Tìm kiếm Blog này

Thứ Sáu, 14 tháng 6, 2019

Chúa Jesus từng là tu sĩ tại Ấn Độ

Chúa Jesus từng nghiên cứu Phật Pháp hơn 16 năm ở Ấn Độ?

Tiết lộ từ 2 tập tài liệu cổ ở Tây Tạng và nhiều nhân vật nổi tiếng khác đều cho thấy Chúa Jesus từng là một vị tu sĩ Phật giáo, sống ở Ấn độ và khu vực Himalaya hơn 16 năm. Gần đây, BBC cũng đã ra mắt một bộ phim tài liệu dài hơn một tiếng nói về điều này.

Nhiều tài liệu cổ và nhân vật nổi tiếng tiết lộ Chúa Jesus từng tu học Phật giáo ở Ấn Độ. (Ảnh qua fmkorea.com)
 
Nhiều tài liệu cổ và nhân vật nổi tiếng tiết lộ Chúa Jesus từng tu học Phật giáo ở Ấn Độ. (Ảnh qua fmkorea.com)
Cuộc đời của Chúa Jesus – một trong những nhân vật nổi tiếng nhất lịch sử thực ra có một khoảng trống bí ẩn được che dấu trong suốt 2 thiên niên kỷ qua. Trong Kinh Thánh cũng như các tài liệu của phương Tây, hoặc Trung Đông không hề có ghi chép nào về việc Chúa Jesus ở đâu, làm gì tại Palestine từ lúc 13 đến 29 tuổi. Những năm này đã trở thành khoảng thời gian bí ẩn được gọi là “những năm tháng bị mất”, cho đến khi một nhà thám hiểm đã có những phát hiện đáng chú ý vào năm 1887.


Tiết lộ từ 2 tập tài liệu cổ nơi Tây Tạng

Vào cuối thế kỷ 19, nhà báo người Nga Nicolas Notovitch đi chu du khắp Ấn Độ, Tây Tạng và Afghanistan. Ông đã ghi lại những trải nghiệm và khám phá của mình trong cuốn sách mang tên “The Unknown Life of Christ“ (Tạm dịch: Cuộc đời chưa biết của Chúa Kitô), được xuất bản năm 1894.
Câu chuyện bắt đầu vào năm 1887, trong chuyến đi, Notovitch bị gãy chân và dưỡng thương tại Tu viện Phật giáo Tây Tạng Hemis ở thành phố Leh, vùng núi cao nhất của Ấn Độ. Chính tại đây, các vị tăng sư cho Notovitch xem 2 tập tài liệu lớn đã ố vàng được viết bằng tiếng Tây Tạng, có tựa đề “Cuộc đời của Thánh tăng Issa”.
 
Nhà báo người Nga Nicolas Notovitch và cuốn sách “The Unknown Life of Christ“ của ông. (Ảnh: t/h)
Trong thời gian ở tu viện, Notovitch đã dành thời gian nghiên cứu và phiên dịch được 200 trong số 224 câu kệ của tập tài liệu này.
Theo những gì được viết trong tập tài liệu, đây là câu chuyện có thật kể về một thiếu niên tên là Jesus. Ông được sinh ra trong một gia đình nghèo ở Israel vào thế kỷ thứ nhất. Ở phương Đông họ gọi ông là nhà tiên tri Issa, nghĩa là “con trai của Thần”. Theo tài liệu, từ năm 13 đến 29 tuổi ông đã được học những điều trong kinh sách Phật giáo, do các học giả Vệ Đà truyền dạy.

