Tìm kiếm Blog này

Thứ Ba, 17 tháng 5, 2016

Một bài phân tích rất hay về diển biến tại VN

Phải chăng cá chết vào cuối tháng 4 và trong tháng 5. 2016 dân chúng biểu tình, dẫn đền đàn áp là kế sách của Trung cộng nhầm phá vỡ liên minh giữa Mỹ và Việt Nam.
 
Một bài phân tích rất hay về diển biến tại VN. 


 
Ks Bùi Quang Vơm: 
Cá chết, Obama và lời nguyền láng giềng

Tổng thống Mỹ Obama sẽ tới thăm Việt Nam từ ngày22/05/2016 tới ngày 25/05/2016. Trong chuyến thăm lịch sử này, một loạt Hiệp định quan trọng có thể sẽ được ký kết. Tất cả các nước trên thế giới đều rất quan tâm, ủng hộ. Nhưng có một nước, vừa tức giận vừa lo sợ. Đó là Trung Quốc.
Phá bằng được liên kết Việt Mỹ
Cá chết dọc bờ biển miền Trung, nguồn sống và môi trường sinh thái bị huỷ hoại sẽ làm dân phẫn nộ. Biểu tình dứt khoát nổ ra. Lo sợ chế độ sụp đổ, chính quyền dứt khoát đàn áp. Đàn áp người dân bộc lộ ôn hoà vì bảo vệ môi trường là vi phạm nhân quyền. Nhân quyền là điều kiện bắt buộc để Quốc hội Mỹ phê chuẩn dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương.  
Huỷ bỏ hoàn toàn cấm vận vũ khí, thực chất là bước cuối cùng để tới một Hiệp định Đối tác chiến lược giưã hai quốc gia cựu thù Việt Mỹ.  Nếu lệnh cấm vận vũ khí sát thương được hủy bỏ, Hiệp định Đối tác chiến lược được ký kết thì Hợp tác quốc phòng và an ninh chung sẽ không còn bị Ý thức hệ hay Thể chế chính trị ngăn cản. Nỗi lo sợ mất chế độ được dỡ bỏ. Hàng loạt những hiệp định hợp tác quy mô lớn sẽ đi vào thực chất. Hiệp định hỗ trợ hạt nhân cho nền Quốc phòng, cho nền Kinh tế và Khoa học kỹ thuật có khả năng hiện thực. Siêu cảng Cam Ranh có thể sẽ trở thành siêu căn cứ hải quân của Mỹ. Biển Đông sẽ không không còn khả năng lọt vào tay Trung Quốc. Giấc mơ Lưỡi Bò của Mao tan vỡ. Kế hoạch “đưa 500 triệu người Trung Quốc xuống Đông Nam Á” thất bại (xem Lời nguyền láng giềng của cùng người viết). Kế hoạch vũ trang Hoàng Sa, Trường Sa phá sản, công sức và thiết bị vũ khí đã đầu tư hết sức tốn kém, sẽ trở thành vô dụng. Trước sức mạnh hơn hẳn của Mỹ, trong tình huống chiến tranh, những hàng không mẫu hạm không di chuyển được này sẽ dễ dàng bị xoá sổ chỉ trong một vài giây. Chúng sẽ không còn dùng được vào việc gì, nhưng duy trì thì tốn kém, chảy máu đôla suốt ngày đêm.
Cứ theo trình tự lôgíc này, thì rõ ràng Trung Quốc sẽ phải phá liên kết Việt Mỹ bằng mọi giá. Chuyến đi của OBAMA phải bị thất bại. Việc dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương phải không được phê chuẩn. Cá phải chết vào tháng tư. Biểu tình và đàn áp biểu tình sẽ phải xảy ra vào đầu tháng năm. Quốc Hội Mỹ sẽ phải xét lại quyết định dỡ bỏ lệnh cấm vận trước khi OBAMA sang Việt Nam vào cuối tháng 5/2016.

Formosa nhận được lệnh xả thải ồ ạt với hàm lượng hoá chất độc đủ để gây cá chết. Cùng một lúc, phối hợp với Formosa, tàu đánh cá trá hình được lệnh thả hoá chất độc xuống vùng biển ngoài khơi khu vực Vũng Áng. Và những gì phải xảy ra, đã xảy ra. Ngày2/04, Tuần duyên Hải phòng bắt một tàu chở dầu Trung Quốc tại phía đông đảo Bạch Long Vĩ cách hải Phòng 70 km, sâu trong hải phận biển Việt Nam. Thuyền trưởng tàu khai nhận “chuyển dầu cung cấp cho các tàu đánh cá”. Ngoài 100 tấn dầu công khai cho khám xét, ai có thể biết chiếc tàu này còn chở cái gì và cung cấp cái gì nữa!? Và tại sao lại “cấp dầu cho tàu đánh cá” trong hải phận Việt Nam?. Ngày 5/04/2016, Biên phòng Quang Bình phát hiện nhiều tàu Trinh sát Trung Quốc giả dạng tàu cá vào sâu trong hải phận Việt Nam. Ngày 05/04/2016, ngư dân Hà Tĩnh phát hiện 5 tàu đánh cá Trung Quốc thả cái gì đó xuống biển rồi bỏ đi. Từ ngày 06/04 cá bắt đầu chết nổi trên biển, sát khu vực Vũng Áng. Tới ngày 21/04/2016 thì cá đã chết trắng một dải 250 km bờ biển miền Trung, từ Hà Tĩnh tới Thừa Thiên Huế. Ngày 07/04/2016, Biên phòng Quảng Bình bắt 6 chiếc tàu cá Trung Quốc đánh bắt trái phép trên vùng biển cách bờ 20 hải lý.

