại Liên hiệp quốc đã không trả lời ngay yêu cầu bình luận.

Trong phiên điều trần, Bộ trưởng An ninh Nội địa Alejandro Mayorkas nói rằng sự căm ghét nhắm vào các sinh viên Do Thái ở Hoa Kỳ sau khi bắt đầu cuộc xung đột Israel và người Palestine ở Gaza đã góp phần làm gia tăng chủ nghĩa bài Do Thái.

Tuần này, Tòa Bạch Ốc đã tỏ ra cảnh giác trước các báo cáo về các vụ việc chống người Do Thái tại các trường đại học Hoa Kỳ vào lúc căng thẳng khiến các quan chức trường đại học phải thắt chặt an ninh.

Thượng nghị sĩ Josh Hawley, đảng viên Đảng Cộng hòa, chất vấn ông Mayorkas về lý do tại sao một nhân viên phụ trách tị nạn Hoa Kỳ, người được cho là đã đăng bài chống Israel trên mạng xã hội, lại chỉ bị đình chỉ công tác chứ không bị sa thải, đồng thời lưu ý rằng nhân viên này đang “ăn mừng nạn diệt chủng”.

Ông Mayorkas kêu gọi chớ coi các bài đăng đó phản ánh quan điểm của các nhân viên Bộ An ninh Nội địa Hoa Kỳ, đồng thời lưu ý rằng mẹ của ông là một người sống sót sau thảm họa diệt chủng Holocaust.

Bộ trưởng Tư pháp Mỹ Merrick Garland cho biết ông đã chỉ đạo Bộ hỗ trợ các nhà điều tra Israel thăm dò các dòng tài chính đến Hamas, bao gồm cả những dòng liên quan đến tiền điện tử.

Người Mỹ theo Hồi giáo nói với TT Biden: Không ngừng bắn ở Gaza, không có phiếu bầu!




(Hình: Các cử tri Hồi giáo đi bỏ phiếu tại một điểm bầu cử ở New York vào ngày 8/11/2016. Một số người Mỹ theo đạo Hồi tuyên bố không bỏ phiếu tái tranh cử cho Tổng thống Biden nếu ông không lập tức dùng ảnh hưởng của mình để bảo đảm một lệnh ngừng bắn ở Gaza.)

-Người Mỹ theo đạo Hồi và một số nhà hoạt động của đảng Dân chủ nói họ sẽ nỗ lực vận động hàng triệu cử tri Hồi giáo không chi tiền quyên góp và không bỏ phiếu cho việc tái tranh cử của Tổng thống Joe Biden vào năm 2024 trừ phi ông thực hiện các bước ngay lập tức để có lệnh ngừng bắn ở Gaza.

Hội đồng Dân chủ Hồi giáo Quốc gia, bao gồm các lãnh đạo đảng Dân chủ từ các bang đang cạnh tranh gay gắt có khả năng quyết định cuộc bầu cử, chẳng hạn như Michigan, Ohio và Pennsylvania, kêu gọi ông Biden sử dụng ảnh hưởng của mình với Israel để làm trung gian cho một lệnh ngừng bắn trước 5 giờ chiều ngày Ba 31/10, theo giờ miền Đông nước Mỹ.

Trong một bức thư ngỏ có tựa đề “Tối hậu thư ngừng bắn 2023”, các nhà lãnh đạo Hồi giáo cam kết vận động cử tri Hồi giáo “từ chối tán thành, ủng hộ hoặc bỏ phiếu cho bất kỳ ứng cử viên nào tán thành cuộc tấn công của Israel chống lại người dân Palestine”.

Hội đồng này viết: “Sự hỗ trợ vô điều kiện của chính quyền ông, bao gồm tài trợ và vũ khí, đã đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì bạo lực gây thương vong cho thường dân và làm xói mòn niềm tin của những cử tri trước đây đã đặt niềm tin vào ông”.

Cựu Dân biểu Hoa Kỳ Keith Ellison, tổng chưởng lý bang Minnesota và là người Hồi giáo đầu tiên được bầu vào Quốc hội, và Dân biểu Andre Carson của bang Indiana là đồng chủ tịch sáng lập của tổ chức trên.

Bức thư là dấu hiệu mới nhất cho thấy sự tức giận và thất vọng ngày càng tăng trong cộng đồng người Mỹ gốc Ả Rập và người Mỹ theo đạo Hồi về việc ông Biden không lên án các cuộc tấn công của Israel vào Dải Gaza sau cuộc tấn công ngày 7/10 của phiến quân Hamas ở Gaza, mà các quan chức Israel nói đã giết chết 1.400 người và bắt 239 con tin.

Cơ quan y tế ở Gaza hôm 30/10 cho biết 8.306 người, trong đó có 3.457 trẻ em, đã thiệt mạng trong cuộc tấn công dữ dội trên không và trên bộ kéo dài ba tuần qua của Israel.



Bệnh viện ở Gaza nổ tung

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu hôm 30/10 tuyên bố ông sẽ không đồng ý với bất kỳ việc ngừng tấn công nào vào Gaza. Người phát ngôn an ninh quốc gia Hoa Kỳ John Kirby nói “Hamas là bên duy nhất được hưởng lợi từ điều đó vào lúc này”.

Dân biểu Rashida Tlaib, một nhà lập pháp người Mỹ gốc Palestine đến từ Minnesota, hôm 30/10 công bố một đoạn video dài 90 giây trên X, trang mạng xã hội trước đây gọi là Twitter, chỉ trích sự ủng hộ của ông Biden đối với điều mà bà gọi là “chiến dịch diệt chủng của Israel ở Palestine”, và nói thêm rằng “Đừng có mong nhận được phiếu bầu của chúng tôi vào năm 2024”.

Basim Elkarra, giám đốc điều hành của Hội đồng Thung lũng Sacramento về Quan hệ Mỹ-Hồi giáo (CAIR), cho rằng phiếu bầu của người Hồi giáo có thể rất quan trọng đối với ông Biden trong nỗ lực tranh cử nhiệm kỳ thứ hai vào năm 2024, đồng thời lưu ý thêm về 16 phiếu đại cử tri của Michigan đã giúp ông giành thắng lợi với mức chênh sít sao 2,6% vào năm 2020.

Những người Mỹ theo đạo Hồi ở Minnesota, nơi ông Biden dự định đến thăm vào ngày 1/11, tuần trước đã đưa ra tối hậu thư ngừng bắn tương tự, với thời hạn là trưa 31/10. Họ cho biết đã lên kế hoạch biểu tình vào ngày 1/11 khi tổng thống đến thăm bang của họ.

Ban vận động tái tranh cử của ông Biden không đưa ra bình luận ngay lập tức.

Một quan chức Nhà Trắng cho hay ông Biden đã tổ chức một cuộc họp hôm 26/10 với một số nhà lãnh đạo Hồi giáo, đồng thời cho biết thêm rằng các quan chức chính quyền tiếp tục gặp gỡ các thành viên cộng đồng Ả rập và Hồi giáo đang lo ngại về cách ông Biden xử lý cuộc khủng hoảng.

Mặc dù tự cho mình là một tổng thống theo chủ nghĩa Phục quốc Do Thái, nhưng ông Biden đã bổ nhiệm nhiều người Mỹ gốc Ả rập và người Hồi giáo vào các vị trí chính trị hơn bất kỳ người tiền nhiệm nào, trong đó có hai thẩm phán liên bang người Hồi giáo đầu tiên.

Jaylani Hussein, giám đốc điều hành của CAIR ở Minnesota, nói rằng các nhà lãnh đạo người Mỹ theo đạo Hồi ở các bang cạnh tranh khác có vai trò quan trọng đối với việc ông Biden tái tranh cử vào năm 2024 sẽ đưa ra yêu cầu tương tự.

“Chúng tôi dự kiến Wisconsin, Ohio và các bang khác cũng sẽ làm như vậy trong tuần này”, ông Hussein nói.

Ông Hussein cho hay ông không có lựa chọn nào khác ngoài việc bỏ phiếu chống lại ông Biden vào năm 2024 trừ khi ông kêu gọi chấm dứt giao tranh. Ông nói ông phát biểu với tư cách cá nhân chứ không phải thay mặt CAIR.

Ông Hussein cho biết khoảng 70% người Mỹ theo đạo Hồi ủng hộ ông Biden vào năm 2020.

Các nhà lãnh đạo cộng đồng người Mỹ theo đạo Hồi ở Michigan, Ohio và Wisconsin đã không trả lời ngay yêu cầu bình luận của Reuters.

Ahmet Tekelioglu, giám đốc điều hành của CAIR ở Philadelphia, cho hay người Mỹ theo đạo Hồi ở bang này đang kêu gọi ngừng bắn ngay lập tức nhưng ông không biết về kế hoạch đưa ra thời hạn

Cuộc Sống Thi Ca.

Thứ Tư, 1 tháng 11, 2023

Tiếp nối bản tin đầu tháng 11- 2023 - Từ báo Thắng Mõ San Jose

Tiếp nối bản tin ngày 11-1-23 

Hôm Nay, Ngày 1Tháng11: Lễ Kính Các Thánh Của Giáo Hội Công Giáo, Cũng Là Ngày Quốc Khánh Của Đệ Nhị Cộng hòa Việt Nam. Và Kính Chuyển Tin Thế Giới Theo Dòng Thời Sự - Lê Văn Hải





Hôm nay, ngày 1 tháng 11 ngày lịch sử:
-1 tháng 11 là ngày Lễ các Thánh, lễ rất quan trọng của người Công Giáo!
- Ngày Quốc Khánh của Đệ Nhị Cộng Hòa Việt Nam.
Lễ các Thánh
Ở Tây Phương ngày 1 tháng 11, được coi là một ngày lễ quan trọng và có ý nghĩa lớn với nền văn hóa của Kitô giáo. Ngày 1/11 là ngày Lễ Các Thánh (All Saints’ Day) hay còn gọi là Lễ Các Thánh Nam Nữ hoặc Lễ Các Chư Thánh. Đây là một lễ được tổ chức trọng đại vào ngày 1 tháng 11 hằng năm, trong Kitô giáo Tây phương, hoặc Chủ nhật đầu tiên sau Lễ Ngũ Tuần trong Kitô giáo Đông phương.

Ngày lễ này được tổ chức nhằm tôn vinh toàn thể các vị Thánh Kitô giáo đang hưởng phúc trên thiên đàng, gồm những thánh có tên tuổi và lưu danh.

Và vào ngày 1 tháng 11 hằng năm này, ở nhiều quốc gia có truyền thống Công giáo, như Katon của Thụy Sĩ, các Liên bang ở Đức, Ý, Pháp,..đều nghỉ ngày này. Còn tại một số tiểu bang ở Đức như Bayern, Saarland thì họ còn coi đây là một ngày lễ im lặng, tức là cấm việc nhảy múa và vui chơi ồn ào.

Ý nghĩa ngày 1/11

Theo như truyền thống của Giáo hội Công giáo thì hầu như trong thánh lễ Misa nào, cũng mừng kính thánh, tuy nhiên danh sách những vị hiển thánh thì có quá nhiều, lên tới hơn 10 ngàn vị! vậy nên không thể nào mừng kính tất cả trong suốt năm được.

Vậy nên ngày 1/11 cũng là ngày mà toàn thể người theo đạo Công giáo nhớ đến những vị thánh có danh và vô danh trọn vẹn tình nghĩa nhất.

Và cũng là ngày mà chúng ta chiêm ngắm hằng hà sa số những người đã được Hưởng Nhan Thánh Đức Kitô. Bên cạnh đó đây, cũng là một ngày cho chúng ta thấy tương lai của chính chúng ta, là lúc con người nhìn lại những gì đã trải qua và tìm đến sự thánh thiện, để được cứu rỗi.

Vậy nên có thể nói, ngày 1/11 là ngày có một ý nghĩa rất quan trọng với đạo Kitô giáo trên toàn thế giới.



Ngày 1 Tháng 1, Cũng Là Ngày Quốc khánh của Đệ Nhị Cộng hòa Việt Nam.

-Cuộc đảo chính tại Nam Việt Nam năm 1963, là cuộc đảo chính nhằm lật đổ chính thể Đệ nhất Cộng hòa Việt Nam, của Tổng thống Ngô Đình Diệm và Đảng Cần lao Nhân vị, do các tướng lĩnh Việt Nam Cộng hòa thực hiện, với sự ủng hộ của Chính phủ Hoa Kỳ, vào ngày 1 tháng 11 năm 1963. Cuộc đảo chính đã giết chết anh em Tổng thống là Ngô Đình Diệm và cố vấn Ngô Đình Nhu, chính thể Đệ Nhất Cộng hòa Việt Nam sụp đổ và Đảng Cần lao Nhân vị cầm quyền cũng bị giải tán theo, chuyển vai trò lãnh đạo Việt Nam Cộng hòa sang Hội đồng quân sự do Dương Văn Minh đứng đầu. Cuộc đảo chính được coi là bước ngoặt suy yếu của chế độ Việt Nam Cộng hòa ở miền Nam Việt Nam.

Dưới thời Đệ Nhị Cộng hòa của Việt Nam Cộng hòa (1967-1975), cuộc đảo chính này còn được sách giáo khoa lịch sử Đệ nhị Cộng hòa Việt Nam gọi tên là Cách mạng 1-11-63.

Sau cuộc đảo chính này, ngày 1 tháng 11 chính thức trở thành ngày quốc khánh của Đệ Nhị Cộng hòa Việt Nam ở miền Nam Việt Nam.

Tòa Bạch Ốc cũng tổ chức vui Halloween
Tổng Thống và Đệ Nhất Phu Nhân, tặng kẹo và sách cho trẻ em!

-Bầu trời xám xịt và mưa phùn tăng thêm phần ma quái, sách vở và kẹo tràn ngập trong trò chơi trick-or-treat đêm trước Halloween mà Tổng Thống Joe Biden và Đệ Nhất Phu Nhân Jill Biden tổ chức tại Tòa Bạch Ốc.

“Hallo-READ!” tổ chức hôm Thứ Hai, 30 Tháng Mười là sinh hoạt tặng sách và buổi đọc truyện của Đệ Nhất Phu Nhân, phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc Karine Jean-Pierre, Bộ Trưởng Giáo Dục Miguel Cardona và các tác giả.

Đệ Nhất Phu Nhân dự phần trong không khí đêm tiệc bằng đôi tai mèo, cái đuôi và chiếc mũi đen. Bà hóa trang thành con mèo của mình, Willow.


(Hình: Tòa Bạch Ốc trang trí cho sinh hoạt đêm trước Halloween 30 Tháng Mười, 2023, ở Washington, DC, do Tổng Thống Joe Biden và Đệ Nhất Phu Nhân Jill chủ trì)

“Hãy vui chơi và ăn thật nhiều kẹo nhé,” bà nói với một nhóm trẻ em hóa trang sau khi đọc “Ten Spooky Pumpkins”, tên một cuốn sách.

Bộ Trưởng Jean-Pierre khoác lên mình một vầng hào quang và đôi cánh thiên thần, bà chọn hóa tranh như vậy thay vì ma quỷ.

Sau khi đọc xong, Tổng Thống và Đệ Nhất Phu Nhân dành khoảng 90 phút chào đón trẻ em từ các trường công lập địa phương và các gia đình quân nhân được mời tham dự.

Khi những đứa trẻ mặc trang phục xếp hàng đi lên, Tổng Thống Biden bỏ kẹo M&M’s hoặc Hershey’s Kisses vào những chiếc hộp nhỏ đóng triện Tổng Thống vào túi hoặc xô của các em. Đệ Nhất Phu Nhân đảm nhận phát sách.

Jill Biden, cô giáo cả đời đi dạy, nảy ra ý định tổ chức “Hallow-READ!” với chủ đề và phong cách trang trí có các nhân vật văn học nổi tiếng, những câu chuyện ma quái và buổi đọc truyện ma, Tòa Bạch Ốc cho biết. Một ban nhạc quân đội trình diễn các bản nhạc hòa tấu “Thriller,” “Monster Mash,” và các ca khúc khác.

Tòa Bạch Ốc dự trù có khoảng 8,000 khách.

Nhiều cơ quan và cơ quan chính phủ liên bang cũng tham dự, các cơ quan có gian hàng rải rác ở khu vực phía Nam có đủ loại kẹo chocolate và các loại kẹo do Hiệp Hội Bánh Kẹo Quốc Gia và các công ty cung cấp. Nhà Xuất Bản Scholastic quyên tặng sách.

Happy Halloween 2023: 
Ma Có Thật Không? Khoa Học Nói Gì Về Ma?


-Mỗi lần tự hỏi ma có thật hay không, hãy nhớ đến câu: ‘Những tuyên bố bất thường cần có bằng chứng phi thường.’ (Nguồn:YouTube)

Chắc chắn có rất nhiều người tin vào ma quỷ – phần linh hồn còn lại sau khi người ta chết đi.

Trong một cuộc thăm dò năm 2021 được thực hiện ở Hoa Kỳ với 1,000 người, 41% cho biết họ tin ma có thật, và 20% cho biết bản thân họ đã từng gặp ma. Nếu tỷ lệ 20% đó là đúng, chỉ tính riêng ở Hoa Kỳ sẽ có khoảng hơn 50 triệu người gặp ma.

Bàn về chuyện gặp ma, nhiều người sẽ luôn cho rằng chỗ mình ở bị ma ám (chẳng hạn như ông hàng xóm than thở cửa hàng của mình có ma). Để làm cho câu chuyện thêm phần thuyết phục, họ có thể sẽ gửi cho chúng ta xem hàng tá video clip lấy từ camera an ninh, trong đó có những ‘hiện tượng lạ.’ Nhiều người còn đưa ‘thầy bắt ma’ tới để củng cố cho những ngờ vực của mình.

Một số video cho thấy những đốm sáng nhỏ lả lướt quanh phòng. Ở những nơi khác, quý vị có thể nghe thấy những giọng nói yếu ớt và âm thanh va chạm khi không có ai ở đó. Một số clip khác còn cho thấy một cuốn sách bay ra khỏi bàn và đồ vật tự rớt khỏi kệ.

Chắc hẳn quý vị không hiếm khi nghe được những câu chuyện tương tự như trên. Barry Markovsky, Distinguished Professor về xã hội học từ University of South Carolina, chia sẻ những xem xét về niềm tin vào những thứ như ma quỷ, người ngoài hành tinh, sức mạnh kim tự tháp và mê tín.

Cũng theo chủ nghĩa scientific skepticism (hoài nghi khoa học, hay hoài nghi hợp lý), giáo sư Barry Markovsky giữ quan điểm cởi mở và quan niệm rằng ‘những tuyên bố bất thường cần có bằng chứng phi thường.’ Hay nói cho dễ hiểu là ‘nói có sách, mách có chứng.’

Với “tinh thần” của tư duy tra vấn nghi hỏi (critical thinking), hãy xem xét ba câu hỏi sau:

Ma có tồn tại không?

Mọi người có thể nghĩ rằng họ đang gặp ma khi nghe thấy những giọng nói lạ, nhìn thấy đồ vật tự nhiên chuyển động, chứng kiến những đốm sáng hoặc tia sáng hoặc thậm chí là bóng người trong suốt. Tuy nhiên, không ai mô tả ma lớn lên ra sao, ăn thế nào, có hít thở không hoặc có tắm rửa không.

Vậy liệu ma có thể được tạo thành từ một loại năng lượng đặc biệt có thể bay lượn mà không tiêu tan? Nếu đúng như vậy, nó có nghĩa là khi ma phát sáng, di chuyển đồ vật và tạo ra âm thanh, chúng hoạt động giống như vật chất – mà vật chất là thứ có khối lượng và chiếm không gian, chẳng hạn như gỗ, nước, thực vật và con người. Ngược lại, khi bay xuyên qua tường hoặc biến mất, ma không được tính là vật chất.

Nhưng các nghiên cứu vật lý suốt hàng thế kỷ đã không phát hiện ra điều gì như thế tồn tại, đó là lý do tại sao các nhà vật lý nói rằng ma không thể tồn tại. Và cho đến nay, không có bằng chứng nào cho thấy bất kỳ bộ phận nào của con người có thể tiếp tục tồn tại sau khi họ chết.

Bằng chứng?

Chưa bao giờ trong lịch sử người ta ghi lại được nhiều chuyện gặp ma như vậy, một phần là do thời nay có camera và micro của điện thoại di động. Có vẻ như đó là những bằng chứng rành rành. Tuy nhiên, thực ra thì có rất nhiều bản ghi bị nhiễu do ánh sáng kém và thiết bị bị lỗi. Các chương trình săn ma (ghost hunting) nổi tiếng đã thuyết phục nhiều người xem rằng những hình ảnh mờ ảo và phản ứng cảm xúc là đã đủ bằng chứng rồi. Nhưng với các khoa học gia thì bấy nhiêu là không đủ.

Đối với tất cả các thiết bị mà thợ săn ma sử dụng để ghi lại âm thanh, điện trường và bức xạ hồng ngoại – chúng có thể trông rất khoa học, nhưng thực tế không phải vậy. Các phép đo sẽ vô dụng nếu không có kiến thức nhất định về thứ chúng ta đang đo.

Khi những thợ săn ma đến một địa điểm được cho là bị ma ám để ở đó một đêm và đo lường, họ thường tìm thấy thứ gì đó được cho là huyền bí. Đó có thể là một cánh cửa chuyển động (gió?), cảm giác ớn lạnh (khoảng trống trên tấm sàn?), đốm sáng (ánh sáng chiếu vào từ bên ngoài?), điện chập chờn (hệ thống dây điện đã quá cũ?), hoặc những tiếng va chạm và giọng nói thì thầm (những người trong nhóm ở phòng khác?).

Bất cứ thứ gì xảy ra, những người săn ma đều sẽ tập trung vào nó, giải thích đó là “bằng chứng” và không điều tra thêm.

Có những giải thích nào thay thế?

