Tìm kiếm Blog này

Thứ Hai, 23 tháng 5, 2016

Sau 351 năm gặp người đã khai sinh chữ Quốc ngữ

Alexandre de Rhodes
Người sáng tạo ra chữ quốc ngữ cho toàn thể dân tộc Việt nam sử dụng cho đến ngày nay đó chính là  Alexandre de Rhodes, người công giáo Việt nam thường gọi ông là cha Đắc Lộ. "Ông đã hiến tặng cho dân tộc Việt Nam các mẫu tự La Tinh, Alexandre de Rhodes đã đưa Việt Nam đi trước đến 3 thế kỷ". Ông chính là một nhà cách mạng đại tài của Việt nam vì nhờ đó chúng ta không còn lệ thuộc vào chữ viết của bọn giặc Tầu, không còn lệ thuộc vào văn hóa Tầu nhờ đó chúng ta thoát khỏi nô lệ giặc Tầu.

Alexandre de Rhodes rất xứng đáng để dân tộc Việt Nam tôn vinh ông như một vĩ nhân (một người có công trạng rất lớn với dân tộc VN) tên của ông phải nằm ở những vị trí nổi bất trong thành phố và ngày lễ giỗ của ông phải được tổ chức long trọng. "Ăn qủa phải nhớ kẻ trồng cây. Uống nước phải nhớ nguồn." Chúng ta luôn luôn xử dụng ngôn ngữ tiếng Việt, nhưng không bao giờ nhớ đền công ơn người tạo ra nó, thật là vô ơn bạc nghĩa.

Trước năm 1975 ở gần phi trường Tân sơn Nhất ngay giữa bùng binh có (Lăng Cha Cả) tức lăng của Cha Đắc lộ tức Alexandre de Rhodes, nhưng khi Việt Cộng chiếm miền nam VN chúng đã cho phá tan, (thật là lũ vô ơn bạc nghĩa)
Những con đường lớn nơi trọng điểm của thành phố chúng đã đổi tên bằng những thằng bán nước hại dân, những thằng cộng sản hèn với giặc tàn ác với nhân dân, chúng đang dâng hiến tổ quốc Việt Nam cho giặc Tầu cộng.


Sau 351 năm mới gặp ngôi mộ người đã khai sinh ra những mẫu tự Việt Nam
Inline image 3
  Alexandre de Rhodes (1591 - 1660)
Inline image 1   
Một tên đường mang tên hai người Pháp có công rất lớn với dân tộc Viêt Nam.
    
X
in cám ơn Người đã cho chúng ta biết được những mặt chữ tiếng Việt và từ đó chúng ta không còn lệ thuộc vào chữ viết của giặc Tàu nữa .

Cha Đắc Lộ, một nhà truyền giáo vĩ đại của Giáo hội Công giáo Hoàn vũ nói chung và của Giáo hội Công giáo Việt Nam nói riêng, "Khi cho Việt Nam các mẫu tự La Tinh, Alexandre de Rhodes đã đưa Việt Nam đi trước đến 3 thế kỷ".
 


TuDien_Alexandre de Rhodes

Năm 1651 khi chính thức xác định mẫu tự, bằng cách cho ra đời tại Roma nơi nhà in Vatican, quyển tự điển đầu tiên và các sách đầu tiên bằng chữ Quốc ngữ, cha Đắc Lộ đã "giải phóng " nước Việt Nam khỏi nô lệ giặc Tàu.


blank

Thật vậy, giống như Nhật Bản và Triều Tiên, người Việt Nam luôn luôn sử dụng chữ viết của người Tàu và bị nô lệ vì chữ viết này. Chỉ mới cách đây không lâu, người Triều Tiên mới chế biến ra một chữ viết riêng của họ. Còn người Nhật thì, sau nhiều lần thử nghiệm, đã phải bó tay và đành trở về với lối viết tượng hình biểu ý của người Tàu.

Trong khi đó, người Tàu của Mao Trạch Đông đang tìm cách dùng các mẫu tự La Tinh để chế biến ra chữ viết của mình, nhưng cho đến nay vẫn chưa thành công. Vậy mà dân tộc Việt Nam, nhờ công ơn của cha Đắc Lộ, đã tiến bộ trước người Tàu đến 3 thế kỷ.

Với hy vọng có thể tìm được nơi linh mục trở về với cát bụi, chúng tôi, đoàn Việt Nam đang công tác tại Iran đã đến Isfahan – thành phố cổ cách Teheran 350 km về phía Nam. Đó là một ngày đầu năm 2011, một tuần sau lễ Giáng sinh.
 


blank

Quảng trường Naghsh-i Jahan của Isfahan là một trong những quảng trường lớn nhất địa cầu với kiến trúc tiêu biểu Hồi giáo đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa nhân loại. Tại thành phố này, Alexandre de Rhodes đã sống những năm cuối đời. Mặc dù trước đó, phần đời chính của ông là ở Việt Nam.

Chúng tôi đến Isfahan vào một ngày mùa đông se lạnh nhưng tràn ánh nắng. Hỏi đường đến một nhà thờ Công giáo nào đó, chúng tôi được người dân chỉ dẫn tận tình. Điểm chúng tôi đến là nhà thờ Vank, nhà thờ thiên chúa lớn nhất Isfahan.

Qua giây phút ngạc nhiên trước đoàn khách Việt Nam, cha xứ nhà thờ nồng nhiệt đón tiếp chúng tôi " hồ hởi " . Trước nay, hiếm có du khách Á đông nào, nhất là từ Việt Nam xa xôi tới nơi đây. Ông nhiệt tình dẫn chúng tôi đi " tham quan " và nói về lịch sử nhà thờ.

 blank
Nằm trong thế giới Hồi giáo, nhà thờ có kiến trúc bề ngoài đặc trưng Hồi giáo, nhưng vào bên trong, với các tranh và tượng Thánh đầy ắp khắp các bức tường, cứ ngỡ như đang ở một nhà thờ nào đó ở Roma hay Paris.

blank

Cha xứ càng ngạc nhiên hơn khi chúng tôi hỏi về giáo sĩ Alexandre de Rhodes – người đã mất cách đây hơn 350 năm. Nhà thờ Vank có một thư viện lớn, lưu trữ nhiều tư liệu quý giá. Cha xứ nói người vào thư viện tìm kiếm. Lát sau, một thanh niên to khỏe khệ nệ mang ra một cuốn sổ dày cộp, to chừng nửa cái bàn, bìa bọc da nâu ghi chép về các giáo sĩ đã làm việc và mất tại đây. Ngạc nhiên và vui mừng tột độ, cha và chúng tôi tìm thấy dòng chữ ghi Alexandre de Rhodes mất năm 1660.
Như vậy, không nghi ngờ gì nữa, chính tại nhà thờ Vank này, cha Đắc Lộ đã sống và làm việc những năm cuối đời. Chúng tôi hỏi: “Thưa cha, liệu có thể tìm thấy mộ của Alexandre de Rhodes ở đâu không?”.
Cha xứ tận tình chỉ đường cho đoàn khách đặc biệt tới Nghĩa trang Công giáo ở ngoại ô thành phố.
Nghĩa trang nằm dưới chân đồi. Các ngôi mộ nằm êm mát dưới tán rừng thông, tùng, bách mênh mông, vắng lặng. Lạ một điều, nghĩa trang

Công giáo nhưng không thấy một cây thánh giá nào.
Chia nhau đi các ngả tìm kiếm, lần mò hồi lâu, chúng tôi reo lên khi thấy ngôi mộ có ghi rõ tên Alexandre de Rhodes. Mộ ông nằm bên cạnh hai ngôi mộ khác thành một cụm ba ngôi. Gọi là mộ, nhưng không đắp nổi như ở Việt Nam. Đó chỉ là tảng đá lớn nằm nghiêng nửa chìm, nửa nổi trên mặt đất. Dù đã trải qua mưa nắng, biến động cuộc đời hơn ba thế kỷ, chữ khắc trên tảng đá còn khá rõ nét.

NgoMo_Alexandre-de-Rhodes

Trong ánh nắng ban trưa, chúng tôi kính cẩn nghiêng mình trước ngôi mộ, ai cũng thấy dâng lên trong lòng mình những cảm xúc bâng khuâng khó tả.
Tem tưởng niệm Alexandre de Rhodes của Việt Nam Cộng hòa
Năm 1943 chính quyền thuộc địa Đông Dương phát hành con tem 15 xu và 30 xu để tôn vinh những đóng góp của ông trong quá trình phát triển tiếng Việt.
blank

Năm 1960 Chính quyền Việt Nam Cộng hòa cũng phát hành một bộ 4 con tem kỷ niệm 300 năm ngày mất của ông, nhưng ra trễ 1 năm (phát hành ngày 5 tháng 11 năm 1961). Tên ông được đặt cho một trường trung học và một con đường ở Sài Gòn gần Dinh Độc Lập.
tem Alexandre de Rhodes 6
tem Alexandre de Rhodes 7blanka_Rhodes_5ca_Rhodes_5bblank

Linh mục Nguyễn Văn Lý ra tù về Tòa Tổng Giám mục Huế

Ngưới tù lương tâm Linh Mục Nguyễn Văn Lý, trong suốt gần 20 năm qua, linh mục Nguyễn Văn Lý bị cầm tù hoặc bị quản chế tại gia.
Ngày 20 tháng 5 năm 2016. Linh mục Lý được trả tự do giữa thời điểm vấn đề nhân quyền Việt Nam bị lưu ý như một trở ngại chính trong các quyết định tăng cường bang giao Việt-Mỹ về mọi mặt, nhất là kinh tế và quân sự, nhân chuyến công du của Tổng thống Obama tới Việt Nam 


Linh mục Nguyễn Văn Lý ra tù về

Tòa Tổng Giám mục Huế

image
Linh mục Nguyễn Văn Lý được phóng thích từ nhà tù về Tòa Tổng Giám mục Huế ngày 20/5/2016.

Một linh mục bất đồng chính kiến nổi tiếng được Việt Nam phóng thích sớm vài ngày trước chuyến thăm lịch sử của Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama.

image
Trong suốt gần 20 năm qua, linh mục Nguyễn Văn Lý bị cầm tù hoặc bị quản chế tại gia vì các hoạt động kiên định tranh đấu đòi tự do dân chủ cho người dân Việt Nam.

image
Thân nhân linh mục Lý cho biết ông về tới Tòa Tổng Giám mục Huế lúc 7 giờ 55 phút sáng 20/5.

Bà Nguyễn Thị Hiểu, chị linh mục Lý:
“Cha quản lý Tòa Tổng Giám mục có gọi vô cho trong nhà biết. Họ đưa về ban đêm, gần 8 giờ sáng về tới Huế. Bước xuống xe, cha nhận toàn xá ban phép lành của Đức cha rồi vô làm thủ tục nhận quản lý. Gia đình không được biết trước. Cách đây 3 tuần khi trong nhà vào tù thăm thì cha Lý nói khoảng 10/8 mới về. Nhưng bây giờ nó cho về trước chắc có lẽ vì ông Obama sắp qua”.

Bà Hiểu cho biết tình trạng sức khỏe của linh mục Lý hiện ‘không đến nỗi’ và ông sẽ tiếp tục bị quản thúc 5 năm theo án lệnh hồi năm 2007.

image
Trên các trang mạng xã hội, người ta lan truyền hình ảnh từ Tòa Tổng Giám mục Huế cho thấy linh mục Lý được mọi người chào đón sáng 20/5 khi ông trở lại nơi từng cư trú trước khi bị bắt.

Tháng 3 năm 2007, ông bị Tòa án Nhân dân tỉnh Thừa Thiên - Huế tuyên án 8 năm tù giam và 5 năm quản chế về tội danh "tuyên truyền chống nhà nước’ theo điều 88 Bộ Luật hình sự trong một phiên xử không có luật sư.

Gia đình không được biết trước. Cách đây 3 tuần khi trong nhà vào tù thăm thì cha Lý nói khoảng 10/8 mới về. Nhưng bây giờ nó cho về trước chắc có lẽ vì ông Obama sắp qua.

Bà Nguyễn Thị Hiểu, chị linh mục Nguyễn Văn Lý.

image
Linh mục Lý, nay đã 70 tuổi, bị Hà Nội kết án 4 lần với tổng cộng hơn 53 năm tù giam.

Ông từng chịu tù khổ sai và bị biệt giam hơn 23 năm, bị quản thúc trên 15 năm trước bản án 8 năm tù tuyên hồi 2007 về tội danh ‘tuyên truyền chống nhà nước’ sau các hoạt động mà giới bảo vệ nhân quyền xem là cổ xúy cho quyền tự do tôn giáo và tự do ngôn luận tại Việt Nam, nhưng bị nhà cầm quyền Hà Nội gọi là ‘chống phá nhà nước’.

Linh mục Lý từng nhiều lần được các tổ chức bảo vệ nhân quyền trên thế giới và các nước phương Tây, trong đó có Hoa Kỳ, kêu gọi phóng thích nhưng không được chính phủ Việt Nam hồi đáp.

image
Hà Nội nói các hoạt động của nhà bất đồng chính kiến này vi phạm pháp luật Việt Nam.
Tuy nhiên dưới áp lực quốc tế, giữa tháng 3 năm 2010, Hà Nội đã tạm hoãn thi hành án cho linh mục Lý về địa phương chữa bệnh hơn 1 năm vì một khối u trong não.


Linh mục Lý được nhiều người biết đến qua các bài viết kêu gọi tự do tôn giáo, tự do ngôn luận, đa đảng tại Việt Nam; qua các cuộc tuyệt thực trong trại giam; qua tinh thần tranh đấu kiên định; và đặc biệt là qua bức ảnh ông bị bịt miệng trước tòa hồi năm 2007.

image
"Tài sản" mang về từ nhà tù của Linh mục Nguyễn Văn Lý.
Ông bị cáo buộc ‘tiếp tay’ thành lập khối 8406 vào năm 2006, một trong những liên minh dân chủ đầu tiên tại Việt Nam.

Linh mục Lý từng được đề cử nhận Giải Nobel Hòa Bình năm 2013 và Giải Nhân quyền Sakharov năm 2010 vì tinh thần bất khuất tranh đấu cho nhân quyền, bất chấp sự đàn áp thường xuyên từ nhà chức trách.

Một bài xã luận trên báo Wall Street Journal của Mỹ từng nhắc đến Linh mục Nguyễn Văn Lý như một trong những người xứng đáng được trao Giải Nobel Hòa bình năm 2007 hơn cựu Phó Tổng thống Hoa Kỳ Al Gore dưới thời Tổng thống Bill Clinton.

image
Linh mục Lý được trả tự do giữa thời điểm vấn đề nhân quyền Việt Nam bị lưu ý như một trở ngại chính trong các quyết định tăng cường bang giao Việt-Mỹ về mọi mặt, nhất là kinh tế và quân sự, nhân chuyến công du của Tổng thống Obama tới Việt Nam vào đầu tuần sau.

image
Hiện vẫn còn hàng trăm nhà hoạt động và các blogger bị cầm tù tại Việt Nam, trong số này có nhà bất đồng chính kiến đang thọ án 16 năm tù Trần Huỳnh Duy Thức, người tuyên bố bắt đầu tuyệt thực vô thời hạn từ ngày 24/5 để phản đối những vi phạm nhân quyền của chính phủ Hà Nội.


image
image
image

Thứ Năm, 19 tháng 5, 2016

Trang trại thẳng đứng cung cấp 900 tấn rau mỗi năm

Trang trại của AeroFarms nằm trong một nhà kho rộng hơn 6.400 m2 ở Newark, New Jersey. Khi chính thức đi vào sản xuất từ mùa xuân năm nay, nơi đây trở thành trang trại thẳng đứng lớn nhất thế giới, với 250 loại thảo mộc và rau xanh, nó như một nhà máy sản xuất rau xanh, không cần đất canh tác và ánh sáng mặt trời, không cần thuốc trừ sâu,  rau xanh được cấy trồng trong một quy trình khép kín, sau đó thu hoạch đóng gói và gửi đến người tiêu thụ.
Đây chính là một công nghệ mang tính khoa học kỹ thuật rất tuyệt vời.

Trang trại thẳng đứng cung cấp 900 tấn rau mỗi năm


Trang trại thẳng đứng do công ty AeroFarms ở Mỹ thành lập có thể cho thu hoạch 900 tấn rau lá xanh một năm mà không cần đất, thuốc trừ sâu hoặc ánh nắng Mặt Trời.

image
Theo Tech Insider, trang trại của AeroFarms nằm trong một nhà kho rộng hơn 6.400 m2 ở Newark, New Jersey. Khi chính thức đi vào sản xuất từ mùa xuân năm nay, nơi đây trở thành trang trại thẳng đứng lớn nhất thế giới, với 250 loại thảo mộc và rau xanh. Các loại cây trồng nằm trên khay xếp cao tới gần 10 m dưới ánh đèn LED và máy cảm biến theo dõi quá trình phát triển.

image
Để tránh cho cây trồng khỏi nhiễm khuẩn, tất cả nông dân ở AeroFarms đều đeo găng tay cao su, bịt đầu và đồ bảo hộ toàn thân. Bất kỳ người nào vào nhà máy đều phải rửa tay, đội lưới bịt đầu và quẹt giày trên một tấm thảm đặc biệt.

image
Quá trình gieo trồng bắt đầu với việc nông dân đổ hạt giống nhỏ xíu lên một khay trồng phủ vải và nhựa tái chế.

image
Các khay được đặt dưới bóng đèn LED mô phỏng ánh sáng Mặt Trời tự nhiên. Ánh sáng phát ra ở cường độ và quang phổ phù hợp với mỗi loại cây.

image
Đối với con người, đèn LED có màu trắng, nhưng trong thực tế, cây trồng phát triển dưới ánh sáng kết hợp giữa màu đỏ và xanh dương, Oshima cho biết.

image
Những chiếc quạt nhỏ quay ở giữa mỗi dãy, cung cấp oxy cho cây xanh. Các khay cũng được phun dưỡng chất theo định kỳ.

image
Cảm biến trên khay thu thập dữ liệu ở 30.000 điểm để theo dõi quá trình cây phát triển. Dữ liệu được các nhà khoa học từ Viện Công nghệ Massachusetts và Đại học Harvard phân tích, cho phép nông dân thường xuyên cải tiến phương pháp gieo trồng.

image
Nếu cây cải xoăn không nhú ở một quang phổ ánh sáng hoặc nồng độ oxy nhất định, nông dân sẽ điều chỉnh các điều kiện cho vụ mùa tiếp theo.

image
Các nông dân có thể khiến cho rau lá xanh có vị cay hoặc ngọt bằng cách thay đổi thuật toán kiểm soát điều kiện gieo trồng.

image
Mỗi năm, AeroFarms thu hoạch 30 vụ và sản xuất 900 tấn rau lá xanh, trong khi một trang trại ngoài trời thông thường ở New York chỉ có thể sản xuất tối đa ba vụ mùa rau diếp nếu thời tiết tốt.

image
AeroFarms sử dụng ít hơn 95% nước và 50% phân bón so với trang trại trồng rau truyền thống. Tất cả cây trồng đều sinh trưởng mà không cần thuốc trừ sâu, bởi chúng được bảo vệ khỏi sâu bệnh khi phát triển trong nhà kho.

image
Trang trại thẳng đứng trong nhà kho hứa hẹn cung cấp lượng rau xanh tươi ngon khổng lồ cho cư dân địa phương và có thể dễ dàng vận chuyển đến những thành phố lân cận.

image
AeroFarms cung cấp rau sạch quanh năm cho New York và New Jersey với mức giá rẻ ngang rau diếp hữu cơ.


pizza nick offerman farm farming pizza tree

Thêm một chuẩn tướng gốc Việt

Đây là vị chuẩn tướng thứ hai là người Việt Nam:
1- Chuẩn Tướng Lương Quốc Việt
2- Chuẩn Tướng Lapthe C. Flora tức Châu lập Thể.

"Tên Việt của tôi là Châu Lập Thể," vị đại tá gốc Việt cho biết thêm. ông là người tị nạn ông được vợ chồng John và Audrey Flora (nay đã qua đời) bảo trợ và nhận làm con nuôi.

Đại Tá Lapthe C. Flora, gốc Việt, chỉ huy trưởng căn cứ Bowling Green, nơi đồn trú của Bộ Tư Lệnh 91st Troop, thuộc vệ binh quốc gia Virginia tại Sandston
Ủy Ban Thượng Viện đề nghị thăng chức Chuẩn Tướng, trình Tổng Thống ngày 23 Tháng Bảy, và Thượng Viện thông qua ngày 5 Tháng Tám, 2015, theo trang web Congress.gov ghi nhận.

Lễ thăng cấp Chuẩn tướng gốc Việt Lập Thể C. Flora

image
image

Đại Tá Lapthe C. Flora, gốc Việt, chỉ huy trưởng căn cứ Bowling Green, nơi đồn trú của Bộ Tư Lệnh 91st Troop, thuộc vệ binh quốc gia Virginia tại Sandston, có tên hàng thứ hai, trong danh sách 64 đại tá lục quân trừ bị thuộc Vệ Binh Quốc Gia Hoa Kỳ, được Ủy Ban Thượng Viện đề nghị thăng chức Chuẩn Tướng, trình Tổng Thống ngày 23 Tháng Bảy, và Thượng Viện thông qua ngày 5 Tháng Tám, 2015, theo trang web Congress.gov ghi nhận.

image
Đại Tá Lapthe C. Flora.
"Lễ thăng chức cho tôi lên chuẩn tướng sẽ được tổ chức vào mùa Xuân năm tới, nếu mọi chuyện suôn sẻ," Đại Tá Lapthe C. Flora xác nhận với nhật báo Người Việt.

"Tên Việt của tôi là Châu Lập Thể," vị đại tá gốc Việt cho biết thêm.

Cựu Trung Tá Hải Quân Hoa Kỳ, Tuấn Nguyễn, nay đã về hưu, đại diện Hội Quân Nhân Mỹ Gốc Việt, cho biết: "Thường thì những sĩ quan có tên trong danh sách do Quốc Hội Hoa Kỳ đề nghị, đều được thăng cấp."

Tuy tin này chưa được thông báo chính thức, vì phải đợi sắc lệnh của Tổng Thống ban hành và đơn vị trực thuộc định ngày làm lễ thăng chức, vị đại tá gốc Việt nhận được nhiều lời chúc mừng trên trang Facebook của ông từ các chiến hữu và thuộc cấp.

Theo tờ Roanoke Times, một nhật báo địa phương xuất bản ngày 26 Tháng Bảy, 2005, "Đại Tá Lapthe Flora khi ấy còn là thiếu tá, tuyên thệ nhậm chức chỉ huy trưởng Sư Đoàn 29, Trung Đoàn 116 Bộ Binh, Lữ Đoàn 1 Lục Quân Vệ Binh Quốc Gia Virginia tại đơn vị Thiết Giáp ở Raonoke."

Từng là một người tị nạn Việt Nam, nay là một công dân Mỹ phục vụ Quân Đội Hoa Kỳ, năm đó ông 43 tuổi, nói: "Dù chiến tranh đã qua từ lâu nhưng Việt Nam lúc nào cũng ở trong tôi."

image
Bài báo cho biết, "Đại Tá LapThe Flora sinh năm 1962 tại Việt Nam, song thân là người gốc Hoa. Thân phụ ông, làm việc trong ngành Hàng Hải Thương Thuyền của Nam Việt Nam, bị tử trận khi ông mới hai tuổi, để lại vợ,  sáu con, và một bào thai còn trong bụng mẹ. Năm 11 tuổi, cậu bé Lapthe phải làm việc tại một nhà máy để tự kiếm sống."

Sau khi Cộng Sản chiếm miền Nam được 5 năm, lúc tuổi mới 18, người thanh niên gốc Việt  cùng vài người trong gia đình bỏ Sài Gòn vào rừng sâu để trốn chế độ độc tài, nhiều lần phải ăn thịt rắn, thịt chuột hay thịt nhím để sống. Cuối cùng, ông vượt biên tưởng bỏ xác ngoài biển Đông, nhưng may đến được trại tị nạn và sống khổ cực sáu tháng ở Indonesia.

Qua tổ chức Connections, một chương trình thiện nguyện Công Giáo ở Richmond, giúp tìm bảo trợ cho người tị nạn Việt, Miên, Lào, ông đến Mỹ không nói được một chữ tiếng Anh. 

image
Ông được vợ chồng John và Audrey Flora (nay đã qua đời) bảo trợ, sau khi nhà thờ Greene Memorial and Raleigh Court United Methodist ở Roanoke, đồng ý. Đó là lý do ông mang họ Flora của người ân nhân bảo trợ.

Theo học và tốt nghiệp Trung Học Cave Spring năm 1983, bốn năm sau, ông tốt nghiệp cử nhân Sinh Vật Học trường Virginia Military Institute (VMI).

Mộng muốn học làm bác sĩ, nhưng vì điểm thi y khoa không đủ, ông xoay qua học kỹ sư, hiện nay Đại Tá Lapthe Flora là quản lý sản phẩm ống dòm đặc biệt của công ty ITT Industries Night Vision, chế tạo cho Quân Đội Hoa Kỳ sử dụng.

Vợ ông, bà Thuy, cũng là người Việt tị nạn, tốt nghiệp kỹ sư. Hai người có một cô con gái tên là Christine.

Khi còn học năm thứ tư ở trường VMI, ông quyết định xin phục vụ làm phi công trong quân chủng Hải Quân Hoa Kỳ nhưng bị từ chối vì tiếng Anh của ông quá nặng giọng của người Việt.

image
Ông tham gia sĩ quan Lục Quân của Vệ Binh Quốc Gia Virginia và tiến nhanh trên bước đường binh nghiệp. Năm 1995 ông được Quân Lực Hoa Kỳ vinh danh là một trong những sĩ quan xuất sắc và được trao giải thưởng tượng đồng nặng 23 lbs, mang tên Tướng Douglas MacArthur, anh hùng của Mỹ trong Đệ Nhị Thế Chiến.

Ông hiện là đại tá chỉ huy trưởng căn cứ Bowling Green, Bộ Tư Lệnh 91st Troop, thuộc Vệ Binh Quốc Gia Virginia, thay thế nữ Đại Tá Marti J. Bissell, trong lễ bàn giao chức vụ, ngày 17 Tháng Năm, 2015 tại Căn Cứ Yểm Trợ Hàng Không Lục Quân ở Sandston, VA, trước sự chứng kiến của Thiếu Tướng Walter L. Mercer, phụ tá bộ trưởng Vệ Binh Lục Quân Quốc Gia Virginia.



Linh Nguyễn_NV