Tìm kiếm Blog này

Thứ Ba, 3 tháng 5, 2016

Điếc không sợ súng: Phá rừng làm thủy điện

Vậy việc xây dựng các thủy điện trong các vườn quốc gia, khu bảo tồn chỉ vì lợi ích quá ư nhỏ bé mà người ta sẵn sàng bỏ qua cả luật pháp, cả lợi ích cho xã hội làm ảnh hưởng đến đời sống của cả một thế hệ.

Điếc không sợ súng: Phá rừng làm thủy điện

black and white halloween forest happy halloween horror
Những ngày qua dư luận và cư dân mạng lại bắt đầu xôn xao vì thông tin hơn 53 ha rừng khộp của Vườn Quốc gia Yok Đôn sắp bị cưa đốn vì lãnh đạo tiền nhiệm của tỉnh Đắk Lắk và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thông cho phép một doanh nghiệp chuyển đổi mục đích sang làm thủy điện. Nhiều nhà khoa học cùng cán bộ VQG Yok Đôn lo dự án thủy điện này sẽ phá vỡ hệ sinh thái của vườn.

image
Nhìn lại kế hoạch đầy tranh cãi này, và lịch sử của không ít vụ bê bối về thủy điện tại Việt Nam suốt nhiều năm qua, có quá nhiều điều để chính quyền địa phương lẫn trung ương tại Việt Nam phải suy ngẫm.

Thứ nhất chính là khả năng đánh giá tác động môi trường có rất nhiều vấn đề của đơn vị đầu tư. Còn nhớ trước đây, có “nhà khoa học” từng bắt chước cách đánh giá tác động môi trường của một nhá máy thủy điện tận bên…Trung Cộng về áp dụng cho một nhà máy thủy điện tại Việt Nam, bất chấp hậu quả. Thời gian qua, tác động ngoài khả năng kiểm soát của một số thủy điện càng cho thấy việc đánh giá tác động môi trường của thủy điện, không hiểu vì năng lực của nhà đầu tư và đơn vị đánh giá thấp, hay vì thiếu quan tâm đối với tác động tiêu cực đối với môi trường, đều có vấn đề.

image
Theo nhận định của đơn vị đầu tư vào dự án này, rừng đặc dụng khu vực làm thủy điện thuộc Vườn Quốc gia Yok Đôn không ảnh hưởng nhiều đến VQG Yok Đôn vì chủ yếu là rừng nghèo và đa dạng sinh học thấp (?!). Tuy nhiên, theo giới báo chí Việt Nam đã xâm nhập thực địa và khảo sát khu vực “rừng nghèo” này, thì mọi thứ có vẻ không ăn khớp. Bằng chứng là thông tin từ nhà báo Lữ Hồ đăng tải trên báo Tiền Phong mô tả tương đối chi tiết về khu vực này như sau:

“Nhìn ra xung quanh đâu đâu cũng thấy những cây bằng lăng cổ thụ cả hai người ôm không xuể. (…) Bên kia sông Srêpốk, rừng cây cổ thụ dày đặc, sum suê hơn và trải dài xanh thẳm theo dòng sông. Nhìn bằng mắt thường cũng dễ dàng nhận thấy tính đa dạng sinh học khu vực rừng này không hề thấp. (…) Người dân địa phương đã từng đánh bắt được nhiều cá mõm trâu, cá leo… cả hàng chục ký trên sông Srêpốk. Đây là những loại cá quý có tên trong sách đỏ, chúng bơi ngược theo sông Srêpốk từ Biển Hồ (Campuchia) qua đây sinh sản. Càng đi, chúng tôi càng gặp nhiều loại gỗ quý như hương, cẩm lai, căm xe… phân bố rải rác khắp cánh rừng này. Rõ ràng, hệ sinh thái rừng đặc dụng khu vực này của vườn quốc gia không hề nghèo nàn!”

image
Mặc dù phía nhà đầu tư khẳng định thủy điện không ảnh hưởng nhiều đến vườn quốc gia, chính PGS.TS Bảo Huy thuộc Khoa Nông lâm - Đại học Tây nguyên, đã đưa ra cảnh báo trên Tiền Phong rằng vườn quốc gia Yok Đôn là quần thể sinh thái phong phú và đa dạng về sinh học, có vai trò quan trọng đối với sự phát triển bền vững của vùng đất Tây Nguyên. 

