Tìm kiếm Blog này

Thứ Ba, 21 tháng 3, 2017

Thành phố lớn chống ô nhiễm không khí bằng cách nào?

Chất dạng hạt (PM), những mảnh nhỏ xíu trong khói xả của xe hơi, là kẻ giết người lớn nhất trong không khí.


Thành phố lớn chống ô nhiễm không khí bằng cách nào?

image
WHO nói ô nhiễm không khí là rủi ro môi trường lớn nhất của thế giới đối với sức khỏe con người

Hơn ba triệu người chết do tác động của ô nhiễm không khí mỗi năm. Nhưng các giải pháp kỹ thuật ngày càng cao có thể sẽ giúp ta thở dễ dàng hơn.

Trong ba ngày của tháng Ba 2016, 10 con chim bồ câu London đã trở thành nổi tiếng. Việc bồ câu bay từ đồi Primrose, bắc London, là việc thường thấy. Nhưng những bồ câu này lại đeo 'ba lô' có thiết bị theo dõi ô nhiễm không khí.

image

Khi ở trên trời, các thiết bị này gửi tức thời dữ liệu chất lượng không khí cập nhật qua tin nhắn vào điện thoại của người dân London. Trong hầu hết trường hợp chỉ số đo được là không tốt. Việc ô nhiễm không khí ở London đang xấu đi trong nhiều năm và thường cao hơn ba lần giới hạn cho phép của Liên minh châu Âu.

Bồ câu đeo ba lô chỉ là những biện pháp gần đây nhất trong những cố gắng ngày càng lớn để theo dõi và kiểm soát không khí. Theo Tổ Chức Y tế Thế giới (WHO), nó là rủi ro môi trường lớn nhất của thế giới đối với sức khỏe, và nó "tiếp tục tăng với tốc độ đáng báo động". Nó làm ba triệu người chết mỗi năm và nó đặc biệt là vấn đề lớn với vùng đô thị: Chỉ 1/10 dân là được sống ở thành phố đạt chất lượng không khí, theo WHO. Ở các nước phát triển và đang phát triển thì cũng vậy. Ô nhiễm không khí ở Delhi làm giảm tuổi thọ người dân xuống 6.3 năm và 1/12 người chết ở London là có liên quan đến không khí nhiễm bẩn.

image

Chất dạng hạt (PM), những mảnh nhỏ xíu trong khói xả của xe hơi, là kẻ giết người lớn nhất trong không khí. Mảnh nhỏ nhất trong các mảnh gọi là PM2.5 (vì chỉ có đường kính 2,5 micro mét), nó có thể xuyên qua mô phổi và vào máu, làm hỏng động mạch và gây bệnh tim mạch. Dioxite nitơ (NO2) là thành phần gây chết tiếp theo, nó làm viêm phổi dẫn tới nhiễm trùng, nó làm 23.500 người chết mỗi năm riêng ở Anh.

image
"Tháp Không Khói" ở Bắc Kinh khử được ô nhiễm cho một diện tích bằng sân bóng đá

Do vậy cần phải loại bỏ ô nhiễm không khí ở các thành phố của chúng ta. Trong khi biện pháp lâu dài tốt nhất là cấm các xe chạy nhiên liệu hóa thạch, mà chờ đến khi đó sẽ còn hàng triệu người chết, thì ngay lúc này ta phải xem xét một số giải pháp kỹ thuật cao.

Một trong những cách khả quan nhất đang được thực hiện ở Bắc Kinh sau khi Trung Cộng tuyên chiến với chống ô nhiễm vào năm 2014. Những nguyên tắc hướng dẫn của WHO quy định chất hạt PM2.5 luôn không được vượt quá 25 microgam trong một mét khối (m3) không khí, nhưng sương khói ở Bắc Kinh (gọi đùa là khí tận thế) thường xuyên gấp 10 lần mức này, (thành phố ô nhiễm nhất Trung Quốc, Thạch Gia Trang, có PM2.5 trung bình năm là 305 microgam/m3.)

image

"Mong ước tiến bộ của chúng ta có những tác động phụ và sương khói là một trong những thứ đó," nhà sáng chế Hà Lan Daan Roosegaarde, người đã cảm hứng sáng tạo cho một giải pháp sau khi thăm Bắc Kinh năm 2013, nói. Ba năm sau, 'tháp không khói' cao 7m của ông, được Bộ Bảo vệ Môi trường ủng hộ, đã được khánh thành ở công viên 751 D, Bắc Kinh, tháng 9/2016.

Đó là một máy lọc khí khổng lồ ngoài trời. Giống như tĩnh điện có thể làm các sợi tóc rụng dính vào một cái lược, các hạt trong không khí bị hút vào trong tháp và nhận được điện tích dương. Những hạt này sau đó được thu giữ bởi một tấm quét bụi có điện tích âm, và không khí sạch được thổi ra ở đầu kia.

image
Bệnh viện Manuel Gea Gonzalez ở thành phố Mexico City được phủ một chất xúc tác để biến dioxide ni tơ thành một chất muối vô hại.

Roosegaarde không muốn nói kỹ về chi tiết (tháp này mới được cấp bằng sáng chế và đội ngũ chuyên gia lo sợ về việc tiết lộ quá nhiều) nhưng ông có nói tích điện cho các hạt sương khói không cần nhiều điện và công suất điện là thấp. Ông nói tháp có thể lấy và thu gom hơn 75% hạt PM trên một diện tích rộng bằng sân bóng đá, chỉ cần 1.400 Watt, ít điện hơn một máy lọc khí tiêu chuẩn của máy tính bàn. "Khoảng 95% máy lọc khí trong nhà dùng màng lọc nên cần nhiều điện và phải lau rửa thường xuyên," ông nói.

image

Roosegaarde tin rằng tháp của ông có thể là một phần của cầu nối giữa thời đại công nghiệp gây ô nhiễm nặng với tương lai dùng ít các bon. "Kiểu giải pháp trực tiếp này không phải là giải pháp lâu dài cuối cùng, nó là bước quá độ," ông nói.

