Tìm kiếm Blog này

Chủ Nhật, 30 tháng 7, 2017

Những sự thật thú vị về ngôi trường Harvard

Được biết đến như một trong những trường đại học danh tiếng hàng đầu thế giới nhưng ẩn chứa phía sau "cái nôi đào tạo ra thiên tài" này còn là những bí mật thú vị mà ít người biết tới.
 
Bức tượng dối trá giữa sân trường
 
image
Tọa lạc trong khuôn viên của trường Đại học Harvard, bức tượng Giáo sĩ John Harvard được xem như tượng đài tưởng nhớ tới người sáng lập ra ngôi trường danh tiếng. Như một cách để thể hiện lòng thành kính tới người quá cố, sinh viên trường Đại học Harvard thường xoa vào mũi giày của tượng John Harvard để lấy may mắn trước mỗi kỳ thi.
 
image
Mũi giày bạc màu của bức tượng John Harvard.
 
Tuy nhiên, họ vẫn vui đùa gọi bức tượng này là "Bức tượng 3 điều dối trá". Tên gọi vui này được bắt nguồn từ 3 sự thật ẩn chứa phía sau bức tượng mà không phải ai cũng biết được: 
 
Thứ nhất, Giáo sĩ John Harvard thực chất không phải là người đã sáng lập ra ngôi trường. Ông chỉ là một tu sĩ hảo tâm đã dành hết nửa gia sản và thư viện sách gồm hơn 400 cuốn của mình để xây dựng nên ngôi trường trong những ngày đầu. 
 
Thứ hai, Đại học Harvard chính thực được thành lập từ năm 1636 chứ không phải là từ năm 1638 như đã khắc trên bức tượng. Trong những ngày đầu mới thành lập, trường được biết đến với tên gọi New College (tạm dịch: Cao đẳng Tân thời) và được thành lập ra để đào tạo tu sĩ. Phải tới tháng 3/1639, trường mới chính thức được đổi tên theo họ của vị "Mạnh Thường Quân" đáng kính. 
 
 
image
Thứ ba, bức tượng John Harvard không phải là chân dung thực sự của Giáo sĩ John Harvard vì trên thực tế, không có bất kỳ hình ảnh nào còn sót lại của ông. Các nhà điêu khắc đã phải sử dụng chân dung của một sinh viên đẹp trai trong trường có tên Sherman Hoar làm mẫu thay thế.
 
Cái nôi kiến thức của những vĩ nhân
 
Harvard đã đào tạo ra 8 tổng thống Mỹ, trong đó có tổng thống đương nhiệm Barack Obama, 62 tỷ phú (chỉ tính những người còn sống) và 150 chủ nhân giải Nobel.
 
6 February 1990: Barack Obama is pictured as a student at Harvard University Law School
 
Tại sao nhiều người gọi ngôi trường này là Harvard Đỏ thẫm?
 
Năm 1858, 2 thành viên của câu lạc bộ đua thuyền Harvard là Charles Eliot và Benjamin Crowninshield đã mua 6 chiếc khăn mùi-xoa màu đỏ tươi để lau mồ hôi cho cả đội, sau khi cuộc đua kết thúc, những chiếc khăn ướt nhẹp đã biến thành màu đỏ sẫm (crimson) và trở thành màu đại diện cho Harvard đến tận ngày hôm nay, đại diện cho sự cố gắng không mệt mỏi của các thế hệ sinh viên.
 
Truyền thống "truổng cời chạy dông" khi hết một học kỳ
 
 
image
Hằng năm, khi chuông đồng hổ điểm đúng 12 giờ đêm báo hiệu một học kỳ đã kết thúc, sinh viên Harvard có truyền thống chạy bộ, hò hét, uống bia, nhảy múa trong tình trạng "trần như nhộng" như một cách để thể hiện sự tự do và thoải mái.
 
Sở hữu sân vận động nổi tiếng nhất nước Mỹ
image
Ít ai biết, kích thước sân vận động chính của trường Harvard là nguyên mẫu để xây dựng nên các sân bóng bầu dục chuẩn quốc tế ngày nay. Bên cạnh đó, sân bóng được xây từ năm 1903 này là công trình đầu tiên sử dụng bê tông cốt thép trên thế giới. Năm 1987, sân bóng Harvard được công nhận là di tích lịch sử quốc gia Mỹ.
 
14% sinh viên Harvard là "cậu ấm cô chiêu"
 
http://baomai.blogspot.com/
Hiện tại, 14% sinh viên trong trường có xuất thân từ những gia đình giàu có với mức thu nhập hơn 500.000 USD/năm Bên cạnh đó là 15% sinh viên nghèo đến từ những gia đình có thu nhập dưới 40.000 USD/năm
Theo thống kê, những sinh viên đến từ những gia đình giàu có thường có điểm thi SAT (kỳ thi chuẩn hóa) cao nhất.
 
Thư viện Widener
 
 
image
Thư viện chính của trường đại học Harvard được đặt theo tên của ông Henry Widener, một cựu sinh viên của Harvard và là một nhà sưu tập sách, năm 1907, khi đang trên đường từ Pháp trở về Mỹ sau một chuyến đi tìm sách, con tàu ông đi đã đâm vào băng trôi, khiến Widener mãi mãi nằm lại nơi biển khơi, đó chính là con tàu Titanic huyền thoại.
 