Cũng trong lúc lưu lại tu viện năm 1887, một Lạt-ma đã giải thích cho Notovitch toàn bộ phạm vi và cấp độ mà Chúa Jesus đã giác ngộ. “Issa [Jesus] là một nhà tiên tri vĩ đại, một trong những vị đứng đầu chỉ sau 22 vị Phật. Ngài vĩ đại hơn bất kỳ ai trong tất cả các Đạt Lai Lạt Ma, vì Ngài đã là một phần của tâm linh Phật giáo.
Ngài chính là người đã khai sáng cho con người, mang những linh hồn nhỏ bé vào cánh cửa đức tin, và cho chúng ta phân biệt được thiện ác. Tên tuổi và hoạt động của ngài được ghi chép trong các bản thảo thiêng liêng của chúng tôi. Và khi đọc về cuộc đời kỳ diệu của ngài, sống giữa những người đầy lỗi lầm và ương ngạnh, chúng tôi đã khóc vì tội lỗi khủng khiếp của những kẻ ngoại đạo, những người đã tra tấn ngài và đẩy ngài vào chỗ chết”, vị Lạt-ma nói với Notovitch.
Trao đổi với hãng tin IANS, một vị Lạt-ma lớn tuổi tại tu viện Hemis cho biết: “Người ta bảo Chúa Jesus đã đến vùng đất của chúng tôi và vùng Kashmir để tu học Phật giáo vì được truyền cảm hứng từ các pháp lý và trí tuệ của Đức Phật”. Đức Pháp Vương Gwalyang Drukpa, người đứng đầu Phật giáo Kim Cương Thừa Drukpa, kiêm trụ trì tu viện Hemis cũng khẳng định chuyện này.
Tu viện Hemis, nơi lưu giữ 2 tập tài liệu cổ về cuộc đời của Chúa Jesus. (Ảnh qua Medium) 
 
Tu viện Hemis, nơi lưu giữ 2 tập tài liệu cổ về cuộc đời của Chúa Jesus. (Ảnh qua Medium)
Cũng quan trọng như việc phát hiện Chúa Jesus ra đời ở Trung Đông, khoảng thời gian ông lưu lại ở Ấn Độ hoàn toàn trùng khớp đến mức hoàn hảo với “Những năm tháng bị mất” của ông.
Từ đó, 224 câu kệ đã được nhiều người ghi chép lại, trong đó có Nicholas Roerich, một triết gia và nhà khoa học người Nga. Năm 1952, ông đã đến thăm Hemis và ghi lại những câu chuyện về quãng thời gian Chúa Jesus lưu lại tu viện này. “Chúa Jesus đã sống ở một số thành phố cổ của Ấn Độ như Benares, Varanasi. Mọi người đều yêu mến Issa, vì ngài sống chan hòa với những người thuộc 2 giai cấp Vệ xá và Xu-đra, đồng thời truyền đạo cho họ và giúp đỡ họ”, Roerich viết.
Ông cũng tìm được nhiều thông tin, cả truyền miệng lẫn bằng văn tự về cuộc hành trình của Chúa Jesus trên khắp Phương Đông. Ông đã xuất bản chúng trong cuốn sách mang tên “Altai-Himalaya, Heart of Asia and Himalaya”.
Chúa Jesus từng có thời gian truyền đạo tại các thành phố cổ linh thiêng của Ấn Độ như Jagannath (thuộc bang Puri), Benares (bang Uttar Pradesh) và Rajagriha (bang Bihar). Việc này đã chọc tức những tín đồ Bà la môn, họ đuổi ngài đi, buộc ngài phải đến vùng Himalaya và tu học Phật giáo 6 năm tại đây.
Bản đồ hành trình của Chúa Jesus từ năm 13 đến 29 tuổi. (Ảnh qua Caak News)
 
Bản đồ hành trình của Chúa Jesus từ năm 13 đến 29 tuổi. (Ảnh qua Caak News)
Theo truyền thống Phật giáo Tây Tạng, khi một vị cao tăng, hay Lạt-ma viên tịch, các nhà thông thái sẽ theo dõi thiên văn và điềm báo khác rồi lên đường, thường là những chuyến đi rất dài để tìm hài nhi do Lạt-ma đó chuyển sinh. Khi hài nhi đó đủ lớn thì sẽ phải rời cha mẹ và được đưa đến tu học Phật giáo. Người ta tin rằng Chúa Jesus đã được đưa đến Ấn Độ năm 13 tuổi rồi được giáo dưỡng như một Phật tử. Vào thời điểm đó, Phật giáo đã có lịch sử 500 năm, còn tất nhiên Kitô giáo vẫn chưa xuất hiện.