Trải nghiệm gặp ma có thể gây hiểu nhầm do những hạn chế của giác quan con người. Đó là lý do tại sao những câu chuyện giai thoại không thể thay thế cho nghiên cứu khách quan. Những vụ được cho là ‘bị ám’ thường có nhiều lời giải thích rõ ràng, không ma quái gì.

Quay lại với thí dụ ‘ông hàng xóm gặp ma trong cửa hàng’ ở đầu bài. Người ta đã xem lại các đoạn clip camera an ninh và thu thập thông tin về vị trí và cách bố trí của cửa hàng cũng như thiết bị chính xác được sử dụng trong các đoạn ghi hình.

Đầu tiên, “ma trơi”: Video ghi lại nhiều quả cầu ánh sáng nhỏ dường như đang di chuyển quanh phòng.

Trên thực tế, các đốm sáng này là những hạt bụi cực nhỏ bay gần ống kính camera, được đèn hồng ngoại của máy ảnh làm cho “nở hoa”. Việc chúng có vẻ như lơ lửng quanh phòng là ảo ảnh quang học. Hãy xem kỹ bất kỳ video về ‘ma trơi’ nào và quý vị sẽ thấy chúng không bao giờ đi sau các đồ vật trong phòng. Đó chính xác là vì chúng là những hạt bụi ở gần ống kính máy ảnh.

Tiếp theo, tiếng nói và tiếng va chạm: Cửa hàng nằm trong một góc trung tâm thương mại nhỏ sầm uất. Ba bức tường tiếp giáp vỉa hè, bãi bốc hàng và bãi đỗ xe; một cửa hàng liền kề. Micro của camera có thể đã ghi lại âm thanh từ ngoài trời, các phòng khác và khu vực lân cận. Ông hàng xóm chẳng thèm kiểm tra những khả năng này.

Sau đó là vật thể bay: Video cho thấy vật thể rơi khỏi kệ hàng. Kệ hàng nằm trên các giá đỡ có thể điều chỉnh được, một trong số các giá đỡ không được đặt đúng vào khe của nó. Trọng lượng của kệ khiến giá đỡ chạy vào đúng vị trí và có hiện tượng giật rõ ràng. Chuyển động này đã khiến một số đồ vật rơi khỏi kệ.

Sau đó, cuốn sách biết bay: Một thủ thuật đơn giản đã được thực hiện để tái hiện lại sự kiện: một sợi dây ẩn được dán bên trong bìa sách, quấn quanh khu bếp và chỉ cần dùng để kéo nó ra khỏi tầm quay của camera.

Điều cần cân nhắc cuối cùng: Hầu như tất cả các trải nghiệm ma quái đều liên quan đến những trở ngại trong việc đưa ra nhận thức và đánh giá chính xác – ánh sáng kém, cảm xúc chi phối, chứng tê liệt khi ngủ (bóng đè – sleep phenomena), ảnh hưởng xã hội, văn hóa, sự hiểu lầm về cách hoạt động của thiết bị cũng như niềm tin vào những lời kể trước đó của ai đó rằng họ đã gặp ma. Tất cả những điều này đều có khả năng gây ra những câu chuyện gặp ma khó quên.

Nhưng tất cả đều có thể được giải thích mà không cần ma phải có thật.

Nguồn: “Are ghosts real? A social psychologist examines the evidence” của Barry Markovsky, được đăng trên trang The Conversation.com.


Tin Quốc Tế Đó Đây

***
Quân Đội Do Thái Thông Báo Hạ Sát “Hàng Chục” Chiến Binh Tại Gaza


(Hình: Một trận địa Pháo binh Do Thái gần dải Gaza đang khai hỏa ngày 28/10/2023.)


-Hôm 30/10/2023, quân đội Do Thái thông báo đã hạ sát được “hàng chục” chiến binh trong các cuộc oanh tạc trong đêm vào dải Gaza để trả đũa vụ tấn công đẫm máu của tổ chức Hamas vào Do Thái hôm 7/10.

Theo thông báo của quân đội Do Thái, được hãng tin AFP trích dẫn, lực lượng của họ đã tiêu diệt được hàng chục chiến binh cố thủ trong các tòa nhà và các đường hầm và đã toan tấn công vào binh lính Do Thái. Họ cũng khẳng định trong những ngày qua đã oanh kích vào “hơn 600 mục tiêu của quân khủng bố”, trong đó có các kho vũ khí.

Về phần mình, tổ chức Hamas cho biết đã có các trận “ giao tranh ác liệt” tại miền Bắc dải Gaza trong đêm thứ ba liên tiếp, sau khi Do Thái gia tăng và mở rộng các chiến dịch tấn công trên bộ huy động thêm nhiều binh lính và xe tăng.

Theo tổ chức Trăng Lưỡi Liềm Đỏ Palestine, quân đội Do Thái đã nhiều lần oanh tạc vào khu vực chung quanh một trong những bệnh viện của họ, đe dọa đến tính mạng của các bệnh nhân và những thường dân đang lánh nạn trong bệnh viện. Do Thái vẫn cáo buộc Hamas dùng các bệnh viện làm nơi giấu vũ khí và chiến binh, cáo buộc mà Hamas đã bác bỏ.

Cũng theo thông tấn xã AFP, quân đội Do Thái hôm nay thông báo một chiến đấu cơ của họ đêm qua đã oanh kích vào nhiều mục tiêu ở Syria để đáp trả các vụ bắn rocket từ nước này sang Do Thái. Về phần Syria, trong một thông cáo, Bộ Quốc phòng nước này trong một thông cáo cho biết “kẻ thù Do Thái” từ vùng Golan bị chiếm đóng đã mở cuộc không kích vào hai vị trí của quân đội Syria.

Trong khi đó, căng thẳng gia tăng tại biên giới giữa Do Thái với Liban sau khi các tổ chức vũ trang, trong đó có Hamas Palestine và Hezbollah Liban bắn sang Do Thái. Trong đêm qua, nhánh vũ trang của tổ chức Thánh chiến Hồi giáo Palestine cũng đã toan xâm nhập vào miền Bắc Do Thái.


Các vụ chạm súng diễn ra hầu như mỗi ngày tại khu vực này giữa quân đội Do Thái và các tổ chức vũ trang thân Palestine kể từ ngày 7/10, khi nổ ra chiến tranh giữa Do Thái và Hamas tại dải Gaza.


Những Người Chống Do Thái Tấn Công Một Phi Trường ở Dagestan Thuộc Nga


(Hình: Người biểu tình chống Do Thái tràn vào phi đạo của phi trường Makhachkala, thủ đô của Dagestan (nước Cộng hòa thuộc Nga), bao vây chiếc máy bay từ Tel Aviv vừa hạ cánh, tối 30/10/2023.)

-Hôm 30/10/2023, Cảnh sát Nga thông báo câu lưu 60 người bị tình nghi đã tham gia vụ tấn công vào một phi trường ở Makhachkala, thủ đô của Dagestan, nước Cộng hòa thuộc Nga, có đa số dân là Hồi giáo.

Trong bối cảnh căng thẳng do chiến tranh giữa Do Thái với Hamas tại dải Gaza của Palestine, đêm 29/10, một đám đông đã xông vào phi trường này dường như là để truy tìm những hành khách là công dân Do Thái trên một chuyến bay đến từ Tel-Aviv. Trong các vụ đụng độ với những người tấn công, 9 cảnh sát đã bị thương, theo thông báo của Bộ Nội vụ Nga, được hãng tin AFP trích dẫn.

Sáng 30/10, Cơ quan Hàng không Dân dụng Nga thông báo phi trường sẽ được mở lại sáng 31/10. Hoa Kỳ đã ngay lập tức lên án “các vụ biểu tình bài Do Thái”. Trong khi đó, Nga vừa lên tiếng cáo buộc Ukraine đứng sau vụ này. Từ Mạc Tư Khoa, thông tín viên Jean-Didier Revoin của Ðài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) tường trình:

“Hô vang Allahu Akbar (Thượng đế vĩ đại), nhiều người đàn ông đã vượt qua hàng rào an ninh để xông đến nơi đậu máy bay của phi trường. Các hình ảnh cho thấy những hành khách đang bước xuống từ một máy bay có thể là đến từ Do Thái. Vẫn những hành khách đó đã vội quay trở vào máy bay theo lệnh của phi hành đoàn, vào lúc hàng chục người đang chạy về phía máy bay.

Về phần mình, chính quyền Dagestan khẳng định đã kiểm soát được tình hình và lực lượng chống khủng bố đã được khai triển tại phi trường. Một số kẻ tấn công dường như đã bị khống chế. Chính quyền Dagestan kêu gọi người dân không nên có những hành động phạm pháp.

Các lãnh đạo cộng đồng Hồi giáo ở Nga kêu gọi tín đồ không nên nghe theo những lời kích động và hãy cố duy trì đoàn kết giữa các cộng đồng tôn giáo. Riêng đối với lãnh đạo nước Cộng hòa ly khai Bắc Ossetia, vụ này chính là do các thế lực bên ngoài giật dây.

Thật ra thì toàn bộ sự việc vẫn còn rất mơ hồ và không thể biết rõ ai đã là kẻ chủ mưu”.

Liên Hiệp Quốc Lo Ngại Gaza Rơi Vào “Hỗn Loạn”


(Hình: Hội Hồng Thập tự Palestine phân phát hàng cứu trợ cho người dân tại Deir al-Balah, miền Trung dải Gaza Strip, ngày 25/10/2023.)

-Mức độ trầm trọng của khủng hoảng nhân đạo tại dải Gaza tăng thêm một nấc trong bối cảnh Do Thái đẩy mạnh tấn công. Hôm 29/10/2023, trong lúc đoàn xe cứu trợ lớn nhất được phép vào Gaza qua cửa khẩu Rafah - Ai Cập, Liên Hiệp Quốc báo động có các dấu hiệu cho thấy “trật tự xã hội đang bắt đầu sụp đổ sau 3 tuần lễ chiến tranh và cấm vận Gaza”.

Theo thông tấn xã AFP, tuyên bố nói trên được đưa ra sau khi “hàng ngàn người xâm nhập vào các kho hàng cứu trợ và các trung tâm phân phối thực phẩm của Cơ quan Tỵ nạn Palestine ở Cận Đông của Liên Hiệp Quốc (UNRWA)”. Người phụ trách các hoạt động của UNRWA tại Gaza, Thomas White, ghi nhận tâm lý “hoảng sợ, tuyệt vọng” của dân chúng ở Gaza.

Đoàn 33 xe vận tải hàng cứu trợ hôm qua được coi là đoàn xe lớn nhất vào Gaza kể từ ngày 9/10, theo văn phòng điều phối nhân đạo của Liên Hiệp Quốc OCHA. Tuy nhiên, OCHA cảnh báo “cần phải có một số lượng cứu trợ lớn hơn gấp bội, và việc viện trợ phải diễn ra liên tục” để tránh cho tình trạng của thường dân Gaza trở nên thê thảm hơn nữa. OCHA nhấn mạnh đến các viện trợ thiết yếu về xăng dầu cho phép vận hành các máy móc y tế, máy bơm nước. Cho đến nay, Do Thái ngăn chặn mọi cung ứng về xăng dầu, với lý do Hamas có thể tước đoạt để sử dụng trong hoạt động chế tạo vũ khí và thuốc nổ.

Theo thông tấn xã AFP, trước khi Gaza bị phong tỏa, khoảng 500 chuyến xe chở hàng cứu trợ và hàng hóa khác vào Gaza hàng ngày. Kể từ ngày 21/10, tổng cộng 117 chuyến xe cứu trợ được phép vào Gaza, theo OCHA. Trong đó đa số chuyên chở dược phẩm và thiết bị y tế (70 xe) và thực phẩm (60 xe). Gaza cần ít nhất 100 chuyến xe cứu trợ mỗi ngày.

Hôm 29/10, thêm nhiều tiếng nói hối thúc để Do Thái mở đường cho cứu trợ khẩn cấp vào Gaza. Ngày 29/10, người đứng đầu Tòa án Hình sự Quốc tế (CII / CPI), Karim Khan, kêu gọi Do Thái “tạo điều kiện không chậm trễ để thường dân nhận được thực phẩm và thuốc men”. Lãnh đạo Tòa Hình sự Quốc tế nhấn mạnh “ngăn cản cứu trợ nhân đạo” vào Gaza có thể bị coi là một “tội ác”.

Theo Hamas, cuộc tấn công Gaza của Do Thái để trả đũa vụ 7/10, khiến hơn 8.000 người thiệt mạng, trong đó đa số là thường dân.

Theo Tòa Bạch Ốc, Tổng thống Mỹ Joe Biden, trong cuộc điện đàm với Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah al-Sissi, cam kết “gia tăng đáng kể viện trợ cho vùng lãnh thổ của người Palestine”. Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan nhấn mạnh: “dân thường ở Gaza là những người vô tội, cuộc sống của họ phải được bảo vệ”.

Theo ghi nhận của thông tín viên RFI Loubna Anaki, lập trường của chính quyền Mỹ như vậy rõ ràng đã có phần thay đổi so với cách nay ít ngày, khi Hoa Thịnh Ðốn nhiều lần khẳng định “chiến tranh là chiến tranh, sẽ có nhiều thường dân thiệt mạng”, hay “chúng tôi không đặt ra các lằn ranh đỏ với Do Thái tại Gaza”.


Chiến Tranh Do Thái-Hamas: Gaza, 
“Xà-Lim Nhỏ Nhất Thế Giới” Đối Với Người Palestine



(Hình: Một gia đình người Palestine tại Rafah, trong dải Gaza, trở lại nhà sau một trận oanh kích của Do Thái, ngày 30/10/2023.)

-Từ ngày 7/10/2023 đến nay, dải Gaza đã trở thành bãi chiến trường, với các trận mưa bom và đạn pháo dồn dập đến từ Do Thái và những cuộc giao tranh trên bộ giữa quân đội Do Thái và lực lượng Hồi giáo Hamas bắt đầu diễn ra. Nạn nhân chính của cuộc chiến là hơn 2 triệu người Palestine sinh sống ở Gaza, với con số tử vong khủng khiếp.

Trả lời Ðài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI), Rami, một người cha trẻ tuổi có 3 đứa con nhỏ hiện cư ngụ tại Gaza, đã không che giấu nỗi tuyệt vọng khi phải sống tại một nơi mà theo anh là một “xà-lim nhỏ nhất thế giới”.

Từ Jerusalem, thông tín viên RFI Sami Boukhelifa đã ghi lại nội dung cuộc nói chuyện qua điện thoại với Rami.

Rami đã bắt máy điện thoại, với Dhahab, đứa con út, vẫn nằm trong vòng tay. Đường dây rất xấu, phải mất thời gian trước khi kết nối được, và Rami đã lên tiếng chia sẻ nỗi tuyệt vọng của mình.

Anh nói: “Các vụ dội bom thật khủng khiếp, tạo ra một tiếng nổ kinh hoàng…. Thật là khủng khiếp. Tôi không còn ăn uống gì nữa vì ăn để làm gì khi ai ở đây cũng phải chờ chết. Rất có thể là ngày mai hay ngày kia, dẫu sao thì điều đó chắc chắn sẽ xảy ra”.

Ngoài bé Dhahab, 1 tuổi rưỡi, Rami còn là cha của Adam 10 tuổi và Line 6 tuổi. Cách nay một tuần, trong lần phỏng vấn đầu tiên, anh còn nói là đang đấu tranh vì sự sống còn của người thân, thế nhưng giờ đây, anh hoàn toàn buông xuôi, cho rằng “Chẳng có ai muốn sống trong địa ngục cả”.

Rami không ngần ngại so sánh: “Bạn cho rằng Gaza là một nhà tù lộ thiên lớn nhất thế giới sao. Không đâu. Đó là một xà-lim nhỏ nhất thế giới. Gaza là nơi đông dân nhất, và lãnh thổ của chúng tôi hiện đã bị thu hẹp vì quân đội Do Thái sẽ chiếm đóng miền Bắc Gaza. Dân số không thay đổi, nhưng không gian sinh tồn chỉ còn một nửa. Phải cần đến một phép màu mới vượt qua được mọi điều”.

Giống như nhiều người dân Gaza khác, Rami đã dùng bút viết ngay trên người của các đứa con của anh tên của chúng và số điện thoại của anh. Rami giải thích: “Điều này là để chúng có thể được nhận dạng trong trường hợp bị Do Thái tấn công”.

Ngoại Trưởng Cleverly: Anh Thu Xếp Tạm Dừng Chiến Sự Vì Nhân Đạo ở Gaza


(Hình: Ngoại trưởng Anh James Cleverly.)

-Hôm 30/10/2023, Ngoại trưởng Anh cho biết Anh đang cố gắng sắp xếp việc tạm dừng các hành động thù địch ở Dải Gaza để có thể chuyển thêm viện trợ nhân đạo tới những người Palestine đang bị bao vây, theo thông tấn xã Reuters.

Ngoại trưởng Anh James Cleverly nói rằng viện trợ nhân đạo đang nhỏ giọt vào Gaza và số lượng cần phải tăng lên đáng kể.

“Chúng tôi đang làm việc rộng rãi với người Ai Cập, với người Do Thái và những người khác để cố gắng tạm dừng nhân đạo, tạm dừng để chúng tôi có thể đưa viện trợ nhân đạo đó đến những người cần nó”, ông Cleverly nói với thông tấn xã Reuters tại tư gia của Đại sứ Anh ở Abu Dhabi.

Tuy nhiên, ông không ngừng kêu gọi ngừng bắn hoàn toàn trong cuộc xung đột.

Theo các cơ quan y tế Palestine, cho đến nay, Do Thái đã từ chối các lời kêu gọi quốc tế, bao gồm cả Liên Hiệp Quốc, về việc tạm dừng vì nhân đạo đối với các cuộc ném bom vào Gaza khiến một triệu người phải di dời và giết chết hơn 8.000 người.

Do Thái đã hành động sau khi các tay súng Hamas tiến hành một cuộc tấn công xuyên biên giới vào ngày 7/10. Chính quyền Do Thái cho biết các phiến quân này giết chết khoảng 1.400 người và bắt ít nhất 239 con tin.

Ông Cleverly dự kiến sẽ gặp Ngoại trưởng Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất Sheikh Abdullah bin Zayed Al Nahyan vào chiều tối 30/10.

Tưởng Niệm Nạn Nhân Thời Stalin Gần Trụ Sở Cơ Quan An Ninh Nga


(Hình: Đại sứ Hoa Kỳ tại Nga, bà Lynne Tracy đặt hoa tại một điểm tưởng niệm các nạn nhân thời Stalin, gần Cơ quan An ninh Nga (FSB) tại Mạc Tư Khoa, ngày 29/10/2023.)

-Nhiều nhà tranh đấu Nga duy trì việc tưởng niệm các nạn nhân thời Stalin trong bối cảnh chính quyền Putin gia tăng đàn áp các tiếng nói chỉ trích. Hôm 29/10/2023, một ngày trước dịp kỷ niệm chính thức 30/10 hàng năm, nhiều hoạt động tưởng niệm diễn ra trên khắp cả nước.

Tại Mạc Tư Khoa, nhiều người Nga và Ðại sứ nhiều nước phương Tây, trong đó có các Ðại sứ Mỹ và Pháp, đã đặt hoa tại tượng đài tưởng niệm các nạn nhân thời Stalin ở quảng trường Lubianka, gần trụ sở cũ của Cơ quan Mật vụ Liên Xô (KGB), và là trụ sở của Cơ quan An ninh Nga (FSB) hiện nay. Chính quyền cấm tập hợp đông người tại quảng trường này vào hôm qua.

Trả lời thông tấn xã AFP, ông Oleg Orlov, một thành viên của Memorial, cho biết bất chấp lệnh cấm của chính quyền, một số người vẫn có mặt tại khu tượng đài. Tuy nhiên, việc xướng tên các nạn nhân thời Stalin, do tổ chức Memorial, đồng giải thưởng Nobel Hòa Bình 2022, tổ chức hàng năm tại quảng trường Lubianka vào dịp này kể từ năm 1991, đã không thực hiện được vào năm nay.

Trong bối cảnh lễ xướng tên nạn nhân không diễn ra tại quảng trường Lubianka, Memorial đã tổ chức nhiều cuộc xướng tên khác tại một số nơi mang tính biểu tượng tại thủ đô, như nơi ở trước đây của các nạn nhân, nghĩa trang, hay trước một nhà tù. Lễ xướng tên cũng diễn ra tại nhiều thành phố khác, như Volgograd, tên của Stalingrad cũ, tại Novossibirsk, Tyumen và Irkutsk, cũng như ở ngoại quốc, theo báo mạng Anh ngữ Moscow Times.

Theo giới sử gia Nga và phương Tây, các đàn áp dưới thời Stalin, với đỉnh điểm là cuộc đại thanh trừng 1937-1938, khiến khoảng 20 triệu người chết. Chính quyền Putin không phủ nhận các tội ác thời Stalin, nhưng cố tình giảm nhẹ quy mô đàn áp, coi đây chỉ là một thảm kịch chung chung, không có các thủ phạm thực sự. Cùng lúc đó, nhà cầm quyền Nga tuyên truyền rầm rộ cho sức mạnh của chế độ Liên Xô cũ, nhiều tượng đài Stalin đã được dựng lên tại Nga dưới thời Putin.


Cách đây ít tuần đã xuất hiện trở lại một tượng đài Dzerzhinsky, lãnh đạo cơ quan Mật vụ Liên Xô, được coi là một thủ phạm chính của các đàn áp tàn khốc thời Stalin. Thông tín viên Anissa el Jabri của Ðài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) từ Mạc Tư Khoa cho biết cụ thể:

Tháng 8/1991 khi chế độ Liên Xô sụp đổ, tại quảng trường Lubianka, trụ sở của cơ quan Mật vụ Liên Xô KGB cũ (nay là trụ sở của Cơ quan An ninh Nga - FSB), đám đông reo hò lật đổ bức tượng của Dzerzhinsky. Đến tháng 9/2023, tượng nhân vật này một lần nữa được dựng lại với những hình ảnh tuyên truyền rầm rộ trên truyền hình Nhà nước. Tuy nhiên tượng được khánh thành không phải tại nơi công cộng mà trong trụ sở Cục Tình báo Hải ngoại (SVR), ở ngoại ô Mạc Tư Khoa. Theo người đứng đầu cơ quan này, việc dựng tượng là nhằm tưởng nhớ một “tấm gương chính trực, tận tuỵ và trung thành với nghĩa vụ”.

Càng ngày càng có nhiều tượng của Stalin được khánh thành sau khi quân đội Nga được điều đến Ukraine, lần đầu tiên cách đây gần 10 năm trong lần sáp nhập bán đảo Crimea. Theo ước tính của một số tổ chức, đã có tổng cộng 95 tượng đài vinh danh Stalin được dựng trong 40 khu vực tại Nga kể từ khi Tổng thống Vladimir Putin lên nắm quyền, trong khi vào những năm 90, chỉ có 5 tượng đài’.


Pháp Khánh Thành Trung Tâm Quốc Tế Đầu Tiên Dành Riêng Cho Tiếng Pháp


(Hình: Tổng thống Pháp Emmanuel Macron (giữa) và phu nhân Brigitte Macron (phải), cùng với Bộ trưởng Văn Hóa Pháp Rima Abdul Malak (trái) tham quan Trung tâm tiếng Pháp Quốc tế - Cité internationale de la langue française, Villers-Cotterêts, Bắc Pháp, ngày 30/10/2023.)

-Sau 4 năm trùng tu, lâu đài Villers-Cotterêts, vùng Hauts de France, khoác lên mình sứ mệnh mới. Ngày 30/10/2023, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron khánh thành Trung tâm tiếng Pháp Quốc tế - Cité internationale de la langue française tại chính nơi vua François I ký Sắc lệnh bắt buộc sử dụng tiếng Pháp trong các văn bản hành chính thay tiếng Latinh vào tháng 8/1539.

Đặc phái viên Thu Hằng của Ðài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) tường trình từ Villers-Cotterêts:

Hồi sinh lâu đài Villers-Cotterêts bị bỏ hoang trong thời gian dài và biến công trình đầy ý nghĩa lịch sử thành nơi bảo tồn, phát triển và quảng bá tiếng Pháp là một trong những dự án văn hóa quan trọng trong nhiệm kỳ của Tổng thống Macron. Cộng đồng Pháp ngữ, ngôn ngữ được nói nhiều thứ 5 trên thế giới, ở 88 nước, từ giờ có “một ngôi nhà chung” tạo điều kiện cho sáng tạo văn hóa, nghệ thuật và kinh tế.

Trước khoảng 500 khách mời tại lễ khánh thành, trong đó có rất nhiều thành viên xã hội dân sự địa phương, ông Macron phát biểu: “Đây là địa điểm có một không hai. Chưa bao giờ có một cơ quan dành riêng cho tiếng nói của chúng ta. Chưa một Tổng thống nào thực hiện một dự án văn hóa ở quy mô lớn như vậy ở bên ngoài Paris. Và tỉnh Aisne cũng chưa bao giờ có một dự án văn hóa nào được đầu tư lớn như vậy”. Đây là một trung tâm, chứ không phải là một bảo tàng”.

Trả lời RFI Tiếng Việt, ông Paul Rondin, Giám đốc Trung tâm tiếng Pháp Quốc tế, cho biết trung tâm không chỉ dành riêng cho cộng đồng nói tiếng Pháp mà cho cả những người yêu ngôn ngữ của Molière. Trung tâm được thiết kế riêng, sáng tạo với nhiều trò chơi, để khách tham quan, người lớn và trẻ em, có thể hòa mình khám phá.

15 phòng trưng bày đưa người xem trở lại thế kỷ 16 với Sắc lệnh của vua François I bắt buộc sử dụng tiếng Pháp trong văn bản hành chính, đến quá trình tiếng Pháp trở thành ngôn ngữ phổ thông, đa dạng và phong phú hơn nhờ “vay mượn” tiếng ngoại quốc, ví dụ tiếng Ý Ðại Lợi trong lĩnh vực nghệ thuật, cũng như việc một số từ tiếng Pháp được sử dụng trong nhiều ngôn ngữ trên thế giới và thách thức đối với tiếng Pháp trong trào lưu “Anh hóa” hiện nay. Ngoài ra, Trung tâm còn là nơi đào tạo, giảng dạy tiếng Pháp, là nơi tiếp đón các nghệ sĩ, nhà nghiên cứu và chủ doanh nghiệp.

Sau 4 năm trùng tu với ngân sách hơn 211 triệu Euro, chủ yếu do Nhà nước tài trợ trong kế hoạch tái thiết, Trung tâm tiếng Pháp Quốc tế có tham vọng trở thành cầu nối hiện tại và quá khứ, với những người nói tiếng Pháp và yêu tiếng Pháp không phân biệt biên giới, là nơi kết nối văn hóa với tất cả mọi người.


Không Quân Mỹ-Hàn Lại Mở Một Cuộc Tập Trận Chung Rầm Rộ Trên Bán Đảo Triều Tiên



(Ảnh: Máy bay ném bom chiến lược B-52H của Mỹ (giữa) tập trận cũng các chiến đấu cơ Nam Hàn, trên bán đảo Triều Tiên, ngày 22/10/2023.)

-Vào hôm 30/10/2023, Hoa Kỳ và Nam Hàn đã bắt đầu một cuộc tập trận trên không với quy mô lớn, huy động đến 130 máy bay chiến đấu của cả hai nước. Nội dung cuộc diễn tập là mô phỏng các hoạt động thời chiến trong 24 tiếng đồng hồ.

Theo Không quân Nam Hàn, cuộc tập trận thường niên mang tên Vigilant Defense (Cảnh giác Phòng thủ) kéo dài đến 3/11, với sự tham gia của các loại chiến đấu cơ tàng hình F-35 khác nhau của cả Mỹ lẫn Nam Hàn, cùng với các loại máy bay khác.

Cuộc tập trận nhằm mục đích cải thiện khả năng tương tác giữa quân đội hai nước bằng cách thực hiện các phi vụ chính như tập bắn đạn thật vào các mục tiêu trên bộ, phản công phòng thủ trên không và các hoạt động ứng phó khẩn cấp khác.

Trong một thông cáo, quân đội Nam Hàn cho biết sẽ “duy trì khả năng sẵn sàng chiến đấu tốt nhất để lập tức đáp trả và trừng phạt mạnh mẽ bất kỳ hành động khiêu khích nào của kẻ thù”.

Cuộc tập trận diễn ra trong bối cảnh Bắc Hàn đang tăng cường hợp tác quân sự với Nga, một động thái bị Mỹ và các đồng minh Á Châu lên án vì Bình Nhưỡng đã cung cấp vũ khí đạn dược cho Nga để được Nga giúp đỡ nâng cao năng lực quân sự.

Hôm 28/10, Ngoại trưởng Bắc Hàn Choe Son Hui đã nhắc lại “ý chí kiên định” của Bình Nhưỡng trong việc mở rộng quan hệ với Nga, đồng thời nói thêm rằng mối quan hệ đó sẽ đóng vai trò nhân tố “chiến lược mạnh mẽ” nếu an ninh trong khu vực bị đe dọa.

Bình Nhưỡng luôn luôn lên án các cuộc tập trận chung giữa Mỹ và Nam Hàn, xem đấy là những cuộc diễn tập nhằm chuẩn bị xâm lược Bắc Hàn, và là bằng chứng về chính sách thù địch của Hoa Thịnh Ðốn và Hán Thành.


Diễn Đàn Quốc Phòng Hương Sơn: Trung Quốc và Nga Luân Phiên Đả Kích Mỹ và Phương Tây


(Hình: Tướng Trương Hựu Hiệp (Zhang Youxia), Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc, trước khi phát biểu khai mạc Diễn đàn Hương Sơn, Bắc Kinh, ngày 30/10/2023.)

-Nhân Diễn đàn Quốc phòng Hương Sơn của Trung Quốc mở ra tại Bắc Kinh, giới lãnh đạo quân sự Bắc Kinh vào hôm 30/10/2023, đã lên tiếng chỉ trích Hoa Kỳ cho dù vẫn tuyên bố sẽ tăng cường quan hệ quốc phòng với Hoa Thịnh Ðốn. Đồng minh của Trung Quốc là Nga cũng tranh thủ diễn đàn để tố cáo phương Tây hiếu chiến.

Trong bài phát biểu khai mạc Diễn đàn Hương Sơn, tướng Trương Hựu Hiệp (Zhang Youxia), Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc, đã cáo buộc “một số quốc gia” đang “cố tình gây nên tình trạng hỗn loạn, can thiệp vào các vấn đề khu vực, xen vào công việc nội bộ của nước khác và xúi giục các cuộc cách mạng màu”.

Theo hãng tin Anh Reuters, đây là những lời chỉ trích nhắm vào Hoa Kỳ và các đồng minh dù không nêu đích danh nước nào. Tuy nhiên, trong những phần khác của bài phát biểu, tướng Trương Hựu Hiệp cũng nhấn mạnh đến sự cần thiết phải cải thiện quan hệ quân sự với Hoa Kỳ khi khẳng định rằng Trung Quốc “sẽ tăng cường hợp tác và phối hợp chiến lược với Nga và sẵn sàng phát triển quan hệ quân sự với Mỹ, trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau, cùng tồn tại hòa bình và hợp tác đôi bên cùng có lợi”.

Cùng một giọng điệu với chủ nhà Trung Quốc, trong phát biểu của mình, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu đã lên tiếng cảnh báo phương Tây rằng việc tham gia vào cuộc chiến Ukraine sẽ tạo ra nguy cơ nghiêm trọng.

Hãng thông tấn nhà nước Nga TASS đã trích dẫn lời ông Shoigu theo đó: “Việc phương Tây liên tục leo thang xung đột với Nga hàm chứa nguy cơ làm dấy lên một cuộc đụng độ quân sự trực tiếp giữa các cường quốc nguyên tử, gây ra nhiều hậu quả thảm khốc”.

Theo thông tấn xã Reuters, phát biểu của giới lãnh đạo quân sự Trung Quốc tại Diễn đàn Hương Sơn rất được chú ý theo dõi bối cảnh căng thẳng trên hai vấn đề Đài Loan và Biển Đông.

Bất chấp những nhận xét mang tính hòa giải về việc cải thiện quan hệ quân sự Trung-Mỹ, tướng Trương Hựu Hiệp và một số tướng lãnh khác của Quân Đội Trung Quốc không đưa ra dấu hiệu nào về lập trường mềm mỏng, đặc biệt trong vấn đề Đài Loan.

Trong tham luận của mình, tướng Trương Hựu Hiệp tái khẳng định việc Đài Loan là “lợi ích cốt lõi” của Trung Quốc. Còn phát biểu tại một hội thảo hôm 29/10, Trung tướng Hà Lôi (He Lei), Viện phó Viện Hàn lâm Khoa học Quân sự Trung Quốc, nói rằng nếu Trung Quốc phải sử dụng vũ lực chống lại Đài Loan thì “đó sẽ là một cuộc chiến thống nhất, một cuộc chiến công bằng và chính đáng”.

Diễn đàn Quốc phòng Hương Sơn tại Bắc Kinh đã mở ra từ 29/10 mà không có mặt Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc, người thường chủ trì sự kiện này, nhưng lại có sự tham gia của một phái đoàn Hoa Kỳ cấp thấp. Vẫn chưa biết là liệu phái đoàn Mỹ có tiếp xúc riêng với các viên chức quân sự Trung Quốc hay không.


Tòa Hồng Kông Tuyên Thượng Nghị sĩ Bang ở Mỹ Trắng Án Tội Tàng Trữ Vũ Khí Trái Phép


(Hình: Thượng Nghị sĩ tiểu bang Washington, ông Jeff Wilson rời tòa án ở Hồng Kông.)

-Một tòa án Hồng Kông vừa tuyên trắng án đối với Thượng Nghị sĩ tiểu bang Hoa Kỳ Jeff Wilson về tội tàng trữ trái phép súng ở thành phố do Trung Quốc cai trị nếu như ông này không phạm tội gì trong 2 năm tới.

Ông Wilson, thành viên Thượng viện tiểu bang Washington đại diện cho quận 19, bị bắt tại Hồng Kông vào ngày 21/10/2023, khi ông đến phi trường với một khẩu súng lục trong hành lý xách tay. Là thành viên đảng Cộng hòa, ông đã phục vụ tại Thượng viện tiểu bang từ năm 2021 và cũng là ủy viên khu vực Port of Longview.

Thẩm phán Hồng Kông Don So tuyên trắng án cho ông Wilson về tội tàng trữ vũ khí trái phép và ra lệnh trả khoản phí tiền mặt 2.000 đồng Hồng Kông (khoảng 256 Mỹ kim), cùng với “lệnh ràng buộc” yêu cầu ông Wilson phải có hành vi tốt và giữ ôn hòa trong 2 năm.

Ông So nói ông tin rằng ông Wilson không cố tình vi phạm pháp luật. Thẩm phán So nói: “Đây không phải là lần đầu tiên ông ấy đến Hồng Kông hay Trung Quốc, ông ấy từng là thành viên phái thương mại đến Hồng Kông và Trung Quốc. Đáng lẽ ông ấy phải biết rằng sự giám sát ở Hồng Kông và Trung Quốc là rất nghiêm ngặt”.

Ông Wilson đang đi du lịch cùng vợ trong chặng đầu tiên của kỳ nghỉ 5 tuần ở Đông Nam Á. Tòa án cho biết ông đã tự khai báo vũ khí tại Hải quan và mang nhầm một khẩu súng lục ổ quay.

Ông không nhận ra khẩu súng lục của mình nằm trong cặp khi đi qua cửa an ninh phi trường ở thành phố Portland (Hoa Kỳ) và nhân viên kiểm tra hành lý không phát giác ra nó, ông nói trong một tuyên bố trên trang web của mình.

Tuyên bố cho biết rằng vũ khí này được phát giác giữa chuyến bay giữa San Francisco và Hồng Kông, khi ông thò tay vào cặp lấy một miếng kẹo cao-su và cảm thấy khẩu súng lục ổ quay chưa nạp đạn bên trong.

Mang súng mà không có giấy phép ở Hồng Kông là bất hợp pháp và người phạm tội có thể phải đối mặt với mức phạt lên tới 100.000 đồng Hồng Kông (tương đương 12.800 Mỹ kim) và đến 14 năm tù.

Cuộc Sống Thi Ca