Sau khi ông mất, bà Eleanor Elkins - mẹ của Henry - đã quyên góp toàn bộ số sách của con cho trường và chi ra thêm 3,5 triệu USD để xây dựng thư viện này. Vì hết đất để mở rộng mà số sách ngày càng nhiều, nên sau này các kỹ sư đã phải đào đường hầm để chứa. Hiện tại, có khoảng 3 triệu đầu sách quý đang nằm dưới lòng đất trong khuôn viên Harvard
 
Cánh cổng chính cô đơn
image
Cổng vào chính của trường Harvard là cánh cổng Johnston, không như các cổng phụ khác, cổng Johnston đóng quanh năm ngày tháng và chỉ mở ra 2 lần mỗi năm.
 
Trong suốt những tháng ngày học tập tại Harvard, mỗi sinh viên chỉ đi qua cổng này đúng 2 lần: Một lần trong ngày nhập trường và một lần trong ngày tốt nghiệp. Sinh viên Harvard tin rằng nếu đi qua cánh cổng này quá 2 lần thì sẽ gặp xui xẻo đủ đường.
 
image
Vì thế, tuy cổng Johnston không bao giờ khóa, nhưng nó luôn lặng lẽ và hiu quạnh từ hàng trăm năm nay.

Thứ Bảy, 29 tháng 7, 2017

Câu Chuyện Chưa Nghe Kể Bao Giờ

Một tài liệu hay nên đọc về loại đồng hồ Patek Philippe, loại đồng hồ đắt tiền nhất thế giới
Câu Chuyện Chưa Nghe Kể Bao Giờ 


Ở Việt Nam, có lẽ dòng đồng hồ vương giả này chỉ xuất hiện vào khoảng năm 1955. Người đầu tiên sở hữu là Ngô Đình Thục. Không ai biết làm cách nào ông Thục có được chiếc đồng hồ này. Ông Thục đã tặng chiếc PP này cho ông Diệm khi ông này cướp được chiếc ghế Tổng thống Việt Nam Cộng hòa (VNCH) từ ông Bảo Đại.
Ông Diệm đã đeo chiếc Patek Philippe trên tay cho đến ngày bị nhóm quân nhân đảo chính giết chết. Không ai biết chiếc đồng hồ của ông Diệm bị ai tháo mất khỏi tay. Khi xe thiết giáp chở thi thể ông Diệm và ông Nhu về trụ sở Bộ Tổng Tham mưu thì người ta không còn trông thấy chiếc đồng hồ PP nữa. Có lẽ, kẻ giết ông Diệm đã lấy?
Giới săn đồng hồ Sài thành sau đó đã treo giá mua chiếc đồng hồ đó 200.000USD. Dù vậy, nó vẫn bặt vô âm tín.

Đồng hồ Patex Philippe tiền tỉ: Nữ đại gia Việt có 11 chiếc và cái chết của 2 trùm giang hồ