Tiết lộ từ một số nguồn khác

Nhà tiên tri nổi tiếng Edgar Cayce, nhà truyền giáo Levi H. Dowling và vị Chân sư Tây Tạng Djwhal Khul đều từng ghi lại hành trình hơn 10 năm của Chúa Jesus ở phương Đông. Theo nhà tiên tri Edgar Cayce, Chúa Jesus đã trở thành một bậc thầy Do Thái Giáo trước 12 tuổi. Từ 12 tuổi tới 15 hoặc 16 tuổi, ông được dạy dỗ bởi nhà tâm linh Judy, người đứng đầu giáo phái Do Thái Essenes, trong ngôi nhà của bà trên núi Carmel. Sau đó ông được gửi tới Ai Cập, Ấn Độ và Ba Tư để tu luyện thêm nữa. 
 
Edgar Cayce (1877-1945), một nhà tiên tri nổi tiếng và uy tín ở Phương Tây. (Ảnh: Eden Saga)
Học giả người Đức, Holger Kersten, cũng viết về những năm đầu của Chúa Jesus ở Ấn Độ trong cuốn sách “Jesus Lived In India” (Tạm dịch: Chúa Jesus từng sống ở Ấn Độ)“Chàng trai đến một vùng ở Sindh (dọc theo sông Indus) cùng các thương nhân. Ngài sống trong cộng đồng những người Aryan để hoàn thiện bản thân và học các pháp lý của Đức Phật. Ngài đã chu du khắp vùng đất của 5 con sông (Punjab), ở lại một thời gian ngắn với người Jain rồi tiếp tục đến Jagannath”, Kersten viết.

Quyển sách bị cấm

Hư Vân hòa thượng trong một lần nói chuyện với Tôn Trung Sơn cũng từng tiết lộ, Giáo hội Cơ đốc phương Tây có một quyển sách bị cấm, đó là quyển “Phúc âm Aquarian” được viết bởi đệ tử của Chúa Jesus là thánh Peter, cuốn sách kể rằng Chúa Jesus từng nghiên cứu Phật pháp ở Ấn Độ trong hơn 10 năm, sau đó băng qua Ba Tư, Thổ Nhĩ Kỳ trở về Israel truyền giảng giáo pháp. Hòa thượng Hư Vân tin rằng Phật giáo và Kitô giáo có cùng nguồn gốc.
Nhiều tài liệu và nghiên cứu thực tế đã khẳng định việc Chúa Jesus từng du hành tới Phương Đông để tu học Phật Pháp và truyền dạy giáo pháp của ông. Tuy nhiên, điều lạ là các hoạt động của Chúa Jesus trong quãng thời gian từ 12 tuổi tới 30 tuổi ấy lại không được đề cập trong Kinh Thánh.
Kỳ thực điều này cũng không quá khó hiểu, bởi lẽ Kinh Thánh là do con người viết nên; rất nhiều tài liệu trong đó là sự giải thích của con người về Thần, chứ không phải là lời nói trực tiếp của Thần. Vì vậy có nhiều điều được viết ra là dựa theo lý giải và nhận thức của bản thân người viết.
Bên cạnh đó có một thực tế vào năm 553 SCN, tại Hội đồng thứ 2 của thành phố Constantinople, một quyết định đã được ban hành. Đó là loại bỏ tất cả sự đề cập tới luân hồi ra khỏi Kinh Thánh. Họ không thích khái niệm này.
Ý nghĩa của điều này khá rõ ràng. Nguyên nhân không chỉ là cách giải thích của con người trong Kinh Thánh về Thần, mà còn là con người không muốn điều gì họ sẽ loại bỏ nó đi. Phải chăng đây cũng là chuyện đã xảy ra với 16 năm trong cuộc đời Chúa Jesus không được nói đến trong Kinh Thánh?
Video phim tài liệu của BBC về hành trình của Chúa Jesus ở phương Đông

Thứ Ba, 11 tháng 6, 2019

Video Du Lịch Âu Châu và Đông Âu

Du lịch Âu Châu


Family Trip - Paris 2019

Family Trip - London 2019. 4K


Du lịch Bắc Âu 2019


Du Lịch Vatican & Venice


Du Lịch Đông Âu. Hungary


Du Lịch Tiệp Khắc (Czech Republic)


Nhật Hoàng và Tổng Thống Trump

Món quà cảm động
Giới vua chúa ở Nhật hoàn toàn khác với ở Anh quốc , Anh quốc thì dễ dãi tự do tây Phương cho nên thời mà Hoàng hậu Masakocòn đang học ở Đaị Học Oxford Anh quốc thái Tử Nhật tức là ông vua mới hiện nay , cũng là hoc cùng trường theo đuổi cô phóng viên báo chí ngày nào cũng rình rập và cạnh để phỏng vấn cô cho bằng được . Cô không vui chút nào Cô đã trả lời rằng ” nếu chuyện đó là thật sự thì quả là một điều khủng khiếp đến vớiđời tôi ” …Và riêng Thái tử thì lại phải dặn nhỏ đám phóng viên nhà báo ” hãy để yên đừng kinh động cô gái ấy , nếu không thì Thái Tử ta hết đường binh và sẽ mất cô gái này ngay “
Thế là tất cả đều rút lui êm thấm …với sự kiên trì nhẫn nại cuối cùng Thái tử đã chinh phục được cô , từ 1 cô tiểu thư con nhà giàu gia đình có 3 đời đều làm Bộ ngoại giao cho Chính Phủ Nhật Bản , riêng cô là 1 cô gái thông minh học giỏi đã từng tốt nghiệp 1 Đaị Học tại Nhật , 1 Harvard tại Mỹ và 1 Oxford tại Anh , cô thông thạo đến 4 ngôn ngữ không phải 2 ….như báo này đã viết , cô năng động hoạt bát ,ngày đám cưới của cô mà cả gia đình cô và cả cô mặt mũi buồn như đám tang vậy , không 1 nụ cười , khuôn mặt ai cũng như băng đá lạnh lẽo , vì họ đều biết hoàng gia Nhật rất khó khăn và phong kiến , con gái mình lọt vào xem như chấm dứt tuổi thanh xuân , hết tiệc tùng hết bạn bè , hết khiêu vũ , hết được ra ngoài ăn những món mà mình yêu thích , hết tự lái xe đi đâu …tất cả đều chấm dứt hết ..sau ngày cưới thời gian trong hoàng cung Cô đã bị bệnh trầm cảm rất nặng …phải nhập viện …rồi 1 thời gian sau cô mới nguôi ngoai nhưng từ 1 cô gái trẻ bỗng như già hơn đến cả 10 tuổi …
Hé lộ món quà cảm động Đệ nhất Phu nhân Mỹ tặng Hoàng hậu Nhật Bản
Đệ nhất Phu nhân Mỹ Melania Trump đã tận tay tặng tân Hoàng hậu Nhật Bản Masako món quà rất đỗi cảm động trong thời gian Tổng thống Donald Trump thăm Nhật Bản hôm 27/5. 
Lần đầu gặp gỡ, Phu nhân Melania đã tặng cho Hoàng hậu Masako một món quà có liên quan đến quãng thời gian bà từng học tập tại Mỹ, cụ thể là ngôi trường Đại học Harvard lừng danh.

Theo tờ Express của Anh, món quà đặc biệt trên chính là một chiếc bút máy màu đỏ, được làm từ gỗ của một cây sồi trong sân trường Harvard. Đáp lại tấm lòng của Phu nhân Tổng thống Mỹ, Hoàng hậu Masako tặng bà một chiếc hộp trang trí tinh xảo theo phong cách Nhật Bản.

Hé lộ món quà cảm động Đệ nhất Phu nhân Mỹ tặng Hoàng hậu Nhật Bản - Ảnh 1.

Đệ nhất Phu nhân Melania Trump bắt tay chào hỏi Hoàng hậu Nhật Bản Masako. Ảnh: Daily Mail
Tổng thống Trump và Nhật hoàng Naruhito cũng dành tặng nhau những món quà ấn tượng. Ông Naruhito nhận được một cây đàn violon làm thủ công năm 1938 cùng một tấm ảnh chân dung của nhà soạn nhạc Mỹ Aaron Copland. Trong khi đó, ông Trump được tặng một chiếc bát bằng gốm truyền thống.
Được biết, Nhật hoàng Naruhito là một người chơi violon cừ khôi. Ông được thừa hưởng tài năng âm nhạc từ bố mẹ của mình: ông Akihito từng chơi đàn cello còn bà Michiko chơi đàn dương cầm.
Nhân chuyến thăm Nhật Bản lần này, ông Trump chính là nhà lãnh đạo thế giới đầu tiên diện kiến tân Nhật hoàng Naruhito – người vừa lên ngôi ngày 1/5 và mở ra thời kỳ Reiwa (Lệnh Hòa) tại Nhật Bản.
Hé lộ món quà cảm động Đệ nhất Phu nhân Mỹ tặng Hoàng hậu Nhật Bản - Ảnh 2.
Vợ chồng Nhật hoàng Naruhito tiếp đón ông bà Trump tại buổi yến tiệc. Ảnh: Daily Mail
Khi tiếp đón vợ chồng Tổng thống Trump tại Hoàng cung, Nhật hoàng Naruhito và Hoàng hậu Masako đã sử dụng vốn tiếng Anh thông thạo để trò chuyện.
Nhật hoàng Naruhito trước đây tốt nghiệp Đại học Oxford, Anh. Trong khi đó, Hoàng hậu Masako tốt nghiệp Đại học Harvard, Mỹ, và từng là cựu nhân viên ngoại giao thông thạo hai thứ tiếng Anh và Pháp.
Sau nghi lễ đón tiếp trọng thị, vợ chồng tân Nhật hoàng đã giới thiệu Tổng thống Trump và phu nhân với các thành viên trong hoàng tộc. Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cùng phu nhân cũng có mặt tại lễ đón tiếp.
Không phải Hoàng hậu Masako, đây mới là người phụ nữ được truyền thông và dân chúng ca ngợi khi tiếp đón Đệ nhất phu nhân Mỹ tới Nhật Bản
Đệ nhất phu nhân Mỹ Melania Trump không ngừng cười nói vui vẻ và trao đổi sôi nổi với người bạn đồng hành của mình trong suốt quãng thời gian ở Nhật Bản, đó chính là bà Akie Abe, người vợ nổi tiếng của Thủ tướng Nhật.
Vợ chồng Tổng thống Mỹ đang có chuyến thăm chính thức tới Nhật Bản kéo dài 4 ngày. Tại đây, Tổng thống Donald Trump và vợ đã được đối đãi như những thượng khách có một không hai.
Ông Trump và Thủ tướng Shinzo Abe đã thể hiện mối quan hệ khăng khít với nhau khi cả hai cùng chụp ảnh selfie tại sân golf ở Chiba hôm 26/5. Đây là lần thứ 5 cả hai chơi golf cùng nhau và tấm hình nhanh chóng gây bão trên truyền thông quốc tế và cộng đồng mạng.
Nếu như ông Trump và ông Shinzo Abe duy trì một tình bạn thân thiết thì hai phu nhân của họ cũng có sự gắn kết mạnh mẽ với nhau không kém. Bà Akie Abe, phu nhân của Thủ tướng Nhật đã ghi điểm trong lòng công chúng khi đã làm rất tốt vai trò là người bạn đồng hành của Đệ nhất phu nhân nước Mỹ trong chuyến thăm lần này.

Không phải Hoàng hậu Masako, đây mới là người phụ nữ được truyền thông và dân chúng ca ngợi khi tiếp đón Đệ nhất phu nhân Mỹ tới Nhật Bản - Ảnh 1.
Ông Trump và Thủ tướng Shinzo Abe chụp ảnh selfie tại sân golf hôm 26/5.
Không phải Hoàng hậu Masako, đây mới là người phụ nữ được truyền thông và dân chúng ca ngợi khi tiếp đón Đệ nhất phu nhân Mỹ tới Nhật Bản - Ảnh 2.

Vợ chồng Tổng thống Mỹ ăn tối cùng vợ chồng Thủ tướng Nhật hôm 26/5.
Vào hôm 26/5, bà Akie Abe đã đưa bà Melania Trump đến thăm bảo tàng nghệ thuật kỹ thuật số tại Tokyo. Một ngày sau đó, phu nhân của Thủ tướng Nhật đã đưa bà Melania Trump trải nghiệm văn hóa truyền thống của Nhật Bản thông qua những màn biểu diễn của các nghệ nhân.
Trong suốt quá trình đồng hành với nhau, cả hai không ngừng cười đùa vui vẻ và trò chuyện sôi nổi. Không chỉ đại diện cho nước chủ nhà, bà Akie Abe còn là một hậu phương vững chắc cho chồng, gây ấn tượng tốt đẹp và tạo mối quan hệ thân thiết với vợ của Tổng thống Donald Trump. Trong nhiều lần gặp trước đó, bà Akie Abe cũng tỏ ra “tâm đầu ý hợp” với bà Melania.
Không phải Hoàng hậu Masako, đây mới là người phụ nữ được truyền thông và dân chúng ca ngợi khi tiếp đón Đệ nhất phu nhân Mỹ tới Nhật Bản - Ảnh 3.
Bà Akie Abe đã đưa bà Melania Trump đến thăm bảo tàng nghệ thuật kỹ thuật số tại Tokyo
Không phải Hoàng hậu Masako, đây mới là người phụ nữ được truyền thông và dân chúng ca ngợi khi tiếp đón Đệ nhất phu nhân Mỹ tới Nhật Bản - Ảnh 4.

Bà Akie đã đưa bà Melania đi tìm hiểu về nghệ thuật truyền thống của Nhật Bản.
Cả hai người phụ nữ trò chuyện vui vẻ, sôi nổi với nhau.
Nếu như Hoàng hậu Masako được biết đến là một cựu ngoại giao xuất chúng thì bà Akie Abe cũng nổi bật không kém. Sinh ra tại Tokyo năm 1962, bà Akie là con gái của một gia đình quyền quý. Cha bà là cựu Chủ tịch Morinaga & Co, một trong những công ty bánh kẹo lớn nhất Nhật Bản.
Bà Akie Abe nổi tiếng với những hình ảnh thường xuyên nắm tay chồng mình trước công chúng, đăng hình cuộc sống hàng ngày của họ trên các phương tiện truyền thông xã hội.
Trên trang Facebook với hơn 130.000 người theo dõi, bà luôn cập nhật về những sự kiện bà tham dự, những người bà gặp và đôi khi là những hình ảnh đời thường của vợ chồng bà.
Hồi năm 2016, bà Akie Abe trở thành Đệ nhất phu nhân Nhật Bản đầu tiên thăm Trân Châu Cảng ở Hawaii, Mỹ. Tại đây, bà Akie đã tới viếng và đặt hoa ở đài tưởng niệm USS Arizona, Honolulu.
Không phải Hoàng hậu Masako, đây mới là người phụ nữ được truyền thông và dân chúng ca ngợi khi tiếp đón Đệ nhất phu nhân Mỹ tới Nhật Bản - Ảnh 7.
Tổng thống Mỹ và Thủ tướng Nhật cùng hai phu nhân từng có nhiều cuộc gặp thân mật với nhau trước đó.
Không phải Hoàng hậu Masako, đây mới là người phụ nữ được truyền thông và dân chúng ca ngợi khi tiếp đón Đệ nhất phu nhân Mỹ tới Nhật Bản - Ảnh 8.
Vợ chồng Thủ tướng Nhật thường xuyên thể hiện tình cảm trước công chúng.
Không phải Hoàng hậu Masako, đây mới là người phụ nữ được truyền thông và dân chúng ca ngợi khi tiếp đón Đệ nhất phu nhân Mỹ tới Nhật Bản - Ảnh 9.

Bà Akie không ngần ngại nắm tay chồng khi tham dự sự kiện.
Bà Shinzo Abe đã gây ấn tượng mạnh với công chúng khi là một người vô cùng cởi mở. Bà công khai ủng hộ cộng đồng người đồng tính ở Nhật Bản và từng tham gia vào cuộc diễu hành cầu vồng ở Tokyo năm 2014.
Thậm chí bà cũng không giấu giếm về việc mình không có khả năng sinh con và từ chối nhận con nuôi. “Tôi nghĩ tất cả là do số phận và tôi phải chấp nhận điều đó, rằng tôi là vợ của một thủ tướng và chúng tôi không có lộc con cái“, bà Akie chia sẻ.
Bà Akie đã xây dựng lên một hình ảnh Đệ nhất phu nhân hoàn toàn khác biệt so với những người tiền nhiệm. Bà trẻ trung, sành điệu, tự tin tay trong tay cùng chồng xuất hiện ở các sự kiện lớn của đất nước. Và không ai có thể phủ nhận rằng, đằng sau sự thành công của Thủ tướng Nhật Bản có sự đóng góp không hề nhỏ của bà Akie Abe.