Tìm kiếm Blog này

Thứ Bảy, 26 tháng 5, 2018

Bài thể dục chăm sóc ngón ta

Học tự chữa bệnh bản thân và gia đình


Bài thể dục chăm sóc ngón tay, nhẹ nhàng đánh đuổi bệnh tật, người trung niên và người lớn tuổi cần học!

Trung y nói, tay là bộ phận thu nhỏ của lục phủ ngũ tạng trong cơ thể người. Dưỡng tay để trị bệnh vừa không tốn tiền, không có tác dụng phụ, mà hiệu quả lại rất tốt. Ai cũng nói bệnh người già là một chuyện phức tạp, thực ra chỉ cần chăm sóc đôi tay là giải quyết được hết!
  • alt
8 động tác tay dưới đây chuyên dành cho 8 loại bệnh mà người già rất hay gặp. Sau khi làm xong sẽ cảm thấy thoải mái khắp người. Bắt đầu từ hôm nay hãy thực hiện theo như hướng dẫn dưới đây, khỏi còn lo các bệnh tay chân tê liệt, bệnh tim phổi, bệnh về mắt…
Những điều cần chú ý
  • Trong hình chỉ là động tác làm mẫu, để đạt hiệu quả nhất định phải chịu khó tập luyện đầy đủ số lần yêu cầu.
  • Thực hiện trước khi ngủ và sau khi thức dậy .
  • Trong ngày có thể tùy ý thực hiện vài động tác để chăm sóc cơ thể.
1. Đấm thẳng 36 lần: Phòng trị bệnh về mặt
alt
Đối tượng thực hiện: Người có thị lực mơ hồ, viêm mũi, đau răng hoặc để phòng tránh cảm cúm.
2. Lòng bàn tay đấm nghiêng 36 lần: Phòng tránh xương thoái hóa
alt
Đối tượng thực hiện: Người hay đau đầu, đau cổ; phòng tránh gai xương; thoái hóa xương.
3. Cổ tay đấm nhau 36 lần: Phòng bệnh tim phổi
alt
Đối tượng thực hiện: Người dễ bị bệnh tim; hay đau ngực, tức ngực.
4. 10 ngón nắm chéo nhau 36 lần: Chống tê liệt
alt
Đối tượng thực hiện: Người có vấn đề hệ thần kinh ngoại vi như tê tay, tê chân v.v.
5. Nắm đấm vào lòng bàn tay mỗi cái 36 lần: chống mệt mỏi
alt
Đối tượng thực hiện: Người cần tỉnh táo, loại trừ mệt mỏi.
6. Bàn tay đánh nhau 36 lần: Phòng trị các vấn đề nội tạng
alt
Đối tượng thực hiện: Người có bệnh tiểu đường, cần điều chỉnh chức năng nội tạng.
7. Chà sát 2 vành tai tai 36 lần: Thúc đẩy hệ tuần hoàn huyết dịch
alt
Đối tượng thực hiện: Người cần tăng cường hệ tuần hoàn máu, nhất là phần đầu, phần mặt; giúp ích cho việc phòng tránh huyết đóng cục.
8. Úp lòng bàn tay lên mắt: chống mắt lão hóa
alt
Đối tượng thực hiện: Người dễ bị cận thị, lão hóa và thị lực mơ hồ.
Các bài thể dục ngón tay này động tác không nhiều, nhưng rất hiệu quả, khuyến cáo mọi người đều nên học và tích cực thực hiện để cơ thể khỏe mạnh, đẩy lùi bệnh tật

Câu chuyện về Ông Khai Trí

Gởi các bạn thích đọc sách

Thời chúng tôi còn học Trung học, tức dưới thời Tổng thống Ngô Đình Diệm, sách tiếng Việt ít nên muốn thi đậu bắt buộc phải dùng sách tiếng Pháp, như Toán hình học, Toán đại số, Toán vật lý… Học lớp Đệ tứ (lớp 9 bây giờ) mà làm hết cuốn Toán Hình học và Đại số của Réunion de Professeurs gồm 1.144 bài thì nhất, đi thi trung học chắc ăn như bắp.