Một Thế Giới 16/02/2017 10:32 GMT+7

Ảnh vị lãnh đạo một quận ở TP.HCM dùng điện thoại Vertu và đeo đồng hồ giống của hãng Patex Philippe khiến dân mạng xôn xao mấy ngày nay. Tìm hiểu kỹ, chúng ta sẽ biết nhiều câu chuyện li kỳ và rùng mình về những chiếc đồng hồ Patex Philippe đắt giá bậc nhất thế giới.
Dong ho Patex Philippe tien ti: Nu dai gia Viet co 11 chiec va cai chet cua 2 trum giang ho - Anh 1
Từ hơn nửa thế kỷ nay, trong giới thượng lưu Sài thành có những làn sóng ngầm săn lùng đồng hồ Patek Philippe dòng độc mà dân chơi gọi là đồng hồ PP. Loại đồng hồ quý tộc này được mệnh danh là "vua" của các loại đồng hồ trên thị trường toàn thế giới suốt hàng trăm năm qua. Nhiều đại gia quốc tế, dù có thật nhiều tiền cũng khó có thể mua được nó. Chỉ có người tài danh, giàu có mới được hãng Patek Philippe duyệt bán.
Chỉ dành cho giới quý tộc
Theo ANTG, chỉ riêng khoảng thời gian 35 năm, từ 1951 đến 1986, có những dòng sản phẩm chỉ 349 chiếc được hãng sản xuất tung ra thị trường. Điều đó có nghĩa là, trung bình mỗi năm, hãng PP chỉ tung ra thị trường khoảng 10 chiếc đồng hồ loại này. Cho đến nay, Thierry Stern - chủ sở hữu hiện tại của hãng Patek Philippe vẫn giữ nguyên tắc: Muốn mua đồng hồ, khách hàng phải gửi hồ sơ đăng ký trực tiếp với hãng. Hãng sẽ xét bán theo thứ tự ưu tiên: Danh nhân thế giới; Chính khách quyền lực; Nghệ sĩ nổi tiếng và cuối cùng là giàu có. Mỗi chiếc đồng hồ được xuất xưởng, chắc chắn sẽ mang sứ mệnh phục vụ cho một bậc danh tài của thế giới.
Vì thế, Patek Philippe không xây dựng bất cứ một đại lý nào trên toàn thế giới mà chỉ bán trực tiếp cho khách hàng.
Mỗi khi hoàn tất một chiếc đồng hồ, hãng thực hiện một buổi lễ khai sinh và đặt tên. Vì vậy, mỗi chiếc đồng hồ đều có "nhân thân" riêng biệt. Bộ giấy "khai sinh" của mỗi chiếc được lưu trữ nghiêm cẩn trong tàng thư của hãng. Trung bình giá xuất xưởng mỗi chiếc đồng hồ Patek Philippe đều không dưới 15.000 USD. Cứ mỗi năm tuổi, chiếc đồng hồ loại này càng tăng thêm giá, càng cũ giá càng cao.
Những khách hàng VIP của Patek Philippe có thể kể gồm: Vua Christian IX và Công chúa Louise của Đan Mạch, Vua Victor Emmanuel III của Italia, Hussein Kamel - lãnh đạo Hồi giáo Ai Cập (1914-1918), gia đình Saddam Hussein…
Một số quan chức Chính phủ Nga được biết cũng đam mê Patek Philippe, chẳng hạn như Tổng thống Putin. Ông đeo luân phiên 2 chiếc, trong đó có 1 chiếc Calatrava trị giá 120.000 USD và 1 chiếc có lịch trị giá 60.000 USD.
Chủ tịch Ngân hàng Alpha, Peter Aven, đeo một chiếc đồng hồ lịch năm bằng kim loại trắng trị giá hơn 19.000 USD. Thị trưởng Moscow, Yuri Luzkhkov, sở hữu một chiếc Patek Philippe Calatrava 18.000 USD. Ngoài ra, ông còn có một chiếc khác chạm chân dung nhà thơ Alexander Puskin trên mặt sau. Chiếc này do Công ty Breguet tặng nhân kỷ niệm 200 năm ngày sinh Đại thi hào Nga. Nicolas Sarkozy - cựu Tổng thống Cộng hòa Pháp cũng sở hữu một chiếc đồng hồ Patek Philippe.
Người sở hữu đồng hồ Patek Philippe nhiều nhất Việt Nam
Có người đặt dấu hỏi: Làm cách nào để nhận biết chiếc đồng hồ Patek Philippeđã từng thuộc quyền sở hữu của ai?
Như một cơ duyên, tình cờ chúng tôi được gặp bà K.H - Á khôi áo dài năm 1972 tại Sài Gòn. Tuy sắc nước hương trời đã tàn phai ít nhiều do tuổi tác nhưng nét sang trọng của một mệnh phụ vẫn còn phảng phất trong dáng điệu lẫn cách trò chuyện của bà.
Có lẽ bà K.H là người duy nhất ở Việt Nam sở hữu đến 11 chiếc Patek Philippe. Trong đó có 3 chiếc đã từng thuộc về gia đình Saddam Hussein và 1 chiếc từng thuộc quyền sở hữu của tiến sĩ Nguyễn Xuân Oánh (phu quân của Nghệ sĩ Ưu tú Thẩm Thúy Hằng). Không chỉ là người sở hữu đồng hồ Patek Philippe nhiều nhất Việt Nam, bà K.H còn sưu tầm số lượng túi xách da, giày da có tiếng ở khu vực châu Á.
Bà K.H cho hay chiếc đồng hồ mang nhãn Patek Philippe đầu tiên có được, do một tướng chế độ cũ tặng. Kể từ đó, bà mới tìm hiểu loại đồng hồ quý tộc này và trở nên mê mẩn nó.
Dong ho Patex Philippe tien ti: Nu dai gia Viet co 11 chiec va cai chet cua 2 trum giang ho - Anh 2
Bà K.H (năm 1978), người sở hữu 11 chiếc đồng hồ PP chính hãng. Trong đó có 3 chiếc đã từng là của gia đình Saddam Hussein.
Sau năm 1975, nghe tin bà Cecile Trần Thị Tạo - vợ ông Cao Văn Viên, nguyên là Đại tướng, Tổng Tham mưu trưởng VNCH giai đoạn 1967-1975 muốn bán một chiếc đồng hồ Patek Philippe loại bỏ túi. Vốn là bạn cũ, bà K.H. đến tận nơi mua với giá 7.000 USD. Sau khi mua xong, bà K.H. gửi hồ sơ sang hãng Patek Philippe để xin xác lập giấy khai sinh. Hãng Patek Philippe đã từ chối cung cấp khai sinh vì chiếc đồng hồ đó sản xuất ở Trung Quốc.
Năm 2003, chính quyền của Saddam Hussein - Tổng thống Iraq (giai đoạn 1979 - 2003) bị lật đổ. Thông qua vài người bạn tham tán Đại sứ quán Mỹ tại Trung Đông, bà K.H được biết gia đình của Saddam Hussein có ý định bán bớt một số tài sản, trong đó có 4 chiếc đồng hồ Patek Philippe. Không chần chừ, bà K.H đặt vé máy bay đến Trung Đông. Sau một tuần dò tìm người môi giới, cuối cùng bà K.H. cũng mua được 3 chiếc với giá 70.000 USD/chiếc. Chiếc còn lại, một người khác ở TP.HCM đã nhanh tay mua trước. Sau này, nhiều lần bà liên lạc với người này để mua lại với giá 40.000 USD nhưng bị từ chối.
Được biết cả 3 chiếc đồng hồ Patek Philippe của gia đình Saddam Hussein mà bà K.H. đang sở hữu đều sản xuất vào năm 1969. Còn chiếc đồng hồ PP của ông Nguyễn Xuân Oánh được bà K.H mua lại với giá 30.000 USD.
Dong ho Patex Philippe tien ti: Nu dai gia Viet co 11 chiec va cai chet cua 2 trum giang ho - Anh 3
Theo lời bà K.H, chiếc Patek Philippe này nguyên là của gia đình Saddam Hussein và được chế tác bằng bạch kim.
Bà K.H cho biết: "Mỗi chiếc đồng hồ bán ra, hãng Patek Philippe đều lưu trữ hồ sơ, trong đó có rất nhiều thông tin gồm: Ngày xuất xưởng, tên riêng của đồng hồ, số sêri, tên khách hàng... Sau khi mua được 1 chiếc Patek Philippe, tôi đều gửi thư yêu cầu đến hãng đề nghị xác minh. Tôi phải nộp phí cho hãng với giá 2.200 USD, bao gồm tiền vệ sinh bảo quản, tiền trích lục in sao giấy khai sinh và một số chi phí khác. Sau khi hoàn tất thủ tục xác minh, hãng giao đồng hồ lại cho tôi trong một chiếc hộp bảo quản. Hộp bảo quản nằm trong một chiếc hộp lớn hơn. Điều quan trọng là hãng cung cấp cho tôi một giấy khai sinh. Cũng nhờ thủ tục xác minh này, tôi phát hiện chiếc PP của bà Cecile không có hồ sơ".
Với cách bảo quản hồ sơ như thế, khi bị mất trộm, khách hàng chỉ cần thông báo cho hãng Patek Philippe. Dù đi loanh quanh thế giới đến hàng trăm năm sau, nó cũng sẽ phải lộ diện.
Bà K.H rút ra kinh nghiệm xương máu rằng chỉ riêng giá xác minh nhân thân đồng hồ Patek Philippe đã là 2.200 USD thì chỉ có đồng hồ Patek Philippe dỏm mới bán dưới giá 10.000 USD/chiếc.
Đeo chiếc Patek Philippe trên tay không chỉ mang cả một gia tài đồ sộ mà còn mang cả giá trị danh gia vọng tộc. Bởi thế, rất nhiều người khao khát sở hữu chiếc đồng hồ huyền thoại Patek Philippe. Không mua được hàng xuất xưởng, nhiều đại gia đã săn ngầm những chiếc đồng hồ đã qua sử dụng. Với dân sưu tầm, những vật dụng bình thường, nếu có "tiểu sử thuộc sở hữu" của một nhân vật nổi tiếng đã là hàng hiếm. Đằng này, mỗi chiếc đồng hồ hiếm Patek Philippe đã được chính hãng sản xuất trao cho nó một số mệnh của người nổi tiếng.
Vẫn chưa hài lòng với vị trí "đỉnh của đỉnh", năm 2014, hãng Patek Philippe chỉ xuất xưởng có 7 chiếc đeo tay có tên khai sinh là Grandmaster Chime 5175. Đây là loạt sản phẩm kỷ niệm 175 năm ngày thành lập và Patek Philippe đã mất đến 8 năm để chế tác các "tác phẩm điêu khắc có chức năng xem thời gian" này. Hãng chỉ giao 6 chiếc Grandmaster Chime 5175 cho khách hàng. Chiếc còn lại sẽ được lưu giữ trong bảo tàng của hãng. Giá mỗi chiếc Grandmaster Chime 5175 tương đương 60 tỉ đồng tiền Việt!
Tên tuổi 6 vị khách hàng được hãng Patek Philippe giấu kín tuyệt đối. Chỉ cần hãng nêu tên, chắc rằng, kẻ sở hữu sẽ điêu đứng sự nghiệp. Thử ví dụ, trong số khách hàng đó có tên cựu Tổng thống Obama, một ủy ban điều tra liên bang sẽ được thiết lập ngay để tìm hiểu ông này dùng nguồn tiền nào để mua Patek Philippe. Từ xưa đến nay, 90% những chiếc Patek Philippe được đặt mua đều có liên quan đến những phi vụ tặng quà.
Mai Phương Thúy và Minh Nhựa cũng dùng đồng hồ Patek Phillipe
Ngoài bà K.H, ở Việt Nam từng thấy hai người nổi tiếng khác đeo đồng hồ Patek Philippe và lên báo. Đó là đại gia Minh Nhựa và Hoa hậu Mai Phương Thúy.
Xuất hiện trong Chung kết Bước nhảy Hoàn vũ 2016 tối 16.4.2016 tại TP HCM, Mai Phương Thúy gây chú ý khi đeo đồng hồ Patek Phillipe có giá khoảng 65.000 USD.
Dong ho Patex Philippe tien ti: Nu dai gia Viet co 11 chiec va cai chet cua 2 trum giang ho - Anh 4
Dong ho Patex Philippe tien ti: Nu dai gia Viet co 11 chiec va cai chet cua 2 trum giang ho - Anh 5
Mai Phương Thúy đeo đồng Patek Philippe giá 65.000 USD.
Cuối tháng 8.2016, sau sự cố tự tử bất thành và màn đón vợ hoành tráng với dàn xe Range Rover, đại gia Minh Nhựa khoe trên trang cá nhân sở hữu chiếc đồng hồ Patek Philippe Geneve Sky Chart 6103G có giá khoảng 560.000 USD. Vào thời điểm đó, đây là chiếc Patek Philippe Geneve Sky Chart 6103G duy nhất tại Việt Nam.
Dong ho Patex Philippe tien ti: Nu dai gia Viet co 11 chiec va cai chet cua 2 trum giang ho - Anh 6
Chiếc Patek Philippe Geneve Sky Chart 6103G mà Minh Nhựa sở hữu năm ngoái.
Patek Philippe Geneve Sky Charty 6103G của Minh Nhựa được thiết kế với phần vỏ được làm từ vàng trắng 18K kết hợp cùng dây da cá sấu, trang trí 38 viên kim cương vòng quanh mặt đồng hồ và 22 viên kim cương khác ở phần khóa chốt an toàn. Ngoài những giá trị xa xỉ của vàng và kim cương, Patek Philippe Geneve Sky Charty 6103G có thiết kế thể hiện bầu trời rất đặc trưng của vùng Geneve, Thụy Sĩ - quê hương của dòng đồng hồ xa xỉ này.
Facebooker nổi tiếng kể chuyện giang hồ chết thảm sau khi đeo đồng hồ Patex Phillipe
Gần đây, dân mạng xôn xao vì ảnh vị lãnh đạo một quận ở TP.HCM dùng điện thoại Vertu và đeo đồng hồ giống của hãng Patex Phillippe.
Theo Facebooker nổi tiếng Hoàng Linh, cán bộ công chức đeo Patex Phillippe không hề bình thường. Hoàng Linh cho biết Patex Phillippe là đồng hồ của đỉnh cao quyền lực và sự bi thảm, đồng thời kể cho mọi người nghe những câu chuyện rùng mình về những chiếc đồng hồ đắt giá nhất thế giới. Nội dung như sau:
Không phải chỉ vì đắt tiền, đắt tiền là đương nhiên rồi nhưng vấn đề là bạn có đủ khí độ đế vương để mang nó không?
Mảnh giấy mà bạn xem chính là giấy chứng nhận đồng hồ Patex Phillipe của dòng họ Saddam Hussen, kết cục bi thảm của họ chắc ai cũng rõ. Hiện đồng hồ này đang thuộc quyền sở hữu của một người chơi đồng hồ ở Sài Gòn (bà K.H.).
Dong ho Patex Philippe tien ti: Nu dai gia Viet co 11 chiec va cai chet cua 2 trum giang ho - Anh 7
Giấy "khai sinh" chiếc đồng hồ nguyên của gia đình Saddam Hussein.
Tôi nhìn thấy Patex Phillippe lần đầu tiên ngoài đời thực là tại tiệm cắt tóc của Thiên hạ đệ nhất kéo Thìn trên đường Hai Bà Trưng. Hôm đó tôi ngồi cạnh một gã đẹp như tượng, Thìn chỉ tôi cái đồng hồ vương giả đó, đơn giản mà đẹp mê hồn, nếu chỉ nhìn trong ảnh thì bạn không thể hình dung được đâu. Patex Phillippe được chế tác bằng tay bởi những nghệ nhân tài hoa cùng những lời nguyền gắn vào nó bởi bùa chú?!
Gã kia là Cu Lý, ông trùm giang hồ trên cơ cả Năm Cam, tiền chất như núi nhưng kết thúc lãng nhách bằng cái chết khó hiểu khi đang trong tiệm gội đầu ở Hải Phòng. Lúc cô thợ đang dùng cái lông gà làm nhột mặt gã thì phát hiện gã ngừng thở. Còn nguyên nhân thì không biết.
Trước đó mấy tháng, Cu Lý tặng cái Patex Phillippe này cho Năm Cam. Năm Cam nhận về rồi mới hối hận, sợ xui không dám đeo nhưng cũng không dám vứt đi vì tiếc.
Một gã chỉ đeo Patex Phillippe này một lần duy nhất để “thử cảm giác” cũng bị chết thê thảm, đó là Hùng Phở. Hùng Phở là dân Hải Phòng định cư ở Mỹ. Lần đầu về Việt Nam, Hùng pPhở xênh xang lắm, đến thăm Năm Cam cho mấy cục xà bông Camay, quần jean Levis và mấy cây 3 số. Nghe đồn Năm Cam có Patex Phillippe, hắn nằng nặc đòi lấy ra coi rồi đeo thử vào tay. Kết quả thấy liền luôn.
Hùng Phở ở khách sạn oách nhất lúc đó là Bến Thành (Rex), đứng trên phòng, mở cửa sổ nhìn mấy em Sài Gòn đẹp quá liền hứng chí lấy tiền rải xuống đất. “Xui cho Lan”, lúc Phó tổng biên tập báo Công an lái xe đi qua và điện thoại cho an ninh đến làm việc trục xuất Hùng phở ra khỏi Việt Nam.
Về Mỹ cũng chẳng yên, mấy tháng sau, người ta phát hiện xác Hùng phở trong một khu nghĩa trang, người ghim đầy đạn súng ngắn.
Theo ANTG, ở Việt Nam, có lẽ dòng đồng hồ vương giả này chỉ xuất hiện vào khoảng năm 1955. Người đầu tiên sở hữu là Ngô Đình Thục. Không ai biết làm cách nào ông Thục có được chiếc đồng hồ này. Ông Thục đã tặng chiếc Patek Philippe này cho ông Diệm.
Ông Diệm đã đeo chiếc Patek Philippe trên tay cho đến ngày bị nhóm quân nhân đảo chính giết chết. Không ai biết chiếc đồng hồ của ông Diệm bị ai tháo mất khỏi tay. Khi xe thiết giáp chở thi thể ông Diệm và ông Nhu về trụ sở Bộ Tổng tham mưu thì người ta không còn trông thấy chiếc đồng hồ Patek Philippe nữa. Có lẽ, kẻ giết ông Diệm đã lấy?
Giới săn đồng hồ Sài thành sau đó đã treo giá mua chiếc đồng hồ đó 200.000 USD. Dù vậy, nó vẫn bặt vô âm tín.
Nhân Hoàng (tổng hợp)

Thứ Năm, 22 tháng 6, 2017

Nhận thức di sản văn học miền Nam

Bản sắc tốt đẹp của một nền văn học tự do, chính là sức mạnh văn hoá mạnh mẽ nhất sẽ làm cho nền văn hoá phá sản của chủ thuyết cộng sản bị đẩy lùi đến diệt vong.

Nhận thức di sản văn học miền Nam

image
Sau biến cố 1975, văn học miền Nam một thời gian dài bị phủ nhận tại Việt Nam

Một thời, văn học miền Nam 1954 - 1975 thường quy gọn vào mấy chữ "phản động và suy đồi", "thù địch với nhân dân"... Nhưng khu vườn văn chương đó là thực thể không thể gạt khỏi di sản văn hóa dân tộc.

image

Điểm danh phương châm tiếp vật xử thế với văn học miền Nam, chúng ta thấy gì?

Thấy cương lĩnh trong nghị quyết các kỳ đại hội và hội nghị Trung ương Đảng kết liễu sinh mệnh nền văn nghệ "bên kia chiến tuyến". Từ hành động quyết liệt: "(...) quét sạch ảnh hưởng tư tưởng và thực dân mới ở miền Nam (...)" (1976) cho đến ý chí riết róng: "(...) Không vì khôi phục lại vị trí và giá trị tác phẩm cho một số văn nghệ sĩ trước đây mà đề cao họ quá đáng (...)" (1989).

Những năm 1990 chuyển sang chiều hướng giảm nhẹ. Lời giới thiệu của một số sách tái bản thường nhấn mạnh: "(...) dưới ánh sáng chủ nghĩa Mác và đường lối đổi mới của Đại hội VII (...), chúng ta có thêm công cụ có ích (...)" hay trích in mệnh đề: "(...) phát huy tự do tư tưởng tạo mọi điều kiện cần thiết cho hoạt động nghiên cứu (...)" (Nghị quyết số 01-NQ-TW, 28.3.1992).

Xem chừng sợi dây ràng buộc không dễ gì cởi bỏ một sớm một chiều.

image

Thấy văn học miền Nam rã rời và quay quắt bởi những văn bản pháp quy. Ngay những ngày đầu khi đất nước thanh bình, Bộ trưởng Bộ Thông tin Văn hoá Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam ban hành Thông tri số 218/CT.75 (28.8.1975) và số 15/TTVH/MCTH (8.3.1976) cấm cửa "nọc độc văn hóa đồi trụy".

Thế rồi, Sở Thông tin Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh mở thêm chiến dịch thu hồi các loại văn hoá phẩm phản động bằng Thông tri số 12030/STTVH/XB (3.5.1977).

Và Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh dồn tiếp Chỉ thị 22/CT-UB (29.4.1981) còn Sở Văn hoá và Thông tin cho ấn hành danh mục sách cấm và tạm được lưu hành (6.1981)...

image
Những tác phẩm của Duyên Anh

Thấy dòng thác cuốn phăng những di hại của thứ văn hóa ấy. Như Những tên biệt kích của chủ nghĩa thực dân mới trên mặt trận văn hóa tư tưởng (1980). Mỗi bài viết trong công trình hợp soạn này nghị án một gương mặt khác hội khác thuyền. Hãy đọc Phan Đắc Lập khinh miệt Hồ Hữu Tường, một quái tượng trong bọn cầm bút chống phá cách mạng. Còn Huy Khánh không tiếc lời mạt sát Duyên Anh, tuổi trẻ, bịp và thực.

 image

Ấy là chưa kể Thùy Dương men theo Những bước đường sáng tác tội lỗi của Nhã Ca... Lời nào cũng cường điệu. Ý nào cũng khô khốc. Lời và ý nào cũng hãi hùng. Vũ Khắc Khoan, tác giả Thần tháp rùa, Thành Cát Tư Hãn, Mơ Hương Cảng..., chiếu rọi thân phận con người cùng nghệ thuật với cuộc đời mà tỏ hiện cùng khắp trang viết là những "luận điệu mẹ mìn", "ý đồ chính trị phản động", "thủ đoạn chống phá tinh vi", "nọc độc triết lý hiện sinh sa đọa"...

Những người có quyền ấy đắc thắng quá. Những con chữ ấy ngoa ngoắt quá. 

Những dạy dỗ ấy "có gang có thép" quá. Tất cả là chứng tích gợi nhắc đến những "yêu ngôn" tạt qua sinh hoạt trí thức ngày nào.

image

Hãy tìm đến giọng điệu có phần nhẹ nhàng hơn trong Về tư tưởng và văn học phương Tây hiện đại (1986) của Phạm Văn Sĩ. Nhẹ nhàng là vậy nhưng không giấu được sự quy chụp thô vụng và khiếm nhã. Ở đây, nhà nghiên cứu định danh dòng văn chương nữ lưu... của những Túy Hồng, Nguyễn Thị Hoàng... là "loại văn chương tính dục hạ cấp". Là của con người ăn chơi trụy lạc, vô lý tưởng và mục đích. Là của xã hội tha hóa hưởng thụ, phá hoại nền đạo đức cổ truyền.

image

Nhưng sự "Trở về mái nhà xưa" (Chủ đề buổi trò chuyện nhân dịp ba tập truyện ra mắt ngày 19.1.2013) của Trần Thị NgH và mới đây, ngày 19.3.2017, của Nguyễn Thị Thụy Vũ... chứng thực giá trị thời đại và ý nghĩa xã hội trên trang viết của những cây bút nữ này.

Kẻ trước người sau góp thêm, bày ra, nối lời, nói tiếp... về "lũ bồi bút, không phản động, chống cộng thì cũng dâm ô, đồi trụy" hay "mánh lới, ngón nghề của tay sai chủ nghĩa thực dân mới".

Có thể kể ra đây vài cây bút "trấn thủ lưu đồn" nơi hiểm yếu của đường lối văn nghệ.

Đó là Trần Độ với Khẩn trương và kiên trì xóa bỏ hậu quả của văn hóa thực dân mới (1981). Đó là Hà Xuân Trường với Tiếp tục đấu tranh xóa bỏ tàn dư văn hóa thực dân mới (1979).

image

Đó là Lữ Phương với Cuộc xâm lăng về văn hóa và tư tưởng của đế quốc Mỹ tại miền Nam Việt Nam (1981, tái bản 1985)... Giờ đây, niềm tin in dấu trong từng trang viết hẳn đã đi đằng nào. Giờ đây, con chữ tranh hơn tranh thua đã rỗng nghĩa, chỉ còn giữ được cái vỏ âm thanh, chẳng mấy ai để ý đến.

image

Nhưng đáng kể hơn là "tập đại thành" Văn hóa, văn nghệ phục vụ chủ nghĩa thực dân mới Mỹ tại Nam Việt Nam 1954 - 1975 của Trần Trọng Đăng Đàn. Theo như Lời giới thiệu, đây là kim chỉ nam để xây dựng tủ sách: "(…) có tập sách này sẽ dễ dàng hơn trong việc biết (...) những sách gì là tốt, sách gì là xấu, sách nào bị cấm, sách nào được lưu hành, sách nào, văn hóa phẩm nào từ thời Mỹ-ngụy còn lại cần được sử dụng theo phương hướng nào (…)".

Trần Trọng Đăng Đàn không cho phép xem "văn học thực dân mới" là "một giai đoạn, một phần của văn nghệ Việt Nam hiện đại". Những "con ranh con lộn" ấy không thể nối tiếp dòng chảy văn học từ 1954 trở về trước và hiện diện trong đồ biểu, bảng lược đồ hay cuốn sổ văn học hiện đại. Ông dụng công kết tội các nhà nghiên cứu miền Nam nhập nhèm trắng đen với chính tà. Đây là Uyên Thao trong Thơ Việt hiện đại 1900 - 1960 (1969) tùy tiện phối kết dòng thơ Việt từ Phan Bội Châu, Nguyễn Thiện Thuật, Tản Đà... đến "các cây bút phục vụ đắc lực nhất cho Mỹ Ngụy". Chép lại mà ngờ ngợ cái sai, cái quấy, cái kỳ lạ này. Dẫu Nam Bắc phân tranh thì lịch sử văn học cứ là dòng chảy không hề đứt đoạn và vẫn là sự tổng hòa những mảnh ghép của bức tranh toàn cảnh. Chẳng phải vậy sao?

Xin trở lại danh mục sách cấm và được phép lưu hành tập hợp trong "tập đại thành" kể trên. Riêng tác giả với toàn bộ tác phẩm bị cấm lên đến hàng trăm. 

Người ngoài cuộc Flemming, Gheorghiu, Sagan... cũng như kẻ mang vòng nguyệt quế Nobel như Pasternak, Solzhenitsyn "ngẩng lên trông trời" không khỏi ngỡ ngàng vì sao bản thân bị liệt lên đầu bảng "nô dịch, lai căng, lạc hậu...". Cây bút đồng chủng đồng văn Quách Lương Huệ, Kawabata Yasunari, Natsume Sōseki... cũng như danh gia Somerset Maugham, Stephan Zweig, Kahlil Gibran... "cúi xuống nhìn đất" cũng không khỏi bối rối vì sao trước tác của mình "có hại trong việc giáo dục đạo đức và thẩm mỹ".

image

Danh mục mang ý nghĩa lịch sử này là dẫn liệu gợi mở vài ý niệm sơ khởi về tác phẩm, tác giả và phong khí thời đại. Nó có thể mách bảo rằng việc cấm kỵ, một phần phụ thuộc vào nội dung và quan trọng hơn, vào nhân thân. Trong tình thế chẳng đặng đừng, danh mục này trở thành thư mục đầu tiên (dẫu chưa đúng quy cách) tổng kê hàng loạt dữ kiện có giá trị tham khảo. Riêng với giới chơi mảng sách trước 1975 là cẩm nang dò tìm sách cần sưu tập, đo lường mức độ quý hiếm...

Một chính thể không chỉ có lãnh thổ, con người, bộ máy hành chính... mà còn có cả nền văn nghệ nữa. Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam phải kiến tạo một nền văn học. Các yếu nhân đặt viên gạch nền móng hầu hết từ đất Bắc vào chi viện. Nguyên Ngọc với Đất nước đứng lên (1955) bây giờ là Nguyễn Trung Thành cùng Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc (1969). Ca Lê Hiến từng viết Tiếng gà gáy (1965) trở thành Lê Anh Xuân với Hoa dừa (1969). Hay Lê Khâm với Bên kia biên giới (1958) chuyển thành Phan Tứ cùng Gia đình má Bảy (1968)... Mà nơi đó, còn có thêm những Nguyễn Ngọc Tấn (Nguyễn Thi), Bùi Đức Ái (Anh Đức), Nguyễn Văn Bổng (Trần Hiếu Minh)...

Cuộc chiến chưa kết thúc, Phạm Văn Sĩ đã kịp tổng kết thành quả đó bằng công trình Văn học giải phóng miền Nam (1975, tái bản 1976). Không những tán dương "quang cảnh tươi sáng rực hồng ban mai" của "nền văn học của nhân dân miền Nam thời chống Mỹ". Mà còn hơn thế nữa. Văn học giải phóng miền Nam ý chừng là giải pháp "đào thải" văn học miền Nam 1954 - 1975 và ươm ghép vào chỗ khuyết vắng đó trong cây phả hệ văn chương nước nhà.

Đôi chút ngần ngừ. Không lẽ mục từ "văn học giải phóng miền Nam" hay "văn học chống Mỹ" có thể thay cho "văn học miền Nam 1954 - 1975" trong các từ điển văn học?

Đã hơn bốn mươi năm trôi qua. Nhận thức chưa rẽ chiều đổi hướng rõ rệt nhưng thước đo thẩm định giá trị nghệ thuật có phần đong đưa và co duỗi. Sau một thời gian lặng lờ giữa chiều tà bóng khuất, từng tác phẩm được xem xét ngưỡng tốt xấu và cấp thị thực thông hành. Vậy là bỗng dưng bừng sáng bao nhiêu chân dung của thời đoạn 1954 - 1975 trên lãnh thổ phía Nam vĩ tuyến 17.

 image

Cũng phải, với Phạm Công Thiện, trước tác sau 1975 ngao du nơi chân trời góc bể nay quay về đứng cạnh một ít tác phẩm trước 1975 đã được hồi sinh trong nước. Như dấu gạch nối những mảnh hình hài cách trở của một đời văn. Như một minh chứng rằng đời sống văn chương học thuật là một mạch ngầm chuyển động không ngừng, có thể chạy dài đến những bến bờ xa xôi.

image

Theo ước tính của nhà nghiên cứu Huỳnh Như Phương (2012), chừng 160 tác gia miền Nam được phục dựng.

Từ cuối những năm 1980, bao nhiêu tiểu thuyết và sách dịch chiếm lĩnh thị trường chữ nghĩa. Và sang thế kỷ XXI, văn thơ và các nghiên cứu văn sử triết gắn với "tàn tích văn hóa Mỹ Ngụy" công khai trùng phùng trên quê hương.

image 

Những Bùi Giáng, Nguyễn Vỹ, Nguyên Sa, Vũ Hoàng Chương từng bị vạch mặt là buông thả, sa đọa, cuồng loạn...

image

Những Nhất Hạnh, Dương Nghiễm Mậu, Tràng Thiên (Võ Phiến).... từng bị cáo buộc là "biệt kích văn hóa".

Giờ đây, họ vai sánh vai duyên hành cùng đời sống nghệ thuật nước nhà. Và rồi báo chí đăng tải các nghiên cứu về tác giả, tác phẩm, hiện tượng văn học... 
Không ít khóa luận, luận văn, luận án và chuyên khảo... chọn "đứa con hoang" đó làm đối tượng khảo sát, cắt nghĩa, thẩm định, bình giá...

Trang sách cũ chưa gấp hẳn và trang sách mới còn lưỡng lự... Hoa trái của văn học miền Nam 1954 - 1975 chính thức đâm chồi, nảy lộc trong khu vườn văn chương ngát hương hãy còn là một chặng đường nhọc nhằn.




Trần Trọng Cát Tường