Trang Elitereaders tố cáo, đầu tháng 5/2016, Trung Quốc cho tàu đánh cá thả hoá chất độc giết chết cá và xua đuổi ngư dân quanh vùng đảo Thị Tứ (Pagsa) đang do Philipinnes kiểm soát. Như vậy, thủ phạm đứng phía sau vụ cá chết ở Vũng Áng và ngoài khơi vùng biển Hà Tĩnh, Quảng Bình có thể khẳng định không ai khác là Trung Quốc, là Trung Nam Hải và Bộ chính trị đảng cộng sản Trung Quốc. Có một mối liên hệ giữa ban lãnh đạo Tập đoàn Formosa và nhà cầm quyền Bắc Kinh. Nhưng bản chất mối liên hệ này là như thế nào? Nếu ban lãnh đạo này dù là người Đài Loan, nhưng chịu sự chỉ đạo của nhà cầm quyền Trung Quốc, nói cách khác, hoặc bị mua, hoặc là gián điệp Trung Quốc trá hình thì sao, điều gì có thể xảy ra? Tất cả các dự án đứng tên nhà đầu tư Đài Loan trên cả nước sẽ là cùng một khuôn mẫu như vậy không? Và nếu đây là một âm mưu, một thủ đoạn, thì sẽ thấy rằng, tất cả các dự án trồng rừng trên suốt 10 tỉnh biên giới, đứng tên nhà đầu tư Hồng Kông, cũng chỉ là chuyện “treo đầu dê bán thịt chó”. Việc chuyển nhượng cổ phần nhà máy, cổ phần toàn bộ Dự án Vũng Áng từ Tập đoàn Formosa cho các Tập đoàn Thép Trung Quốc, theo như tin đồn đoán, thực chất là một thủ đoạn qua mắt công đoạn kiểm duyệt Dự án. Bằng thủ đoạn này, các dự án có quy mô và vị trí địa lý quan trọng, do Singgapore, Nam Hàn, Thái Lan, hay bất cứ nhà đầu tư nào, đều có thể bị Trung Quốc mua lại, bằng rất nhiều tiền. 

Đúng là có biểu tình, và cũng đúng là có đàn áp biểu tình. Nhưng hai lần biểu tình, chỉ lần thứ hai bị đàn áp, và đàn áp dã man, có máu đổ và có phụ nữ, trẻ em bị đánh. Cựu tù nhân lương tâm nổi tiếng Phạm Thanh Nghiên bị bắt cùng với chồng và bị đánh “không hiểu sao cứ nhè đầu mà đánh”. Như vậy, có chủ trương không đàn áp ở lần biểu tình lần thứ nhất, ngày 1/05/2016, và có chỉ đạo đàn áp, cố tình gây thương tích tại cuộc biểu tình lần thứ hai, ngày8/05/2016. 
Tại sao? Có hai phe trong đảng? Phe đàn áp là ai? Phe này nhận lệnh từ Trung Nam Hải phá quan hệ Việt Mỹ?
Ở Hà nội, mặc dù công an gây khó khăn, phá bằng được biểu tình, nhưng không có đàn áp bằng vũ lực. Ở Sài Gòn, đã có đổ máu, nhưng đàn áp dân là công an hay côn đồ đội lốt? Ai là người thuê côn đồ, cảnh sát hay Vạn Thịnh Phát-một Tập đoàn Bất động sản người Việt gốc Hoa lớn nhất Việt Nam, đóng tại Sài gòn? Có mưu đồ một viên đạn bắn hai chim, phá Hiệp định Việt Mỹ và lợi dụng để hạ bệ uy tín bí thư Đinh La Thăng?...Rất khó trả lời được hết các câu hỏi này. Nếu có hai phe trong đảng thì phe bán nước thân Tàu đã nhận lệnh phải phá hỏng chuyến công du của tổng thống Mỹ OBAMA. Và chắc chắn chưa thể dừng ở vụ cá chết này. Trước, trong và sau chuyến đi này sẽ còn nhiều trò diễn khác nữa.
Xa hơn là gì?
Nhưng những suy đoán trên kia dù có thể không quá sai, thì cũng chỉ đúng với sự kiện sắp xảy ra là chuyến thăm của tổng thống Mỹ OBAMA, một sự kiện được dự kiến từ tháng 7/2015, đã bị hoãn một lần vào cuối tháng 11/2015, và chỉ mới được khẳng định lại vào tháng 3/2016.
Trong khi đó, 90% các dự án tổng thầu EPC lọt vào tay Trung Quốc từ hơn 10 năm nay, gần 400,000 ha rừng đầu nguồn thuộc 10 tỉnh biên giới rơi vào tay nhà đầu tư Hồng Kông và nhà đầu tư Trung Quốc, từ những năm 2010 và thuê trong 50 năm. Khu Công nghiệp Vũng Áng được Đài Loan đầu tư từ 2008. Bôxít Tây nguyên được đầu tư từ 2007. Nửa phía đông đảo Trường Sa bị chiếm từ tay chính quyền Việt Nam Cộng hoà năm 1974. Đảo đá Gạc ma bị đánh chiếm năm 1988. Bảy đập nước khổng lồ đã được xây trên sông Lan Thương, dòng chính của thượng nguồn sông Mêkông từ 2005, đang thi công hai đập phía thượng nguồn, và chuẩn bị xây tiếp ba đập nữa dưới hạ nguồn sông Lan Thương, giáp ngã ba biên giới. Tất cả những hành động này đương nhiên có một mục tiêu lớn hơn, xa hơn.
Tới 15/04/2016 đã có 13/13 tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long và miền tây Nam bộ công bố tình trạng hạn hán và xâm nhập mặn nghiêm trọng. “Hạn hán và xâm nhập mặn đã khiến 338.849 hộ dân, 20 triệu người tại khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long bị thiếu nước sinh hoạt; 240.215 ha lúa, 18.335 ha hoa màu, 104.106 ha cây công nghiệp; 4.641 ha thủy sản bị thiệt hại. Ước tính tổng thiệt hại lên đến 5.600 tỷ đồng. Dân phải mua 200,000đ một m3 nước sông. Chỉ riêng hai tỉnh Kiên Giang và Sóc Trăng đã có hơn 40.000 người bỏ quê đi làm ăn xa trong điều kiện túng quẫn.Tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, phạm vi xâm nhập mặn vào đất liền sâu nhất lên đến hơn 90 km (chưa từng xuất hiện trong lịch sử quan trắc xâm nhập mặn), độ mặn lớn nhất tại các khu vực lớn hơn và vào sâu trung bình nhiều năm từ 10-25 km". Ngày 16/03/2016 Chính phủ Việt Nam đã gửi công hàm đề nghị Chính phủ Trung Quốc xả nước hồ chứa thủy điện ở thượng nguồn sông Mekong. Chính phủ Trung Quốc đồng ý xả nước thượng nguồn sông Mekong từ 15 tháng 3 năm 2016 đến 10 tháng 4 năm 2016 với lưu lượng xả  2.190 m3/giây. 
Ông Lê Anh Tuấn, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu từ Đại học Cần Thơ nhận định: “Lượng nước xả như vậy khi đến Đồng bằng Sông Cửu Long không còn bao nhiêu nữa.Vì thế, khi nước đến Đồng bằng Sông Cửu Long sẽ không đủ để đẩy mặn được. Tính toán của chúng tôi cho rằng nếu cần đẩy mặn, thì nước tới Đồng bằng Sông Cửu Long cũng ít nhất phải từ 10.000m3/giây mới có thể đẩy mặn hiệu quả trong hoàn cảnh này”. Như vậy, số phận 13 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, 47% diện tích lúa , 56% sản lượng lúa cả nước, và 90% lượng gạo xuất khẩu, 60% sản lượng thuỷ hải sản xuất khẩu, trong năm nay sẽ mất trắng, và từ nay về sau sẽ hoàn toàn phụ thuộc lòng tốt của Trung Quốc. Việt Nam sẽ không phải là nước đứng thứ hai thế giới về xuất khẩu gạo. Đồng bằng sông Cửu Long sẽ khó vượt qua ngưỡng đói và khát.
Trung Quốc xả nước, nhưng không nhằm cứu đồng bằng sông Cửu Long, mà nhằm nhắc lãnh đạo Việt Nam về “lời nguyền láng giềng”. Núi liền núi, sông liền sông. Có một cuộc chiến tranh đang được chuẩn bị một cách khẩn trương.
Trung tướng Nguyễn Quốc Thước cảnh báo: “Vấn đề xa hơn mà tôi muốn đề cập là an ninh quốc gia chứ không đơn thuần chỉ là chuyện cá chết, không phải chỉ là một chất thải nào đó vượt quá quy chuẩn cho phép"...
Tiến sỹ Lê Viết Khuyến, chuyên gia địa vật lý biển, từng có 17 năm làm việc trong quân đội Việt Nam, nói: “Tôi nghĩ còn một lý do nữa, không loại trừ, đấy là lý do phía đối phương cố tình tác động lên các yếu tố về môi trường của Việt Nam, gồm phần đất liền, phần nước và cả phần khí quyển, có yếu tố cố tình, gây ra những thiệt hại to lớn, có tác động lớn lên phát triển kinh tế, các chiến lược phát triển kinh tế của Việt Nam.”
Đường nào thì cũng mất
Trước một người chơi cờ cao tay như những người cầm quyền Trung Quốc, khó ai có thể đương đầu được. Không có một việc gì mà Trung quốc hành động không có tính toán trước, trước rất xa. Người ta có thể dễ dàng thừa nhận, các thế hệ lãnh đạo Trung Quốc là những hậu duệ xuất sắc của Tôn Tử, ông tổ của nghệ thuật chiến tranh, nhưng nhiều người còn chưa biết rằng tinh hoa Trung Quốc không chỉ làhậu duệ Tôn Tử, mà còn là hậu duệ của Nghiêu Vương, vị tổ sư của môn cờ vây. Có lẽ hiểu cờ vây mới hiểu được phẩm chất người Trung Quốc, nhất là giới tinh hoa. Cờ vây là môn cờ cổ, sản phẩm của riêng trí tuệ Trung Hoa, được người Trung Quốc chơi từ hơn 4000 năm. Tương truyền rằng, một lần ngủ mơ, Vua Nghiêu thấy mình đang xem Hoàng Đế (một vị trong Ngũ đế đầu tiên của lịch sử Trung Hoa) chơi cờ với vị tiên Dung Thành. Đó là một bàn cờ được kẻ thành ô, và các quân cờ trắng đen. Nhà vua thỉnh cầu Tiên ông dạy cho mình. Đang thích thú chơi thì giật mình tỉnh dậy, lòng luyến tiếc. Bèn cố nhớ lại, rồi dần dà bổ khuyết luật lệ và sáng tạo ra môn cờ. Nhà vua gọi nó là môn cờ vây, vì mục đích của trò chơi là vây chiếm lãnh thổ, và đoạt người của đối phương bị nhốt trong vòng vây. Sau đó, cờ vây được thái tử Đan Chu truyền bá khắp thiên hạ. Cờ vây phát triển dần từ bàn cờ 13×13 ô, đời nhà Liêu, tăng dần lên 15×15, nhà Đường, nhưng 17×17 từ thời Đông hán , Bàn cờ chuẩn cho đến hiện nay 19×19 ô, tìm thấy từ đời nhà Tuỳ. Số nước biến hoá của môn cờ này được coi là vô hạn, gấp hàng triệu lần so với cờ vua của châu Âu. Nhà vô địch cờ vua thế giới Emanuel Lasker đã nói: “Cờ vua chỉ hạn chế cho nhân loại sống trên Trái Đất, trong khi cờ vây vượt khỏi thế giới này. Nếu một hành tinh nào có những sinh vật có lý trí thì ở đó họ phải biết đánh cờ vây.”..Cờ vây có mục đích là chiếm càng nhiều đất càng tốt, bắt được càng nhiều quân của đối phương càng tốt. Người thắng cuộc là người buộc được đối phương không còn lối đi và mất hết quân để giải vây. Đây là một môn cờ phát triển tư duy chiến tranh. Đặc biệt là chiến tranh xâm lược và bành trướng lãnh thổ. Người chơi cờ vây thường tính trước nhiều nước không chỉ cho một nhóm quân mà có thể cả chục nhóm quân nằm xen kẽ phức tạp trên bàn cờ.Từ đó, cờ vây còn được nhìn nhận không phải là một chiến trường đánh phá, tiêu diệt mà còn là một dạng kiến thiết, xây dựng, khai phá, mở rộng phạm vi. Người thắng cuộc luôn là người có khả năng tính trước được nhiều nước nhất. Nhưng yếu tố dẫn đến chuyển bại thành thắng lại là yếu tố bất ngờ và mạo hiểm.

Mao Trạch Đông là người đọc rất nhiều, nhưng ông ta đọc không phải để học mà là để phê phán. Những tài liệu hay tác phẩm của bất cứ ai, chỉ thấy ông ta ghi chú những lời phê chỉ chích, ít có lời khen. Không thấy ai nói gì về chuyện Mao có yêu thích chơi cờ vây không, nhưng những cuốn sách mà người ta thấy luôn ở đầu giường ngủ của ông là những cuốn viết về lịch sử các triều đại Trung Hoa, những cuốn duy nhất không có ghi chú bên lề. Mà cờ vây trong giới các nhà tư tưởng cổ đại, được coi là tiêu chuẩn trí tuệ. Mao từng nói từ năm 1939 “Sau khi đánh bại triều đình nhà Thanh, các nước đế quốc đã chiếm các lãnh địa phiên thuộc của Trung Quốc : Nhật chiếm Triều Tiên, Đài Loan, Lưu Cầu, quần đảo Bành Hồ và Lữ Thuận – Anh chiếm Miến Điện, Butan, Hồng kông- Pháp chiếm An Nam…”. Rồi năm 1963, Mao nhắc lại quyết tâm của ông ta:  “Tôi sẽ làm chủ tịch của 500 triệu bần nông tràn xuống Đông nam châu Á”.

Nếu không thể tin được rằng người Trung Quốc là những người thích đuà, và rằng người Trung Quốc là những người “ruột để ngoài da”, thì phải hiểu rằng phiá sau những lời nói này là hàng trăm nước đi của môn cờ vây, một kế hoạch được vạch ra từng bước bởi một bộ tham mưu uyên bác nhất của trí tuệ Trung Hoa.

Và chuyện cá chết hôm nay, chuyện đồng bằng sông Cửu Long không còn nước v.v… chỉ là chuyện phần nổi của tảng băng chìm. Và nếu biết như vậy, tin như vậy thì người bi quan sẽ tự nhủ, đường nào cũng mất, tình thế đã không thể đảo ngược. Không có cách nào giữ được nước nữa rồi. Một thời kỳ Bắc thuộc nữa sắp đến rồi. Đây là tâm trạng của vị Tiến sỹ già Hà Sĩ Phu:  “Nhưng ác ở chỗ nước ta bị cái sức nén ngoại lai. Nếu nền CS ở Việt Nam thua, có đa nguyên đa đảng thì kế hoạch xâm lược của Trung quốc hỏng ăn, lập tức nó đưa quân sang ngay, tình huống mất nước có thể đến ngay lập tức. Vậy trớ trêu là đừng chống đảng, cứ để đảng từng bước nhượng bộ Tàu thì sẽ mất nước từ từ, nếu dân chủ thắng lợi biết đâu nguy cơ mất nước sẽ đến ngay lập tức. Với tư duy lạnh lùng cứ đặt ra những tình huống như thế.” 

Liên minh với Mỹ
Để đất nước đến tình trạng hôm nay, trước hết là Hội nghị Thành đôlà sự quỳ gối của bộ chính trị đảng cộng sản Việt Nam, mà người chịu trách nhiệm cao nhất là Lê Đức Anh, sau đó là Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười. Sự quỳ gối cầu xin đã buộc phải nhượng bộ, phải buộc chịu thua thiệt bất bình đẳng. Hậu quả là mất đất, mất biển, mất người.
Tiếp đến là một tư duy bệnh tật “làm bạn với tất cả”, nhốt tất cả tốt xấu, trắng đen, bạn thù vào một giỏ. Kết quả là không còn ai thực là bạn. Vì khi thế giới còn tốt, xấu, còn bạn, thù, thì bạn của kẻ thù không thể là bạn. Nếu anh tin lời kẻ thù của tôi, thì ít nhất, tôi không thể nói thật với anh. Nếu với loại người nào cũng tiếp, thì cái này gọi là “điếm trăm nhà”.
Chủ trương “ba không” là một chủ trương ngu xuẩn. “Không liên minh với bất cứ nước nào, không để nước nào đặt căn cứ quân sự, không liên kết với n
ước này chống lại nước khác”. Việt Nam là một nước nhỏ, nghèo tài nguyên và lạc hậu về trình độ phát triển. Việt Nam tự thân không đủ năng lực để tự bảo vệ độc lập trước một siêu cường, có sức mạnh hơn hẳn hàng trăm nghìn lần, như Trung Quốc. Một thực tế khách quan là Việt Nam ngoài tập hợp cao nhất sức mạnh nội lực, phải tranh thủ và kết hợp được các sức mạnh bên ngoài. Trong quan hệ quốc tế, quyền lựa chọn liên minh không phải là quyền của nước nhỏ. Chỉ có nước lớn mới là người có quyền lựa chọn đồng minh.
Một nước nhỏ, đặc biệt là một nước nhỏ bên cạnh và chịu áp đe dọa chủ quyền thường xuyên của một nước lớn như Việt Nam với Trung quốc, cố gắng tự bảo vệ bằng các chi phí không thể có giới hạn và điểm dừng, sẽ làm quốc gia chảy máu và bị tiêu diệt khi kiệt quệ. Cần phải được giải thoát khỏi đe doạ chủ quyền để tập trung năng lực vào phát triển. Các quốc gia nhỏ như Nam Hàn, Nhật Bản đã đi như vậy để trở thành siêu cường hoặc được cư xử như một siêu cường.
Tự trói và tự cô lập mình trong khi tự thân không thể chống đỡ trước hiểm hoạ mất nước là một lựa chọn mà chính những người đang cầm quyền ở Trung Quốc mong muốn. Những kẻ đang hô hào ba không tại Việt Nam, như thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh cần phải được điều tra động cơ bán nước. Nếu Trung Quốc có mưu đồ “thân xa đánh gần”, thì chống lại nó phải là “thân xa lánh gần”. Trung quốc muôn đời thèm khát lãnh thổ, chiếm đất thiên hạ để nhập vào Trung quốc, mở rộng và bành trướng cương giới. Càng thân cận với Trung Quốc chỉ càng bị nuốt dần từng tí cho đến hết. Vì vậy, một chính sách cần và đủ cho Việt Nam là lánh xa và cách ly hoàn toàn với một Trung Quốc cộng sản, một Trung Quốc độc tài. Chỉ có thể thay đổi khi Trung Quốc trở thành một nền dân chủ thực sự.
Người Mỹ, nước Mỹ không có thèm khát lãnh thổ. Người Mỹ, nước Mỹ không có nhu cầu chiếm đọạt đất đai. Nước Mỹ là quốc gia toàn cầu, trong quốc gia này không có biên giới lãnh thổ. Tư duy Mỹ là tư duy toàn cầu, không tham lam ích kỷ và nhỏ mọn như Trung Quốc. Sức mạnh Mỹ là sức mạnh toàn cầu, cả về khoa học kỹ thuật, tính sáng tạo và khả năng đổi mới, lẫn sức mạnh quân sự, vĩnh viễn không bao giờ có đối thủ. Tiếng Mỹ (tiếng Anh), là ngôn ngữ toàn cầu, tiền Mỹ, đồng đôla là đồng tiền toàn cầu. Google, Facebook là ngôi nhà toàn cầu. Ghép làm một với Mỹ là con đường hợp quy luật khách quan, là xu thế tất yếu, là con đường dẫn đến tiến bộ và thịnh vượng. Trước hết và trên hết là ngay lập tức chặn bàn tay nham hiểm, tham lam của Đảng cộng sản Trung Quốc.
Nỗi lo của những trí thức Việt Nam chân chính như tiến sĩ Hà Sĩ Phu sẽ được giải trừ. Nếu làm cho chế độ độc đảng cộng sản Việt Nam sụp đổ, thì ngay lập tức Trung Quốc sẽ tràn sang, hiểm hoạ mất nước ập đến ngay lập tức, nhưng để cho chế độ độc đảng cộng sản này tồn tại, thì nước sẽ mất từ từ, từng tí một, trước sau, sớm hay muộn cũng mất. Lời giải bài toán này là liên minh với Mỹ, nếu có thể thì liên minh cả với Nhật, với Ấn Độ, với Liên hiệp châu Âu, với Úc… trừ Trung Quốc cộng sản, và chỉ nhằm để chống Trung Quốc cộng sản.

Steve T

Thứ Ba, 10 tháng 5, 2016

Tâm sự Thúy Kiều xưa và nay

Anh em chúng tôi đang có ý định thực hiện một loạt video clips về đề tài 
(Thảo luận về Truyện Kiều của thi hào Nguyễn Du) 
Vì lẽ này nên tôi đã ngẫu hứng viết hai bài thơ về (Tâm sự Thuý Kiều) tâm sự Thuý Kiều thời xưa và thời hiện tại, nếu ở vào thời hiện tại thì nàng sẽ điều chỉnh lại nhang sắc (qua kỹ thuật thẩm mỹ) và rồi Kim Trọng sẽ gục ngã trong vòng tay của nàng. 
Tôi sử dụng thể thơ lục bát để cho phù hợp với vần điệu thi ca của câu chuyện. (Đoạn trường tân thanh)

Xin mời quý vị đọc cho vui.


Inline image 1

Tâm sự Thúy Kiều

Dáng em khép lại bóng chiều
Nhập vai trong phận nàng Kiều hiến thân
Ngượng ngùng theo dấu gót chân
Ngày về lỗi hẹn bước ngần ngại qua.
Hồng nhan hứng trận phong ba
Cơn đau thân phận bóng tà huy không
Nương theo ngọn cỏ phiêu bồng
Tình không duyên nợ cõi lòng thênh thang.
Hương xưa gió lộng mây ngàn
Sầu vương tình cũ đêm vàng nhớ thương
Thân em qua mấy đoạn trường
Thơ vào lỗi nhịp vô thường tàn phai.

AET Lê Tuấn
Viết thay cho thân phận nàng Kiều.



 Inline image 6
Nỗi  lòng Thúy Kiều thời đại mới

Em đi bơm ngực cho tròn
Hút cho bớt mỡ eo thon dáng gầy
Vòng ba em đắp thêm đầy
Chữ trinh vá lại cho ngây thơ về.

Đêm đêm đọng vũng cơn mê
Nhớ ai hứa hẹn lời thề năm xưa
Tình như khung cửi thoi đưa
Kẻ đi người đến chưa vừa lòng nhau.

Cơn đau nhiễu lọan bể dâu
Đoạn trường mấy nhịp qua cầu mới hay
Cội vàng lá rụng gió bay
Vô thường trong phận đọa đầy hồng nhan.

AET. Lê Tuấn


Inline image 3
Kim Trọng và Thúy Kiều
Inline image 4
Hai chị em Thúy Kiều và Thúy Vân

Inline image 5

Thứ Hai, 9 tháng 5, 2016

Hình chụp nghệ thuật tháng 5

May 9, 2016
Buổi sáng hôm nay mới đầu tuần của tháng 5, thời tiết bắt đầu chuyển mùa từ Xuân sang Hạ, trong không gian bàng bạc mây trôi với làn gió hơi lành lạnh thổi về, bầu trời San Jose hôm nay tiết trời sao vẫn còn mang một âm hưởng giống như mùa thu, mặc dù mùa hạ đang bước dần đến, đọc trên nét có nhiều nơi nắng nóng rực lửa, nhưng ờ nơi đây vẫn yên bình như một nơi chốn thần tiên nào đó, bình yên giữa đất trời và bình yên trong lòng người.

Tôi lững thững bước đi vào thăm khu vườn của thành phố, một nơi mà tên gọi của nó cũng đủ nói lên tính chất lộng lẫy lãng mạn của thiên nhiên đầy cảnh đẹp, đó là (Japan garden) vườn Nhật, mỗi lần đến thăm tôi đều ghi lại những hình ảnh và mỗi hình ảnh ở vào một thời điểm khác nhau đều thể hiện một nét đẹp thật riêng tư vì những yếu tố thời tiết cùng với ánh sáng khác nhau và đặc biệt nhất là tâm trạng người nghệ sĩ. 

Xin mời quý vị thưởng thức vài tấm ảnh nghệ thuật do tôi ghi nhận.

Inline image 3
Bụi cỏ bông lau bên hồ
Inline image 2
Inline image 1
Inline image 2
Inline image 3
tảng đá ngây ngô
Inline image 7
A peaceful mind is that which abides by heavenly guidance. "Chari Mikami"
tôi tạm dịch:
Một tâm trí bình yên là nơi trú ngụ được hướng dẫn từ cõi thiên đàng. 

Inline image 4
Inline image 5
Inline image 6
Inline image 8
Inline image 9
Inline image 10
Inline image 11
một nửa sức sống vẫn còn vươn tới phía trước.

Inline image 12
Inline image 13
bóng dáng mùa hạ
Inline image 14
Inline image 15

Photographer AET Lê Tuấn

Thứ Ba, 3 tháng 5, 2016

Điếc không sợ súng: Phá rừng làm thủy điện

Vậy việc xây dựng các thủy điện trong các vườn quốc gia, khu bảo tồn chỉ vì lợi ích quá ư nhỏ bé mà người ta sẵn sàng bỏ qua cả luật pháp, cả lợi ích cho xã hội làm ảnh hưởng đến đời sống của cả một thế hệ.

Điếc không sợ súng: Phá rừng làm thủy điện

black and white halloween forest happy halloween horror
Những ngày qua dư luận và cư dân mạng lại bắt đầu xôn xao vì thông tin hơn 53 ha rừng khộp của Vườn Quốc gia Yok Đôn sắp bị cưa đốn vì lãnh đạo tiền nhiệm của tỉnh Đắk Lắk và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thông cho phép một doanh nghiệp chuyển đổi mục đích sang làm thủy điện. Nhiều nhà khoa học cùng cán bộ VQG Yok Đôn lo dự án thủy điện này sẽ phá vỡ hệ sinh thái của vườn.

image
Nhìn lại kế hoạch đầy tranh cãi này, và lịch sử của không ít vụ bê bối về thủy điện tại Việt Nam suốt nhiều năm qua, có quá nhiều điều để chính quyền địa phương lẫn trung ương tại Việt Nam phải suy ngẫm.

Thứ nhất chính là khả năng đánh giá tác động môi trường có rất nhiều vấn đề của đơn vị đầu tư. Còn nhớ trước đây, có “nhà khoa học” từng bắt chước cách đánh giá tác động môi trường của một nhá máy thủy điện tận bên…Trung Cộng về áp dụng cho một nhà máy thủy điện tại Việt Nam, bất chấp hậu quả. Thời gian qua, tác động ngoài khả năng kiểm soát của một số thủy điện càng cho thấy việc đánh giá tác động môi trường của thủy điện, không hiểu vì năng lực của nhà đầu tư và đơn vị đánh giá thấp, hay vì thiếu quan tâm đối với tác động tiêu cực đối với môi trường, đều có vấn đề.

image
Theo nhận định của đơn vị đầu tư vào dự án này, rừng đặc dụng khu vực làm thủy điện thuộc Vườn Quốc gia Yok Đôn không ảnh hưởng nhiều đến VQG Yok Đôn vì chủ yếu là rừng nghèo và đa dạng sinh học thấp (?!). Tuy nhiên, theo giới báo chí Việt Nam đã xâm nhập thực địa và khảo sát khu vực “rừng nghèo” này, thì mọi thứ có vẻ không ăn khớp. Bằng chứng là thông tin từ nhà báo Lữ Hồ đăng tải trên báo Tiền Phong mô tả tương đối chi tiết về khu vực này như sau:

“Nhìn ra xung quanh đâu đâu cũng thấy những cây bằng lăng cổ thụ cả hai người ôm không xuể. (…) Bên kia sông Srêpốk, rừng cây cổ thụ dày đặc, sum suê hơn và trải dài xanh thẳm theo dòng sông. Nhìn bằng mắt thường cũng dễ dàng nhận thấy tính đa dạng sinh học khu vực rừng này không hề thấp. (…) Người dân địa phương đã từng đánh bắt được nhiều cá mõm trâu, cá leo… cả hàng chục ký trên sông Srêpốk. Đây là những loại cá quý có tên trong sách đỏ, chúng bơi ngược theo sông Srêpốk từ Biển Hồ (Campuchia) qua đây sinh sản. Càng đi, chúng tôi càng gặp nhiều loại gỗ quý như hương, cẩm lai, căm xe… phân bố rải rác khắp cánh rừng này. Rõ ràng, hệ sinh thái rừng đặc dụng khu vực này của vườn quốc gia không hề nghèo nàn!”

image
Mặc dù phía nhà đầu tư khẳng định thủy điện không ảnh hưởng nhiều đến vườn quốc gia, chính PGS.TS Bảo Huy thuộc Khoa Nông lâm - Đại học Tây nguyên, đã đưa ra cảnh báo trên Tiền Phong rằng vườn quốc gia Yok Đôn là quần thể sinh thái phong phú và đa dạng về sinh học, có vai trò quan trọng đối với sự phát triển bền vững của vùng đất Tây Nguyên. 

Chúng ta không nên gây tác động tiêu cực vào đây. Nếu cứ đánh đổi rừng đặc dụng để xây dựng thủy điện, chẳng bao lâu nữa chúng ta sẽ chẳng còn rừng quốc gia.

image
Thứ hai, cần phải nhớ rằng các nghi án hạn hán kinh hoàng tại khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long của Việt Nam, phần nào đó, là do việc khai thác rừng và sử dụng mạch nước ngầm, khai thác các con sông thượng nguồn bất hợp lý hay quá tải từ khu vực Tây Nguyên. 

Dù đây chỉ mới dừng lại ở mức phỏng đoán và hoài nghi (do cơ sở dữ liệu yếu) nhưng không có nghĩa đó sẽ không phải là sự thật. Việc khai thác rừng thượng nguồn về mặt lý thuyết có khả năng gây hạn vào mùa khô, lũ quét vào mùa mưa, hậu quả là người miền đồng bằng phải lãnh đủ thiên tai nhưng thực tế là nhân tai. Người dân Việt Nam, đặc biệt người miền Trung, chắc chưa thể quên trận lụt kinh hoàng vài ba năm trước như nhận chìm cả miền Trung vì các trung tâm thủy điện khu vực Tây nguyên đồng loạt xả lũ. Xây thủy điện như thế khác nào treo cột nước tử thần trên đầu mình?

forest black and white vintage effect forest light
Thứ ba, cần lưu ý rằng xu hướng của thế giới là hạn chế, hướng đến xóa bỏ các nhá máy thủy điện, đặc biệt thủy điện vừa và nhỏ. Nên biết rằng thủy điện vừa và nhỏ mang lại một mức lợi ích, nếu so sánh với những nguồn lực đầu tư (rừng, môi trường…) không đáng kể, thậm chí có xu hướng giảm dần. Tất nhiên phải thông cảm rằng Việt Nam chưa thể xóa đập thủy điện như một số nước có nguồn năng lượng hạt nhân, tái tạo hay nhiệt điện… dồi dào; nhưng thực tế bản đồ thủy điện Việt Nam đang quá tải với quá nhiều nhá máy thủy điện lớn nhỏ. Đó là chưa kể Việt Nam vận động hạn chế tối đa việc xây dựng thủy điện trên thượng nguồn sông Mekong để tránh thiệt hại cho hàng triệu dân ở hạ nguồn (nằm ở Việt Nam), nhưng chính Việt Nam lại muốn đưa mình vào thế khó khi phải đánh đổi thiên nhiên và an ninh con người cho các nhà đầu tư.

image
Tôi rất đồng tình với TS Đào Trọng Tứ, Giám đốc trung tâm Phát triển bền vững tài nguyên nước và thích nghi biến đổi khí hậu, nguyên phó Tổng thư ký Ủy ban sông Mekong Việt Nam, khi ông phát biểu thẳng thắn trên báo chí rằng “Các thủy điện nhỏ hoặc lớn được xây dựng trên tất cả các sông suối là bài toán đánh đổi lợi ích kinh tế và môi trường như mọi người đều biết.

Vậy việc xây dựng các thủy điện trong các vườn quốc gia, khu bảo tồn chỉ vì lợi ích quá ư nhỏ bé mà người ta sẵn sàng bỏ qua cả luật pháp, cả lợi ích cho xã hội, cho con cháu sao?” 

image
Thiết nghĩ quá trình đánh giá và cho phép đầu tư thủy điện cần phải có những thay đổi, cải cách mạnh mẽ để siết chặt tính kỷ luật hơn với môi trường, tức là sống có trách nhiệm hơn với tương lai con cháu đời sau. Những mảnh đất nứt nẻ khô cằng Miền Tây vẫn ám ảnh hàng triệu người, cùng với đó là những trận lũ quét kinh hoàng. Không lẽ bấy nhiêu chưa đủ báo động nguy cơ và rủi ro ghê gớm của việc phá rừng làm thủy điện của Việt Nam suốt những năm qua hay sao?



Cao Huy Huân

explosion dam

Hạn hán Mekong và ‘Cuộc chiến nước’

Cuộc chiến nước ngọt trên sông Mekong

Hạn hán Mekong và ‘Cuộc chiến nước’

image
Ngôi làng Ban Klang trở thành tâm điểm khi chống một dự án đảo dòng nước từ sông Mekong vào qua làng họ

image
Ban (làng) Klang nằm kín đáo trên một địa thế hiểm trở giữa các ngọn đồi ở tỉnh Loei, Thái Lan. Dân làng chậm rãi ra về sau một ngày làm việc nóng bức trên những đỉnh đồi xanh mướt cao su và khoai mì.

Mở sông, đảo dòng

Trái với cảnh bình yên đó, người khách lạ ghé thăm có thể ngạc nhiên trước những tấm băng-rôn căng rộng giữa cổng làng: “Chúng tôi không muốn cửa nước”, “Chúng tôi cần sông Loei”, “Không được nhấn chìm làng”. Thật vậy, Ban Klang không thể ngờ đến một lúc, họ đã trở thành tâm điểm của một cuộc tranh chấp nguồn nước, thậm chí tiềm ẩn trở thành “điểm nóng” của những mùa hạn hán tương lai trên dòng sông Mekong.

image
Buổi sáng tôi đến, Ban Klang họp để nói về những đường hầm dẫn nước tương lai có thể được xây trên sông Loei và một cửa nước tên Si Song Rak.

Bà Prawin, 52 tuổi, nói: “Tôi sinh ra ở làng này. Năm nay hạn hán, nhưng về mùa hạn, chúng tôi không trồng gì nhiều, mà chỉ xuống sông Loei bắt cá, bắt ốc. Mỗi ngày cũng kiếm được 300-400 baht. Nếu người ta đào sông Loei lên để xây đường hầm, chúng tôi sẽ không còn cá để bắt. Vậy phải sống ra sao vào mùa nắng?”

image
Làng Klang của bà nằm cạnh sông Loei. Con sông chỉ là một đoạn nước mỏng manh, hẹp và trong veo, uốn khúc đi qua làng. Nhưng con sông có thể sẽ không còn là nó nữa nếu dự án đầy tham vọng Kong –Loei - Chi – Mun được thành hình, nhằm giữ nước lại cho Thái Lan trong những mùa khô hạn.

image

Dự án Kong – Lei – Chi – Mun được mô tả sẽ nạo vét đáy sông Loei sâu thêm 5m. Theo dự án này, cửa sông Loei, quãng đổ từ dòng chính sông Mekong vào, sẽ được cơi nới rộng thêm 250m, để nước từ sông Mekong đổ vào.

image
Theo dự án, con sông nông và hẹp này sẽ được nạo vét sâu thêm 5m để làm hầm dẫn nước

Sau đó, chính phủ Thái Lan dự định xây dựng 24 đường hầm ở đáy sông Loei, để nước theo “trọng lực” chảy vào Loei, dẫn tới các sông Chi, sông Mun, trữ ở đấy, đề phòng cho những mùa hạn hán nghiêm trọng sau này có thể xảy ra ở nhiều tỉnh miền Đông Bắc Thái Lan như năm nay.

image
Bà Sorarat Kaewsa – trưởng làng Ban Khang – nói: “Làng chúng tôi chưa bao giờ thiếu nước. Chúng tôi trồng cao su, khoai mì, nhiều gia đình đều có đào hồ chứa nước. Làng không dùng nước từ sông Loei. Mùa hè, dân làng đánh bắt cá tôm từ sông Loei, nếu họ đào dòng sông lên, sẽ không còn tôm cá, mùa hè người làng không thể kiếm sống nữa.”

Trên tấm bản đồ vẽ tay theo kiểu nông dân, bà Sorarat và dân làng Ban Khang nói về những lo sợ của họ: cửa nước Si Song Rak và những đường ngầm được đào sâu xuống sông Loei, để đưa nước từ dòng chính sông Mekong vào.

Con sông của ngôi làng hơn 400 tuổi sắp chịu một cơn “đại phẫu” trong cơn khát tàn bạo của cả khu vực.

Cuộc chiến của nước?

Trong một cuộc gặp với báo giới tại Chiang Khan, khi bị chất vấn về tính khả thi của dự án, bà Chawee Wongprasittiporn – Giám đốc dự án của Cục Thuỷ lợi Hoàng gia Thái Lan – nói: “Không phải 24 đường hầm sẽ được xây ngay lập tức, chúng tôi vẫn còn mâu thuẫn với dân làng cần phải thảo luận. Chúng tôi sẽ có thể xây trước 1 -2 đường hầm, sau đó dẫn nước và theo dõi. Nếu có sự cố gì, chúng tôi sẽ điều chỉnh dự án để phù hợp hơn.”

Lượng nước mà Thái Lan sẽ lấy từ dòng chính sông Mekong vào trong giai đoạn đầu của dự án, bà Chawee nói “có thể khoảng 2.036 triệu m3 nước/năm”.

image
“Chúng tôi sẽ cố gắng không lấy nước từ sông Mekong vào tháng Ba, tháng Tư, những thời điểm mùa khô nhất của sông Mekong để không ảnh hưởng nhiều đến hạ nguồn.” – Bà Chawee nói.

Buổi chiều cùng ngày, ông Chanarong Wongla – đại diện cộng đồng ngư dân tại Chiang Khan, chở tôi đi thuyền đến miệng sông Loei hướng vào dòng Mekong.

Đến một quãng sông hẹp với cây cối và phù sa màu mỡ, ông Chanarong chỉ dẫn: “Đây chính là miệng sông Loei, nơi chính phủ dự định sẽ nạo vét và mở rộng miệng sông. Động vật thuỷ sinh, bùn trong sông Loei chính là nơi giúp cá ghé vào đẻ trứng. Hãy tưởng tượng nếu nó bị nạo vét và mở rộng, dòng nước chảy mạnh, sẽ không còn nơi cho cá trú ẩn nữa.”

Ông Chanarong cũng là người có kinh nghiệm hướng dẫn ngư dân cùng với các nhà khoa học làm khảo sát về nguồn cá, nguồn nước tại tỉnh Loei.

image
Mô hình của cửa nước Si Song Rak để điều khiển nước từ sông Mekong vào nếu Thái Lan quyết định lấy nước.

Ông nói: “Nếu dự án xảy ra, vấn đề là nó sẽ lấy nước từ dòng chính sông Mekong. Những nhà khoa học làm việc với chúng tôi nói với các nước hạ nguồn như Campuchia và Việt Nam, họ lo ngại sẽ xảy ra một thứ gần như cuộc chiến giành nước, bởi vì Thái Lan sẽ lấy một lượng nước khỏi dòng sông.”

“Tôi không rõ nếu Thái Lan lấy nước, liệu có còn đủ nước cho các nước hạ nguồn hay không, liệu có còn đủ nước để tránh bị xâm nhập mặn ở đồng bằng ở Việt Nam hay không. 

image
Có thể dự án này sẽ ảnh hưởng đến đất ở đồng bằng sông Cửu Long tại Việt Nam.”

Số phận hạ nguồn?

Trước câu hỏi, liệu Thái Lan có nghĩ đến Campuchia hay Việt Nam trong dự án lấy nước này không, bà Chawee Wongprasittiporn nói: “Về nghiên cứu về việc lấy nước từ sông Mekong từ thượng nguồn. Chúng tôi cố gắng lấy thông tin từ MRC, cố gắng xem tác động từ sông Loei, xem tác động giữa phần Lào và Thái Lan.”

“Chúng tôi sẽ cố gắng mô phỏng xem dòng chảy thay đổi ra sao khi đến Campuchia và Việt Nam, so sánh những thay đổi ở phía Campuchia và Việt Nam trước khi chúng tôi dẫn nước và sau khi dẫn nước, sau đó sẽ gửi cho MRC để ra quyết định.”

image
“Nhưng cho tới giờ, chúng tôi chưa có thông tin từ phía Lào nên chưa thể mô phỏng tác động xuống Campuchia và Việt Nam được.” – Bà Chawee nói.

"Chúng tôi cố gắng xem xét, càng nhiều càng tốt, trong khả năng của mình”.

Theo trình bày của Cục Thủy lợi Hoàng gia Thái Lan, dự án này sẽ lấy khoảng 4 tỷ m3 nước/năm từ dòng Mekong.

Lấy nước có ảnh hưởng tới Đồng bằng Sông Cửu Long?

image
Tại Việt Nam, nhiều tháng qua, Đồng bằng sông Cửu Long đã chịu rất nhiều thiệt hại vì xâm nhập mặn và hạn hán.

Ông Kỷ Quang Vinh, Chánh văn phòng công tác biến đổi khí hậu Thành phố Cần Thơ nói: “Lượng nước lấy như thế vào mùa mưa thì có thể chấp nhận được. Nhưng vào mùa khô, đặc biệt như mùa khô năm 2010 thì lại chiếm khoảng 10% lưu lượng bình quân ngày tại Tân Châu trong tháng 5/2010, thì là một lượng nước rất lớn gây nguy cơ xâm nhập mặn tại Đồng bằng Sông Cửu Long các tháng mùa khô.”

Trung Cộng và Lào làm thủy điện, Thái Lan lấy nước, số phận những cư dân cuối nguồn như Việt Nam sẽ ra sao?



Lan Phương

Thứ Hai, 2 tháng 5, 2016

Hình ảnh tưởng niêm ngày 30-4-2016

Nén nhang buồn tưởng niệm tháng tư đen.
 
Hình ảnh ngày 30 tháng 4 năm 2016 hội CTSQ bắc Cali tham dự buổi lễ tưởng niệm ngày Quốc Hận 30 tháng 4 năm 2016, tại viện bảo tàng thuyền nhân trong khuôn viên Kelley park thuộc thành phố San Jose.

AET. Lê Tuấn

Inline image 1
Inline image 8
Inline image 2
Inline image 9
Inline image 10
Inline image 3
Inline image 5
Inline image 6
Inline image 7
Inline image 11
Inline image 12
Inline image 13
Inline image 14
Inline image 15
Inline image 16
Inline image 17
Inline image 21
Inline image 22
Inline image 23
Inline image 24
Inline image 27
Inline image 18
Inline image 19
Inline image 20

Xin mời anh em ta thưởng thức ca khúc (Em cúi Xuống)