Thời ấy các tiệm sách lớn như Khai Trí chẳng hạn không có nhân viên bảo vệ mặc đồng phục ngồi gác ở cửa như bây giờ, mà có các nhân viên giả làm khách hàng, trông nom, ngăn chặn những người muốn ăn cắp sách. 

Buổi sáng hôm ấy, cậu học sinh này cứ lang thang mở coi hết cuốn này đến cuốn khác ở chỗ các giá sách tiếng Pháp.. Việc lấm lét nhìn tới nhìn lui của cậu bé khiến nhân viên trông coi khu sách tiếng Pháp nghi ngờ. Lúc cậu đi ra, họ giữ lại, sờ ngực áo cậu và lôi ra một cuốn Toán Hình học và Đại số của Réunion de Professeurs quý giá đã nói ở trên.

– Tại sao cậu ăn cắp sách?

Cậu bé tái mặt không nói nên lời. Chiếc phù hiệu trên ngực áo cậu cho biết cậu học trường Pétrus Ký, một trong bốn trường trung học công lập lớn nhất rất nổi tiếng tại Sài Gòn lúc bấy giờ: Gia Long, Trưng Vương, Pétrus Ký, Chu Văn An. 

– Hừ, học sinh trường Pétrus Ký mà ăn cắp sách! Tôi gọi cảnh sát đến bắt để cậu chừa cái thói đó đi!

Họ lôi cậu bé tới chỗ quầy thâu tiền của cô thâu ngân viên, nhờ cô giữ cậu giùm rồi đi gọi cảnh sát. Cậu bé sợ hãi khóc như mưa như gió:

– Lạy chị, nhà em nghèo không có tiền mua sách, chị nói với chú ấy tha cho em đừng gọi cảnh sát… 

Cậu bé khóc quá khiến cô thâu ngân viên cũng thấy mủi lòng:

– Ba má em làm gì mà nghèo?
– Ba em chết, má em quét chợ An Đông…
– Mẹ quét chợ An Đông mà con học Pétrus Ký? Em học đến đâu rồi?
– Dạ thưa quatrième année. Chị tha cho em, nếu cảnh sát bắt, đưa giấy về trường em bị đuổi học tội nghiệp má em…
– Các em quen với tiếng Pháp lắm phải không?
– Dạ.
– Bởi vậy nên mới lấy trộm sách Pháp. Bằng bấy nhiêu mà đã học lớp Đệ tứ, sắp thi Trung học là giỏi lằm. Nhưng chú ấy đã đi gọi cảnh sát thì biết làm sao…

Cậu bé sợ quá lại khóc…
Từ đầu đến giờ có một ông đã lớn tuổi, ăn mặc lịch sự vẫn đứng theo dõi câu chuyện. Thấy cô thâu ngân nói thế, ông bảo cô ta:
– Thôi được, cuốn sách giá bao nhiêu để tôi trả tiền. Học trò nghèo mà, lấy một cuốn sách, lỡ bị đuổi học tội nghiệp…

Cô thâu ngân viên chưa biết giải quyết thế nào thì đúng lúc đó ông Nguyễn Hùng Trương, chủ nhà sách mà mọi người vẫn gọi là ông Khai Trí, từ ngoài đi vô. Thấy chuyện lạ, ông dừng lại hỏi chuyện gì. Cô thâu ngân viên thuật lại sự việc và ông khách cũng đề nghị trả tiền như ông đã nói với cô thâu ngân. Ông Khai Trí cầm cuốn sách lên coi sơ qua rồi nói:

– Phải học trò giỏi mới dùng tới cuốn sách này chứ kém không dùng tới. Cám ơn lòng tốt của ông nhưng để tôi tặng cậu ta, không lấy tiền và sẽ còn giúp cậu ta thêm nữa… 

Ông trao cuốn sách cho cậu bé, thân mật vỗ vai khuyên cậu cố gắng học hành rồi móc bóp lấy tấm danh thiếp, viết vài chữ, ký tên và đưa cho cậu: 

– Từ nay hễ cần sách gì cháu cứ đem danh thiếp này đến đưa cho ông quản lý hay cô thâu ngân, cô ấy sẽ lấy cho cháu. Ngày trước bác cũng là học sinh trường Pétrus Ký mà… 

Ông bắt tay, cám ơn ông khách lần nữa rồi đi vào trong. 