 "Hiện chúng tôi đang tính toán: thực tế chúng tôi cần lắp bao nhiêu tháp trong một thành phố như Bắc Kinh để giảm ô nhiễm còn 20-40%? Không nên là hàng nghìn tháp, chỉ nên là hàng trăm tháp. Chúng tôi cũng có thể chế tạo những phiên bản to hơn, như những tòa nhà lớn."

Còn về việc làm gì với các phế thải PM thu được thì ông đang có một dây chuyền phụ bán đồ trang sức bằng các chất hạt cô kết. Hoàng tử Charles có một bộ khuy măng sét "không sương khói". Nếu thu được với khối lượng đủ lớn thì chúng có thể được dùng làm vật liệu xây dựng.

image
Năm 2016, một tốp chim bồ câu được chọn lọc ở London đã mang theo các thiết bị cảm biến trong 'ba lô' nhỏ xíu.

Kiến trúc sư Allison Dring ở Berlin, giám đốc xưởng thiết kế, đang có một giải pháp khác. Thử thách đầu tiên của bà trong việc chống ô nhiễm không khí bắt đầu ở Mexico City đầu những năm 2000 khi mà thành phố muốn rũ bỏ tiếng xấu là nơi ô nhiễm nhất thế giới. Những chất ô nhiễm ở đây thậm chí có cả "bụi chó" (một số lượng lớn chó vô chủ và thời tiết khô hanh đã đưa các hạt phân chó khô vào không khí).

Mối quan tâm đầu tiên của Dring là loại bỏ dioxide nitơ dày đặc của khói xe trên bầu trời thành phố. Cách làm ban đầu của bà là phủ các tòa nhà bằng dioxide titan xúc tác ánh sáng, nó dùng tia cực tím UV của ánh sáng mặt trời để biến dioxide nitơ thành acid nitric. Acid này sau đó được trung hòa thành muối vô hại và trôi theo nước mưa.

image

Dựa vào thiên nhiên để tăng tối đa diện tích một mặt tiền tòa nhà, Dring đã tạo ra thiết kế kiểu san hô để bắt được ánh sáng và gió từ mọi phía. Dự án lớn nhất của bà cho tới nay bao phủ 2.500 m2 của bệnh viện Manuel Gea Gonzalez phía nam thành phố Mexico City, giảm ô nhiễm của những của đường phố phía dưới tương đương khoảng 1.000 xe/ngày.

Dring từ đó đã đưa cuộc chiến có tính kiến trúc chống ô nhiễm không khí sang một bước nữa. Hiện bà đang tạo ra một vật liệu xây dựng từ biochar, một chất như than củi thu được do đốt các sản phẩm phụ của vụ thu hoạch nông nghiệp hoặc đốt các các cành tỉa trong các lò nhiệt phân, làm phân hủy hóa học những vật liệu hữu cơ bằng cách làm nóng chúng trong điều kiện không có oxy. "Có nghĩa là ta thực tế lấy các bon từ trên trời, chuyển đổi chúng thành một vật liệu, và dùng nó trong xây dựng," Dring nói.

image

Cây cối cũng làm việc này, nó lấy carbon trong không khí và giữ nó lại ở thể gỗ. Nhưng biochar được làm từ cành cây và các thứ phế thải, chứa nhiều carbon hơn gỗ, bà nói. "Do vậy thực tế ta loại bỏ nhiều CO2 hơn thân cây có thể làm." Hơn thế nữa, bà nói biochar là "loại vật liệu đóng khuôn được như chất dẻo mà ta có thể tạo thành hình, với gỗ ta không thể làm như vậy", do vậy nó là vật liệu tuyệt vời cho thiết kế kiến trúc.

Vật liệu xây dựng mới của Dring, được gọi là Made Of Air (làm từ không khí) sẽ xuất hiện lần đầu để làm lớp phủ nhà máy công nghiệp ở Berlin năm 2017. Hai nghìn tấn rác thải cây thông Noel của thành phố có thể cung cấp thành phần thô cho vật liệu này.

image

Tuy nhiên, cuộc chiến với trái tim và khối óc (để dân thành phố hiểu nguy cơ của ô nhiễm không khí) vẫn còn nhiều khó khăn như đối với khoa học. Khu mua bán Oxford Street sầm uất nhất London vẫn thu hút đông đảo người tới mặc dù mức NO2 gấp 3 lần giới hạn cho phép của EU.

Hy vọng là việc bay lượn của bồ câu sẽ làm dân London nhận thức hơn về không khí mình đang thở. Ô nhiễm là vô hình, vậy nếu ta muốn nó hữu hình thì ta phải tìm cách để người dân chú ý đến," Pierre Duquesnoy (của hãng DigitasLBi là hãng có ý tưởng này cùng với hãng Plume Labs để lập chương trình ứng dụng về ô nhiễm không khí) nói.

Những thiết bị cảm biến ô nhiễm nhỏ xíu có khả năng đo NO2 và ozone được thiết kế bởi một số các nhà khoa học trước đã làm việc cho chuyến thám hiểm sao Hỏa. Khó khăn lớn là làm sao để gắn nó lên lưng một con bồ câu, Duquesnoy nói.

image

Loại chim đua chỉ mang nổi khoảng 40 gam. Nhở cách in 3D cái hộp đựng nên cuối cùng cũng có được kích thước vừa phải. Duquesnoy nói các chú chim bồ câu có vẻ đã gây được xúc động với dân London để họ ra tay hành động làm giảm khí độc của thành phố.

Việc chống ô nhiễm không khí ngoài trời thực tế chỉ mới bắt đầu. Ngay cả nếu không một ý tưởng nào thành công thì ít nhất các khuy măng sét của hoàng tử Charles, mặt tiền trông kỳ lạ của bệnh viện và các chim bồ câu đeo ba lô cũng làm cho công chúng chú ý hơn tới vấn đề này.

Duquesnoy ví việc này với sự ham mê thực phẩm sạch lan tràn khắp nước Pháp quê ông:

"Nay người dân quá lo lắng với cái họ ăn đến mức soi xét mọi bao bì, lật đi lật lại thức ăn và đọc tất cả các nhãn ghi."

Ta càng biết về thực phẩm, ông nói, thì ta càng quan tâm đến ta tiêu thụ cái gì. Và ta đang hấp thụ khoảng 8.000 lít không khí mỗi ngày.



Tim Smedley

image

Chủ Nhật, 19 tháng 3, 2017

Những bàn tay đã nắm

Có những bàn tay ta nắm rồi buông, và chẳng bao giờ còn nhớ lại. Có những bàn tay, nắm rồi nhớ mãi dù năm tháng đi qua.
Bàn tay bố dắt tôi chập chững bước đi. Bàn tay mẹ cầm tay tôi uốn từng nét chữ.


Những bàn tay đã nắm

image

Một lần ông xã ngồi mân mê bàn tay tôi rồi hỏi: “Nói anh nghe, bàn tay này đã nắm bao nhiêu bàn tay rồi?”

Một câu hỏi không hề dễ trả lời, thậm chí là không thể trả lời cho chính xác. Có những bàn tay ta nắm rồi buông, và chẳng bao giờ còn nhớ lại. Có những bàn tay, nắm rồi nhớ mãi dù năm tháng đi qua.

Bàn tay tôi nắm đầu tiên là của ai, là bố hay là mẹ?

Tôi chắc chắn không biết. Nhưng tôi biết đó là hai bàn tay tôi đã nắm nhiều nhất thuở ấu thơ. Những bàn tay to, thô ráp bởi cày cuốc ruộng đồng, những bàn tay như thần thánh có thể làm hết thảy mọi việc. Bàn tay bố dắt tôi chập chững bước đi. Bàn tay mẹ cầm tay tôi uốn từng nét chữ. Bất cứ khi nào tôi ngã, hay khi tôi buồn khóc, ốm đau, sẽ có bàn tay rộng lượng chìa ra cho tôi nắm vào để biết rằng mình đang được vỗ về an ủi.

image

Sau này lớn lên, tôi lấy chồng xa, thỉnh thoảng đưa con về thăm nhà, ngủ chung với mẹ. Những đêm chờ mẹ ngủ say, tôi cầm bàn tay mẹ áp vào ngực mình. Bàn tay vẫn to, đầy những nốt chai sần và nay đã nhăn nheo gầy guộc. Và tôi khóc, cảm giác nhớ tiếc một cái gì đó.

Tôi nhớ bàn tay người con trai đầu tiên mà tôi gọi đó là mối tình đầu. Đôi bàn tay đẹp, dài với những chiếc móng được cắt gọt cẩn thận. Người ấy thường nhẹ nhàng nắm lấy tay tôi, dùng ngón tay mình vẽ vẽ vào lòng bàn tay tôi rồi hỏi: “Đố em biết anh vừa viết gì?”. Tôi lắc đầu. Anh cười nói anh viết rằng: “Anh muốn nắm tay em đi hết con đường đời dài rộng” .

image

Nhưng rồi mọi lời hứa hẹn đều như gió thoảng mây bay. Bàn tay ấy đã buông lơi, thôi không còn nắm tay tôi mà tìm đến một bàn tay khác. Những lúc buồn, tôi vẫn vô thức tự vẽ vẽ lên lòng bàn tay mình. Rồi lại tự cười một mình khi nhận ra mình giống hệt một kẻ ngốc.

Ngày có người con trai cầm tay tôi nói lời cầu hôn, tôi cảm nhận rõ sự gai góc xù xì trong bàn tay ấy. Cảm giác ấy khiến tôi liên tưởng đến bàn tay mềm mại của mối tình đầu, rồi chợt thốt lên: “Sao bàn tay anh xấu thế?”.

image

Anh nhìn tôi, bật cười giải thích, vì nó không được lớn lên trong mượt mà nhung lụa mà lớn lên bởi những gánh nặng mưu sinh, vì nó không được nâng niu mà đã bao phen trầy da chảy máu. Rồi anh nhìn vào mắt tôi, bàn tay siết chặt bàn tay: “Em cứ tin, nó không đẹp nhưng chẳng ngại khó khăn nào cả, hãy cứ vững tâm mà nắm lấy, được không?”.

Cuối cùng thì tôi đã nhận lời nắm lấy bàn tay ấy, để anh dắt lên xe hoa, để anh lồng vào ngón tay chiếc nhẫn cưới, để anh lau những giọt nước mắt ngày tôi về nhà chồng. Bàn tay ấy đã tự vào bếp nấu cho tôi bát cháo ngày tôi ốm, tự cắm hoa vào lọ những ngày kỷ niệm yêu đương. Bàn tay ấy đã dắt tôi đi qua bao nhiêu ngày tháng chông chênh đan xen những lo toan và niềm hạnh phúc. Đôi bàn tay xù xì nhưng cứng cáp và ấm áp vô ngần.

image

Ngày tôi đau tưởng chừng xé ruột để cho chào đời một sinh linh, đứa con gái bé bỏng của tôi sau khi được y tá tắm rửa sạch sẽ được đặt nằm cạnh mẹ. Hai bàn tay nhỏ xíu yếu ớt. Tôi nhẹ nhàng chạm vào bàn tay con, hạnh phúc đến ứa nước mắt. Đó là khi tôi biết rằng mình đã thực sự trưởng thành, và tin rằng mình sẽ mạnh mẽ hơn để có thể che chở cho con, để dắt con đi suốt những tháng năm thênh thang phía trước.

Những đêm nằm bên con, cầm lấy tay con đặt nhẹ lên môi hôn, chợt nghĩ rằng có lẽ ngày xưa mẹ mình cũng nâng niu và yêu thương mình nhiều đến thế. Rồi một ngày con gái mình sẽ lớn, sẽ lại đặt bàn tay vào một bàn tay khác mà con thương yêu. Chỉ mong con gặp đúng người để tin, và bàn tay không bị buông lơi trong nỗi đớn đau thất vọng.

image

Ngày ông nội mất, tôi nghẹn lòng nhìn bà nội cầm tay ông kể lể về những tháng ngày xưa cũ khi ông bà còn trẻ. 

Hai người đã cùng nhau sống chung hơn nửa thế kỉ với bao nhiêu yêu thương, giận hờn, khổ đau, hạnh phúc. Vậy mà nay tay bà còn ấm, tay ông đã lạnh ngắt rồi.

Chẳng ai cưỡng được số mệnh, chẳng ai đâu. Ai rồi cũng sẽ một ngày về nằm trong lòng đất. Có người ra đi trong ồn ào khóc lóc, có người lìa khỏi thế gian trong lạnh lẽo cô đơn. Người ra đi bởi đã trả xong nợ cõi trần. 

Chỉ là người ở lại sẽ mang nhiều nuối tiếc xót xa khi biết rằng bao nhiêu yêu thương lúc này cũng không thể sưởi ấm cho người được nữa.

image

Thỉnh thoảng tôi vẫn đưa tay mình lên trước mặt rồi tự hỏi lại câu chồng mình đã hỏi: Bàn tay này đã nắm bao nhiêu bàn tay? Nhiều, nhiều lắm.

Có những cái nắm tay khiến mình nhớ mãi, có những cái nắm tay buông rồi là quên ngay. Có những cái nắm tay thật chặt, cũng có cái nắm tay buông lơi hờ hững.

Chợt nhận ra một bàn tay đẹp không phải là bàn tay thon dài mềm mại với những chiếc móng được tỉa tót sơn màu. Một bàn tay đẹp là chìa ra đúng lúc mình cần, nắm tay mình qua những đoạn đường đời chông chênh sỏi đá, dẫu mệt mỏi cũng không buông, dẫu xa xôi cũng không nản.

image

Nếu chúng ta đang có những bàn tay để nắm, xin hãy trân trọng từng phút giây. Đừng mơ mộng những bàn tay xinh đẹp của ai kia mà buông lơi bàn tay gần gũi ấm áp ở bên mình. Nắm lấy tay nhau, cử chỉ ấy ấm áp hơn mọi lời nói yêu thương đầu môi chót lưỡi.

Bởi cuộc đời nhiều bất trắc, ai biết được khi nào ai nhắm mắt xuôi tay. Ai biết được khi nào tay mình vẫn ấm áp đây mà bàn tay ai kia đã vô chừng lạnh lẽo.

Vậy nên khi sống không đem đến cho nhau sự ấm áp, thì khi lìa khỏi nhân gian có bịn rịn tiếc thương cũng còn ý nghĩa gì?



Lê Giang

Những bí mật thú vị của phụ nữ

Niềm vui cuối tuần, xin mời đọc bài viết này cho vui "Phụ nữ là một nửa bí mật của thế giới"

Những bí mật thú vị của phụ nữ

image

Phụ nữ là một nửa bí ẩn của thế giới với rất nhiều bí mật của tạo hóa.

image

image

image

image

image

image

image

image

image

image

image

Bí ẩn: ham muốn tình dục của phụ nữ

nina dobrev smile elena gilbert women vampire diares
Trong nhiều thập niên các nhà nghiên cứu cho rằng đàn ông có ham muốn tình dục nhiều hơn đàn bà.

Phụ nữ muốn gì?

Câu hỏi này làm các nhà khoa học như Sigmund Freud tới Mel Gibson lúng túng và là trọng tâm của nhiều sách, bài viết và trang mạng, và chắc chắn là nguyên do của vô số những trăn trở của cả đàn ông lẫn đàn bà. Nhưng mặc dù nhiều thập niên đã trôi qua, để cố lý giải bí ẩn này, các nhà nghiên cứu vẫn chưa có được định nghĩa thống nhất về ham muốn của phụ nữ thì nói chi đến việc hiểu cơ chế hoạt động đó như thế nào.:

Thứ Tư, 15 tháng 3, 2017

Tổng thống Thiệu ra lệnh khai hỏa ở Hoàng Sa

Chính tên cáo già Henry Kissinger "cây gỗ mục không cần tưới thêm nước" tôi thích câu nói này của Tổng Thống Trump. 
Tên Kissinger đã dâng tặng Hoàng Sa cho Trung Cộng để đổi lấy việc rút quân Mỹ ra khỏi miền Nam VN, và cũng chính tên này đã điều đình
bán đứng chính quyền VNCH cho cộng sản Bắc Việt mà thế lực sau lưng chính là Trung Cộng.

Chứng minh rõ nhất đó là trận chiến đảo Gc Ma năm 1988 khi Trung cộng đánh chiếm, bộ chính trị của cộng sản bắc Việt ra lệnh "không được nổ súng" đứng im làm bia đỡ đạn cho Tầu cộng bắn chết hết những chiến sĩ bảo vệ đảo Gạc Ma. (đây chính là lũ bán nước hại dân)


Tổng thống Thiệu ra lệnh khai hỏa ở Hoàng Sa

image
Henry Kissinger với Phó Tổng thống Nelson Rockerfeller và Tổng thống Gerald Ford năm 1974

Người dân chài làm ăn thường là cần cù, lương thiện nhưng khi người lính đội lốt dân chài đi đánh cá thì thật là nguy hiểm, dù đánh cá ở Scarborough, Kinsaku hay Hoàng Sa.

Vào tháng 2 năm 1959 ngư thuyền Trung Cộng đưa người vào đánh cá trên Hoàng Sa. Không biết là dân chài thật hay dân chài giả, Tổng thống Ngô Đình Diệm cho lệnh bắt giữ rồi trục xuất ra ngay.

Bộ Ngoại Giao Mỹ dưới sự lãnh đạo của Ngoại trưởng Foster Dulles không e ngại TC trả đũa, cũng không ngăn chặn Tổng thống Diệm.

Tới năm 1974, ngư thuyền Trung Cộng lại quay về Hoàng Sa, nhưng lần này có chiến hạm đi theo. Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu ra lệnh 'mời' những tàu này ra.

Khi chiến hạm cứ tiến vào, Hải quân Việt Nam Cộng hòa đã khai hỏa. Trận chiến kéo dài một ngày. Lập tức Bộ Ngoại Giao Mỹ dưới sự lãnh đạo của ông Kissinger liền khẩn cấp can ngăn Tổng thống Thiệu hãy ngừng lại, đừng đụng độ với Trung Cộng thêm nữa!

Ý nghĩa của trận Hoàng Sa

Quân đội Mỹ vừa rút đi xong, Trung Cộng đã muốn tìm hiểu xem thực sự Mỹ có can thiệp trở lại hay không, Washington có thay đổi lập trường "ngăn chặn Trung Cộng'" hay không? Đó là lý do dẫn đến biến cố Hoàng Sa ngay đầu năm 1974.

Đây là cảm tưởng chúng tôi có được sau khi hàn huyên với Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu về biến cố này.

Một buổi chiều mùa Thu năm 1976 tại ngôi nhà bé nhỏ của gia đình ông ở vùng Surrey ngoại ô thành phố Luân Đôn, sau bữa cơm tối tôi ngồi nhâm nhi ly rượu và tâm sự với ông về những diễn biến trước khi sụp đổ.

Khi tôi hỏi ông về trận Hoàng Sa và nhắc lại là đầu năm 1974 ông có chỉ thị cho chúng tôi phải báo cáo cho thật trung thực về tình hình viện trợ, chúng tôi đã trình bày là về tiếp liệu, quân nhu và quân cụ thì chúng tôi không biết rõ, nhưng về ngân sách dành cho Việt Nam thì sắp hết rồi vì Quốc hội Mỹ đang cắt xén rất mạnh tay.

Tôi hỏi ông là tại sao ông biết đã đến lúc cạn kiệt rồi mà vẫn còn chống cự cả Trung Cộng.

Nếu họ ngoan cố thì toàn quyền sử dụng vũ khí để bảo vệ sự vẹn toàn lãnh thổ VNCHQuân lệnh của Tổng thống Thiệu

Ông không trả lời thẳng nhưng suy nghĩ giây lát rồi lẩm bẩm - chúng tôi không nhớ rõ nguyên văn nhưng đại khái ông nói: "Tôi còn định đi thêm bước nữa," rồi nhìn tôi và lắc đầu.

Tôi muốn hỏi thêm 'đi bước nữa là thế nào,' nhưng thấy ông tỏ vẻ lơ đãng, ưu phiền nên nói lảng sang chuyện khác. Các bạn có thể xem thêm trong cuốn Khi Đồng Minh Nhảy Vào, Chương 25.

Ngày nay, với những tiết lộ mới đây về mật điện của Bộ Ngoại Giao Mỹ vào chính ngày có hải chiến Hoàng Sa (19/1/1974) và tìm hiểu thêm qua nhân chứng thì chúng tôi đã có thể giải mã về biến cố này.

Phân tích cho kỹ thì thấy ý nghĩa của trận Hoàng Sa thật là sâu xa: về thực tế, là để bảo tồn lãnh thổ, nhưng về mặt nguyên tắc, nó phản ảnh một cố gắng - hoàn toàn ngoài sức mạnh của VNCH - để ngăn chặn Trung Cộng khỏi tràn xuống Biển Đông.

Bối cảnh dẫn tới trận Hoàng Sa

Ngày 22 tháng 6, 1972 trong một buổi mật đàm với Thủ tướng Trung Cộng Chu Ân Lai ở Bắc Kinh, Cố vấn Mỹ Henry Kissinger đã cho ông Chu biết rằng:

image
Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu trong lễ khai trương một bệnh viện ở Sài Gòn

"Nếu có một thời gian vừa đủ giữa lúc chúng tôi rút quân và những gì xẩy ra sau đó thì vấn đề gần như chắc chắn rằng có thể khoanh gọn, như chuyện nội bộ của Đông Dương" và "sau khi chúng tôi đã không còn can dự nữa thì …rất ít khả năng chúng tôi sẽ quay trở lại, rất ít khả năng."

Cuối tháng 3/1975, toàn bộ quân lực Mỹ đã rút khỏi Miền Nam. Sau đó Quốc Hội Mỹ lấy cớ "Miền Nam đã có cả hòa bình lẫn danh dự" để cắt giảm viện trợ thật nhanh.

Như vậy là ván bài Việt Nam đã được khoanh gọn, và tới đầu năm 1974 thì chắc TC cho rằng "khoảng thời gian vừa đủ" đã chấm dứt: Bắc Kinh muốn trắc nghiệm xem Mỹ có quay trở lại hay không.

Cho nên, ngay đầu năm, Trung Cộng đã lấn chiếm Hoàng Sa.

Dù trong hoàn cảnh nghiệt ngã, Hải quân VNCH vẫn chống trả. Ngày 18 tháng 1, Tổng thống Thiệu bay ra tận Đà Nẵng, lấy giấy ra viết tay thẳng cho Phó Đề đốc Hồ Văn Kỳ Thoại, Tư lệnh Hải quân Vùng 1 Duyên hải.

Trên đầu trang ông viết: 'Chỉ thị cho Tư lệnh Hải quân Vùng 1 Duyên hải':
"Thứ nhất là tìm đủ mọi cách ôn hòa mời các chiến hạm Trung Cộng ra khỏi lãnh thổ VNCH. Thứ hai, nếu họ không thi hành thì được nổ súng cảnh cáo trước mũi các chiến hạm này và nếu họ ngoan cố thì toàn quyền sử dụng vũ khí để bảo vệ sự vẹn toàn lãnh thổ VNCH."

Viết lệnh xong, ông Thiệu cất giọng: "Anh Thoại, đến đây và đọc trước mặt tôi đây, có gì không rõ ràng thì cho tôi biết ngay từ bây giờ."

Dù bị mất Hoàng Sa và chịu nhiều tổn thất và thương vong, Hải quân VNCH đã gây tổn thất lớn cho đối phương như nhiều nguồn đã đề cập.

Theo ông Thoại thì Hộ tống hạm lớp Kronshtadt 274 của Trung Cộng bị bắn chìm.

Vì tàu này là soái hạm nên hầu hết bộ tham mưu đều tử trận gồm cả Đô đốc Phương Quang Kinh, Tư lệnh Phó của Hạm đội Nam Hải, bốn đại tá, sáu trung tá, hai thiếu tá, bảy sĩ quan cấp úy và một số đoàn viên.

Ngoài ra, Trục lôi hạm số 389 và số 396 bị hư hại nặng.

Dĩ nhiên phải "cẩn tắc" để "vô ưu" nên Trung Cộng đã chuẩn bị cho những bất trắc có thể xảy ra.

Những tiết lộ mới đây cho biết Chủ tịch Mao đã sắp xếp để đưa một lực lượng quân sự lớn lao gồm hơn 40 chiến hạm để làm lá chắn cho Hoàng sa, phòng hờ Đệ Thất Hạm Đội can thiệp.

Sau hải chiến, Tổng thống Thiệu ra lệnh cho Không quân oanh kích để phản công
Bây giờ thì chúng tôi lại cũng hiểu rõ về câu Tổng thống Thiệu nói "Tôi còn định đi thêm bước nữa."

image
Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đón đoàn Quốc hội Mỹ, mùa hè 1974. Tác giả Nguyễn Tiến Hưng ngồi ở bìa trái hình.

Tìm hiểu thêm, chúng tôi được biết rằng sau trận hải chiến, Tổng thống Thiệu đã ra lệnh cho Không Quân VNCH bay ra Hoàng Sa oanh kích để phản công, nhưng rồi lệnh được rút lại.

Tại sao như vậy? Ngày nay thì ta đã có chứng cớ và văn bản để trả lời.

Trước hết về lệnh cho Không Quân ra khơi để phản công, chúng tôi phối kiểm với Đại tá Nguyễn Quốc Hưng, (Phụ Tá Tham Mưu Phó Hành Quân, Bộ Tư lệnh Không quân, phụ trách toàn bộ 19 phi đoàn khu trục của VNCH) thì ông đã xác nhận là đúng.

Ông kể lại nhiều chi tiết, tóm tắt như sau: vào 8 giờ tối ngày 19 tháng 1/1974, Tư lệnh Không quân nhận được mật lệnh của Tổng thống phải dùng phản lực cơ chiến đấu siêu thanh F5-E để oanh kích phản công địch trên đảo Hoàng Sa.

Ngày hôm sau đoàn phi công đã cất cánh hai lần để ra khơi, một lần vào buổi trưa và một lần buổi chiều, mỗi lần gồm hai phi tuần.

Nhưng vừa bay được khoảng trên một trăm dặm thì nhận được đặc lệnh phải quay trở về đáp và hủy bỏ ngay các phi vụ không kích này.

Lý do là Đệ Thất Hạm Đội yêu cầu ngừng kế hoạch oanh tạc và nhấn mạnh rằng sẽ không có "top cover" (yểm trợ trong trường hợp bị phi cơ của Trung Cộng từ Hải Nam lên không chiến) và cũng không có "rescue" (cứu vớt nếu bị bắn rơi).

image
Tàu Hải quân VNCH trong Hải chiến Hoàng Sa 1974

Trong số những quân nhân tham gia phi vụ không kích này, số nhân chứng còn sống hiện nay thì ngoài ông Quốc Hưng (hiện ở Salem, Oregon) còn có các Thiếu tá Phạm Đình Anh (California), Đàm Tường Vũ (Arizona), Vũ Viết Quý (California), và Hồ Văn Giầu (Las Vegas).

Mật điện Bộ Ngoại Giao Mỹ (19 /1/1974): Can ngăn Tổng thống Thiệu

Một chuyện thật lạ lùng: vào ngày 17 tháng 1/1974 (ngày 18 tháng 1 - giờ Sài Gòn) Bộ Ngoại Giao Mỹ do Ngoại trưởng Henry Kissinger lãnh đạo đã gọi điện thoại cho Đại sứ Martin ở Sàigòn và nhấn mạnh ý muốn của Bộ là "tình hình phải được hạ nhiệt" (cooling the situation).

Tài liệu này được giải mật ngày 30 tháng 6, 2005. Dĩ nhiên là ông Martin phải thi hành ngay và đã cố vấn ông Thiệu. Ngày hôm ấy chính là ngày Tổng thống Thiệu bay ra Đà Nẵng để ra lệnh chống cự Hải quân Trung Cộng.

Cùng ngày, Đề đốc Lâm Ngươn Tánh, Tư lệnh phó Hải quân VNCH bay ra Bộ tư lệnh Hải quân Vùng 1 Duyên hải tại Đà Nẵng để chỉ huy lực lượng tham chiến tại Hoàng Sa. Ngày 19 tháng 1 là ngày có trận hải chiến, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ lại gửi mật điện can ngăn Tổng thống Thiệu đừng đi thêm bước nữa.

Bức điện đó như sau:
Ngày 19 tháng 1/1974
Người gửi: Ngoại Trưởng - Washington DC
Nơi nhận: Tòa Đại sứ Sài Gòn

Mật điện Bộ Ngoại Giao 012641

1. Xung đột quân sự tại Hoàng Sa đã đưa đến thương vong cho VNCH với hai chiến hạm bị tên lửa STYX của Trung Cộng bắn chìm. Chính phủ VNCH có yêu cầu Mỹ giúp tìm kiếm và cứu vớt các nạn nhân. Tình hình thêm phức tạp vì báo cáo là trên đảo Pattle (do VNCH đóng quân) lại có một nhân viên dân sự Mỹ làm việc cho Văn phòng Tùy viên ở Đà Nẵng. Chúng tôi không hiểu tại sao người này lại có mặt ở đó.

2. Bộ Ngoại Giao đã yêu cầu Bộ Quốc Phòng ra lệnh cho Hải quân Hoa Kỳ tránh khỏi khu vực này .
Hai ngày trước đây (17 tháng 1) chúng tôi có bàn luận với Đại sứ Martin qua điện thoại và bày tỏ ý muốn của chúng tôi là tình hình phải được hạ nhiệt…

3. Thông cáo của Bộ Ngoại Giao gửi cho báo chí về vụ này sẽ nói theo những điểm như sau:
-- Chính phủ Hoa Kỳ không đứng về phe nào trong việc tranh chấp Hoàng Sa nhưng hết sức mong muốn là sự tranh chấp được giải quyết trong hòa bình.
-- Lực lượng quân sự Mỹ không dính líu gì vào xung đột này.

4. Chúng tôi đang yêu cầu Tòa Đại sứ ở Sàigòn cố vấn chính phủ VNCH chỉ nên có những hành động tối thiểu để tự vệ và để cứu vớt nạn nhân (và người nhân viên Mỹ ở trên đảo) nhưng làm tất cả những gì có thể để tránh đụng độ trực tiếp thêm nữa với lực lượng Trung Quốc. Việc mà VNCH hay chúng ta không cần chút nào trong lúc này là đụng độ giữa Trung Cộng và Chính phủ Việt Nam về mấy hòn đảo, dẫn tới vai trò bất chấp của Trung Cộng trong cuộc chiến Việt Nam.

KHẨN - MẬT

Về phản ứng của Mỹ và mật điện ngày 19 tháng 1, 1974, ta có thể nhận xét như sau:

Vừa biết tin rục rịch là TT Thiệu đang sửa soạn ra lệnh chống trả chiến hạm

Trung Cộng là Bộ Ngoại Giao đã can ngăn ngay.

Chính phủ VNCH yêu cầu Mỹ giúp tìm kiếm và cứu vớt các nạn nhân (ngoài số tử thương còn 68 binh sĩ VNCH bị mất tích và bắt làm tù binh) nhưng bị từ chối.

Đã không yểm trợ chiến đấu, đã ra lệnh cho Hải quân Hoa Kỳ tránh né khỏi khu vực giao tranh, lại còn tuyên bố cho rõ ràng là "Chính phủ Mỹ không đứng về phe nào trong việc tranh chấp Hoàng Sa" và xác định (cho Bắc Kinh biết) là "Lực lượng quân sự Mỹ không dính líu gì vào vụ xung đột này."

Không đứng về phe nào thì tại sao lại khuyên can chính phủ VNCH "hãy hạ nhiệt," chỉ hành động tối thiểu để tự vệ và để cứu vớt nạn nhân thôi, nhưng làm bất cứ những gì để tránh đụng độ thêm nữa với lực lượng Trung Cộng về mấy hòn đảo? Ông Kissinger đã quên rằng chính ông đã từng soạn thảo lá thư để TT Nixon gửi TT Thiệu ngay trước khi ký kết Hiệp Định Paris nói đến lập trường vẹn toàn lãnh thổ của VNCH: "Nền tự do và độc lập của VNCH vẫn còn là mục tiêu tối cao của chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ" (thư ngày 17 tháng 1, 1973).

Như vậy là một cửa vào Biển Đông đã bắt đầu được mở rộng. Trước đó, từ 1960 tới 1973, Trung Cộng chỉ cho tầu đi tuần tiễu vùng biển giữa quần đảo Hải Nam và Hoàng Sa trung bình khoảng năm lần một năm.

Qua eo biển Đài Loan

Trước Hoàng Sa, Mỹ đã mở một cửa nữa vào Biển Đông, đó là qua eo biển Đài Loan ở phía trên. Sau khi ông Mao Trạch Đông chiếm được Trung Hoa Lục Địa vào tháng 10/1949, Hoa Kỳ nhất quyết bảo vệ độc lập của Đài Loan hay nước 'Trung Hoa Dân Quốc.'

Bởi vậy mỗi lần Bắc Kinh đe dọa eo biển Đài Loan như vào năm 1954-1955 và 1958 thì Mỹ phản ứng rất mạnh (xem Khi Đồng Minh Nhảy Vào, Chương 28). Nhưng từ 1971 thì khác.

Ngày 29 tháng 7/1971: Kissinger bí mật đi Bắc Kinh và trong dịp này đã cho Trung Cộng biết là Mỹ không còn ủng hộ một Đài Loan độc lập nữa, có nghĩa là Đài Loan sẽ chỉ là một khu vực của Trung Quốc, và như vậy Mỹ sẽ hết bảo vệ khu này và sẽ rút hạm đội và phi đội ra khỏi nơi đây.

Tháng 8/1971: sau cuộc họp, Mỹ tuyên bố hủy bỏ việc chống Trung Cộng gia nhập Liên Hiệp Quốc. Tháng 10, Liên hiệp Quốc bỏ phiếu 76 thuận, 35 chống (và 17 không bỏ phiếu) việc đẩy Đài Loan ra khỏi Liên Hiệp Quốc và chấp nhận chính quyền Bắc Kinh là chính phủ đại diện Trung Cộng.

Tháng 10/1971: Mỹ rút khu trục hạm của Đệ Thất Hạm Đội ra khỏi eo biển Đài Loan.

Tháng 2/ 1972: TT Nixon thăm viếng Bắc Kinh. Sau cuộc họp Nixon - Mao tại Bắc Kinh, một thông cáo chung gọi là 'Thông Cáo Thượng Hải' (Shanghai Communique) được tuyên bố, gián tiếp quy định "Việc Mỹ rút toàn bộ khỏi Đài Loan là mục tiêu cuối cùng," và sẽ "từng bước giảm cả quân đội, cả những căn cứ Mỹ tại Đài Loan khi sự căng thẳng trong vùng bớt đi."

Trấn an Trung Cộng sau khi Miền Nam sụp đổ

image
Khu trục hạm Trường Sa (phải) của TC về cảng Tam Á trên đảo Hải Nam sau chuyến diễn tập tháng 2-3/2017

Ngày 1 tháng 12 năm 1975: ông Henry Kissinger đã sắp xếp để người kế vị Tổng thống Richard Nixon là Tổng thống Gerald Ford đi Bắc Kinh năm ngày và gặp Chủ tịch Mao Trạch Đông.

Trước chuyến đi, ông Kissinger đã cố vấn Tổng thống Ford thật kỹ: "Ngài sẽ cố gắng hết sức để tăng cường giây liên lạc với Trung Quốc. Ngài (nên cho họ biết rằng) Ngài tin việc phát triển mối bang giao Mỹ - Trung là quyền lợi căn bản của chúng ta và Ngài sẽ theo đuổi việc này một cách mạnh mẽ trong những năm tới."

Ngày 7 tháng 12/1975: Vừa từ Bắc Kinh về, TT Ford tuyên bố 'Học thuyết Thái Bình Dương' (Pacific Doctrine) kêu gọi bình thường hóa toàn diện quan hệ với Trung Cộng và cộng tác kinh tế trong toàn thể Á Châu.

Dĩ nhiên, điều kiện để bình thường hóa toàn diện với Trung Cộng là việc Mỹ rút khỏi eo biển Đài Loan.

Cuối tháng 5 năm 1975: chỉ một tháng sau khi Miền nam sụp đổ, Hoa Kỳ đã rút đội phi cơ chiến đấu cuối cùng ra khỏi Đài Loan. Có nghĩa là từ đó những hạm đội Đông Hải của TC từ phía bắc có thể theo con đường nhanh nhất tràn xuống phía Nam.

Và từ phía nam những hạm đội Nam Hải có thể tiến thẳng vào Biển Đông qua ngả Hoàng Sa.

Cùng tác giả: "Năm năm vàng son" của Việt Nam Cộng Hòa

Tương lai của vùng này trở nên đen tối. Trung Cộng chỉ cần mua thời gian để chuẩn bị, chờ cho tới khi có đủ thiên thời, địa lợi, nhân hòa để ra tay: ba yếu tố này đã hội đủ vào năm 2008 (Các bạn xem thêm cuốn Khi Đồng Minh Nhảy Vào, Chương 26).

Như vậy lịch sử sẽ phải ghi nhận rằng chính hai ông Nixon và Kissinger đã đơn phương và trong vòng bí mật, mở cả hai cửa vào Biển Đông cho Trung Cộng từ trên 40 năm trước đây.

Hậu quả của mật điện Hoàng Sa ngày 19/1/1974 thật là lớn lao, nó dẫn đến tình trạng hỗn loạn tại Biển Đông ngày nay. Để mất Hoàng Sa và còn nhắn nhủ Trung Cộng rằng Mỹ không có dính líu gì vào tranh chấp hải đảo, rằng quân lực Mỹ đã được lệnh rút ra khỏi vùng này.

Như vậy là Trung Cộng được tự do tung hoành. Từ tung hoành tới lộng hành. Cái kẹt là sau khi lộng hành với các quốc gia sở tại, Trung Cộng lộng hành với chính Mỹ. Cho nên Mỹ phải xoay trục để trở về với Biển Đông, nơi đó có tới bảy quyền lợi của Mỹ như đã được xác định bằng văn bản (Khi Đồng Minh Nhảy Vào, Chương 26).

Trung Cộng lại là đối tác ngoại thương lớn nhất - tổng số xuất-nhập Trung-Mỹ lên tới $579 tỷ vào năm 2016. Mặt khác Mỹ phải cố gắng để thắt cho thật chặt quan hệ ngoại giao với các quốc gia trong vùng, nhất là với Việt Nam.

image
Chiến hạm USS John S. McCain thăm Đà Nẵng năm 2010: Hoa Kỳ trở lại Đông Nam Á và Việt Nam

Tại sao như vậy? Đó là một chủ đề chúng tôi sẽ đề cập trong một bài khác.

Bây giờ, muốn trở về với Biển Đông Mỹ đi hàng đôi: một mặt thì tỏ ra mềm dẻo với Trung Cộng nhưng mặt khác lại luôn luôn chuẩn bị để đối phó bằng quân sự với Trung Quốc, dù dưới thời Tổng thống Obama hay Tổng thống Trump.

Để đối phó, Mỹ đang tăng cường liên minh quân sự với một số quốc gia trong vùng, kể cả tiến tới đối tác chiến lược với Việt Nam. Tại sao như vậy? Đó là một chủ đề chúng tôi sẽ đề cập trong một bài khác.



Tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng