Tìm kiếm Blog này

Thứ Ba, 21 tháng 3, 2017

Về việc biến chùa chiền thành các “siêu thị Phật”

Đọc bài viết "biến Chùa chiền thành các siêu thị Phật" sao mà xót xa thế. Hình thức kinh doanh này đang nở rộ ở khắp nơi trên nước Mỹ bất cứ nơi nào có cộng đồng người Việt sinh sống thì nơi ấy đều xây dựng rất nhiều ngôi Chùa (biến các ngôi nhà "single house" thành chùa, dựng tượng trong sân rồi gắn CD tụng kinh 24/24, chúng sinh đến cúng dường nếu chưa đủ sở hụi thì mời ban văn nghệ về tổ chức gây quỹ.
Riêng tại thung lũng hoa vàng San Jose có rất nhiều ngôi chùa lớn nhỏ ở khắp nơi.

Về việc biến chùa chiền thành các “siêu thị Phật”

image

Kính thưa quý đồng hương Phật tử

Tôi là một phật tử, pháp danh Trí Giác.

Một số bạn Công Giáo và Tin Lành hỏi tôi: “ Đạo Phật các anh sao lại làm đại nhạc hội, ca hát, buôn bán, xổ số làm tiền um sùm ở trong chùa, trong khu vực chùa. Như vậy có đúng luật đạo Phật không.”

Tôi nghe hỏi mà cảm thấy xót xa, đau khổ, và xấu hổ cho đạo Phật. Vì tôi cũng đã thấy nhà thờ Công giáo, Tin Lành và nhà thờ Đạo Cao Đài,  ngay cả Đạo Hồi, không bao giờ làm đại nhạc hội, buôn bán, xổ số để làm tiền nơi chốn thiêng liêng.
Chùa là nơi thanh tịnh già lam. Đến chùa để lắng lòng, nghe kinh, niệm Phật, học đạo, chuyển mê thành ngộ. Nghe được tiếng chuông U Minh lòng nhẹ nhàng thanh thoát.

image
image
Hình ảnh nầy diễn ra trong khuôn viên chùa Việt Nam Houston, Texas, chắc chắn không chuyển mê thành ngộ được !
Là Phật tử khi chúng ta tập tu 24 giờ Bát Quan Trai Giới, ai cũng nhớ và phải giữ giới thứ 6 là: Không được trang điểm, thoa dầu thơm. Múa hát và xem múa hát. Đó là hàng Phật tử tại gia, tập tu mà không được nghe ca hát. Huống gì, trong lúc chùa là nơi thanh tịnh, mà lại tổ chức đại nhạc hội, buôn bán, xổ số. Vị thầy xuất gia mà ngồi nghe ca sĩ sexy hát múa, ỏng ẹo nhạc đời. Thì còn gì phá đạo hơn nữa. Phật tử đã đau lòng khi thấy trong nước một số chùa thờ tượng Hồ Chí Minh cùng với Phật Thích Ca. Ngoài nước thì chùa chiền biến thành Siêu thị Phật. Quý thầy ở hải ngoại mạnh ai làm nấy. Một mình một chùa. Không cần giới luật. Hởi ôi! Thật quá đau lòng cho đạo Phật.

image
Son phấn thơm lừng, ăn mặc hở hang, đại diện Tịnh Xá Ngọc Hòa San Jose, chào đón Ông bà chủ nhân Phật ngọc trong buổi chiêm bái Phật ngọc tại San Jose, Calfornia.
Ở Portland có vị thầy đã chết với cái tên là Ông Thầy Đại Nhạc Hội, Phật tử nghe đồng hương nói như vậy thật là xấu hổ và đau xót cho đạo.
Cúi xin quý tăng ni suy nghĩ lại. Phật tử mong quý tăng ni nên nói với nhau giữ tròn giới luật để Phật giáo trường tồn và để phật tử khỏi xấu hổ.
Đến lúc đồng hương phật tử đã lên tiếng, không phải quý tăng ni muốn làm gì thì làm.

image
Khuôn viên tịnh xá nầy hàng năm tưng bừng tổ chức đại nhạc hội vào các dịp đại lễ như Phật Đản, Vu Lan v.v...đàn trống xập xình, chạy theo lợi dưỡng, làm biến tướng Bát Chánh đạo
Vừa qua đồng hương Phật tử rất hoan hỷ và tâm đắc, thật hạnh phúc khi đọc được bài thơ đăng trên Oregonthoibao mấy tuần trước đây của Thi sĩ Hàn Thiên Lương

image
Thi sĩ Hàn Thiên Lương, là một phật tử 13 năm tù CS, thuộc lớp người cao tuổi, vợ chồng anh rất thích đi chùa nhưng bây giờ không còn muốn đi tới chùa nữa, thì buồn biết là bao. Anh trở về tu ở “Trở Lại Vườn nhà”. Xin đồng hương Phật tử đọc lại nguyên văn bài thơ của anh để thông cảm tâm trạng của anh và cùng nhau xót xa, đau khổ vì đạo.

Trở Lại Vườn Nhà.

Tuổi thời gian đã cuối mùa
Nên tôi cố gắng đến chùa nghe kinh
Xa đời tránh cõi phù sinh
Quên đi những chuyện của mình của ai.

Nhân sinh lắm nỗi sầu đầy
Bon chen chìm nổi sông này biển kia
Vội quên tiếng hẹn lời thề
Dối gian quên mất ngõ về nghĩa nhân.

Chao ôi tôi rất ân cần
Vào chùa nghe tiếng chuông ngân tịnh hồn
Mong vơi đi những nỗi buồn
Cuối mùa được thấy con đường thênh thang.

Nhưng thôi tôi lại hoang mang
Thiền môn còn cảnh khoe khoang sang giàu.
….Bày trò gây qũy xôn xao
Thêm trò đấu giá thấp cao ồn ào.

Em Xi khéo móc hầu bao
Tội cho Phật tử bụng đau cũng đành…!
Cũng vì một chút hư danh
Cho nên có chuyện cạnh tranh ở chùa!

Thôi tôi trở lại vườn nhà
An nhiên dưới cội thông già tĩnh tâm
Giữ lời giữ ý âm thầm
Quanh đây lặng lẽ tháng năm yên bình!

Mới hay trong cõi nhân sinh
Niết bàn, Bồ Tát trong tim mình mà thôi!

Hàn Thiên Lương

*****

Về việc biến chùa chiền thành các “siêu thị Phật”. 

Xin quý Phật tử đọc một đoạn của Tỳ Kheo Thích Chân Tuệ viết:

“ Tiền! Tiền! Tiền! trở thành tiếng réo gọi, át tiếng cầu kinh và niệm chú.
Các thầy đã biến chùa chiền thành các “siêu thị Phật”.

image
Đồng tiền đã làm cho cửa Thiền thành chợ Trời buôn thần bán thánh.
Không có cách kiếm tiền phàm tục nào ngoài đời mà không có trong các chùa: 
Xổ số, lô tô, đại nhạc hội, tiệc ăn uống gây quỹ, bán đấu giá, ký sổ cúng dường hàng tháng, mượn vốn không lời… đang trở thành bệnh dịch biến cửa chùa là nơi tôn nghiêm thành nhà hàng bán đồ ăn,
biến sân chùa thành sân khấu cho ca sĩ hát hỏng nỉ non uốn éo, biến Phật đài trang nghiêm thành nơi bán và ký gởi tượng Phật.

image
Đấu giá tượng Phật
Tất cả những phương tiện hoằng dương chánh pháp thiêng liêng của Phật giáo Đại thừa đang biến thành dịch vụ thương mãi.”

Về Tượng Phật ngọc:

image
Phật ngọc bày bán đầy đường
“Phật Ngọc chỉ có giá trị vật chất, chứ có linh thiêng gì đâu”

- Về Phật ngọc trước đây nhiều nơi tổ chức Phật ngọc để kiếm tiền. Nói là linh nhưng khi di chuyển Phật ngọc cũng bị tai nạn xảy ra, ở Đức.

Xin nghe Tỳ Kheo Thích Chân Tuệ giảng:

“ Con người phải bảo vệ tượng Phật Ngọc như thế, thì tượng Phật Ngọc chỉ có giá trị vật chất, chứ có linh thiêng gì đâu, có ai cầu gì được nấy đâu, các chùa viện triển lãm Phật Ngọc có bình an, có khá hơn chăng?...”

Kính thưa Qúy Đồng hương phật tử

Để khỏi bị lường gạt và khỏi mang nghiệp xấu cho bản thân và gia đình. Xin Quý Phật tử dành thì giờ đọc hai bài dưới đây :

Tiền Làm Động Tâm, Tiền Sinh Bất Tịnh và Phật ngọc

image
Phật ngọc có khuôn mặt giống hệt nữ chủ nhân
Tu hành trong hoàn cảnh kinh tế thị trường hiện nay rất khó.
Tu trong xã hội Âu Mỹ với nền kinh tế thực dụng càng khó hơn.
Dịch xây chùa và phấn đấu làm trụ trì của các tu sĩ Việt nam tại các xứ Âu Mỹ đang diễn ra như một chiến trường.
Tiền! Tiền! Tiền! trở thành tiếng réo gọi, át tiếng cầu kinh và niệm chú.
Các thầy đã biến chùa chiền thành các “siêu thị Phật”. 
Thầy chưa có chùa thì lo vận động chạy đôn chạy đáo mua đất mua nhà xây chùa dựng tượng.
Thầy có chùa rồi thì có bao nhiêu là dự án xây dựng để kêu gọi Phật tử đóng góp.
Đồng tiền đã làm cho cửa Thiền thành chợ Trời buôn thần bán thánh.
Không có cách kiếm tiền phàm tục nào ngoài đời mà không có trong các chùa: 
Xổ số, lô tô, đại nhạc hội, tiệc ăn uống gây quỹ, bán đấu giá, ký sổ cúng dường hàng tháng, mượn vốn không lời… đang trở thành bệnh dịch
biến cửa chùa là nơi tôn nghiêm thành nhà hàng bán đồ ăn,
biến sân chùa thành sân khấu cho ca sĩ hát hỏng nỉ non uốn éo,
biến Phật đài trang nghiêm thành nơi bán và ký gởi tượng Phật.
Tất cả những phương tiện hoằng dương chánh pháp thiêng liêng của Phật giáo Đại thừa
đang biến thành dịch vụ thương mãi.

Cầu siêu: tiền. Dâng sớ cầu an: tiền. Ma chay, giỗ kỵ: tiền.

image
Xuống cấp thấp nhất là các thầy thu tiền và bỏ tiền vào túi.
Hình ảnh đọa lạc nhất là có những thầy chuyên nghiệp lên sân khấu, cầm micro thay vì nói pháp thì thao thao nói lời thuyết phục vận động xin tiền.
Ôi, hồng ân Tam Bảo, long thần hộ pháp làm sao mà tha thứ được.
Những Phật tử mê tín, đầu óc mù mờ u tối đã xem các thầy chùa như Phật thánh.
Họ không hiểu rằng đưa phương tiện vật chất vào tay nhà tu là đang làm thay cho ma quỷ tới phá đường tu thanh tịnh của quý thầy.
Khi đầu óc đã dính mắc lo nghĩ tới tiền, tới chùa to tượng lớn, tới thế giới màu mè hình tướng
thì vô hình chung nhà tu đã không còn an trú trong giới luật.
Đạo Phật Việt Nam đang đi sai đường trầm trọng vì đang lâm vào hai tình trạng cực đoan.
Số các thầy sống ở “cõi trên” thì lo nói toàn những chuyện cao siêu huyển hoặc.
Số các thầy đang đọa lạc vào tham ái thì biến đạo Phật thành mê tín dị đoan để làm phương tiện kiếm tiền.
Thật ra, các thầy ra ngoài giới luật chỉ là nạn nhân.
Thủ phạm chính là những người mang danh Phật tử mà không chịu hiểu Phật, đem vật chất làm sa đọa các thầy.
Xin các thầy tỉnh táo lại để khỏi trể đường tu.
Xin các đạo hữu Phật tử hãy cùng nhau đứng ra xây chùa dựng tượng.
Nhưng tuyệt nhiên xin đừng làm sa đọa quý thầy bằng cách đưa tiền, chính là đưa thuốc độc đến cho bậc chân tu.
Đức Phật và Thánh chúng ngày xưa ngày ngày khất thực,
chỉ cần có miếng ăn đạm bạc ngày một bữa mà nuôi sống xác thân để thanh tịnh tu hành.
Các thầy ngày nay ăn uống có kẻ hầu người hạ, bữa chính bữa phụ thật là đã lạc đường quá xa về xứ Phật.
Đôi điều chân thật nói ra, xin các thầy và Phật tử hoan hỷ

Phật Ngọc

image
Trong các sinh hoạt hay nghi lễ của Phật giáo, các hình tượng chư Phật, chư Bồ Tát luôn luôn được tôn trí nơi trang nghiêm thanh tịnh nhất, để  mọi người chiêm ngưỡng, lễ bái, cầu nguyện và phát khởi tín tâm.

Các hình tượng được làm bằng bất cứ vật liệu nào, đơn sơ như gỗ, đá, xi măng, thạch cao, hay quí giá hơn như vàng, bạc, đồng, ngọc thạch, đá quí, kim cương, cũng chỉ có giá trị vật chất, giúp cho việc hành lễ được long trọng, trang nghiêm, giúp cho người tu theo Phật tăng trưởng sức tinh tấn tu tập theo chánh đạo, hướng tín tâm ban đầu theo chánh tín và chánh kiến.

Giá trị tinh thần đích thực chính là Giáo Pháp của đức Phật.

Người tu theo Phật nương theo hình tượng chư Phật, để lễ bái, cầu nguyện, cúng dường, phát tín tâm tìm hiểu những lời dạy của đức Phật để tu tập và áp dụng vào trong thực tế đời sống hàng ngày.

Nhờ đó, người tu theo Phật mới thấy và cảm nhận được pháp vị mầu nhiệm thực tế của chánh pháp.  Từ đó, người tu theo Phật ngộ đạo, thoát khỏi cảnh vô minh, tà kiến, mê tín, dị đoan, không còn ngộ độc như bấy lâu nay.

Người tu theo Phật khi đã khai mở được trí tuệ bát nhã, khác với trí thức thế gian, sẽ thấy giáo lý đạo Phật rất hữu ích cho đời sống thực tế của mọi người, giúp con người vượt qua được những phiền não và khổ đau, không phân biệt là Phật tử hay không là Phật tử.

Nói một cách khác, một người không phải là Phật tử, không cần đi đến chùa lễ bái thường xuyên, không cần phải thờ lạy tượng Phật, nhưng luôn luôn thực hành lời dạy:

1. Không làm các điều ác.
2. Siêng làm các điều thiện.
3. Giữ tâm luôn thanh tịnh.

Người này sẽ sống đời an lạc và hạnh phúc. Tiến thêm bước nữa, sẽ được giác ngộ và giải thoát.

Cho nên, chúng ta cần ghi nhớ: trong đạo Phật không có hình tượng nào gọi là linh tượng, theo nghĩa linh thiêng huyền bí, cầu gì được nấy, cũng không có hình tượng nào gọi là thánh tượng, theo nghĩa các vị thánh là bậc bề trên không ai đạt được, chuyên ban phước giáng họa.

Trong đạo Phật, chỉ có tôn tượng, theo nghĩa hình tượng để tôn thờ, lễ bái, noi theo gương tu hành và công hạnh cao quí, đáng tôn kính, để sống đời và tu tập đúng chánh pháp, hành đúng chánh đạo, cuối cùng là trọn thành Phật đạo. Cũng có những hình tượng gọi là bảo tượng, theo nghĩa hình tượng quí báu, vật chất và tinh thần, hoặc có giá trị theo chiều dài lịch sử.

Chúng ta nên biết: hình tượng làm bằng gỗ, bằng thạch cao  không chịu được búa bổ; hình tượng làm bằng vàng, đồng, không chịu được lửa thiêu đốt. Các hình tượng dù bằng vật liệu nào cũng chịu qui luật vô thường: thành, trụ, hoại, diệt.

Trong Kinh Kim Cang, đức Phật có dạy:

Phàm sở hữu tướng, giai thị hư vọng.

Nghĩa là: Trên đời này, vật gì có hình tướng đều là hư vọng, nay hiện hữu, mai mất đi, không tồn tại vĩnh viễn.

Trong Kinh Kim Cang, đức Phật cũng dạy:

Nhược kiến chư  tướng phi tướng, tức kiến Như Lai.

Nghĩa là: Qua hình tướng các tôn tượng chư Phật, nhưng không chấp tướng Phật Ngọc  Phật vàng, Phật đồng, hay Phật gỗ, ta mới thấy được, ngộ được Phật Tâm, Phật tánh Như Lai bằng trí tuệ bát nhã.

image
Ông bà Ian Grenn, hai Phật tử Australia đã dày công thực hiện tượng Phật ngọc
Bằng như mê tín chấp tướng, dù là tướng Phật Ngọc giá trị bạc triệu, hậu quả là ngộ độc bởi hoa mạn-đà-la, hay ánh sáng mạn-đà-la, hào quang 5, 7 màu, do các tà sư tuyên truyền bá láp, bán rao tà pháp, hưởng danh thu lợi.

Chúng ta thử xét qua vài trường hợp sau:

1. Các hình tượng Phật vĩ đại, rất cổ xưa ở xứ Afghanistan, được điêu khắc dựa theo triền núi đá, đã tồn tại hàng trăm năm, ngàn năm qua, nhưng vào năm 2001 chánh quyền Taliban đã dùng bộc phá, đại bác phá hủy hoàn toàn, mặc dù có lời can thiệp của Liên Hiệp Quốc, cũng như lời phản kháng mạnh mẽ của các quốc gia trên thế giới.

2. Các hình tượng Phật được coi là linh thiêng được thờ trong các ngôi chùa danh tiếng của Phật giáo Tây Tạng, được bao nhiêu chức sắc, tu sĩ người Tây Tạng, cũng như khách thập phương, thờ cúng, lễ bái, nhưng vẫn bị tàn phá, hủy hoại trong trận động đất khinh khủng đầu năm 2010.

3. Tượng Phật Ngọc được đặt tên là hòa bình thế giới, hình thành do người Tây Tạng và đệ tử người Úc năm 2009, được đem triển lãm khắp các nơi có chùa người Việt, gây được phong trào cung nghinh và chiêm bái trong giới Phật tử người Việt và một số dân cư địa phương nơi triển lãm.

image
Tượng Phật Ngọc này, tuy có giá trị vật chất hàng triệu đô la, đem lại tín tâm và niềm hỷ lạc cho vô số người đến chiêm bái, cầu nguyện, nhưng vẫn cần sự bảo vệ của con người, tránh sự phá hoại của kẻ gian. Bằng cớ là tượng Phật Ngọc được triển lãm nơi nào, chùa viện người Việt phải, dùng tiền quyên góp từ Phật tử, ký giao kèo thuê mướn nhân viên an ninh (security gards) và mua bảo hiểm.

Con người phải bảo vệ tượng Phật Ngọc như thế, thì tượng Phật Ngọc chỉ có giá trị vật chất, chứ có linh thiêng gì đâu, có ai cầu gì được nấy đâu, các chùa viện triển lãm Phật Ngọc có bình an, có khá hơn chăng? - Hay là sau khi triển lãm xong, các chùa viện phải đối diện với bao nhiêu điều rắc rối, bất như ý, về tài chánh cũng như nhân sự, phải ngưng sinh hoạt tất cả các ban ngành, phải sám hối, thay đổi thời khóa buổi lễ hàng tuần đã quen 10 năm qua?

Tóm lại, người Phật tử chân chánh nên sống với Phật Tâm, nên có tín tâm và thực hành giáo lý thâm sâu vi diệu của đạo Phật trong đời sống hàng ngày mà thôi.


Tỳ kheo Thích Chân Tuệ

Thành phố lớn chống ô nhiễm không khí bằng cách nào?

Chất dạng hạt (PM), những mảnh nhỏ xíu trong khói xả của xe hơi, là kẻ giết người lớn nhất trong không khí.


Thành phố lớn chống ô nhiễm không khí bằng cách nào?

image
WHO nói ô nhiễm không khí là rủi ro môi trường lớn nhất của thế giới đối với sức khỏe con người

Hơn ba triệu người chết do tác động của ô nhiễm không khí mỗi năm. Nhưng các giải pháp kỹ thuật ngày càng cao có thể sẽ giúp ta thở dễ dàng hơn.

Trong ba ngày của tháng Ba 2016, 10 con chim bồ câu London đã trở thành nổi tiếng. Việc bồ câu bay từ đồi Primrose, bắc London, là việc thường thấy. Nhưng những bồ câu này lại đeo 'ba lô' có thiết bị theo dõi ô nhiễm không khí.

image

Khi ở trên trời, các thiết bị này gửi tức thời dữ liệu chất lượng không khí cập nhật qua tin nhắn vào điện thoại của người dân London. Trong hầu hết trường hợp chỉ số đo được là không tốt. Việc ô nhiễm không khí ở London đang xấu đi trong nhiều năm và thường cao hơn ba lần giới hạn cho phép của Liên minh châu Âu.

Bồ câu đeo ba lô chỉ là những biện pháp gần đây nhất trong những cố gắng ngày càng lớn để theo dõi và kiểm soát không khí. Theo Tổ Chức Y tế Thế giới (WHO), nó là rủi ro môi trường lớn nhất của thế giới đối với sức khỏe, và nó "tiếp tục tăng với tốc độ đáng báo động". Nó làm ba triệu người chết mỗi năm và nó đặc biệt là vấn đề lớn với vùng đô thị: Chỉ 1/10 dân là được sống ở thành phố đạt chất lượng không khí, theo WHO. Ở các nước phát triển và đang phát triển thì cũng vậy. Ô nhiễm không khí ở Delhi làm giảm tuổi thọ người dân xuống 6.3 năm và 1/12 người chết ở London là có liên quan đến không khí nhiễm bẩn.

image

Chất dạng hạt (PM), những mảnh nhỏ xíu trong khói xả của xe hơi, là kẻ giết người lớn nhất trong không khí. Mảnh nhỏ nhất trong các mảnh gọi là PM2.5 (vì chỉ có đường kính 2,5 micro mét), nó có thể xuyên qua mô phổi và vào máu, làm hỏng động mạch và gây bệnh tim mạch. Dioxite nitơ (NO2) là thành phần gây chết tiếp theo, nó làm viêm phổi dẫn tới nhiễm trùng, nó làm 23.500 người chết mỗi năm riêng ở Anh.

image
"Tháp Không Khói" ở Bắc Kinh khử được ô nhiễm cho một diện tích bằng sân bóng đá

Do vậy cần phải loại bỏ ô nhiễm không khí ở các thành phố của chúng ta. Trong khi biện pháp lâu dài tốt nhất là cấm các xe chạy nhiên liệu hóa thạch, mà chờ đến khi đó sẽ còn hàng triệu người chết, thì ngay lúc này ta phải xem xét một số giải pháp kỹ thuật cao.

Một trong những cách khả quan nhất đang được thực hiện ở Bắc Kinh sau khi Trung Cộng tuyên chiến với chống ô nhiễm vào năm 2014. Những nguyên tắc hướng dẫn của WHO quy định chất hạt PM2.5 luôn không được vượt quá 25 microgam trong một mét khối (m3) không khí, nhưng sương khói ở Bắc Kinh (gọi đùa là khí tận thế) thường xuyên gấp 10 lần mức này, (thành phố ô nhiễm nhất Trung Quốc, Thạch Gia Trang, có PM2.5 trung bình năm là 305 microgam/m3.)

image

"Mong ước tiến bộ của chúng ta có những tác động phụ và sương khói là một trong những thứ đó," nhà sáng chế Hà Lan Daan Roosegaarde, người đã cảm hứng sáng tạo cho một giải pháp sau khi thăm Bắc Kinh năm 2013, nói. Ba năm sau, 'tháp không khói' cao 7m của ông, được Bộ Bảo vệ Môi trường ủng hộ, đã được khánh thành ở công viên 751 D, Bắc Kinh, tháng 9/2016.

Đó là một máy lọc khí khổng lồ ngoài trời. Giống như tĩnh điện có thể làm các sợi tóc rụng dính vào một cái lược, các hạt trong không khí bị hút vào trong tháp và nhận được điện tích dương. Những hạt này sau đó được thu giữ bởi một tấm quét bụi có điện tích âm, và không khí sạch được thổi ra ở đầu kia.

image
Bệnh viện Manuel Gea Gonzalez ở thành phố Mexico City được phủ một chất xúc tác để biến dioxide ni tơ thành một chất muối vô hại.

Roosegaarde không muốn nói kỹ về chi tiết (tháp này mới được cấp bằng sáng chế và đội ngũ chuyên gia lo sợ về việc tiết lộ quá nhiều) nhưng ông có nói tích điện cho các hạt sương khói không cần nhiều điện và công suất điện là thấp. Ông nói tháp có thể lấy và thu gom hơn 75% hạt PM trên một diện tích rộng bằng sân bóng đá, chỉ cần 1.400 Watt, ít điện hơn một máy lọc khí tiêu chuẩn của máy tính bàn. "Khoảng 95% máy lọc khí trong nhà dùng màng lọc nên cần nhiều điện và phải lau rửa thường xuyên," ông nói.

image

Roosegaarde tin rằng tháp của ông có thể là một phần của cầu nối giữa thời đại công nghiệp gây ô nhiễm nặng với tương lai dùng ít các bon. "Kiểu giải pháp trực tiếp này không phải là giải pháp lâu dài cuối cùng, nó là bước quá độ," ông nói.

 "Hiện chúng tôi đang tính toán: thực tế chúng tôi cần lắp bao nhiêu tháp trong một thành phố như Bắc Kinh để giảm ô nhiễm còn 20-40%? Không nên là hàng nghìn tháp, chỉ nên là hàng trăm tháp. Chúng tôi cũng có thể chế tạo những phiên bản to hơn, như những tòa nhà lớn."

Còn về việc làm gì với các phế thải PM thu được thì ông đang có một dây chuyền phụ bán đồ trang sức bằng các chất hạt cô kết. Hoàng tử Charles có một bộ khuy măng sét "không sương khói". Nếu thu được với khối lượng đủ lớn thì chúng có thể được dùng làm vật liệu xây dựng.

image
Năm 2016, một tốp chim bồ câu được chọn lọc ở London đã mang theo các thiết bị cảm biến trong 'ba lô' nhỏ xíu.

Kiến trúc sư Allison Dring ở Berlin, giám đốc xưởng thiết kế, đang có một giải pháp khác. Thử thách đầu tiên của bà trong việc chống ô nhiễm không khí bắt đầu ở Mexico City đầu những năm 2000 khi mà thành phố muốn rũ bỏ tiếng xấu là nơi ô nhiễm nhất thế giới. Những chất ô nhiễm ở đây thậm chí có cả "bụi chó" (một số lượng lớn chó vô chủ và thời tiết khô hanh đã đưa các hạt phân chó khô vào không khí).

Mối quan tâm đầu tiên của Dring là loại bỏ dioxide nitơ dày đặc của khói xe trên bầu trời thành phố. Cách làm ban đầu của bà là phủ các tòa nhà bằng dioxide titan xúc tác ánh sáng, nó dùng tia cực tím UV của ánh sáng mặt trời để biến dioxide nitơ thành acid nitric. Acid này sau đó được trung hòa thành muối vô hại và trôi theo nước mưa.

image

Dựa vào thiên nhiên để tăng tối đa diện tích một mặt tiền tòa nhà, Dring đã tạo ra thiết kế kiểu san hô để bắt được ánh sáng và gió từ mọi phía. Dự án lớn nhất của bà cho tới nay bao phủ 2.500 m2 của bệnh viện Manuel Gea Gonzalez phía nam thành phố Mexico City, giảm ô nhiễm của những của đường phố phía dưới tương đương khoảng 1.000 xe/ngày.

Dring từ đó đã đưa cuộc chiến có tính kiến trúc chống ô nhiễm không khí sang một bước nữa. Hiện bà đang tạo ra một vật liệu xây dựng từ biochar, một chất như than củi thu được do đốt các sản phẩm phụ của vụ thu hoạch nông nghiệp hoặc đốt các các cành tỉa trong các lò nhiệt phân, làm phân hủy hóa học những vật liệu hữu cơ bằng cách làm nóng chúng trong điều kiện không có oxy. "Có nghĩa là ta thực tế lấy các bon từ trên trời, chuyển đổi chúng thành một vật liệu, và dùng nó trong xây dựng," Dring nói.

image

Cây cối cũng làm việc này, nó lấy carbon trong không khí và giữ nó lại ở thể gỗ. Nhưng biochar được làm từ cành cây và các thứ phế thải, chứa nhiều carbon hơn gỗ, bà nói. "Do vậy thực tế ta loại bỏ nhiều CO2 hơn thân cây có thể làm." Hơn thế nữa, bà nói biochar là "loại vật liệu đóng khuôn được như chất dẻo mà ta có thể tạo thành hình, với gỗ ta không thể làm như vậy", do vậy nó là vật liệu tuyệt vời cho thiết kế kiến trúc.

Vật liệu xây dựng mới của Dring, được gọi là Made Of Air (làm từ không khí) sẽ xuất hiện lần đầu để làm lớp phủ nhà máy công nghiệp ở Berlin năm 2017. Hai nghìn tấn rác thải cây thông Noel của thành phố có thể cung cấp thành phần thô cho vật liệu này.

image

Tuy nhiên, cuộc chiến với trái tim và khối óc (để dân thành phố hiểu nguy cơ của ô nhiễm không khí) vẫn còn nhiều khó khăn như đối với khoa học. Khu mua bán Oxford Street sầm uất nhất London vẫn thu hút đông đảo người tới mặc dù mức NO2 gấp 3 lần giới hạn cho phép của EU.

Hy vọng là việc bay lượn của bồ câu sẽ làm dân London nhận thức hơn về không khí mình đang thở. Ô nhiễm là vô hình, vậy nếu ta muốn nó hữu hình thì ta phải tìm cách để người dân chú ý đến," Pierre Duquesnoy (của hãng DigitasLBi là hãng có ý tưởng này cùng với hãng Plume Labs để lập chương trình ứng dụng về ô nhiễm không khí) nói.

Những thiết bị cảm biến ô nhiễm nhỏ xíu có khả năng đo NO2 và ozone được thiết kế bởi một số các nhà khoa học trước đã làm việc cho chuyến thám hiểm sao Hỏa. Khó khăn lớn là làm sao để gắn nó lên lưng một con bồ câu, Duquesnoy nói.

image

Loại chim đua chỉ mang nổi khoảng 40 gam. Nhở cách in 3D cái hộp đựng nên cuối cùng cũng có được kích thước vừa phải. Duquesnoy nói các chú chim bồ câu có vẻ đã gây được xúc động với dân London để họ ra tay hành động làm giảm khí độc của thành phố.

Việc chống ô nhiễm không khí ngoài trời thực tế chỉ mới bắt đầu. Ngay cả nếu không một ý tưởng nào thành công thì ít nhất các khuy măng sét của hoàng tử Charles, mặt tiền trông kỳ lạ của bệnh viện và các chim bồ câu đeo ba lô cũng làm cho công chúng chú ý hơn tới vấn đề này.

Duquesnoy ví việc này với sự ham mê thực phẩm sạch lan tràn khắp nước Pháp quê ông:

"Nay người dân quá lo lắng với cái họ ăn đến mức soi xét mọi bao bì, lật đi lật lại thức ăn và đọc tất cả các nhãn ghi."

Ta càng biết về thực phẩm, ông nói, thì ta càng quan tâm đến ta tiêu thụ cái gì. Và ta đang hấp thụ khoảng 8.000 lít không khí mỗi ngày.



Tim Smedley

image

Chủ Nhật, 19 tháng 3, 2017

Những bàn tay đã nắm

Có những bàn tay ta nắm rồi buông, và chẳng bao giờ còn nhớ lại. Có những bàn tay, nắm rồi nhớ mãi dù năm tháng đi qua.
Bàn tay bố dắt tôi chập chững bước đi. Bàn tay mẹ cầm tay tôi uốn từng nét chữ.


Những bàn tay đã nắm

image

Một lần ông xã ngồi mân mê bàn tay tôi rồi hỏi: “Nói anh nghe, bàn tay này đã nắm bao nhiêu bàn tay rồi?”

Một câu hỏi không hề dễ trả lời, thậm chí là không thể trả lời cho chính xác. Có những bàn tay ta nắm rồi buông, và chẳng bao giờ còn nhớ lại. Có những bàn tay, nắm rồi nhớ mãi dù năm tháng đi qua.

Bàn tay tôi nắm đầu tiên là của ai, là bố hay là mẹ?

Tôi chắc chắn không biết. Nhưng tôi biết đó là hai bàn tay tôi đã nắm nhiều nhất thuở ấu thơ. Những bàn tay to, thô ráp bởi cày cuốc ruộng đồng, những bàn tay như thần thánh có thể làm hết thảy mọi việc. Bàn tay bố dắt tôi chập chững bước đi. Bàn tay mẹ cầm tay tôi uốn từng nét chữ. Bất cứ khi nào tôi ngã, hay khi tôi buồn khóc, ốm đau, sẽ có bàn tay rộng lượng chìa ra cho tôi nắm vào để biết rằng mình đang được vỗ về an ủi.

image

Sau này lớn lên, tôi lấy chồng xa, thỉnh thoảng đưa con về thăm nhà, ngủ chung với mẹ. Những đêm chờ mẹ ngủ say, tôi cầm bàn tay mẹ áp vào ngực mình. Bàn tay vẫn to, đầy những nốt chai sần và nay đã nhăn nheo gầy guộc. Và tôi khóc, cảm giác nhớ tiếc một cái gì đó.

Tôi nhớ bàn tay người con trai đầu tiên mà tôi gọi đó là mối tình đầu. Đôi bàn tay đẹp, dài với những chiếc móng được cắt gọt cẩn thận. Người ấy thường nhẹ nhàng nắm lấy tay tôi, dùng ngón tay mình vẽ vẽ vào lòng bàn tay tôi rồi hỏi: “Đố em biết anh vừa viết gì?”. Tôi lắc đầu. Anh cười nói anh viết rằng: “Anh muốn nắm tay em đi hết con đường đời dài rộng” .

image

Nhưng rồi mọi lời hứa hẹn đều như gió thoảng mây bay. Bàn tay ấy đã buông lơi, thôi không còn nắm tay tôi mà tìm đến một bàn tay khác. Những lúc buồn, tôi vẫn vô thức tự vẽ vẽ lên lòng bàn tay mình. Rồi lại tự cười một mình khi nhận ra mình giống hệt một kẻ ngốc.

Ngày có người con trai cầm tay tôi nói lời cầu hôn, tôi cảm nhận rõ sự gai góc xù xì trong bàn tay ấy. Cảm giác ấy khiến tôi liên tưởng đến bàn tay mềm mại của mối tình đầu, rồi chợt thốt lên: “Sao bàn tay anh xấu thế?”.

image

Anh nhìn tôi, bật cười giải thích, vì nó không được lớn lên trong mượt mà nhung lụa mà lớn lên bởi những gánh nặng mưu sinh, vì nó không được nâng niu mà đã bao phen trầy da chảy máu. Rồi anh nhìn vào mắt tôi, bàn tay siết chặt bàn tay: “Em cứ tin, nó không đẹp nhưng chẳng ngại khó khăn nào cả, hãy cứ vững tâm mà nắm lấy, được không?”.

Cuối cùng thì tôi đã nhận lời nắm lấy bàn tay ấy, để anh dắt lên xe hoa, để anh lồng vào ngón tay chiếc nhẫn cưới, để anh lau những giọt nước mắt ngày tôi về nhà chồng. Bàn tay ấy đã tự vào bếp nấu cho tôi bát cháo ngày tôi ốm, tự cắm hoa vào lọ những ngày kỷ niệm yêu đương. Bàn tay ấy đã dắt tôi đi qua bao nhiêu ngày tháng chông chênh đan xen những lo toan và niềm hạnh phúc. Đôi bàn tay xù xì nhưng cứng cáp và ấm áp vô ngần.

image

Ngày tôi đau tưởng chừng xé ruột để cho chào đời một sinh linh, đứa con gái bé bỏng của tôi sau khi được y tá tắm rửa sạch sẽ được đặt nằm cạnh mẹ. Hai bàn tay nhỏ xíu yếu ớt. Tôi nhẹ nhàng chạm vào bàn tay con, hạnh phúc đến ứa nước mắt. Đó là khi tôi biết rằng mình đã thực sự trưởng thành, và tin rằng mình sẽ mạnh mẽ hơn để có thể che chở cho con, để dắt con đi suốt những tháng năm thênh thang phía trước.

Những đêm nằm bên con, cầm lấy tay con đặt nhẹ lên môi hôn, chợt nghĩ rằng có lẽ ngày xưa mẹ mình cũng nâng niu và yêu thương mình nhiều đến thế. Rồi một ngày con gái mình sẽ lớn, sẽ lại đặt bàn tay vào một bàn tay khác mà con thương yêu. Chỉ mong con gặp đúng người để tin, và bàn tay không bị buông lơi trong nỗi đớn đau thất vọng.

image

Ngày ông nội mất, tôi nghẹn lòng nhìn bà nội cầm tay ông kể lể về những tháng ngày xưa cũ khi ông bà còn trẻ. 

Hai người đã cùng nhau sống chung hơn nửa thế kỉ với bao nhiêu yêu thương, giận hờn, khổ đau, hạnh phúc. Vậy mà nay tay bà còn ấm, tay ông đã lạnh ngắt rồi.

Chẳng ai cưỡng được số mệnh, chẳng ai đâu. Ai rồi cũng sẽ một ngày về nằm trong lòng đất. Có người ra đi trong ồn ào khóc lóc, có người lìa khỏi thế gian trong lạnh lẽo cô đơn. Người ra đi bởi đã trả xong nợ cõi trần. 

Chỉ là người ở lại sẽ mang nhiều nuối tiếc xót xa khi biết rằng bao nhiêu yêu thương lúc này cũng không thể sưởi ấm cho người được nữa.

image

Thỉnh thoảng tôi vẫn đưa tay mình lên trước mặt rồi tự hỏi lại câu chồng mình đã hỏi: Bàn tay này đã nắm bao nhiêu bàn tay? Nhiều, nhiều lắm.

Có những cái nắm tay khiến mình nhớ mãi, có những cái nắm tay buông rồi là quên ngay. Có những cái nắm tay thật chặt, cũng có cái nắm tay buông lơi hờ hững.

Chợt nhận ra một bàn tay đẹp không phải là bàn tay thon dài mềm mại với những chiếc móng được tỉa tót sơn màu. Một bàn tay đẹp là chìa ra đúng lúc mình cần, nắm tay mình qua những đoạn đường đời chông chênh sỏi đá, dẫu mệt mỏi cũng không buông, dẫu xa xôi cũng không nản.

image

Nếu chúng ta đang có những bàn tay để nắm, xin hãy trân trọng từng phút giây. Đừng mơ mộng những bàn tay xinh đẹp của ai kia mà buông lơi bàn tay gần gũi ấm áp ở bên mình. Nắm lấy tay nhau, cử chỉ ấy ấm áp hơn mọi lời nói yêu thương đầu môi chót lưỡi.

Bởi cuộc đời nhiều bất trắc, ai biết được khi nào ai nhắm mắt xuôi tay. Ai biết được khi nào tay mình vẫn ấm áp đây mà bàn tay ai kia đã vô chừng lạnh lẽo.

Vậy nên khi sống không đem đến cho nhau sự ấm áp, thì khi lìa khỏi nhân gian có bịn rịn tiếc thương cũng còn ý nghĩa gì?



Lê Giang

Những bí mật thú vị của phụ nữ

Niềm vui cuối tuần, xin mời đọc bài viết này cho vui "Phụ nữ là một nửa bí mật của thế giới"

Những bí mật thú vị của phụ nữ

image

Phụ nữ là một nửa bí ẩn của thế giới với rất nhiều bí mật của tạo hóa.

image

image

image

image

image

image

image

image

image

image

image

Bí ẩn: ham muốn tình dục của phụ nữ

nina dobrev smile elena gilbert women vampire diares
Trong nhiều thập niên các nhà nghiên cứu cho rằng đàn ông có ham muốn tình dục nhiều hơn đàn bà.

Phụ nữ muốn gì?

Câu hỏi này làm các nhà khoa học như Sigmund Freud tới Mel Gibson lúng túng và là trọng tâm của nhiều sách, bài viết và trang mạng, và chắc chắn là nguyên do của vô số những trăn trở của cả đàn ông lẫn đàn bà. Nhưng mặc dù nhiều thập niên đã trôi qua, để cố lý giải bí ẩn này, các nhà nghiên cứu vẫn chưa có được định nghĩa thống nhất về ham muốn của phụ nữ thì nói chi đến việc hiểu cơ chế hoạt động đó như thế nào.: