Tìm kiếm Blog này

Thứ Tư, 14 tháng 6, 2017

Nhạc Phạm Duy đưa tên tuổi Minh Đức Hoài Trinh bay xa

Nhạc sĩ Phạm Duy đã đưa tên tuổi nhiều thi sĩ trở nên nổi tiếng nhờ sự kết hợp của âm nhạc, nhạc sĩ Phạm Duy cũng chuyển đổi cả câu chữ trong thơ "chỉ dữ lại ý thơ" nhờ đó mà bài thơ trở nên hay hơn, ví dụ bài thơ "Kiếp nào có yêu nhau" thơ Minh Đức Hoài Trinh

"Anh đừng nhìn em nữa
Hoa xanh đã phai rồi
Còn nhìn em chi nữa
Xót lòng nhau mà thôi"




 Phạm Duy đã viết lại, và phổ nhạc bài thơ này rất hay.

"Đừng nhìn em nữa anh ơi!
Hoa xanh đã phai rồi, hương trinh đã tan rồi
Đừng nhìn em! Đừng nhìn em nữa anh ơi!
Đôi mi đã buông xuôi, môi nhăn đã quên cười"


Nhạc Phạm Duy đưa tên tuổi Minh Đức Hoài Trinh đi xa hơn

Vũ Đình Trọng. 

Ca khúc “Đừng Bỏ Em Một Mình,” nhạc Phạm Duy, thơ Hoài Trinh. (Hình: amnhacmiennam.blogspot.com)
WESTMINSTER, California (NV) – Nữ thi sĩ Minh Đức Hoài Trinh vừa qua đời hôm 9 Tháng Sáu. Bà được nhiều người ngưỡng mộ với hai bài thơ “Kiếp Nào Có Yêu Nhau” và “Đừng Bỏ Em Một Mình.” Đặc biệt, hai bài thơ này nổi tiếng hơn khi được nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc.
Không thể phủ nhận, nhạc sĩ Phạm Duy là cây cổ thụ trong nền âm nhạc Việt Nam. Và cũng không thể phủ nhận qua hai ca khúc phổ thơ này, nhạc của ông đã đưa tên tuổi của nữ sĩ Minh Đức Hoài Trinh đến gần với công chúng hơn.
Trong hồi ký “Vang Vọng Một Thời,” nhạc sĩ Phạm Duy từng kể về sự kết hợp giữa thơ và nhạc qua hai bài “Kiếp Nào Có Yêu Nhau” và “Đừng Bỏ Em Một Mình:”
“Tôi bấy giờ đang là quân nhân… bỗng gặp lại Minh Đức Hoài Trinh lúc đó được mười bảy tuổi từ thành phố Huế thơ mộng chạy ra với kháng chiến. Nàng còn đem theo đôi gót chân đỏ như son và đôi mắt sáng như đèn pha ô tô. Từ Tướng Tư Lệnh Nguyễn Sơn cho tới các văn nghệ sĩ, già hay trẻ, độc thân hay đã có vợ con… ai cũng đều mê mẩn cô bé này. Phạm Ngọc Thạch từ trung ương đi bộ xuống vùng trung du để vào Nam Bộ, khi ghé qua Thanh Hóa, cũng phải tới Trường Văn Hóa xem mặt Hoài Trinh. Hồi đó, Minh Đức Hoài Trinh đã được Đặng Thái Mai coi như là con nuôi và hết lòng nâng đỡ.
Năm 1954, tôi gặp Minh Đức Hoài Trinh lần thứ ba khi tôi tới Paris ở khoảng hai năm. Nàng đã rời Việt Nam, đang sống với một người em trai trong một căn phòng nhỏ hẹp. Ba lần gặp nhau là rất hi hữu, tôi bèn giao lưu với nàng và soạn được hai bài ca bất hủ”…
Nhà phê bình Đặng Tiến (Pháp), trong bài “Phạm Duy: Thơ Phổ Nhạc” năm 2011, nhận định: “Trên 300 bài nhạc phổ thơ thì còn khoảng 100 bài phổ biến một số bài được truyền tụng, trở thành kinh điển trong lịch sử âm nhạc, khiến nhiều người dọ hỏi ‘bí quyết’ phổ nhạc. Có lúc làm Phạm Duy bực mình, vì ‘làm nhạc chớ có phải nấu phở đâu.’ Nhưng có lúc nhạc sĩ vui tính trả lời, như khi đưa ra ví dụ bài ‘Kiếp Nào Có Yêu Nhau,’ phổ nhạc thơ Minh Đức Hoài Trinh (1958) và thổ lộ ‘bí quyết.’ Lời hát:
Đừng nhìn em nữa anh ơi!
Hoa xanh đã phai rồi, hương trinh đã tan rồi
Đừng nhìn em! Đừng nhìn em nữa anh ơi!
Đôi mi đã buông xuôi, môi nhăn đã quên cười.
Hẳn người thôi đã quên ta!
Trăng Thu gầy đôi bờ, chim bay xứ xa mờ.
Gặp người chăng? Gặp người chăng, nhắn cho ta
Hoa xanh đã bơ vơ, đêm sâu gối ơ thờ.
Kiếp nào có yêu nhau, thì xin tìm đến mai sau
Hoa xanh khi chưa nở, tình xanh khi chưa lo sợ
Bao giờ có yêu nhau, thì xin gạt hết thương đau
Anh đâu anh đâu rồi? Anh đâu anh đâu rồi?…’
‘Bạn bè yêu nhạc thường hỏi tôi về cái gọi là ‘bí quyết phổ nhạc.’ Âu là tôi xin phép nữ sĩ Hoài Trinh cho tôi được in ra sau đây nguyên bản của bài thơ để bạn so sánh:
Anh đừng nhìn em nữa
Hoa xanh đã phai rồi
Còn nhìn em chi nữa
Xót lòng nhau mà thôi
Người đã quên ta rồi
Quên ta rồi hẳn chứ
Trăng mùa Thu gãy đôi
Chim nào bay về xứ?
[…] Kiếp nào có yêu nhau
Nhớ tìm khi chưa nở
Hoa xanh tận nghìn sau
Tình xanh không lo sợ…’
Chắc bạn đọc cũng thấy bài thơ phổ nhạc được tôi thêm câu, thêm chữ. Phổ nhạc là chắp cánh cho thơ bay cao. Bài thơ ngắn ngủi, cô đọng này, vì có thêm chữ nên không còn tiết vần đều đều, bằng phẳng nữa. Bây giờ nó quay cuồng theo nét nhạc, câu nhạc. Giai điệu của câu ‘Đừng nhìn em nữa anh ơi’ chuyển rất đột ngột, đi từ nốt trầm lên nốt cao nhất với hai ‘nhảy bực’ quãng 5 để diễn tả sự tột độ của tình cảm. Cái syncope sau câu ‘Đừng nhìn em’ làm cho mọi người thấy được sự nghẹn ngào của bài thơ và bài hát.’
[Ngoài đề: Câu ‘Hương trinh đã phai rồi,’ Phạm Duy thêm vào, là… hóm]
Nói thêm cho rõ: Ca khúc gồm 154 chữ, dài gấp rưỡi bản gốc. Bản gốc là thơ năm chữ theo luật thi, nhịp lẻ; ca từ nhịp chẵn 6-10 theo sườn lục bát vần lưng kết hợp với vần chân; hai câu ngũ ngôn trở thành bán cú (hémistiche) cho câu 10 từ với vần giữa câu. Như vậy, chỉ về âm luật thôi, bài hát đã khác bài thơ. Những câu, những từ, những âm (đừng… đã) luyến láy tạo ý nghĩa mới cho lời thơ – chưa kể nhạc thuật phong phú, tha thiết mang chất bi kịch.”
Nữ sĩ Minh Đức Hoài Trinh, thời trẻ tại Paris, Pháp. (Hình: nhananhtanvan.wordpress.com)
Đó là cái nhìn của một người phê bình âm nhạc. Riêng với chúng ta – người nghe, chỉ cần cảm thấy hay là đủ. Nếu đọc lời thơ và ca từ để so sánh, tôi đồng ý với nhà phê bình Đặng Tiến, Phạm Duy đã đưa bài thơ lên một tầm cao mới, nhờ giai điệu trầm bổng, khát khao…
Với bài thơ, và ca khúc “Đừng Bỏ Em Một Mình,” thì tôi nghĩ khác.
Nếu không biết bài thơ gốc, mà chỉ nghe ca khúc này thôi thì đây quả là một bài hát tuyệt vời. Qua những chữ được nhạc sĩ lặp lại, nỗi đau như được dàn trải: “Đừng bỏ em một mình/ đừng bỏ em một mình/ trời lạnh quá trời lạnh quá/ sao đành bỏ em một mình.” Hay: “Chiều lộng gió chiều lộng gió/ sao anh đành bỏ em.”
Còn ở đoạn cao trào này, có những nốt cao như sự giằng xé nội tâm, nhưng vẫn là một nỗi đau chơi vơi, lăng đăng của một linh hồn đứng trên cao nhìn thân xác mình sắp tàn rữa: “Lời nào đó lời nào đó/ tiếng ân tình hay tiếng cầu kinh/ nhạc nào đó nhạc nào đó/ nhạc gọi người hay nhạc gọi hồn.”
Ở bài thơ gốc, trong bốn câu thơ đầu, nỗi đau dù nhẹ, nhưng đã thấm chuyện “tử-biệt, sinh-ly:” “Đừng bỏ em một mình/ Khi trăng về lạnh lẽo/ Khi chuông chùa u minh/ Chậm rãi tiếng cầu kinh.”
Bốn câu tiếp, nỗi đau bắt đầu mạnh dần: “Đừng bỏ em một mình/ Khi mưa chiều rào rạt/ Lũ chim buồn xơ xác/ Tìm nhau gục vào mình” và tăng cường độ: “Đừng bỏ em một mình/ Trời đất đang làm kinh/ Rừng xa quằn quại gió/ Thu buốt vết hồ tinh.”
Câu “Trời đất đang làm kinh” làm cho nỗi đau trở nên ai oán hơn, khiến đất trời cũng phải “trở mình nhỏ máu.” Cho đến những đoạn cuối: “Đừng bỏ em một mình/ Cho côn trùng rúc rỉa/ Cỏ dại phủ mộ trinh/ Cho bão tố bấp bênh.”
Nỗi đau trở nên kinh hoàng của người nằm dưới mộ sâu. Nó đặc quánh trong đầu óc, trong thân thể, tạo tiếng gào thét không thanh âm, tê buốt da thịt.
Không thể phủ nhận, nhạc sĩ Phạm Duy là cây cổ thụ trong nền âm nhạc Việt Nam. Và cũng không thể phủ nhận qua hai ca khúc phổ thơ này, nhạc của ông đã đưa tên tuổi của nữ sĩ Minh Đức Hoài Trinh đến gần với công chúng hơn.
Ở khía cạnh khác, ông Lại Nguyên Ân, một nhà nghiên cứu văn học ở Hà Nội, kể lại lời của một người khác, trên Facebook về lý do bài thơ “Kiếp Nào Có Yêu Nhau” ra đời. Theo đó, khi còn đứng trong hàng ngũ kháng chiến, bà Hoài Trinh được giao trách nhiệm tiếp cận, thuyết phục một nhân vật tên là Phan Văn Giáo. Sự tiếp cận vì trách nhiệm đó lại trở thành tình yêu. Đau đớn là lúc tình yêu đơm hoa, kết trái, bà Hoài Trinh đang mang thai thì phía kháng chiến cử người ám sát Phan Văn Giáo… “Kiếp Nào Có Yêu Nhau” là tiếng lòng của bà trước nỗi đau bất ngờ và cực kỳ thất vọng đó.
Nhà văn Nguyễn Hữu Nghĩa, một người bạn của nữ sĩ, giải thích: “Đừng Bỏ Em Một Mình” ra đời sau khi Minh Đức Hoài Trinh nhìn thấy một đám tang đi qua.
Còn một điều khác ít người biết, ngoài việc là tác giả hai bài thơ được phổ nhạc vừa kể, thì “Ai Trở Về Xứ Việt” của Phan Văn Hưng mà nhiều người thuộc làu cũng là thơ của Minh Đức Hoài Trinh.
“Ai Trở Về Xứ Việt” được viết từ năm 1962 tại Paris, Pháp, sau năm 1975 lại trở thành một trong những nhạc phẩm vang lên ở tất cả các cộng đồng Việt tị nạn:
“Ai trở về xứ Việt
Nhắn giùm ta người ấy ở trong tù
Nghe đâu đây vang giọng hờn rên siết
Dài lắm không?… Đằng đẵng mấy mùa Thu
Ai trở về xứ Việt
Thăm giùm ta người ấy ở trong tù
Cho ta gửi một mảnh trời xanh biếc
Thay giùm ai màu trời ngục âm u
Các bạn ta ơi bao giờ được thả
Đến bao giờ ăn được bát cơm tươi
Được lắng nghe tiếng chim cười trong gió lá
Đến bao giờ?
Bao giờ hờn uất mới nguôi?
Người bạn tù ơi, ta không quên đâu
Nhớ hôm xưa nhìn đôi tay cùm xích
Hàng song thưa chia cách vạn tình ngâu
Ai tra tấn nghe lòng ai kim chích
Anh sửa soạn lên đường về xứ Việt
Ta gửi về theo một ít tự do
Và nhiều lắm, nhiều nhớ thương tha thiết
Đến cửa ngục tù chia bớt chút buồn lo
Còn bạn nữa, biết nhau từ ngày ấy
Ta sẽ về đón ở cửa âm u
Đời sẽ đẹp, mùa Xuân hồng biết mấy
Dầu ngoài kia mây có trĩu mùa Thu.”

Thứ Năm, 8 tháng 6, 2017

Huyền thoại về Muối

Chia sẻ với quý vị một bài viết rất hay về (Muối) 

"Con người chúng ta, thực tế, là một bịch muối biết đi, với những tế bào ngâm trong nước muối. Chúng ta khóc ra muối, đổ mồ hôi ra muối, khi thiếu nguồn muối bổ sung là đời tàn. Nghiên cứu gần đây cho thấy, khi thiếu muối, sự ham muốn về dục tính sẽ giảm đi, đàn ông dễ bị yếu sinh lý, mệt mỏi và… xụi. Phụ nữ thiếu muối cũng giảm bớt khả năng sinh sản và ảnh hưởng đến cân lượng của em bé."

Vậy thì tại sao phải kiêng cữ ăn mặn đến mức độ luôn luôn thèm muối, đây chính là một quan niệm sai lầm.


Huyền thoại về muối

Có một lần nọ, ăn sáng chung ở bệnh viện với một ông bác sĩ người Mỹ chuyên về bệnh tim mạch, khi thấy tôi rắc muối lên những múi bưởi, ông ta trố mắt: “Anh không sợ bị cao huyết áp ư?”
Nhìn ánh mắt của người đồng nghiệp, tôi nghĩ lý do cao huyết áp không phải là quan tâm chính, mà là chuyện ăn bưởi với muối! Tôi dụ ông ta thử, “chàng” gật gù khen ngon, vì muối bưởi dường như ngọt hơn, bớt chua và bớt đắng.

Trong gần 50 năm qua, các bác sĩ thường khuyên chúng ta không nên ăn mặn, trong khi đó, các cụ từ ngàn xưa lại nói, ăn mặn cho chắc da, chắc thịt. Thuở bé, tôi vẫn còn nhớ những nồi cá hay nồi thịt kho mặn đắng dành cho các sản phụ nhà hàng xóm, sau khi sanh.

Những nghiên cứu cũ, hơn 100 năm trước, suy diễn, biện luận một chiều, dựa trên những quan sát không đầy đủ, cho rằng ăn mặn có hại đến sức khoẻ tim mạch, thật ra không đúng hẳn. Theo các nghiên cứu gần đây, ăn nhiều muối cũng không đến nỗi tệ như người ta hằng nghĩ.

Hiện nay, chúng ta được khuyên, nên giới hạn lượng muối tiêu thụ ở mức 6 gram mỗi ngày, tức là 2.4 gram chất sodium (natri), vào khoảng độ một muỗng cà phê muối. Nếu bệnh nhân có bệnh cao huyết áp, bác sĩ thường khuyên nên giảm muối xuống còn 2/3 muỗng cà phê mỗi ngày. So với chế độ ẩm thực của người Việt, và ngay cả những thức ăn của các chủng tộc khác, giới hạn về muối nầy là chuyện nói cho vui, vì nó đi ngược lại bản năng sinh tồn của con người nói chung.

Từ thời cổ đại, nhất là ở những vùng đất xa biển, muối là một loại nhu cầu quý hiếm, người ta tôn thờ nó, giết nhau cũng vì nó. Muối rất quan trọng cho sự sống, không riêng gì cho con người mà cho cả những loài động vật. Ở xứ Keyna, quê hương thuỷ tổ của ông Obama, những con voi thèm muối, đang đêm, lặn lội vào hang sâu, để liếm những tinh thể muối tích tụ trên vách đá. Rồi những con khỉ đười ươi gorillas, theo vết, ăn phân của các cô chú voi, cũng vì muối. Ngay đến những chú khỉ nhỏ, ngồi bắt chí bắt rận cho nhau, chỉ để liếm vào da nhau, hưởng thừa chút muối tiết ra từ mồ hôi.

Con người chúng ta, thực tế, là một bịch muối biết đi, với những tế bào ngâm trong nước muối. Chúng ta khóc ra muối, đổ mồ hôi ra muối, khi thiếu nguồn muối bổ sung là đời tàn. Nghiên cứu gần đây cho thấy, khi thiếu muối, sự ham muốn về dục tính sẽ giảm đi, đàn ông dễ bị yếu sinh lý, mệt mỏi và… xụi. Phụ nữ thiếu muối cũng giảm bớt khả năng sinh sản và ảnh hưởng đến cân lượng của em bé.

Thiếu muối còn làm cho nhịp tim tăng, làm cho thận suy, làm cho tuyến giáp suy nhược, làm tăng độ vô cảm với chất insulin, và làm tăng cholesterol. Như thế, trên lý thuyết làm hại đến hệ thống tuần hoàn, tăng nguy cơ bị bệnh tim mạch.

Chất sodium là thành phần chính trong máu và tất cả dịch thủy trong cơ thể, vừa giữ thể tích cho máu, bảo đảm áp suất cho hệ thống tuần hoàn, vừa duy trì các phản ứng sinh hoá cho các tế bào. Mất muối, hệ thống tuần hoàn bị rối loạn. Riêng với hệ thần kinh, sự thay đổi nồng độ sodium qua những cái bơm nhỏ ở tế bào thần kinh, tạo ra những tín hiệu truyền dẫn trong mạng lưới thần kinh. Thiếu muối, hệ thống thần kinh bị tê iệt, não bộ sẽ bị sưng lên, gây hôn mê. Trong trường hợp bị mất máu vì thương tích hay bị phỏng nặng, chúng ta mất nước và mất muối, làm cho các cơ phận có nguy cơ sụp đổ, ngừng hoạt động. Vì thế, khi vào nhà thương, truyền nước biển là chuyện đầu tiên.

Vậy thì, tại sao hầu hết các bác sĩ lại khuyên ta nên cử muối?
Lý do vì những suy luận cổ điển dựa trên những quan sát hạn hẹp, một chiều, cho rằng ăn nhiều muối sẽ làm tăng huyết áp. Đã thế, để chứng minh cho những tiền đề không đúng, những nghiên cứu lệch lạc đua nhau tìm cách chứng minh cho một tiền đề nông cạn về cơ bản. Một vòng lẩn quẩn!

Này nhé, người ta suy luận rằng, khi chúng ta ăn nhiều muối sẽ bị khát nước, vì thế sẽ uống nhiều nước. Nồng độ sodium từ muối tăng cao làm cho cơ thể giữ nước lại để pha loãng bớt độ mặn của máu, do đó thể tích máu tăng. Một khi thể tích máu tăng, sẽ làm tăng áp suất máu, đưa đến bệnh tim mạch, tai biến não, và các nguy cơ khác.

Lý thuyết trên đây, chính tôi, cũng như hầu hết các bác sĩ đều được dạy như thế trong những năm đầu của trường thuốc. Thoạt nghe thì rất ư là “logic”, nhưng dần dà những sự thật quan sát được lại không chứng minh được cho lý thuyết nầy.

Huyết áp của con người được kiểm soát bởi nhiều động cơ mà trong đó nồng độ sodium và thể tích máu chỉ là một. Kế đến nguy cơ bị bệnh tim mạch, truỵ tim, tai biến não lại là hệ quả của nhiều lý do khác nhau, trong đó cao hyết áp chỉ là một trong những lý do ấy. Theo quan sát, 80% người có áp suất bình thường, khi ăn nhiều muối, không bị tăng huyết áp. Ngay cả những người đã bị cao huyết áp, khoảng 60% không bị ảnh hưởng vì muối.

Ở đây, nồng độ của muối, của chất sodium, cũng như huyết áp được điều chỉnh bới trái thận. Những hormone từ tuyến thượng thận aldosterone, angiotensin từ lá gan, và renin từ trái thận, tạo thành một hệ thống gọi là renin–angiotensin–aldosterone system (RAAS), làm việc với nhau để kiểm soát nồng độ muối, thể tích máu cũng như áp suất máu. Như thế người có lá gan khoẻ, trái thận tốt, đa số sẽ đáp ứng rất nhạy bén cho nồng độ muối trong máu. Cao huyết áp không đơn thuần vì ăn nhiều muối, mà vì hệ thống RAAS không làm việc hữu hiệu. Lá gan yếu, thận hư thật ra lại do những lý do khác, về nếp sống, về ẩm thực như ăn nhiều đường và tinh bột chẳng hạn.

Nói như trên đây, cũng không có nghĩa là chúng ta có thể ăn mặn càng nhiều càng tốt, nhưng lâu lâu lỡ ăn mặn tí xíu thì cũng không hại gì, từ trường hợp những người thuộc vào diện cao huyết áp vì “nhạy cảm với muối”, phải cử muối vì trái thận đã suy. Trung bình, chúng ta có thể tiêu thụ muối vừa phải, khoảng độ từ 1.5 đến 3.5 muỗng cà phê muối là vừa. Nếu thấy khát nước là đã ăn quá mặn, không tốt cho trái thận, nên bớt ăn mặn cho lần sau. Không nên để “đời cha ăn mặn” đến “đời con khát nước” mới cử muối thì hơi trễ!

B.S Hồ Ngọc Minh

Những bài viết sưu tầm trên internet

Những tác phẩm văn nghệ về
                                                                         THÁNG TƯ ĐEN
                                                                                                          07:19 30 tháng 4, 2017
"THÁNGTƯ ĐAU BUỒN" gồm hơn 200 bài viết, 100 thơ nhạc và nhiều hình ảnh, video 
 
 
Tháng Tư Đau Buồn  
 
http://huongduongtxd.com/tolich_lichsu.jpg
VĂN
http://achauthoibaonews.com/blog/wp-content/uploads/2016/01/Click-23.gif
Lại Nhớ Một Ngày Buồn Tháng Tư...
Việt Cộng! Việt Cộng! - Lê Dinh

Tháng Tư Không Ánh Mặt Trời - Huy Tưởng
Ban Mê Thuột, Ngày Đầu Chiến Cuộc - Hổi Ký Nguyễn Định
Ban Mê Thuột Thất Thủ: Câu Chuyện Bên Lề - Nguyễn Định 
Ban Mê Thuột Những Ngày Đầu trong tay Cộng Quân - Nguyễn Định 
Bạn Tù Sơn La - Phan Lạc Phúc 
A Lament for Viet Nam - Doan Van Toại --- Thổn Thức Cho Việtnam 
Lon Guigoz, Hành Trang Của Người Tù Cải Tạo - Hoàng Chương 
Những Chuyện Di Tản 1975 - Tiểu Tử 
Những Mảng Máu Khô - Trần Mộng Tú 
Đêm bên bờ Sông Ba - Trang Y Hạ 
Hình Ảnh Chiến tranh Việt Nam nhìn lại 
Viết cho Người Nằm Xuống - Linh Chi NTC
Anh Hùng của Những Ngày Tháng Tư
Viên Đạn Cuối Cùng - Trần Như Xuyên 
Bí ẩn Ba Mươi Tháng Tư - Phạm Trần Hoàng Việt 
Người Đi Non Nước Ở Lại - Chu Lynh 
“Đảng Cộng sản Việt Nam, hãy cút đi !” - Phan văn Song 
Nén Hương Cho Người Dưới Mộ - Người Lính Già Oregon 
Thời Gian Quản Chế
Ngày Cuối Cùng của Cuộc Chiến 
Tinh Khôn ở Đâu - Trần Đỗ Cung 
Tâm Sự của một Cựu Nữ SV Trường Luật Saigon - Cao Đồng Phước
Chuyện Kể Bên Ly Rượu - Phan Xuân Sinh
Bài Học Đầu Tiên của Thời “Gác Kiếm” - Mai Thanh Truyết
Những Cánh Đại Bàng Sau Cơn Bão Lửa - Phạn Tín An Ninh 
Ngày Quốc Hận là Ngày Quốc Hận -Trần Gia Phụng 
Xem lại những đau thương ngày tàn cuộc chiến 
Qua Cơn Mê - Phan Lạc Phúc
Ngày Tàn Cuộc Chiến I - Vĩnh Hiếu
Ngày Tàn Cuộc Chiến II - Vĩnh Hiếu
Ngày Tàn Cuộc Chiến III- Vĩnh Hiếu
Ngày Tàn Cuộc Chiến IVa- Vĩnh Hiếu
Ngày Tàn Cuộc Chiến IVb- Vĩnh Hiếu
Trận chiến cuối cùng của trường Thiếu Sinh Quân Vũng Tàu - Nguyễn Anh Dũng & Lâm A Sáng
Ngày Đó, Tháng Tư Năm 1975 - Tiểu Tử
Nhớ Nhà - BS Nguyễn Sơ Đông
Viết cho Các Con - BS Nguyễn Sơ Đông
Ngụm Cà Phê Tháng Tư - Trần Mộng Tú
Nói về 30 năm Cuộc Chiến Việt Nam - Lê Duy San
Khu Trục Bọc Thây - Trường Sơn Lê Xuân Nhị 
Nhớ về Bình Long Anh Dũng - Giao Chỉ San Jose
Ngày 30 Tháng Tư - Nguyễn Thụy Long 
Cánh Dù Bay Xa - Nam Thảo
Người Lính Không Có Số Quân - Trần Như Xuyên
Hồn Tử Sĩ - Trần Mộng Tú
Ngày Buồn Nhất Đời Tôi - Huy Vũ
Tiếng Kêu Khẩn Thiết Từ Ngôi Đền Thiêng - Lê Tùng Châu 
Người Lính Thủy Quân Lục Chiến bên bờ Bến Hải - Nguyễn Ngọc Ẩn
Điều Ong Tiếng Ve - Cả Ngố họ Trịnh
Số Phận Thương Phế Binh VNCH - Yoshigata Yushi
Em Cũng Muốn Tin Nhưng Không Thể - Lê Vũ Cát Đằng
Tình Saigon - Sa Mạc Hoa
Chuyện Thuở Giao Thời - Tiểu Tử
Ra Khơi - Nguyễn Quý Đại 
Những Ngày Không Quên - Nguyễn Quý Đại 
Quê Hương Việt Nam không còn là Chùm Khế Ngọt - Nguyễn Quý Đại 
Tháng Tư Lại Về ... - Hướng Dương txđ
Tháng Ba Buồn Hiu - MX Tiểu Cần
30 Tháng Tư Ai Thắng Ai - Tôn Thất Bình
Cô Giáo Vân - Thùy Giang
Một Nỗi Niềm Riêng - Mai Hương Trần
Ý Nghĩa của Ngày Quốc Hận - Trần Thủy Tiên ---- Bản tiếng Anh
Viết cho Tháng Tư - Huỳnh Thục Vy
Ai Bán VNCH cho CS Hà Nội - Võ Long Triều 
For Younger Generation: The Meaning of Black April 30 Buồn Vui Tháng Tư- Sơn Tùng
Vài Nhận Định về Ngày 30 Tháng Tư - Đông Hải NHC
Không Cho Phép Mình Quên - Nguyễn Khánh Vũ
Đốt Nén Hương Lòng - Nam Thảo 
Những Kỷ Niệm Khó Quên - Ngọc Hạnh
Những Khoảnh Khắc Chưa Quên - Trang Y Hạ 
Đá Nát Vàng Phai - Kim Thanh
Câu Hỏi Tháng Tư - Trần Trung Đạo
Hồi Tưởng Một Thời Đã Qua - HongNguyen/H.N.T 
Bài Học Đắng Cay - Lữ GiangNgày Tàn của Cuộc Chiến - Lê Nguyên Bình
Thương Tiếc Không Nguôi - Tôn Thất Tuệ
Những Đồng Minh Anh Hùng - Ngô Kỷ
30-4-1975 Là Ngày Gì? - Lê PhiCảm Xúc Ngày 30 Tháng Tư của một Người Hà Nội - Nguyễn Văn Đại 
Ký Ức Một Thanh Niên Hà Nội Về Ngày 30-4-1975 - Phạm Thắng Vũ
Tháng Tư Mùa Xuân và Những Tấm Màn - Trần Mộng Tú
Hậu Quả của Khủng Bố và Đức Hạnh của Hy Vọng - Uwe Siemon-Netto
Người Quân Cảnh Cuối Cùng Chết tại Bộ Tổng Tham Mưu
Quốc Hận 30/4 là gì? - tdhoanz
Trại Cải Tạo – Địa Ngục Trần Gian ở VN - BS Nguyễn Ý Đức
30 Tháng Tư, Vì Sao Chưa Thể Quên? - Song Chi
Sàigòn, 30 Tháng Tư, 1975 - Ngô Bắc dịch
30 Tháng Tư: Chuyện Bây Giờ Mới Kể
Đôi Mắt Phượng - Nguyễn Đạt Thịnh
Nụ Cười Người Tử Tội - Nguyễn Thiếu Nhẫn
Thằng Em Kết Nghiã - Trang Y Hạ
Hố Chôn Người Ám Ảnh - Trần Đức Thạch
Danh Mà Chi, Lợi mà Chi - Nhạc Sĩ Lê Dinh
Danh Sách Các Sĩ Quan & Quân Nhân Tuẩn Tiết --- (2)
Tù Cải Tạo: Tội Ác Chống Nhân Lọai của CSVN - Đỗ Ngọc Uyển
Những Trại Tù Cải Tạo đã In Dấu Chân Tôi - Huy Vũ
Chờ Mong Tờ Điện Tín - Nguyễn Thị Thanh Dương
Tháng Tư Nhìn Lại: Chiến Tranh Việt Nam - Nguyễn Cao Quyền 
Chuyện Tháng Tư Đen - Lâm Văn Bé
Viêt Nam 39 Năm Đảng Trị: Một Quốc Gia, Hai Quốc Dân - Phan Văn Song
Ngày Trở Về - Trần Nhật Kim
Sài Gòn Chỉ Vui Khi Các Anh Về - Hoàng Hải Thủy - Nhạc Duy Trác
Ai Đã Thắng Trong Cuộc Chiến Việt Nam - Michel Chossudovsky - Ngọc Thu
Người Trí Thức Hoa Kỳ và Goulag Việt Nam - Eugène Ionesco
Tìm Sống - Luân Tế
Tại Sao Chưa Đánh Đã Đầu Hàng - Duyên Anh
Quốc Hận 30-4 là gì? - tdhoanz 
Saigon Ngày Dài Nhất - Hồi Ký Duyên Anh
Cô Em Gái Nuôi - Trang Y Hạ
Giọt Nước Mắt cho Quê Hương - Uyên Hạnh 
Bức Hình 27-4 Năm 1975 ỡ Paris - Phan Văn Song
Hồi Ký của Một Anh Hùng Ngã Ngựa - Vương Mộng Long
Tưởng Niệm Charlie và Đại Tá Nguyễn Đình Bảo Bài 1 --- Bài 2
Saigon 40 năm - Song Lam
Đọc Thơ Đấu