Chúng ta không nên gây tác động tiêu cực vào đây. Nếu cứ đánh đổi rừng đặc dụng để xây dựng thủy điện, chẳng bao lâu nữa chúng ta sẽ chẳng còn rừng quốc gia.

image
Thứ hai, cần phải nhớ rằng các nghi án hạn hán kinh hoàng tại khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long của Việt Nam, phần nào đó, là do việc khai thác rừng và sử dụng mạch nước ngầm, khai thác các con sông thượng nguồn bất hợp lý hay quá tải từ khu vực Tây Nguyên. 

Dù đây chỉ mới dừng lại ở mức phỏng đoán và hoài nghi (do cơ sở dữ liệu yếu) nhưng không có nghĩa đó sẽ không phải là sự thật. Việc khai thác rừng thượng nguồn về mặt lý thuyết có khả năng gây hạn vào mùa khô, lũ quét vào mùa mưa, hậu quả là người miền đồng bằng phải lãnh đủ thiên tai nhưng thực tế là nhân tai. Người dân Việt Nam, đặc biệt người miền Trung, chắc chưa thể quên trận lụt kinh hoàng vài ba năm trước như nhận chìm cả miền Trung vì các trung tâm thủy điện khu vực Tây nguyên đồng loạt xả lũ. Xây thủy điện như thế khác nào treo cột nước tử thần trên đầu mình?

forest black and white vintage effect forest light
Thứ ba, cần lưu ý rằng xu hướng của thế giới là hạn chế, hướng đến xóa bỏ các nhá máy thủy điện, đặc biệt thủy điện vừa và nhỏ. Nên biết rằng thủy điện vừa và nhỏ mang lại một mức lợi ích, nếu so sánh với những nguồn lực đầu tư (rừng, môi trường…) không đáng kể, thậm chí có xu hướng giảm dần. Tất nhiên phải thông cảm rằng Việt Nam chưa thể xóa đập thủy điện như một số nước có nguồn năng lượng hạt nhân, tái tạo hay nhiệt điện… dồi dào; nhưng thực tế bản đồ thủy điện Việt Nam đang quá tải với quá nhiều nhá máy thủy điện lớn nhỏ. Đó là chưa kể Việt Nam vận động hạn chế tối đa việc xây dựng thủy điện trên thượng nguồn sông Mekong để tránh thiệt hại cho hàng triệu dân ở hạ nguồn (nằm ở Việt Nam), nhưng chính Việt Nam lại muốn đưa mình vào thế khó khi phải đánh đổi thiên nhiên và an ninh con người cho các nhà đầu tư.

image
Tôi rất đồng tình với TS Đào Trọng Tứ, Giám đốc trung tâm Phát triển bền vững tài nguyên nước và thích nghi biến đổi khí hậu, nguyên phó Tổng thư ký Ủy ban sông Mekong Việt Nam, khi ông phát biểu thẳng thắn trên báo chí rằng “Các thủy điện nhỏ hoặc lớn được xây dựng trên tất cả các sông suối là bài toán đánh đổi lợi ích kinh tế và môi trường như mọi người đều biết.

Vậy việc xây dựng các thủy điện trong các vườn quốc gia, khu bảo tồn chỉ vì lợi ích quá ư nhỏ bé mà người ta sẵn sàng bỏ qua cả luật pháp, cả lợi ích cho xã hội, cho con cháu sao?” 

image
Thiết nghĩ quá trình đánh giá và cho phép đầu tư thủy điện cần phải có những thay đổi, cải cách mạnh mẽ để siết chặt tính kỷ luật hơn với môi trường, tức là sống có trách nhiệm hơn với tương lai con cháu đời sau. Những mảnh đất nứt nẻ khô cằng Miền Tây vẫn ám ảnh hàng triệu người, cùng với đó là những trận lũ quét kinh hoàng. Không lẽ bấy nhiêu chưa đủ báo động nguy cơ và rủi ro ghê gớm của việc phá rừng làm thủy điện của Việt Nam suốt những năm qua hay sao?



Cao Huy Huân

explosion dam

Hạn hán Mekong và ‘Cuộc chiến nước’

Cuộc chiến nước ngọt trên sông Mekong

Hạn hán Mekong và ‘Cuộc chiến nước’

image
Ngôi làng Ban Klang trở thành tâm điểm khi chống một dự án đảo dòng nước từ sông Mekong vào qua làng họ

image
Ban (làng) Klang nằm kín đáo trên một địa thế hiểm trở giữa các ngọn đồi ở tỉnh Loei, Thái Lan. Dân làng chậm rãi ra về sau một ngày làm việc nóng bức trên những đỉnh đồi xanh mướt cao su và khoai mì.

Mở sông, đảo dòng

Trái với cảnh bình yên đó, người khách lạ ghé thăm có thể ngạc nhiên trước những tấm băng-rôn căng rộng giữa cổng làng: “Chúng tôi không muốn cửa nước”, “Chúng tôi cần sông Loei”, “Không được nhấn chìm làng”. Thật vậy, Ban Klang không thể ngờ đến một lúc, họ đã trở thành tâm điểm của một cuộc tranh chấp nguồn nước, thậm chí tiềm ẩn trở thành “điểm nóng” của những mùa hạn hán tương lai trên dòng sông Mekong.

image
Buổi sáng tôi đến, Ban Klang họp để nói về những đường hầm dẫn nước tương lai có thể được xây trên sông Loei và một cửa nước tên Si Song Rak.

Bà Prawin, 52 tuổi, nói: “Tôi sinh ra ở làng này. Năm nay hạn hán, nhưng về mùa hạn, chúng tôi không trồng gì nhiều, mà chỉ xuống sông Loei bắt cá, bắt ốc. Mỗi ngày cũng kiếm được 300-400 baht. Nếu người ta đào sông Loei lên để xây đường hầm, chúng tôi sẽ không còn cá để bắt. Vậy phải sống ra sao vào mùa nắng?”

image
Làng Klang của bà nằm cạnh sông Loei. Con sông chỉ là một đoạn nước mỏng manh, hẹp và trong veo, uốn khúc đi qua làng. Nhưng con sông có thể sẽ không còn là nó nữa nếu dự án đầy tham vọng Kong –Loei - Chi – Mun được thành hình, nhằm giữ nước lại cho Thái Lan trong những mùa khô hạn.

image

Dự án Kong – Lei – Chi – Mun được mô tả sẽ nạo vét đáy sông Loei sâu thêm 5m. Theo dự án này, cửa sông Loei, quãng đổ từ dòng chính sông Mekong vào, sẽ được cơi nới rộng thêm 250m, để nước từ sông Mekong đổ vào.

image
Theo dự án, con sông nông và hẹp này sẽ được nạo vét sâu thêm 5m để làm hầm dẫn nước

Sau đó, chính phủ Thái Lan dự định xây dựng 24 đường hầm ở đáy sông Loei, để nước theo “trọng lực” chảy vào Loei, dẫn tới các sông Chi, sông Mun, trữ ở đấy, đề phòng cho những mùa hạn hán nghiêm trọng sau này có thể xảy ra ở nhiều tỉnh miền Đông Bắc Thái Lan như năm nay.

image
Bà Sorarat Kaewsa – trưởng làng Ban Khang – nói: “Làng chúng tôi chưa bao giờ thiếu nước. Chúng tôi trồng cao su, khoai mì, nhiều gia đình đều có đào hồ chứa nước. Làng không dùng nước từ sông Loei. Mùa hè, dân làng đánh bắt cá tôm từ sông Loei, nếu họ đào dòng sông lên, sẽ không còn tôm cá, mùa hè người làng không thể kiếm sống nữa.”

Trên tấm bản đồ vẽ tay theo kiểu nông dân, bà Sorarat và dân làng Ban Khang nói về những lo sợ của họ: cửa nước Si Song Rak và những đường ngầm được đào sâu xuống sông Loei, để đưa nước từ dòng chính sông Mekong vào.

Con sông của ngôi làng hơn 400 tuổi sắp chịu một cơn “đại phẫu” trong cơn khát tàn bạo của cả khu vực.

Cuộc chiến của nước?

Trong một cuộc gặp với báo giới tại Chiang Khan, khi bị chất vấn về tính khả thi của dự án, bà Chawee Wongprasittiporn – Giám đốc dự án của Cục Thuỷ lợi Hoàng gia Thái Lan – nói: “Không phải 24 đường hầm sẽ được xây ngay lập tức, chúng tôi vẫn còn mâu thuẫn với dân làng cần phải thảo luận. Chúng tôi sẽ có thể xây trước 1 -2 đường hầm, sau đó dẫn nước và theo dõi. Nếu có sự cố gì, chúng tôi sẽ điều chỉnh dự án để phù hợp hơn.”

Lượng nước mà Thái Lan sẽ lấy từ dòng chính sông Mekong vào trong giai đoạn đầu của dự án, bà Chawee nói “có thể khoảng 2.036 triệu m3 nước/năm”.

image
“Chúng tôi sẽ cố gắng không lấy nước từ sông Mekong vào tháng Ba, tháng Tư, những thời điểm mùa khô nhất của sông Mekong để không ảnh hưởng nhiều đến hạ nguồn.” – Bà Chawee nói.

Buổi chiều cùng ngày, ông Chanarong Wongla – đại diện cộng đồng ngư dân tại Chiang Khan, chở tôi đi thuyền đến miệng sông Loei hướng vào dòng Mekong.

Đến một quãng sông hẹp với cây cối và phù sa màu mỡ, ông Chanarong chỉ dẫn: “Đây chính là miệng sông Loei, nơi chính phủ dự định sẽ nạo vét và mở rộng miệng sông. Động vật thuỷ sinh, bùn trong sông Loei chính là nơi giúp cá ghé vào đẻ trứng. Hãy tưởng tượng nếu nó bị nạo vét và mở rộng, dòng nước chảy mạnh, sẽ không còn nơi cho cá trú ẩn nữa.”

Ông Chanarong cũng là người có kinh nghiệm hướng dẫn ngư dân cùng với các nhà khoa học làm khảo sát về nguồn cá, nguồn nước tại tỉnh Loei.

image
Mô hình của cửa nước Si Song Rak để điều khiển nước từ sông Mekong vào nếu Thái Lan quyết định lấy nước.

Ông nói: “Nếu dự án xảy ra, vấn đề là nó sẽ lấy nước từ dòng chính sông Mekong. Những nhà khoa học làm việc với chúng tôi nói với các nước hạ nguồn như Campuchia và Việt Nam, họ lo ngại sẽ xảy ra một thứ gần như cuộc chiến giành nước, bởi vì Thái Lan sẽ lấy một lượng nước khỏi dòng sông.”

“Tôi không rõ nếu Thái Lan lấy nước, liệu có còn đủ nước cho các nước hạ nguồn hay không, liệu có còn đủ nước để tránh bị xâm nhập mặn ở đồng bằng ở Việt Nam hay không. 

image
Có thể dự án này sẽ ảnh hưởng đến đất ở đồng bằng sông Cửu Long tại Việt Nam.”

Số phận hạ nguồn?

Trước câu hỏi, liệu Thái Lan có nghĩ đến Campuchia hay Việt Nam trong dự án lấy nước này không, bà Chawee Wongprasittiporn nói: “Về nghiên cứu về việc lấy nước từ sông Mekong từ thượng nguồn. Chúng tôi cố gắng lấy thông tin từ MRC, cố gắng xem tác động từ sông Loei, xem tác động giữa phần Lào và Thái Lan.”