Ba năm sau, nghe nói cậu bé đậu xong Tú tài phần II, được học bổng du học nước ngoài, hình như sang Canada.

Thời gian qua đi. Một năm sau biến cố lịch sử 1975, nhà sách Khai Trí bị tịch thu, mới đầu người ta đặt tên là nhà sách “Ngoại văn”, sau đó đổi thành nhà sách “Fahasa” (viết tắt của 3 chữ “Phát hành sách”), hiện nay lại đổi lần nữa thành nhà sách “Sài Gòn”. Hồi ấy nhà sách Khai Trí là nạn nhân của nạn hôi của, đốt phá, sách vở tung toé khắp nơi từ trong nhà sách ra ngoài đường, nhiều người đã chính mắt chứng kiến cảnh ấy trong nỗi bất lực… Kho sách 60 tấn bị tiêu hủy. 

Ông Khai Trí bị đi cải tạo vì tội “biệt kích văn nghệ”. Sau khi được thả, ông sang định cư bên Hoa Kỳ... 10 năm sau, ông ở Mỹ về Việt Nam một lần nữa, mang theo hy vọng làm được một chút gì cho đất nước. Ông đã mang về 2.000 đầu sách để tiếp tục làm văn hoá. Sách bị tịch thâu với lý do: in trước 75. Phần lớn sách bị tịch thâu là các loại sách Học Làm Người, báo chí quý hiếm trước 1954, như bộ Loa rất nổi tiếng.. Sách ông mang về ai cũng biết là sách về giáo dục, sách hiền, sách tốt cả. Mà dại gì ông mang sách dữ, mà làm gì kiếm ra đâu được sách dữ. Nó chỉ có một cái tội: Tội đã in trước 1975…Ông đau lòng vì sách, ôm đơn đi kiện. Kết cục chẳng đi đến đâu. Ông buồn bã nói: 

– Chắc… năm 3.000 thì họ trả… 

Ông mất năm 2005 tại Sài Gòn. Trước khi ông mất, người ta đã “không quên” đặt tên ông cho một con phố nhỏ (!?!). Một buổi chiều, người ta thấy một “ông già” khoảng ngoài 70 tuổi, ăn mặc theo lối Việt kiều, đứng ngắm trước cửa nhà sách Sài Gòn với nét mặt buồn buồn rồi bước vào hỏi thăm các cô bán sách về ông Khai Trí, các cô nói hình như ông đã mất cách đây đến hàng chục năm. “Ông già Việt kiều” lại ra đứng ngắm trước cửa tiệm sách hồi lâu, lấy khăn giấy lau nước mắt, chắp tay hướng lên trên trời khẽ vái ba vái rồi đi. Không ai biết ông ta là ai cả…

Thứ Năm, 24 tháng 5, 2018

52 bức hình nổi tiếng

52 bức hình nổi tiếng

 
                               Claude Monet en 1923





Brigadier general y actor, Jimmy Stewart. Durante la Segunda Guerra Mundial, Stewart voló en 20 misiones de combate y una más durante la Guerra de Vietnam.





Pablo Picasso





Lou Gehrig en 1939 tras su famoso discurso de despedida. Dos años después moriría de Esclerosis lateral amiotrófica (ALS por sus siglas en inglés y que inspiró el ice bucket challenge)





Times Square en 1947.





Lee Harvey Oswald, en 1963, siendo transportado a su comparecencia previo a su juicio por el asesinato del Presidente John F. Kennedy.





Encuentro entre Hellen Keller y el comediante Charlie Chaplin en 1918.





Mujeres entregando hielo en 1918.





Parrilla de hamburguesas en 1938.





Winston Churchill en 1941.





Albert Einstein en 1921.





Madison Square Park en Nueva York alrededor de 1900.





Marilyn Monroe.





Entrenamiento de samurai en 1860.





El poeta estadounidense Walt Whitman en 1868.





Accidente del zeppelin Hindenburg en 1937.





Soldados británicos vuelven del frente de batalla en 1939.





Joan Crawford en el set de Letty Lynton en 1932.





Tienda ubicada en Gordonton, North Carolina en 1939.





Mark Twain en 1900.





Albert Einstein en la isla de Long Island en 1939.





Audrey Hepburn.





Soldados de la Unión tomando un descanso en 1863.





Charles Darwin.





Soldados de la Segunda Guerra Mundial durante Pascua.





Clint Eastwood en 1962.





W.H. Murphy probando su prototipo de chaleco antibalas en 1923.





Charlie Chaplin, de 27 años, en 1916.





Elizabeth Taylor en 1956.





Big Jay McNeely en el Auditorio Olímpico en 1953.





Louis Armstrong tras bambalinas en 1946.





Halcón Rojo de la Tribu Oglala Sioux a caballo en 1905.





El debut de Babe Ruth en la MLB en 1920.





Una estación de gasolina en Washington en 1924.





Niños comprando flores en 1908.





Un granjero de Oklahoma durante el “Dust bowl” de 1939.





Louis Armstrong toca la trompeta frente a su mujer, Lucille, en el Cairo en 1961.





El puente Brooklyn en 1904.





Dos luchadores tras la pelea.





Fotografía policiaca de un detenido australiano en 1924.





Sophia Loren y Jayne Mansfield.





Los hermanos Kennedy, Robert, Edward y John a las afueras de la Oficina Oval.





Clint Eastwood trabajando en su Jag XK 120 en 1960.





El equipo de remo de Cornel en 1907.





Vista desde el Capitolio de Nashville en 1864.





Niño de Baltimore en 1938.





Joseph Goebbels, Ministro de Propaganda de la Alemania nazi frunce el ceño ante un fotógrafo judío en 1933.





Henry Ford en 1919.





Un piloto de la Real Fuerza Área recibe un corte de cabello mientras lee un libro entre misiones.





Un leñador desempleado y su esposa en 1939.





Alfred Hitchcock.





Un accidente de tránsito en Washington D.C. alrededor de 1921.





Fila de personas en Louisville, Kentucky en 1939.





El Presidente Lincoln con el General Mayor McClernand y Allan Pinkerton en Antietam en 1862.




Thứ Tư, 23 tháng 5, 2018

Video Mạn Đàm Cung Oán Ngâm Khúc 1& 2

Hồn Cung Nữ Khóc.

Nơi cung cấm còn ai nhớ đến
Tấm thân em ân ái bấy lâu
Sao người gieo rắc nỗi sầu
Để hồn tan nát đêm thâu hận tình.

Đêm cô quạnh trời đông lạnh lẽo
Nắng hạ buồn khô héo nhánh hoa
Ái ân chưa hết mặn mà
Phòng không gối chiếc, mình ta ngậm ngùi.

Tình đã hết thân em tàn úa
Tiếng thời gian xé nát tâm gan
Tường thành cách biệt nhân gian
Ngọn đèn soi bóng đêm tàn nhớ thương.

Trầm nhang đốt, mùi hương gợi nhớ
Lá thu rơi động vỡ trong lòng
Mõ đêm gõ nhịp não nùng
Hồn cung nữ khóc, lạnh lùng thế nhân.

Lê Tuấn
Cảm tác Cung Oán Ngâm Khúc
Khi thực hiện Video clips Mạn đàm tác phẩm

Cung Oán Ngân Khúc. Đại thi hào Nguyễn Gia Thiều

Văn Thơ Lạc Việt, trân trọng giới thiệu đến qúy vị tác phẩm Cung Oán Ngâm Khúc của đại thi hào Nguyễn Gia Thiều. Pha623nj mạn đàm do Ban Media VTLV thực hiện. Xin mời quý vị Văn Thi Hũu tiếp tay phổ biến rộng rãi cho mọi ngưới cùng thưởng thức.



Cung Oán Ngân Khúc - VTLV Mạn Đàm Phần 1

Văn Thơ lạc Việt xin giới thiệu cùng quý vị Video Clip Mạn đàm Cung Oán Ngâm Khúc Phần 2

Cung Oán Ngâm Khúc - VTLV Mạn Đàm Phần 2