Tìm kiếm Blog này

Thứ Năm, 17 tháng 3, 2016

Áo dài trong thơ và nhạc

Áo Dài Trong Thơ Và Nhạc


 
 
"Tâm tư khép, mở đôi tà áo..."
("Tự tình dưới hoa", Đinh Hùng)
Chiều nào áo tím nhiều quá, lòng thấy rộn ràng nhớ người...
Những tà áo nhẹ bay trong gió từ lâu lắm đã đi vào thi ca, là nguồn cảm hứng vô tận của những người làm thơ, viết nhạc.
 
 
Dưới mắt Phạm Đình Chương là "áo bay mở, khép nghìn tâm sự..." (Mộng Dưới Hoa)Dưới mắt Vũ Thành là "áo dài bay ngờm ngợp cả khung trời..." (Mùa Kỷ Niệm)
Dưới mắt Hoàng Dương là "áo mầu tung gió chơi vơi..." (Hướng Về Hà Nội)
Dưới mắt Trịnh Công Sơn là "áo xưa lồng lộng đã xô dạt trời chiều...(Tình Nhớ)
Những vạt áo dài, từ lâu lắm, đã lất phất trong những trang thơ tiền chiến. Từ "đôi tà áo lụa bay trong nắng…" (Áo Lụa, Bàng Bá Lân) đến:
"Nắng thơ dệt sáng trên tà áo,
lá nhỏ mừng vui phất cửa ngoài...."
 (Áo Trắng, Huy Cận).
 
 
Áo dài cũng len cả vào những câu lục bát trữ tình của Nguyễn Bính:
"Hồn anh như bông cỏ may
một chiều cả gió bám đầy áo em"
 (Bông Cỏ May)
 
Và len cả vào dòng thơ hào hùng mà lãng mạn của Quang Dũng:
"Em đi áo mỏng buông hờn tủi
dòng lệ thơ ngây có dạt dào"
 (Đôi Bờ)
 
 
Áo dài còn là giấc mơ thanh bình của những làng quê hiền hòa trong tình ca quê hương của Phạm Duy:
"Nằm mơ, mơ thấy trăm họ tốt tươi, mơ thấy bên lề cuộc đời, áo dài đùa trong tiếng cười..." (Quê Nghèo)
 
Kỷ niệm êm đềm về một tà áo, một đôi mắt huyền được Tô Vũ ghi lại bằng nét nhạc lâng lâng:
"Em đến thăm anh, người em gái, tà áo hương nồng, mắt huyền trìu mến sưởi ấm lòng anh..." (Em Đến Thăm Anh Một Chiều Mưa)
 
"Ta ước mơ một chiều thêu nắng...
Nỗi "ước mơ" của chàng nhạc sĩ họ Tô ấy được vẽ lại trong thơ Trần Dạ Từ. Trong phút giây chờ đợi bước chân người tình khe khẽ đến bên hiên nhà, chàng tưởng chừng nghe được cả tiếng gió lay động vạt áo dài và tiếng lá nhẹ rơi bên thềm:
"Môi cười vết máu chưa se
cành hoa gạo cũ nằm nghe nắng hiền
Anh nằm nghe bước em lên
ngoài song lá động, trên thềm áo bay"
 (Khi Nàng Đến)
 
 
Áo bay làm ngơ ngẩn, như chàng Huy Cận thuở mới lớn, trước cổng trường nữ sinh
"Một hôm trận gió tình yêu lại,
đứng ngẩn trông vời áo tiểu thư"
 (Học Sinh)
 
Áo bay làm thẫn thờ, như chàng thi sĩ đa tình Nguyễn Tất Nhiên, dõi mắt nhìn theo mãi một tà áo vu quy:
"Đò qua sông chuyến đầu ngày,
người qua sông mặc áo dài buông eo"
 (Chuyến Đò Cửu Long)

"Áo trắng đơn sơ, mộng trắng trong" (1)
 
 
Áo trắng trinh nguyên tuổi học trò, áo trắng của "một thời áo trắng", từng làm ngất ngây trái tim bao chàng trai, để đêm đêm trong giấc ngủ chập chờn còn trông thấy "áo ai bay trắng cả giấc mơ". Áo trắng như dòng suối mát trong thơ Huy Cận:
"Dịu dàng áo trắng trong như suối,
tỏa phát đôi hồn cánh mộng bay"  
( Áo Trng)
      
Áo trắng như lụa trắng trong thơ Hoàng Anh Tuấn
"Áo em lụa trắng sông Hương
qua đò Thừa Phủ nhớ thương rạt rào"
 (Về Chân Trời Tím)

Hay trong thơ Kim Tuấn:
"Em về tà áo lụa
bay ngập ngừng trong anh" 
(Thu ở Xa Người)
Hay trong thơ Nguyên Sa:
"Anh vẫn yêu mầu áo ấy vô cùng
thơ của anh vẫn còn nguyên lụa trắng"
 (Áo Lụa Hà Đông)
 
Áo Lụa Hà Đông
             
Áo trắng như gió, như mây, để "nhà thơ của tình yêu" phải bâng khuâng:
"Có phải em mang trên áo bay
hai phần gió thổi, một phần mây?
Hay là em gói mây trong áo
rồi thở cho làn áo trắng bay?" 
(Tương Tư)
 
 
Áo trắng của nhà thơ còn là dải sương mù lướt thướt trên bến sông Seine giữa kinh thành hoa lệ Paris, gợi nhớ một vạt áo dài ở chốn xa quê nhà:
"Anh về giữa một dòng sông trắng
là áo sương mù hay áo em"
 (Paris Có Gì Lạ Không Em?)
 
Áo trắng của Hoàng Thi Thơ là bướm trắng, là hoa trắng, là mây trắng
"Ngày nào em đến áo em mầu trinh, áo xinh là xinh, áo em trong trời buồn, là gió, là bướm, là hoa, là mây chiều tà..." (Hình Ảnh Người Em Không Đợi)
 
 
Áo trắng một màu trắng thanh khiết trong nhạc Nguyễn Vũ:
"Áo trắng em bay như cánh thiên thần…" (Bài Thánh Ca Buồn)
 
Áo trắng nhẹ bay trong chiều giáo đường trong nhạc Lê Trọng Nguyễn
"Tà áo trinh nguyên tung bay, nụ cười thân ái..." (Chiều Bên Giáo Đường)
 
 
Áo trắng một màu trắng xóa làm hoa cả mắt nhà thơ Hàn Mặc Tử:
"Áo em trắng quá nhìn không ra" (Đây Thôn Vĩ Dạ)
 
Áo bay làm nhớ nhung, như nỗi nhớ da diết một mầu áo, một đôi môi thắm trong nhạc Từ Công Phụng:
"Chiều nay nhớ em rồi, và nhớ áo em đẹp trời thơ, môi tràn đầy ước mơ..." (Bây Giờ Tháng Mấy)
 
Áo trắng như đôi cánh trắng trên sân trường kỷ niệm trong thơ Luân Hoán:
"Tà áo trắng xoè như đôi cánh lượn
trải dịu dàng trên cỏ mượt mà xanh"
 (Trong Sân Trường Bữa Ấy)
 
Mỗi người đều cần có một mái trường để luyến tiếc, để nhớ về.... Nhớ về ngôi trường cũ là nhớ về những người thầy người bạn, là nhớ về những lớp học những sân chơi và những năm tháng tươi đẹp nhất của một thời tuổi trẻ.
"Áo mầu tung gió chơi vơi"


Áo bay như bướm lượn, áo bay như đàn bướm trong khu vườn mùa xuân. Áo bay nhiều quá, để chàng nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ làm... thơ:
"Hôm nay sao áo bay nhiều thế! Tôi tưởng ngàn cánh bướm khoe mầu..." (Tà Áo Cưới)
  https://www.youtube.com/watch?v=UCcWJ1rjRFM
Áo mầu của Phạm Duy lất phất trong gió chiều như lòng người... phất phơ:
"Xin cho em một chiếc áo mầu, cho em đi nhẹ trong nắng chiều. Một chiều nhiều người theo, ở ngoài đường trên phố, và lòng người như áo phất phơ..." (Tuổi Ngọc)
 
Nhớ về một mầu áo là nhớ về những đường phố quen tên, nhớ áo ai bay trong chiều trên những con đường ngập xác lá vàng, như nỗi nhớ ngút ngàn của Trịnh Công Sơn:
"Nhớ Sài Gòn những chiều lộng gió, lá hát như mưa suốt con đường đi, có mặt đường vàng hoa như gấm, có không gian mầu áo bay lên..." (Em Còn Nhớ Hay Em Đã Quên)
Những tà áo muôn mầu muôn vẻ vẫn khoe sắc thắm trong những trang thơ và nhạc. Áo vàng trong thơ Nguyên Sa có khi là bông cúc vàng:
"Áo nàng vàng tôi về yêu hoa cúc"
 
Tuổi Mười Ba
 
Có khi là nắng thu vàng:
"Có phải mùa xuân sắp sửa về
hay là gió lạnh lúc đêm khuya?
hay là em chọn sai mầu áo
để nắng thu vàng giữa lối đi?"
 (Tương Tư)

Áo vàng như cánh mai vàng trong nhạc Trần Thiện Thanh.
 
 
Người lính trẻ thấy sắc hoa rừng, mơ về một sắc áo:
"Những hôm vừa xong phiên gác chiều ven rừng kín hoa mai vàng, chợt nhớ tới sắc áo năm nào em đến thăm gác nhỏ..." (Đồn Vắng Chiều Xuân)
 
Người lính chiến trong nhạc Phạm Đình Chương cũng bâng khuâng vì một sắc hoa, một mầu áo, một đôi mắt người xưa:
"Ngày hành quân, anh đi về cánh rừng thưa
thấy sắc hoa tươi nên mơ mầu áo năm xưa
Kỷ niệm đầu len len trở về tâm tư
có mắt ai xanh thắm trong mộng mơ..." 
(Màu Kỷ Niệm)
 
Tà áo màu xác pháo để lại nỗi buồn lắng đọng trong thơ Nguyễn Tất Nhiên:"Người qua sông mặc áo hường
Nắng dương gian, nắng buồn hơn trước nhiều"
 (Chuyến Đò Cửu Long)

Áo mầu tím, mầu của "định mệnh", của mộng mơ, nhớ nhung và chia cách. Chuyện tình "ngàn thu áo tím" của cô bé trót yêu màu tím, được Hoàng Trọng, "nhạc sĩ của mầu tím", kể lại:
"Ngày xưa xa xôi em rất yêu mầu tím... Chiều xuống áo tím thường thướt tha, bước trên đường thắm hoa, ngắm mây trời lướt xa...
 
 
"Rồi khi vừa biết yêu là khi chia tay với mầu tím, chia tay với tình đầu:"Ngàn thu mưa rơi trên áo em mầu tím, 
ngàn thu đau thương vương áo em mầu tím..."
 
Ngàn Thu Áo Tím
https://www.youtube.com/watch?v=X8Zpi3y25l4

Cũng một mầu áo tím, một chân trời tím trong thơ Kim Tuấn
"Áo nàng bay lên tím ngát trời chiều" (Phố Xưa)
Trong mắt Vũ Thành, "nhà thơ của mầu tím", khi mùa thu buông áo xuống một phương trời, mầu mây tím trông như mầu áo người mình yêu để lòng chàng gợn lên nỗi buồn trăn trở:
"Áo em tím cả phương này
anh nghe thành phố đêm nay trở buồn"
 (Áo Tím)
 
 
Vạt áo dài mầu tím hoa sim, trong thơ Phạm Thiên Thư, chỉ là thoáng lay động, vừa ngập ngừng e ấp vừa nao nức gọi mời:
"Áo em vạt tím ngàn sim,
nửa nao nức gọi, nửa im lặng chờ
Yêu nhau từ độ bao giờ
gặp đây giả bộ hững hờ khói bay"
 (Động Hoa Vàng)
 
Rồi áo tím qua cầu, mang theo cả mùa thu, để lại nỗi trống vắng mênh mang trong lòng nhà thơ Trang Châu:
"Thế giới của anh không có chân trời
không có mùa xuân lấy đâu hoa bướm
không có bàn tay cho bàn tay hò hẹn
áo tím qua cầu nên cũng hết mùa thu" 
(Thế Giới Của Anh)
 
 
Có những gặp gỡ rất tình cờ, bất chợt, như gặp gỡ một tà áo tím, cũng đủ để lòng chàng nhạc sĩ Hoàng Nguyên mãi vấn vương theo mầu áo:
"Một chiều lang thang bên dòng sông Hương,
tôi gặp một tà áo tím, nhẹ thấp thoáng trong nắng vương... 
Rồi lòng bâng khuâng theo mầu áo ấy, 
mầu áo tím hôm nào..."
 
Tà Áo Tím
"Nhạc sĩ của mầu xanh và mùa thu", danh hiệu ấy có lẽ thuộc về hai chàng Đoàn Chuẩn–Từ Linh chứ không ai khác hơn:
"Với bao tà áo xanh đây mùa thu..."
 
 Gửi Gió Cho Mây Ngàn Bay
 https://www.youtube.com/watch?v=Ut35NYTG62E
 
Câu hát nghe như bàn tay kéo nhẹ tấm màn cửa mở ra khung trời bát ngát mùa thu, bát ngát màu xanh. Trong những dòng kẻ nhạc của hai chàng nghệ sĩ đa tình ấy vẫn luôn luôn thấp thoáng một "tà áo xanh" và một "màu xanh ái ân":
"Tà áo xanh nào về với giấc mơ. 
Mầu áo xanh là mầu anh trót yêu..."
 
Thu Quyến Rũ
 
 
"Trót", như một định mệnh, buộc chặt người viết câu hát với mầu xanh kia.
"Hẹn một ngày nao khi mầu xanh lên tà áo..." (Cánh Hoa Duyên Kiếp)
Nghe như câu hẹn ước, như lời thề nguyền sắt son...
"Khi nào em đến với anh, xin đừng quên chiếc áo xanh..."
 
Tà Áo Xanh
https://www.youtube.com/watch?v=PnfWhPweCog        

Còn lời dặn dò nào ân cần, thiết tha hơn thế nữa...
Nhớ về một mầu áo là "nhớ những giây phút êm đềm, nắng loang trên sân trường một chiều nào..." (2). Màu áo xanh trong thơ Nguyên Sa là màu cây cỏ xanh tươi trên sân trường phượng vĩ:
"Áo nàng xanh tôi mến lá sân trường" (Tuổi Mười Ba)
Màu áo xanh trong nhạc Y Vũ gợi nhớ một mái tóc, một tà áo thấm đẫm nước mưa:
"Chiều xưa mưa rơi âm thầm,
để thấm ướt chiếc áo xanh,
và đẫm ướt mái tóc em..." 
(Tôi Đưa Em Sang Sông)
Tà áo mầu xanh thắm của một "tiếng hát học trò" gieo vào lòng nhạc sĩ Nguyễn Hiền bao "niềm thương nhớ đầy vơi"
"Thuở ấy không gian chìm lắng trong mơ.
Tà áo em xanh, mầu mắt ngây thơ..."
 
Tiếng Hát Học Trò
 
 
Thiếu nữ vừa biết yêu trong nhạc Trần Thiện Thanh cũng bồi hồi khoác vào người chiếc áo mầu xanh da trời trong lần hò hẹn đầu tiên:
"Biết anh thích mầu trời, em đã bồi hồi chọn mầu áo xanh..." (Bảy Ngày Đợi Mong)
Tà áo dài trong nhạc Nguyễn Văn Đông có màu xanh của rừng thông Đà Lạt một mùa nào Giáng Sinh
"Tà áo năm xưa xanh màu thông Dalat…" (Màu Xanh Noel)
 
Áo xanh mộng mị còn bay cả vào trong thơ "trung niên thi sĩ" Bùi Giáng:"Biển dâu sực tỉnh giang hà
còn sơ nguyên mộng sau tà áo xanh"
 (Áo Xanh)
Áo xanh mộng mị của một thời quên lãng trong thơ Đinh Hùng:
"Trong vườn quên lãng áo ai xanh..." (Dạ Hội)
 
 Và còn rất nhiều, rất nhiều... những vạt áo dài lộng gió trong thơ và nhạc. Tà áo dài mềm mại đã nhẹ nhàng êm ái đến với cuộc đời, nhẹ nhàng êm ái đi vào lòng người...
 

Bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu, dù ở chốn quê nhà gần gũi, hay ở một góc trời xa thẳm, chiếc áo dài cũng mang theo bầu trời quê hương, cũng mang về mùa xuân ấm áp trong lòng người Việt tha hương. Chiếc áo dài còn là biểu tượng thân quen để người Việt nhận ra nhau trên bước đường lưu lạc trong cuộc sống nổi trôi nơi xứ lạ quê người. Thấy một vạt áo dài, thấy quê hương xa xăm mà gần gũi.Qua bao mùa tang thương dâu bể, qua bao nhiêu vật đổi sao dời, chiếc áo dài truyền thống, chiếc áo dài duyên dáng và trữ tình của người phụ nữ Việt Nam vẫn luôn luôn là hình ảnh khó phai mờ và còn ở lại mãi trong lòng người.

Biệt thự kỳ dị trên vách núi cheo leo

Những tin tức thời sự những bài viết hay và những hình ảnh đẹp tất cả những bàn tin này chỉ có trên diễn đàn suối nguồn AET,
Xin quý vị cùng phổ biến cho mọi người cùng xem.

Suối nguồn AET
Lê Tuấn

Biệt thự kỳ dị trên vách núi cheo leo

Ngôi nhà ở Tây Ban Nha giống như một chú rồng chui ra từ ngọn núi dốc 42 độ.
Công trình ở Salobrena (Tây Ban Nha) sẽ khiến cho ai nhìn thấy lần đầu đều mong muốn quay lại lần sau để tìm hiểu kỹ hơn.
 
Ngôi nhà do Gilbartolome Architects thiết kế được đánh giá là một kiệt tác kiến trúc.
 
Nhiều người cho rằng, ngôi nhà lấy cảm hứng từ hình ảnh một chú rồng với ban công phía trên là đôi mắt còn phần hiên ra bể bơi là miệng.
 
Cả ba phòng ngủ đều có ban công với vách kích trong suốt nhìn ra biển Địa Trung Hải. Phần mái nhà uốn lượn làm từ lưới kim loại và kẽm.
 
Khung cảnh chủ nhà sẽ nhìn thấy mỗi sáng từ ban công của phòng ngủ.
 
Bể bơi ở tầng dưới như phần kết nối giữa trong nhà và biển bao la bên ngoài.
 
Để tiết kiệm tiền, không gian sống được xây vào trong lòng đất. Điều này không chỉ giảm chi phí mà còn khiến ngôi nhà hoàn toàn biến mất sau lớp mái khi nhìn từ một số góc.
 
Trần nhà là các lớp đất xếp lên nhau tạo thành nội thất khác lạ. Bạn sẽ cảm thấy phảng phất thiết kế của KTS nổi tiếng người Tây Nha, Gaudi, và phong cách kiến trúc tối giản.
 
Ngoài đèn, nhà còn có ánh sáng tự nhiên được vào bên trong một cách khéo léo. Sảnh chính có thể chứa được 70 người.
 
Vách kính lớn giúp chủ nhà có thể ngắm nhìn khung cảnh bên ngoài dù ngồi ở bất cứ đâu.
 
Vì nhà xây trên đồi nên phần mái được làm bằng các tấm bê tông uốn cong để đảm bảo chắc chắn hơn.
 

Thứ Tư, 16 tháng 3, 2016

20 hình ve biếm họa vui mà hơi đau lòng

Xin mời xem qua 20 hình vẽ biếm họa so sánh giữa người Mỹ Và người Việt


26 so sánh cực vui nhưng cực đau giữa người Việt và người Mỹ

Nhà văn NGUYỄN QUANG THIỀU - Đồ họa: Mạnh Quân | 01/03/2016 07:45 / 525
26 so sánh cực vui nhưng cực đau giữa người Việt và người Mỹ
Chia sẻ:
Sau mấy lần đi Mỹ, một buổi chiều nhàn rỗi, chẳng biết làm gì, tôi ngồi và thử so sánh vui một vài điểm giữa người Mỹ và người Việt.
Không phải so sánh nào cũng đúng và cũng không có mục đích gì.
Dù thế nào cũng xin những người đọc bài này (cả người Mỹ và người Việt) đừng “tự ái”
và mọi người có thể thêm vào những so sánh của mình cho vui.

Thứ Ba, 15 tháng 3, 2016

R.I.P: Raymond Samuel Tonlinson người khai sinh Email @

Cha đẻ ra chữ a còng @ tức là người khai sinh ra Email đó là Raymond Samuel Tonlinson.
Đã bước vào thập niên thứ hai của thế kỷ 21, mỗi ngày có hàng tỷ Emails được gởi đi.

Có bao giờ chúng ta nghĩ đến công lao của người phát minh ra Email để cho chúng ta sử dụng hàng ngày.
Chúng ta hãy ngả mũ chào Raymond Samuel Tonlinson một lần cuối, và xin Thiên Chúa mở rộng vòng tay yêu thương đón nhận linh hồn ông yên nghỉ trong cõi vĩnh hắng.

Xin Thành Kính Chia buồn cùng gia đình của ông.
Vĩnh biệt 

R.I.P: Raymond Samuel Tonlinson



R.I.P: Raymond Samuel Tonlinson người khai sinh Email @

image
Raymond Samuel Tonlinson (1941-2016)
Đã vào thập niên thứ hai của thế kỷ 21, mỗi ngày có hàng tỷ Emails được gởi đi. Có những Emails chuyên về thương mại, công việc. Có những Emails vô thưởng vô phạt, không ảnh hưởng đến hòa bình thế giới, hay hạnh phúc cá nhân, nhưng người đọc mệt mỏi với loại thư điện tử này, nên thẳng tay đưa vào thùng rác (spam mails). Có cả những bức thư tình ngắn gọn thời "dot com" của những người đang yêu. Cả tỷ người trên thế giới thi nhau gõ keyboard, gởi, nhận thư điện tử mỗi ngày.

happy tom hanks you got mail
Có cả phim "You got mails" với tài diễn xuất tuyệt vời của Tom Hanks, và Meg Ryan đưa về một lợi nhuận khổng lồ cho Hollywood.

Không biết có ai trong cả tỷ người nghĩ đến người phát minh ra Emails? Chắc là ít ai nghĩ đến "cha đẻ" của Emails. Người kỹ sư điện tài ba, người sáng tạo ra Emails, và dấu @ vừa qua đời hôm thứ bảy, ngày 5 tháng 3 vì bệnh tim.

Thật ra, trước khi ông Ray Tomlinson khai sinh dấu hiệu @ vào năm 1970, người ta đã có thể gởi information qua lại cho nhau, nhưng chỉ gởi và nhận được nếu cùng sử dụng một máy computer. Không thể gởi data cho một người khác ở ngay phòng bên cạnh nếu người gởi và người nhận ở hai máy khác nhau,

Anh chàng kỹ sư trẻ, tự nhận mình là "a nerdy guy from MIT" (trường Đại học Massachusetts Institute of Technology lẫy lừng khắp thế giới đã đào tạo cho Mỹ nhiều nhà khoa học tài năng.) cặm cụi làm việc với niềm đam mê của một người "chỉ biết học thôi chả biết gì" (a nerd).
image
Ray tốt nghiệp cao học (master degree) về ngành Điện (Electrical Engineer) ở MIT năm 24 tuổi, sau khi đã có cử nhân (bachelor degree) ở Rensselaer Polytechnic Institute vào năm 1963. Thời sinh viên, ông đi thực tập ở IBM và đã làm cho các kỹ sư ở đó khâm phục trí thông minh, và khả năng làm việc của một anh chàng mới bước vào tuổi hai mươi, thiếu cả kinh nghiệm làm việc lẫn kinh nghiệm sống.

image
Ra trường, ông về làm việc cho Bolt Beranek and Newman((BBN), sau này được Công ty kỹ thuật Raytheon mua lại. Tomlinson làm ở đó như là một programmer giỏi, một nhà khoa học được tất cả mọi người kính trọng. Hơn nửa thế kỷ qua, vẫn ở cùng một công ty, với nhiều thay đổi, các nhà lãnh đạo, đến rồi đi, anh kỹ sư trẻ Ray Tonlinson, bước vào tuồi trung niên, roi bạc tóc, vẫn làm việc ở văn phòng quen thuộc của mình, vẫn yêu những con số, những project khoa học cho đến lúc ông qua đởi vì bệnh tim vào ngày thứ bảy 5 tháng 3 năm 2016.

image
Ray thời 1970, khi khai sinh mạng lưới email toàn cầu.
Vào năm 1970, ở tuổi 29, anh kỹ sư trẻ Ray Tomlinson phải làm việc cùng lúc ở hai computer khác nhau, data không thể gởi từ máy này qua máy kia. Ngoài phận sự của mình, Ray dành thì giờ nghiên cứu cách gởi data từ các máy khác nhau. Anh dùng tên mình Ray ở máy 1 gởi cho Ray ở máy 2. Để đơn giản hóa, thay vì dùng chữ "at", Ray dùng ký hiệu @, có sẵn trên bàn phím. Và việc gửi email từ máy này tới máy kia thành công. Chính từ đây, mạng lưới email giữa người này với người khác (Person to person netward email) ra đời và ký hiệu user@host trở thành mẫu ghi phổ thông cho cách ghi địa chỉ email toàn cầu hiện nay.
image
Khi tự gởi email cho mình (ở hai máy khác nhau) thành công, Tomlinson chia sẻ với một kỹ sư đồng nghiệp khác. Người này vui mừng, định báo tin cho cấp lãnh đạo. Vốn khiêm nhường như bao nhiêu người có tài khác, Ray ngăn lại "Đừng nói cho ai hết, thật ra đây cũng không phải là việc mà mình phải làm". Nhưng phát minh đó quá tiện lợi, nên "tiếng lành đồn xa", Ray Tomlinson được cấp bằng sáng chế, và là một trong những người quan trọng phát minh ra Emails.

angry computer broken robin williams working
Ông cũng nhận được nhiều giải thưởng khoa học có giá trị về các nghiên cứu khoa học từ năm 2000 đến năm 2012. Riêng trong giới programmer về Internet, ông được coi là một trong những nhà phát minh tài năng.

Sau đó, dù luôn khiêm nhường và thầm lặng, ông nổi tiếng trong giới khoa học, được MIT xếp thứ 4 trong danh sách 150 cựu sinh viên tốt nghiệp MIT là những nhà phát minh có đóng góp quan trọng nhất cho khoa học.

Ông được mời đi nói chuyện ở các hội nghị khoa học, là một tên tuổi được kính trọng trong giới high tech, được các sinh viên trẻ coi như một thần tượng.

Dù vậy, nhà khoa học vẫn sống lặng lẽ với tình yêu khoa học, và trang trại nuôi một loại cừu nhỏ ở ngoại ô New York. Ngoài công việc, ông có niềm vui "ta dại ta tìm nơi vắng vẻ" với thiên nhiên vả bầy cừu nhỏ của mình. Cả cuộc đời ông gắn liền với tiểu bang New York, nơi ông sinh ra, lớn lên, đi học, làm việc, và qua đời.
image
Xin viết lại bài này với lòng ngưỡng mộ, và biết ơn người phát minh ra "@", giúp Emails phát triển hoàn thiện như hôm nay.

Và xin được nhắc nhở mọi người nhớ đến Ray Tomlison, người góp phần quan trọng trong việc đưa Emails đến cả tỷ người ở khắp nơi trên thế giới.

*

Raymond Samuel Tomlinson sinh tại Amtersdam, NewYork, ngày 23 tháng Tư năm 1941. 

Khi đột ngột từ trần vị bị kích tim vào ngày March 5, 2016, chỉ còn đúng 4 tuần nữa là Ray sẽ mừng sinh nhật thứ 75.

Tháng Ba, tháng Tư là ngày giỗ, ngày sinh của ông. Khi mở Emails, xin hãy góp phần cầu nguyện cho Ray Tonlinson, mong ông an vui bình yên ở một nơi không còn cần Emails, không cần bất cứ một điều gì ngoài sự nhẹ nhàng, thanh thoát.


Nguyễn Trần Diệu Hương

Cuộc đời bà Nancy Reagan

Bạn hãy cùng tôi đọc qua tiểu sử ngắn gọn của bà Nancy Reagan, chồng của bà là vị Tổng Thống Mỹ Ronald Reagan, người có một biệt danh “người truyền đạt vĩ đại”
Chính vào thời gian nhiệm chức củaTổng Thống Reagan đã thúc đẩy làm cho khối cộng sản Đông Âu ta rã, và cũng chính ông đã tạo điều kiện cho chương trình HO (tái định cư những tù binh chiến tranh VNCH)

Cuộc đời bà Nancy Reagan

advice nancy reagan lovelorn
Cũng giống như Ronald, Nancy xuất thân từ một diễn viên ở Hollywood trước khi vào Nhà Trắng.

Cuộc hôn nhân kéo dài 52 năm của vợ chồng Reagan từng được ca ngợi như chuyện tình đẹp nhất trong lịch sử các đời Tổng Thống Mỹ.

“Cuộc sống của tôi chỉ thực sự bắt đầu sau khi gặp chồng mình,” Nancy từng viết.

image
Bà Nancy sinh 6/7/1921 tại New York với tên gọi Anne Frances Robbins nhưng được biết đến với tên Nancy từ rất sớm.

image
Bà Nancy Reagan, vợ tổng thống Mỹ Ronald Reagan, đã qua đời ở tuổi 94.

Cha của bà, một người buôn bán ô-tô, đã chia tay mẹ bà từ khi bà chưa được sinh ra.

image
Khi bà được 6 tuổi, mẹ bà là Edith, cũng là một người biểu diễn trên sân khấu, đã cưới bác sĩ giải phẫu thần kinh giàu có Loyal Davis. Bác sĩ Davis đã nhận nuôi Nancy và bà lớn lên tại Chicago.

Với ước mơ trở thành một diễn viên, bà Nancy gia nhập một công ty chuyên lưu diễn vào năm 1946. Nguồn lực tài chính của người bố dượng đã giúp Nancy vượt qua mọi khó khăn mà những diễn viên tương lai gặp phải.

Bà Nancy đã được lên trình diễn trên sâu khấu Broadway, và sau đó là Hollywood, nơi bà tham gia 11 bộ phim từ 1949 đến 1956 nhưng mãi vẫn không nổi tiếng.

image
Bà Nancy gặp Ronald Reagan vào năm 1951, khi ông vừa mới ly dị người vợ đầu tiên là Jane Wyman. Khi đó, ông Reagan đang là chủ tịch của Screen Actors Guild, và hai người cùng hợp tác trong bộ phim Hellcats of the Navy.

Hai người tổ chức đám cưới một năm sau đó và có hai người con, một trai và một gái là Ron và Patti.

Ông Reagan cũng có hai người con từ cuộc hôn nhân trước là Maureen, đã mất vào 2001 và Michael.

image
Khi lập gia đình một thời gian ngắn, bà Nancy đã từ bỏ nghiệp diễn viên và toàn tâm toàn ý dành cho gia đình.

Khi ông Reagan trở thành Thống đốc của California và sau này là Tổng Thống, bà Nancy luôn đứng sau hỗ trợ chồng. Trong thời gian giữ cương vị Đệ Nhất Phu Nhân, bà luôn cố noi theo gương của người tiền nhiệm là Jackie Kennedy. Với suy nghĩ này, bà Nancy đã sửa chữa và trang trí Nhà Trắng một cách triệt để, nhận những chiếc váy trị giá đến 1 triệu Mỹ kim và 4,732 món đồ sành sứ trị giá 209,000 Mỹ kim.

image
Tuy nhiên, việc chi tiêu quá tay này gặp phải sự chỉ trích của nhiều người cho rằng bà Nancy đã quá lãng phí tromg lúc có hàng triệu người Mỹ bị thất nghiệp.

Dư luận cũng nói đến việc bà Reagan có tính khí lạnh lùng, thường xuyên hỏi ý kiến các nhà chiêm tinh và đã cho thôi việc người quản lý nhân sự của Nhà Trắng là Donald Regan vào năm 1987.

Bản thân cựu Đệ Nhất Phu Nhân không thừa nhận hình ảnh bị gán ghép trong những năm tháng ở Nhà Trắng và Tổng Thống Reagan cũng phủ nhận vợ mình là một “người đàn bà dữ dằn”.

image
Trong quyển hồi ký My Turn, viết vào năm 1989, bà Nancy viết “ Tôi thường hay khó trong suốt 8 năm đó và đã có những lúc không biết phải làm sao, hay phải làm gì để tồn tại”

Trong suốt thời gian ở Nhà Trắng, bà Nancy nổi tiếng là người kêu gọi chống lại việc sử dụng ma túy nhưng khẩu hiệu “Hãy nói Không” của bà thường được thanh niên chế giễu thành “Có”.

Mặc dù vậy, dư luận cũng tỏ ra thông cảm với bà Nancy khi Tổng Thống Reagan được chuẩn đoán bị giai đoạn đầu của chứng bệnh Alzheimer vào tháng 11/1994.

Bà đã chăm sóc ông Reagan một cách chu đáo khi khoa tâm thần đã từ chối và cùng cả nước để tang khi vị cựu tổng thống qua đời vào năm 2004, thọ 93 tuổi.

image
Bà tiếp tục tham gia các cuộc vận động sau khi chồng mình qua đời, đáng kể nhất là kêu gọi chính phủ hỗ trợ kinh phí các thí nghiệm về tế bào gốc, khiến bà có mâu thuẫn với Tổng Thống George W Bush, người cùng đảng Cộng Hòa như chồng bà.

Bà Nancy có vẻ đăm chiêu khi hồi tưởng lại những năm tháng cuối cùng của chồng mình.

“Những năm tháng vàng son mà khi nhìn lại, bạn hy vọng vẫn có thể nhớ về nó, và đây chính là phần tồi tệ nhất của căn bệnh này...”Bà Nancy nói trong cuộc phỏng vấn của kênh CBS vào năm 2000. “Bạn không có ai để cùng hồi tưởng về những kỷ niệm... trong khi chúng tôi có rất nhiều những kỷ niệm.”

Bà Nancy cũng xuất hiện trước nhà mình ở Bel Air, Los Angeles để ủng hộ ông John McCain tham gia tranh cử Tổng Thống vào năm 2008.

image
Quan điểm chính trị của bà Nancy Reagan cũng bao gồm việc chống phá thai và không ủng hộ cho phép sử dụng cần sa, ủng hộ án tử hình và không đồng tình với quan hệ tình dục trước hôn nhân, dù khi cưới, bà Nancy đã mang thai được 3 tháng.

Nhiều người cho rằng bà Nancy quá ngây ngô với chính trị nhưng cũng có người khẳng định bà Nancy là người thao túng phía sau, có quyền lực với các chỉ định nhân sự của Nhà Trắng.

Dù như thế nào, bà Nancy cũng là tâm điểm trong suốt sự nghiệp chính trị của chồng và luôn đứng đứng sau hỗ trợ người đàn ông được mệnh danh là “người truyền đạt vĩ đại”

john travolta royalty white house princess diana prince charles