Tìm kiếm Blog này

Thứ Hai, 11 tháng 4, 2016

Các cựu phóng viên nhớ lại ngày 30 tháng 4 - 1975

Tháng Tư Đen, nhắc lại quá khứ đau buồn, Những phóng viên nhà báo đến VN vào thời ấy đều bị cộng sản VN lừa ghạt họ viết các bài tường thuật của họ đã giúp làm suy yếu hậu thuẫn chính trị và công chúng dành cho cuộc chiến VN cách đây nửa thế kỷ. 
Như Nick Ut đoạt giải nhiếp ảnh phóng sự vì chụp được hình ảnh Tướng Nguyễn Ngọc Loan bắn vào đầu VC.
Nhiếp ảnh gia Mỹ Matthew Naythons nói “Làm ký giả chiến trường là một 'bí mật bẩn thỉu'. Tại sao như vậy có lẽ vì những người này đã gián tiếp đâm sau lưng người chiến sĩ đại diện cho khối Tự Do.

Các cựu phóng viên nhớ lại 

ngày 30 tháng 4 - 1975  kết thúc cuộc chiến Việt Nam

image
Từ trái: Phóng viên David Halberstam của tờ New York Times, Malcolm Brown (Associated Press) và Neil Sheehan (UPI) trò chuyện bên cạnh một máy bay trực thăng tại Việt Nam. (hình chụp trong những năm 1960).
Cách đây vài ngày, ông George Lewis ngồi trên sân thượng một khách sạn trông xuống thành phố Hồ Chí Minh nhộn nhịp. 40 năm trước, ông cũng đã trải qua những buổi tối ở khách sạn Caravelle ngay cuối con đường này.

image
Cùng với các phóng viên nước ngoài hồi thập niên 1970, ông Lewis đã chứng kiến cảnh binh sĩ giao tranh ở phía xa, súng nổ làm sáng rực bầu trời. Là một ký giả làm việc cho hãng tin NBC, ông đã kể cho công chúng Mỹ nghe về những gì đang xảy diễn trong cuộc chiến tranh Việt Nam.

Ông Lewis nói, “TV trở thành nguồn tin chính cho dân chúng, bởi vì họ có thể tận mắt nhìn thấy những gì đang xảy ra.”

image
Lewis cùng với hàng chục ký giả nay đã về hưu trở lại Việt Nam dự một cuộc hội ngộ 40 năm sau khi cuộc chiến kết thúc ở đây. Thường được liên kết với những hạn chế đối với báo chí, nhưng nay Việt Nam lại trải thảm đỏ đón những người từng là phóng viên chiến tranh.

Chính phủ Cộng sản thường có chủ trương ưu đãi những người nước ngoài tường thuật về cuộc chiến tranh Việt Nam. Các bài tường thuật của họ đã giúp làm suy yếu hậu thuẫn chính trị và công chúng dành cho cuộc chiến cách đây nửa thế kỷ.

Ngày nay, chính những người nước ngoài này lại có thể giúp Việt Nam, nếu như cuộc hội ngộ của họ chứng tỏ rằng người Việt Nam thân thiện tiếp đón những người ‘ngoại cuộc.’ Với mục đích đó, chính phủ Việt Nam đã tổ chức và trang trải chi phí cho phần lớn các sự kiện đánh dấu ngày kết thúc cuộc chiến.

image
Ông Stewart Dalby, người Anh, làm công tác tường thuật cho báo Financial Times tại Việt Nam từ 1971 đến 1975, nói: “Họ không muốn bị coi là một quốc gia kiểu như đứng ngoài lề. Cũng như mọi người khác, họ quan tâm đến việc làm công tác đối ngoại.”

Ông Lewis, cựu ký giả sinh sống ở Los Angeles, đồng ý rằng Việt Nam muốn có quan hệ tốt với các cựu phóng viên.

“Họ muốn chúng ta quay trở lại và mô tả một hình ảnh tích cực về Việt Nam.”

Một cuộc chiến tranh quan trọng cho các nhà báo

image
Việt Nam là một cuộc chiến tranh mang tính quyết định cho các ký giả nước ngoài này, nhiều người đã thành danh tại một nước ở Đông Nam Á ít được người Tây phương biết đến vào lúc đó. Peter Arnett đã đoạt một giải Pulitzer nhờ công tác tường thuật; Nick Ut đoạt giải nhiếp ảnh phóng sự; Tim Page để lại một dấu ấn ở thành phố Hồ Chí Minh nhờ góp phần tạo ra một cuộc triển lãm hình ảnh chiến sự vẫn còn được lưu giữ trong Viện bảo tàng di tích chiến tranh.

image
Tất cả những người vừa kể đều có mặt trong cuộc tái ngộ tuần này của những người tự nhận là “Old Hacks,” các phóng viên kỳ cựu. Các giới chức ở thành phố Hồ Chí Minh đã lên kế hoạch cho phần lớn cuộc hội ngộ các ký giả nước ngoài này, giới thiệu họ với các cựu chiến binh Việt Nam và đưa họ bằng xe buýt đến các địa đạo Củ Chi từng được bộ đội Cộng sản sử dụng trong cuộc chiến tranh.

Trong khi vừa uống rượu vừa gợi lại các kỷ niệm vào đêm thứ tư, một số cựu phóng viên cho biết họ đến Việt Nam mà đã tin rằng Hoa Kỳ không nên đến đó để chiến đấu. Việc tường thuật của họ thời đó đã đánh dấu một bước ngoặt cho báo chí. Các bài tường thuật thách thức báo cáo của quân đội Hoa Kỳ rằng họ đang thắng trong cuộc chiến. Kỹ thuật cải tiến lúc đó giúp các ký giả mô tả cuộc xung đột cho cử tọa trong nước với các hình ảnh chi tiết lộ liễu.

Ông Barry Fox, người Ireland làm việc cho hãng tin ABC nói, “Tôi nghĩ sự kiện họ được xem hình ảnh màu về cuộc chiến tranh, chứ không phải là phim đen trắng nữa, cho thấy nó có thực hơn.”

image
Nhiều người tham gia cuộc hội ngộ kể lại việc chứng kiến cuộc di tản vào ngày 29 tháng 4 năm 1975, cũng như cuộc tiến chiếm Saigon của cộng sản vào ngày sau đó. Ông Dalby mô tả các quang cảnh quân đội Nam Việt Nam trút bỏ quân phục để khỏi bị bắt vào lúc sắp thất trận. Trẻ em chở của cải hôi được trong những xe ba gác, và ký giả nước ngoài tự hỏi có nên di làm hay không.

image
Nhiếp ảnh gia Mỹ Matthew Naythons đến vừa kịp chứng kiến chiến tranh kế thúc. Tiếp tục làm công tác tường thuật những vụ xung đột từ Trung Mỹ đến Nam Á, ông Naythons nói ông phản đối cuộc chiến tranh Việt Nam, nhưng thừa nhận đó là một cuộc phiêu lưu đối với ông.

Ông nói “Làm ký giả chiến trường là một 'bí mật bẩn thỉu'. Quả là một kinh nghiệm ngây ngất. Nếu bạn sống sót”




Lien Hoang

31 bức ảnh về chiến tranh Việt Nam

Mặc dù chiến tranh là tàn phá chết chóc, nhưng bên cạnh đó vẫn còn tính nhân bản làm rung động lòng người, người chiến sĩ vẵn thể hiện lòng nhân ái và tình thương yêu thật ấm áp.
Xin mời quý vị xem qua những hình ảnh dưới đây để nhận biết người chiến sĩ đại diện cho khối tự do, luôn mang đầy lòng nhân ái, thể hiện tình cảm một cách rất tự nhiên với người dân trên bước đường hành quân.
Đây chính là một sự khác biệt giữa Cộng Sản và Tự Do.


31 bức ảnh về chiến tranh Việt Nam 
mà bạn có thể chưa bao giờ nhìn thấy.


Chiến tranh Việt Nam, những hình ảnh ghi lại một thời bom đạn đã lấy đi xương máu của biết bao người con đất Việt. Những bức hình được chia sẻ trên mạng xã hội sau đây có thể cho bạn một cái nhìn ở góc độ khác về lịch sử. Trong sự đau thương và khốc liệt của chiến tranh, đâu đó vẫn hiện lên tình người ấm áp, và nhân ái vô cùng.


(Ảnh qua ohay.tv)
(Ảnh qua ohay.tv)

(Ảnh qua ohay.tv)
(Ảnh qua ohay.tv)

(Ảnh qua ohay.tv)
(Ảnh qua ohay.tv)

(Ảnh qua ohay.tv)
(Ảnh qua ohay.tv)

(Ảnh qua ohay.tv)
(Ảnh qua ohay.tv)

(Ảnh qua ohay.tv)
(Ảnh qua ohay.tv)

(Ảnh qua ohay.tv)
(Ảnh qua ohay.tv)

(Ảnh qua ohay.tv)
(Ảnh qua ohay.tv)

(Ảnh qua ohay.tv)
(Ảnh qua ohay.tv)

(Ảnh qua ohay.tv)
(Ảnh qua ohay.tv)

(Ảnh qua ohay.tv)
(Ảnh qua ohay.tv)

(Ảnh qua ohay.tv)
(Ảnh qua ohay.tv)

(Ảnh qua ohay.tv)
(Ảnh qua ohay.tv)

(Ảnh qua ohay.tv)
(Ảnh qua ohay.tv)

(Ảnh qua ohay.tv)
(Ảnh qua ohay.tv)

(Ảnh qua ohay.tv)
(Ảnh qua ohay.tv)

(Ảnh qua ohay.tv)
(Ảnh qua ohay.tv)

(Ảnh qua ohay.tv)
(Ảnh qua ohay.tv)

(Ảnh qua ohay.tv)
(Ảnh qua ohay.tv)

(Ảnh qua ohay.tv)
(Ảnh qua ohay.tv)

(Ảnh qua ohay.tv)
(Ảnh qua ohay.tv)

(Ảnh qua ohay.tv)
(Ảnh qua ohay.tv)

(Ảnh qua ohay.tv)
(Ảnh qua ohay.tv)

(Ảnh qua ohay.tv)
(Ảnh qua ohay.tv)

(Ảnh qua ohay.tv)
(Ảnh qua ohay.tv)

(Ảnh qua ohay.tv)
(Ảnh qua ohay.tv)

(Ảnh qua ohay.tv)
(Ảnh qua ohay.tv)

(Ảnh qua ohay.tv)
(Ảnh qua ohay.tv)

(Ảnh qua ohay.tv)
(Ảnh qua ohay.tv)

(Ảnh qua ohay.tv)
(Ảnh qua ohay.tv)

(Ảnh qua ohay.tv)

Mùa thu hoài niŒệm trong tình ca

Published on Apr 7, 2016

Với một hoài mong để lại cho đời những tác phẩm văn học và nghệ thuật thật hay thật lãng mạn nhầm mục đích làm thăng hoa cho đời sống bớt đi phần tẻ nhạt, vì lý do này tôi đã viết và thực hiện Mùa Thu hoài niệm trong tình ca.
Và Mùa thu hoài niệm phần 2 là video clip tiếp nối theo phần 1 mà tôi đã chia sẻ trên Youtube trong vài tháng qua. Mùa thu hoài niệm là một hình thức đọc ruyện, được viết theo thể loại tuỳ bút và thơ, nó được minh hoạ thêm những hình ảnh thật chọn lọc mà tôi đã muợn trên Google và nhạc nền cũng là những ca khúc thật hay viết về mùa thu. Xin đa tạ những nhiếp ảnh gia đã chia sẻ những bức chân dung và phong cảnh thật đẹp, xin đa tạ những nhạc sĩ đã để lại cho đời sống những gia điệu thật tuyệt vời qua những ca khúc thật hay thật trữ tình về mùa thu. Mùa Thu hoài niệm sẽ được tiếp nối trong phần 3 vào một ngày gần nhất.
Trân trọng kính chào. AET. Lê Tuấn

Thứ Năm, 7 tháng 4, 2016

Người Việt đầu tiên trong ‘Hồ sơ Panama’

Eric Vân Nguyễn tuổi trẻ tài cao mới 32 tuổi mà đã nổi cộm trong vụ "Hồ sơ Panama" một tổ chức đầy quyền lực trong giới tài phiệt.
Eric Van Nguyen, 32 tuổi, là người Canada gốc Việt đầu tiên bị tiết lộ trong danh sách vụ rò rỉ tài liệu mật gây chấn động thế giới có tên ‘Hồ sơ Panama’ – ‘thiên đường trốn thuế’ của những người giàu có và đầy quyền lực trên thế giới

Người Việt đầu tiên trong ‘Hồ sơ Panama’

image
Eric Van Nguyen (người giơ tay), người Canada gốc Việt đang bị điều tra do nằm trong danh sách của "hồ sơ Panama"

Eric Van Nguyen, 32 tuổi, là người Canada gốc Việt đầu tiên bị tiết lộ trong danh sách vụ rò rỉ tài liệu mật gây chấn động thế giới có tên ‘Hồ sơ Panama’ – ‘thiên đường trốn thuế’ của những người giàu có và đầy quyền lực trên thế giới.

image
Hồ sơ của Hiệp hội các nhà báo điều tra quốc tế (ICIJ) cho biết Eric Van Nguyễn đã đăng ký lập một công ty ở Samoa, Nam Thái Bình Dương, và một công ty vô danh ở quần đảo Virgin của Anh.

image
Năm 2014, Eric Van Nguyen bị truy tố nằm trong đường dây lừa gạt hàng ngàn nhà đầu tư với thủ thuật pump-and-dump (bơm và bỏ) vào loại cổ phiếu giá rẻ với trị giá lên đến 290 triệu đôla ở New York, Mỹ.

image
Eric Van Nguyen đã bị cáo buộc cùng với 7 người khác đã sử dụng cương vị là người quảng bá cổ phiếu và nội gián công ty để bơm giá cổ phiếu nhằm hưởng lợi. Nhóm 8 người đã bị truy tố với 85 tội trạng lừa gạt và trộm cắp.

Các chính phủ trên thế giới đã vào cuộc điều tra về khả năng trốn thuế của những người giàu có và quyền lực trong nước mình sau khi ‘Hồ sơ Panama’ của một công ty Luật Mossack Fonseca ở Panama được tiết lộ cho biết đã có những ‘dàn xếp tài chánh’ với các chính trị gia và những người nổi tiếng trên toàn cầu.

image
Danh sách rò rỉ có hàng loạt các tên tuổi lớn như Tổng thống Nga Putin, Chủ tịch Trung Cộng Tập Cận Bình, Thủ tướng Iceland, vua Ả Rập Xê-út, Thủ tướng Pakistan, Cựu chủ tịch FIFA Eugenio Figueredo, tiền đạo bóng đá Argentina Messi, diễn viên Thành Long…

image
Phát ngôn viên của Giám đốc Văn phòng Tổng Cục Thuế Canada Chloe Luciani-Girouard cho biết Canada hiện đang theo dõi sát những cá nhân có doanh nghiệp ở Panama và những nơi khác và sẽ truy tố nếu cần thiết.

image
Ngân hàng Hoàng gia Canada cho biết họ đã áp dụng các biện pháp kiểm soát để ngăn chặn những hoạt động phi pháp sau khi hồ sơ Panama cáo buộc ngân hàng này thường xuyên sử dụng dịch vụ của công ty Luật Mossack Fonseca.

image

Ngân hàng Hoàng gia là ngân hàng lớn nhất của Canada và các chi nhánh của ngân hàng này bị cáo buộc đã giúp khách hàng thành lập đến 378 công ty ở Panama.

image

arrested development

Thứ Tư, 6 tháng 4, 2016

Những thứ kỳ quặc con người vứt lại Mặt Trăng

Loài người đã trải qua 300 giờ khám phá bề mặt Mặt Trăng, nhờ vào sáu chuyến đáp xuống của tàu Apollo.
Và loài người đã bỏ lại rất nhiều thứ trên mặt trăng để lấy chỗ đem về mẫu những đất đá của chi Hằng để đem về nghiêng cứu.

Mời đọc bài này để xem loài người đã bỏ lại những thứ gì ??

Những thứ kỳ quặc con người vứt lại Mặt Trăng

science moon nasa astronaut apollo
Qua các chuyến đáp xuống Mặt Trăng, con người đã bỏ lại nhiều thứ
Loài người đã trải qua 300 giờ khám phá bề mặt Mặt Trăng, nhờ vào sáu chuyến đáp xuống của tàu Apollo.

Phi hành gia Neil Armstrong và Buzz Aldrin đã trải qua 21 giờ và 36 phút chớp nhoáng trên Mặt Trăng với chuyến đi lịch sử Apollo 11, nhưng các lần hạ cánh sau đó mỗi lần đều kéo dài đến ba ngày.

image
Trong những khoảng thời gian đó, loài người đã vứt bỏ lại rất nhiều thứ lại nơi này nhằm lấy chỗ trên tàu cho những mẫu đá quý giá cần nghiên cứu.

Trên Mặt Trăng có những nơi vứt chất đầy những rác thải con người bỏ lại.

image
Các dấu chân của phi hành gia vẫn còn trên Mặt Trăng
Có thể kể đến 96 túi phân, nước tiểu và chất nôn mà 12 phi hành gia của tàu Apollo bỏ lại trên bề mặt Mặt Trăng, nơi mà họ gọi vắn tắt là nhà.

Trong số những món có giá trị bị vứt lại có 12 chiếc camera của hãng Hasselblad.

Các phi hành gia khi trở về Trái Đất mang theo phim chụp nhưng bỏ lại tất cả các thân máy trên Mặt Trăng, chỉ đem về một chiếc duy nhất.

Đó là chiếc máy ảnh của phi hành gia Edgar Mitchell đi trong chuyến Apollo 14, mà lý do duy nhất khiến ông đem nó theo về Trái Đất chỉ là bởi không đủ thời gian để tháo phim ra khi đóng gói hành lý.

mission apollo
Con người bỏ lại nhiều thứ để có thể đem về các mẫu vật nghiên cứu
Chiếc camera này hồi 2014 đã được bán với giá 910.000 đô-la Mỹ.

Ngoài ra, còn có một chiếc kính thiên văn mạ vàng do Tiến sĩ George Carruthers thiết kế. Đây là chiếc kính thiên văn duy nhất được dùng để quan sát từ bề mặt một thiên thể khác.

Vỏ ngoài mạ vàng có lẽ đã giúp chiếc kính tránh khỏi những tia bức xạ mặt trời nguy hiểm nhất trong suốt bốn thập niên nó bị bỏ lại trên Mặt Trăng.

space nasa 1960s space exploration moon walk
Tuy nhiên, rất nhiều món đồ vật nổi tiếng khác bị bỏ lại khác thì có lẽ đã hư hại nhiều.

Có lẽ toàn bộ sáu lá cờ Mỹ từng được cắm trên Mặt Trăng nay đã phôi phai trở thành màu trắng. Và chúng ta biết giờ chỉ còn năm lá cờ đứng vững, sau khi lá cờ mà tàu Apollo 11 cắm bị đập ngả ra trong quá trình các phi hành gia quay trở về khoang tàu Điều khiển/Dịch vụ.

image
Bức ảnh của gia đình phi hành gia Charles Duke đã phai màu
Bức ảnh gia đình nhà Duke, do phi hành gia Charles Duke của tàu Apollo 16 bỏ lại, giờ đây có lẽ cũng đã phai màu, nhưng dòng chữ ở mặt sau tấm ảnh do gia đình ghi xuống có lẽ vẫn còn nguyên: "Đây là gia đình phi hành gia Duke, từ Trái Đất. Đáp xuống Mặt Trăng tháng 4/1972."




William Park