“Chúng tôi sẽ cố gắng mô phỏng xem dòng chảy thay đổi ra sao khi đến Campuchia và Việt Nam, so sánh những thay đổi ở phía Campuchia và Việt Nam trước khi chúng tôi dẫn nước và sau khi dẫn nước, sau đó sẽ gửi cho MRC để ra quyết định.”

image
“Nhưng cho tới giờ, chúng tôi chưa có thông tin từ phía Lào nên chưa thể mô phỏng tác động xuống Campuchia và Việt Nam được.” – Bà Chawee nói.

"Chúng tôi cố gắng xem xét, càng nhiều càng tốt, trong khả năng của mình”.

Theo trình bày của Cục Thủy lợi Hoàng gia Thái Lan, dự án này sẽ lấy khoảng 4 tỷ m3 nước/năm từ dòng Mekong.

Lấy nước có ảnh hưởng tới Đồng bằng Sông Cửu Long?

image
Tại Việt Nam, nhiều tháng qua, Đồng bằng sông Cửu Long đã chịu rất nhiều thiệt hại vì xâm nhập mặn và hạn hán.

Ông Kỷ Quang Vinh, Chánh văn phòng công tác biến đổi khí hậu Thành phố Cần Thơ nói: “Lượng nước lấy như thế vào mùa mưa thì có thể chấp nhận được. Nhưng vào mùa khô, đặc biệt như mùa khô năm 2010 thì lại chiếm khoảng 10% lưu lượng bình quân ngày tại Tân Châu trong tháng 5/2010, thì là một lượng nước rất lớn gây nguy cơ xâm nhập mặn tại Đồng bằng Sông Cửu Long các tháng mùa khô.”

Trung Cộng và Lào làm thủy điện, Thái Lan lấy nước, số phận những cư dân cuối nguồn như Việt Nam sẽ ra sao?



Lan Phương

Thứ Hai, 2 tháng 5, 2016

Hình ảnh tưởng niêm ngày 30-4-2016

Nén nhang buồn tưởng niệm tháng tư đen.
 
Hình ảnh ngày 30 tháng 4 năm 2016 hội CTSQ bắc Cali tham dự buổi lễ tưởng niệm ngày Quốc Hận 30 tháng 4 năm 2016, tại viện bảo tàng thuyền nhân trong khuôn viên Kelley park thuộc thành phố San Jose.

AET. Lê Tuấn

Inline image 1
Inline image 8
Inline image 2
Inline image 9
Inline image 10
Inline image 3
Inline image 5
Inline image 6
Inline image 7
Inline image 11
Inline image 12
Inline image 13
Inline image 14
Inline image 15
Inline image 16
Inline image 17
Inline image 21
Inline image 22
Inline image 23
Inline image 24
Inline image 27
Inline image 18
Inline image 19
Inline image 20

Xin mời anh em ta thưởng thức ca khúc (Em cúi Xuống)

Thứ Bảy, 30 tháng 4, 2016

Ca khúc Em cúi xuống

Tháng Tư Đen ngày đau buồn nhất của dân tộc Việt Nam, để tưởng niệm tháng Tư Đen, nhạc sĩ TQLC Dzuy Linh đã trình bày ca khúc (Em cúi Xuống) phổ thơ của AET. Lê Tuấn.

Ca khúc "Em cúi xuống" lần đầu tiên được phổ biến trên Youtube qua một video clip đã được edit rất công phu kèm theo những hình ảnh minh họa rất đẹp, tác giả đã diễn đọc bài thơ  kết hợp cùng tiếng hát của nhạc sĩ Dzuy Linh qua ca khúc (Em cúi xuống)
Xin mời quý vị cùng thưởng thức và phổ biến cho bạn  bè cùng nghe.

Trân trọng kính mời. 
AET. Lê Tuấn