Tìm kiếm Blog này

Thứ Năm, 4 tháng 2, 2016

Mứt Tết - ăn để 'chết'?

Kẹo bánh mứt cho ngày Tết đã nhiều năm rồi, mứt Tết dù vẫn còn được sản xuất, bày bán nhưng không còn được nhiều người thích thú, mong đợi thưởng thức. Người ta nói vui với nhau "Ăn mứt Tết, ăn để...chết à

Ngày nay, trên bàn thờ cúng gia tiên ngày Tết vẫn thường có hộp mứt thập cẩm, đóng hộp đẹp mắt nhưng thường nằm im lìm trên bàn thờ, trong góc tủ, lặng lẽ qua hết mùa Tết, có khi đến độ mốc thếch, ra giêng bị bỏ đi chứ chẳng ai ăn.

Vì sao nên nỗi...

Vì "bẩn"

Xin mời các bạn xem qua những hình ảnh sản xuất mứt tết.

Mứt Tết - ăn để 'chết'?

image
Sắp đến Tết. Cứ đến dịp này, người người nhà nhà lại lo sắm sửa, sao cho bàn thờ gia tiên đủ đầy đẹp mắt, nhà cửa lộng lẫy, mong rước tài lộc an khang.

Có nhiều thứ thuộc về bản sắc, văn hóa, gắn chặt lấy cội nguồn căn nguyên không sao thiếu thốn trong mỗi dịp Tết, ấy là mai vàng đào thắm, bánh tét bánh chưng...và mứt Tết.

image
Thế nhưng đã nhiều năm rồi, mứt Tết dù vẫn còn được sản xuất, bày bán nhưng không còn được nhiều người thích thú, mong đợi thưởng thức. Người ta nói vui với nhau "Ăn mứt Tết, ăn để...chết à?

image
Mứt tết là một trong những mặt hàng rất được ưa chuộng thời bao cấp
Cách đây khoảng vài chục năm, trong thời bao cấp, mỗi khi Tết đến xuân về, nhân viên Nhà nước hay các gia đình ở thành thị sẽ được mua phân phối một hộp mứt trong túi quà Tết.

image
Hộp mứt bằng giấy các tông mỏng, trang trí đơn giản, chỉ có vài “vị” quen thuộc: Mấy lát mứt bí xanh, cà rốt, vài hạt lạc, hạt sen, loằng ngoằng ít mứt dừa và may mắn có hộp thêm được vài quả táo Tàu màu nâu sậm khi ấy là niềm mong mỏi của hết thảy người lớn trẻ nhỏ.

Miếng mứt ngọt ngào mang dư vị của một thời thiếu thốn, nhung nhớ mãi về sau.

Ngày nay, trên bàn thờ cúng gia tiên ngày Tết vẫn thường có hộp mứt thập cẩm, đóng hộp đẹp mắt nhưng thường nằm im lìm trên bàn thờ, trong góc tủ, lặng lẽ qua hết mùa Tết, có khi đến độ mốc thếch, ra giêng bị bỏ đi chứ chẳng ai ăn.

Vì sao nên nỗi...

Vì "bẩn"

image
Có nhiều nơi, cả làng sống khỏe với nghề làm mứt cổ truyền. Nhưng mỗi đợt cận Tết, người ta lại phanh phui ra hỡi ôi nhiều vấn đề.

Tới các làng nghề sản xuất, la liệt trong nhà, ngoài vỉa hè, sân nhà văn hóa, đường đi, thậm chí là cạnh...bãi rác là các nguyên liệu làm mứt.

image
Từ các xưởng sản xuất che chắn tạm bợ, người ta thấy mùi hương ngọt ngào, béo ngậy phả ra thơm phức, hấp dẫn thế nhưng các công đoạn ngấu đường, xào mứt, đóng gói đều hết sức mất vệ sinh.

Có kinh hãi không khi hết video lại tới hình ảnh phóng sự phơi bày những nền nhà ướt nhoẹt; những chảo, thìa cáu bẩn bám màu nâu đen; những nong nia đựng mứt lộ thiên mặc sức để ruồi bâu muỗi đậu.

Năm nào cũng là những hình ảnh ấy, năm nào cũng xử phạt, cũng răn đe nhưng chẳng năm nào thấy sự đổi khác.

image
Quy trình làm mứt sao cho nhanh, cho kịp cung cấp cho các đầu nậu khiến các công đoạn chế biến trở nên qua loa, úi xùi. Vô tình, hương vị mứt đã chẳng thể thơm ngon.

Người dân các vùng sản xuất đã tự tay phá bỏ thương hiệu đã gây dựng lâu năm, cho người tiêu dùng cái nhìn ác cảm về thứ truyền thống tên gọi Mứt Tết.

Vì lo mứt "ngậm" hóa chất độc hại

image
Hộp mứt thập cẩm bao giờ cũng có nhiều màu sắc, nhìn thôi đã thấy đẹp mắt vô cùng.

Thế nhưng mở hộp mứt ra, người ta dễ dàng nhận thấy mùi vị công nghiệp sực nức chứ không còn là mùi thơm tự nhiên của trái chín cây, củ thu hoạch trong vườn.

Đủ thứ mứt bí, mứt lạc, mứt dừa màu sắc đẹp đến thành quá "lạ", xanh đỏ hồng vàng đủ cả, chẳng thấy chất liệu thiên nhiên đâu mà chỉ thấy rõ màu hóa học.

image
Người ta đã bắt tận tay bao cơ sở gia công, thậm chí cho các thương hiệu tên tuổi sử dụng phẩm màu giá rẻ để tạo màu mứt, mứt bí thì dùng thuốc tẩy trắng làm tăng độ trắng...

Lo ngại xuất xứ

image
Không khó để tìm kiếm các kết quả về mứt "rởm", mứt Tết có xuất xứ từ bên kia biên giới.
Ngày nay nhiều tiểu thương nắm bắt thị hiếu rất nhanh, nhập những nguồn hàng Trung Quốc giả các vùng sản xuất nổi tiếng tại Việt Nam để tung ra thị trường các sản phẩm mứt "nhái" nguy hiểm.

Không ai biết rõ nguồn gốc nguyên liệu, chẳng ai tận mục quy trình chế biến các loại mứt này khi chúng đã bị biến báo thành "hàng Việt Nam chất lượng cao" phục vụ người tiêu dùng.

Ấy là còn chưa nói, người ta hay mang mứt Tết đi biếu tặng, tâm lí mình mua, người khác dùng khiến thứ của biếu thành của lo, người nhận không khỏi hoang mang về thứ mình nhận được.

image
Tết ngày nay đã không còn thiếu thốn, người tiêu dùng không thiếu sự lựa chọn các mặt hàng bánh kẹo, hoa quả khô cho mấy ngày Tết tươm tất. Mứt Tết cổ truyền dần mai một, buồn thay lại chẳng mấy người quan tâm..

***

8 hình ảnh chế biến mứt Tết khiến người xem ‘khiếp


Trong những hình ảnh được ghi lại, có cả đàn ruồi bu trên thùng mứt, thậm chí là những con dòi còn "tung tăng" trên miếng mứt đang chế biến...

image
Cảnh tượng ruồi nhặng, côn trùng trên những miếng mứt ngâm đường này được VTV ghi lại ở làng Xuân Đỉnh từ năm 2013. Không ai có thể không lạnh xương sống khi xem hình ảnh này.

image
Nhiều con ruồi bu trên nồi mứt Tết, thậm chí, có những con đã chết lẫn vào mứt. Hình ảnh được chụp tại một cơ sở sản xuất mứt ở Xuân Đỉnh, Từ Liêm, Hà Nội tháng 1/2016.

image
Báo giới trong nước gọi đây là "thùng mứt bí nấu với ruồi".

image
Thùng ngâm trái cây để làm mứt Tết này mốc meo và có rất nhiều dòi bò lúc nhúc. Hình ảnh được ghi lại tại cơ sở sản xuất mứt Như Ý (tỉnh lộ 10, P.Tân Tạo, Q.Bình Tân) hồi tháng 12/2009.

image
"Mứt... dòi"

image
Người dân phường Đồng Mai (Hà Đông, Hà Nội) đang phơi những quả chanh, quất dùng làm mứt và ô mai. Số nguyên liệu này đã được ngâm trong bể trước khi đem phơi rồi bán cho cơ sở làm mứt, ô mai. Trong hình, người phụ nữ thậm chí còn giẫm cả giày lên nguyên liệu.

image
Có lẽ, thật khó tin những thứ này sẽ biến thành món mứt, ô mai khoái khẩu của nhiều người.

image
Chậu ngâm mứt đã sên bị mốc xanh mốc đỏ. Hình ảnh chụp tại 1 cơ sở sản xuất mứt Tết ở cư xá Đường sắt (phường 1, quận 3, SG).

image

Ảnh Việt Nam thời xa xưa

Đây là những hình ảnh thời xa xưa được giới thiệu trong một triển lãm ảnh về Việt Nam thời thuộc địa và thập niên 1950 tại Bảo tàng Cernuschi của Pháp năm 2014.

Xin chia sẻ cùng quý vị nào yêu thích sưu tầm những hình ảnh xưa .


Sưu tầm từ BM blog.

Ảnh Việt Nam thời xa xưa

photography animation black and white vintage
Nghi thức Long hổ song đấu, vua Bảo Đại ngồi kiệu, lễ tế Nam Giao ở Huế... là loạt ảnh Việt Nam thời thuộc địa mới được công bố ở Pháp.

image
Hình ảnh được giới thiệu trong một triển lãm ảnh về Việt Nam thời thuộc địa và thập niên 1950 tại Bảo tàng Cernuschi của Pháp năm 2014.

image
Nghi thức Long hổ song đấu tại Quy Nhơn năm 1887.

image
Tháp Chăm Po Nagar ở Nha trang năm 1905.

image
Trên một con phố thương mại tại Hà Nội khoảng năm 1922.

image
Cây đa thiêng ở Cổ Loa, tỉnh Phúc Yên cũ năm 1924.

image
Người nông dân mặc áo tơi cất vó, năm 1925.

image
Nhà sư tụng kinh tại chùa Hồng Phúc, Hà Nội năm 1936.

image
Vua Bảo Đại rời Hoàng cung bằng kiệu ở Huế năm 1936.

image
Người dân tham dự lễ tế Nam Giao ở Huế năm 1939.

image
Các quan bồi tự, trợ tế trong lễ tế đàn Nam Giao ở Huế năm 1939. 

image
Những người khiêng chiêng, trống và cờ tại đàn Nam Giao năm 1939.

image
Bà cụ bán tranh Hàng Trống tại Hà Nội năm 1951.

image
Đúc tượng Phật ở làng Ngũ Xã, Hà Nội năm 1952.

image
Nghệ nhân tranh Hàng Trống tô màu lên bức tranh "Tứ Phủ", Hà Nội năm 1953.

image
Các bà đồng xem bói trong sân Đền Ghềnh, Hà Nội năm 1953.

image
Ông đồ viết câu đối Tết, 1955.

image

Khai quật di tích Gò Cây Thị A, An Giang thập niên 1940.

photography black and white train

Chúc Mừng Năm Mới Bính Thân 2016.

Chúc Mừng Năm Mới Bính Thân 2016.

Nhân dịp đầu năm mới Bính Thân 2016.
Thân chúc toàn thể quý vị bạn bè gần xa, một năm mới thật dồi dào sức khoẻ có thật nhiều niềm vui trong bình an và nụ cười hạnh phúc luôn luôn nở trên môi. Vạn Sự Như Ý.

AET. Lê Tuấn

Inline image 11


Inline image 2

Inline image 3
Inline image 1

Inline image 12

Chúc mọi người đẹp như hoa hồng
Thành công như hoa Cúc
Hạnh phúc như hoa Mai
Phát tài như hoa Pháo
Độc đáo như hoa Lan
An khang như hoa Huệ
Trí tuệ như hoa Sen.

Inline image 5
Inline image 6

Inline image 13

CUNG kính mời nhau chén rượu nồng
CHÚC mừng năm đến, tiễn năm xong
TÂN niên phúc lộc khơi vừa dạ
XUÂN mới tài danh khởi thỏa lòng
VẠN chuyện lo toan thay đổi hết
SỰ gì bế tắc thảy hanh thông
NHƯ anh, như chị, bằng bè bạn
Ý nguyện trọn đời đẹp ước mong

Inline image 7
Inline image 8
Inline image 9
Inline image 10

Đong cho đầy Hạnh phúc.
Gói cho tròn Lộc tài.
Giữ cho mãi An Khang.
Thắt cho chặt Phú quý.
Cùng chúc nhau Như ý,
Hứng cho tròn An Khang,
Chúc năm mới Bình An.
Cả nhà đều Sung túc.


Inline image 14

Inline image 15
Suốn nguồn AET .

Thứ Ba, 2 tháng 2, 2016

Đong đầy tình xuân

Mặc dù thời tiết vẫn còn nhiều băng giá lạnh lẽo của những ngày cuối đông, nhưng mùa xuân đang trở về, ẩn hiện thấp thoáng trên đường phố, với những sắc màu của hoa qủa, của những trang trí lộng lẫy với sắc xuân, ngay trước sân nhà những chậu hoa cúc vàng, những chậu hoa lan, những cành hoa mai, hoa đào đang khoe sắc trong nắng xuân.

Mỗi năm khi tiết trời đang chuẩn bị vào xuân tôi thường viết một bài thơ để tự thưởng thức và cũng để chia sẻ với các bạn yêu thơ, xin hãy cùng tôi trải bày những cảm nghị của mình bằng một bài thơ, qua ý tưởng này tôi đã viết bài thơ (Đong đầy tình xuân) gửi đến các bạn cùng đọc cho vui. 

Thân chúc toàn thể quý vị hãy đong đầy tình xuân với thật nhiều niềm vui, trong bình an và hạnh phúc.
Lê Tuấn.



Inline image 7     Inline image 8
Inline image 1
Inline image 6


Đong đầy tình xuân


Trời xuân én lượn chân mây
Bướm ong rót mật, đất say nhớ người
Ý xuân ngôn ngữ không lời
Đường hoa vui bước, rượu mời tình thân.

Đôi tay dang rộng bao lần
Ôm trời đất lạ, thương gần nhớ xa
Âm vang tiếng hát dân ca
Điệu vui phiên khúc mặm mà tình quê.

Mùa xuân em bước chân về
Rừng hoa dại tím, tóc thề nhẹ bay
Môi thơm chín đỏ mê say
Hương xuân cỏ lạ, chứa đầy tình riêng.

Em về hoa lá ngả nghiêng
Thầm ghen hương sắc nỗi niềm xôn xao
Hồn ta đã có em vào
Cho nhau một thoáng, khát khao xuân thì.

AET. Lê Tuấn.

Inline image 2
Inline image 3
Inline image 4
Inline image 5

AET. Lê Tuấn (người thích làm thơ)

Tại sao Mỹ lại chọn quần đảo Hoàng Sa để ra tay?

Đối tượng mà Mỹ muốn thách thức trong các hoạt động tuần tra bên trong phạm vi 12 hải lý một số thực thể ở Trường Sa và bây giờ là Hoàng Sa chỉ nhằm bác bỏ các "đòi hỏi quá mức" của các bên, mà cụ thể và điển hình nhất là Trung Cộng, đối với các vùng biển hiệu lực của các thực thể này, chứ không đề cập đến yếu tố CHỦ QUYỀN của các thực thể đó thuộc về quốc gia nào.

Cái nào phù hợp với Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) mà Hoa Kỳ đang cố gắng bảo vệ? Cái nào chống lại UNCLOS? Trả lời được những câu hỏi này sẽ tránh được những hiểu lầm đáng tiếc.
phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói rằng, tàu thuyền quân sự nước ngoài muốn đi qua vô hại trong lãnh hải 12 hải lý (mà Trung Quốc yêu sách), phải được chính phủ Trung Quốc PHÊ CHUẨN.
Rõ ràng đó là sự vi phạm trắng trợn Khoản 1 Điều 24 Phần 3 UNCLOS. Nội dung này quy định, các quốc gia ven biển không được áp đặt các yêu cầu đối với tàu nước ngoài mà trên thực tế nhằm từ chối hoặc làm suy yếu quyền đi qua vô hại.

Tại sao Mỹ lại chọn quần đảo Hoàng Sa để ra tay?

us force navy present aircraft
The Wall Street Journal ngày 30/1 đưa tin, hôm qua Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ thông báo, cùng ngày Hải quân Hoa Kỳ đã phái chiến hạm tuần tra bên trong 12 hải lý đảo Tri Tôn, quần đảo Hoàng Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam, hiện đang bị Trung Cộng chiếm đóng bất hợp pháp từ 1974 đến nay).

image

Động thái này bất ngờ là vì lâu nay Mỹ chỉ tiến hành các hoạt động tương tự ở khu vực quần đảo Trường Sa, nơi tranh chấp phức tạp với 5 nước 6 bên yêu sách, trong đó Trung Cộng đang quân sự hóa nhanh chóng khu vực này bằng việc bồi đắp, xây dựng đảo nhân tạo bất hợp pháp, cản trở tự do hàng không hàng hải trong khu vực. Chưa bao giờ Mỹ có hoạt động bảo vệ tự do hàng hải ở Hoàng Sa.

image
Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ.
Theo tuyên bố của người phát ngôn Bộ Quốc phòng Mỹ, hoạt động của tàu khu trục USS Curtis Wilbur (DDG 54) di chuyển bên trong 12 hải lý đảo Tri Tôn, quần đảo Hoàng Sa vẫn nhắm mục tiêu thể hiện quyết tâm của Mỹ bảo vệ tự do hàng hải ở Biển Đông. 

Sự kiện này tác động, ảnh hưởng như thế nào đối với Biển Đông? Với tư cách là một bên liên quan trực tiếp, Việt Nam có bị tác động ảnh hưởng gì từ sự kiện này?

Hoa Kỳ đánh đồng quan điểm của Việt Nam với Trung Cộng và Đài Loan về tự do hàng hải ở Hoàng Sa là một sự hiểu lầm đáng tiếc.

guns missouri firing inch uss
Lầu Năm Góc tuyên bố, hoạt động của tàu USS Curtis Wilbur nhằm thách thức các nỗ lực của cả ba bên tranh chấp, Trung Cộng, Đài Loan và Việt Nam muốn giới hạn các quyền hàng hải và quyền tự do xung quanh các thực thể địa lý mà họ yêu sách chủ quyền, bằng cách đòi nước khác phải xin phép hay thông báo trước khi đi qua không gây hại trong phạm vi 12 hải lý lãnh hải của các thực thể ở Biển Đông.

Đầu tiên cần phải lưu ý rằng, mục tiêu, đối tượng mà Mỹ muốn thách thức trong các hoạt động tuần tra bên trong phạm vi 12 hải lý một số thực thể ở Trường Sa và bây giờ là Hoàng Sa chỉ nhằm bác bỏ các "đòi hỏi quá mức" của các bên, mà cụ thể và điển hình nhất là Trung Cộng, đối với các vùng biển hiệu lực của các thực thể này, chứ không đề cập đến yếu tố CHỦ QUYỀN của các thực thể đó thuộc về quốc gia nào.

image
Câu hỏi đặt ra là, vậy yêu sách của Việt Nam, Trung Cộng và Đài Loan đối với các vùng biển hiệu lực xung quanh các thực thể ở Hoàng Sa khác nhau như thế nào? Cái nào phù hợp với Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) mà Hoa Kỳ đang cố gắng bảo vệ? Cái nào chống lại UNCLOS? Trả lời được những câu hỏi này sẽ tránh được những hiểu lầm đáng tiếc.

image
Tàu khu trục USS Curtis Wilbur
Thứ nhất, đối với Việt Nam, Luật Biển Việt Nam năm 2012 quy định rõ trong Điều 12 - Chế độ pháp lý của lãnh hải:

2. Tàu thuyền của tất cả các quốc gia được hưởng quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải Việt Nam. Đối với tàu quân sự nước ngoài khi thực hiện quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải Việt Nam, thông báo trước cho cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.

3. Việc đi qua không gây hại của tàu thuyền nước ngoài phải được thực hiện trên cơ sở tôn trọng hòa bình, độc lập, chủ quyền, pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Còn Phần 3, Điều 21 UNCLOS về luật pháp và các quy định của quốc gia ven biển liên quan đến đi qua vô hại trong lãnh hải:

image
1. Các quốc gia ven biển có thể THÔNG QUA CÁC LUẬT VÀ QUY ĐỊNH, phù hợp với các quy định của Công ước này và các quy định khác của pháp luật quốc tế, liên quan đến đi qua vô hại trong lãnh hải, đối với tất cả hay bất kỳ những điều sau đây: (....)

2. Các quốc gia ven biển có trách nhiệm cung cấp cho công chúng tất cả các luật và quy định đó.

3. Tàu nước ngoài thực hiện quyền đi qua vô hại qua lãnh hải phải tuân thủ tất cả các luật và quy định và các quy định quốc tế được chấp nhận chung liên quan đến việc phòng ngừa đâm va trên biển.

image
Như vậy có thể thấy rõ, Luật Biển Việt Nam không hề mâu thuẫn với UNCLOS, không hạn chế quyền đi qua vô hại của tàu nước ngoài trong lãnh hải 12 hải lý của mình bằng việc buộc các tàu này phải XIN PHÉP.

Về việc tàu quân sự nước ngoài thông báo trước cho cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam, điều này không những góp phần hỗ trợ các hoạt động đi qua vô hại trong lãnh hải Việt Nam của tàu nước ngoài được diễn ra thuận lợi và đúng luật, mặt khác còn bảo lưu quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam như Khoản 1 Điều 21 Phần 3 UNCLOS đã nêu.

Trung Cộng thì ngược lại, họ đòi tàu nước ngoài khi đi qua 12 hải lý lãnh hải mà họ yêu sách (vô lý, phi pháp đối với Hoàng Sa, Trường Sa) phải XIN PHÉP nước này.

Thời báo Hoàn Cầu ngày 30/1 dẫn lời bà Hoa Xuân Oánh, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói rằng, tàu thuyền quân sự nước ngoài muốn đi qua vô hại trong lãnh hải 12 hải lý (mà Trung Quốc yêu sách), phải được chính phủ Trung Quốc PHÊ CHUẨN.

image
Bà Hoa Xuân Oánh, Bộ Ngoại giao Trung Cộng.
Rõ ràng đó là sự vi phạm trắng trợn Khoản 1 Điều 24 Phần 3 UNCLOS. Nội dung này quy định, các quốc gia ven biển không được áp đặt các yêu cầu đối với tàu nước ngoài mà trên thực tế nhằm từ chối hoặc làm suy yếu quyền đi qua vô hại.

Bởi vậy, thiết nghĩ Lầu Năm Góc không nên đánh đồng Việt Nam vào một nhóm với Trung Cộng, Đài Loan trong vấn đề quyền tự do hàng hải ở Hoàng Sa, Trường Sa để có hành động phản đối. 

Việt Nam có chủ quyền đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, đồng thời Việt Nam cũng là thành viên UNCLOS, tuân thủ đầy đủ quy định của Công ước, bao gồm việc bảo đảm quyền tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông. Trung Cộng thì đang làm ngược lại.

Tại sao Mỹ lại chọn Hoàng Sa để "ra tay"?

image
Như đã nói ở phần trên, Hoa Kỳ chỉ thách thức các "đòi hỏi quá đáng", yêu sách làm phương hại đến quyền tự do hàng không, hàng hải ở Biển Đông chứ không đứng về bên nào khi nói đến CHỦ QUYỀN đối với các thực thể ở Biển Đông, cụ thể là 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.

Trường Sa là nơi 5 nước 6 bên có yêu sách. Quần đảo này lại án ngữ tuyến đường hàng hải huyết mạch toàn cầu và là nơi Trung Cộng đang quân sự hóa mạnh mẽ, đe dọa nghiêm trọng tự do hàng không hàng hải ở Biển Đông thì Mỹ can thiệp là điều dễ hiểu.

Còn Hoàng Sa dưới góc nhìn của Mỹ là nơi tranh chấp chủ quyền giữa Trung Cộng, Đài Loan và Việt Nam, không liên quan nhiều đến hoạt động hàng không, hàng hải, tại sao Mỹ lại lựa chọn làm đối tượng để thực hiện việc bảo vệ tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông lúc này?

image
Cá nhân tôi cho rằng, sở dĩ Hoa Kỳ chọn đảo Tri Tôn, Hoàng Sa để tiến hành tuần tra bảo vệ quyền tự do hàng hải lúc này, ngoài khả năng có thể Mỹ đã phát hiện thấy Trung Cộng đang có động thái nào đó về mặt quân sự ở Hoàng Sa, Washington còn có mục đích phá vỡ mưu đồ của Trung Cộng hòng hiện thực hóa đường lưỡi bò về mặt pháp lý.

Tạm gác lại câu chuyện chủ quyền đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, chỉ riêng việc ứng dụng và giải thích UNCLOS đối với 2 quần đảo này, Trung Cộng đã bộc lộ những mưu đồ nguy hiểm nhằm độc chiếm Biển Đông về mặt pháp lý.

Ngày 15/6/1996, Trung Cộng phê chuẩn UNCLOS và ban hành quy định về hệ thống đường cơ sở để tính chiều rộng lãnh hải, bao gồm quần đảo Hoàng Sa. 

Nước này tuyên bố xác định đường cơ sở của quần đảo Hoàng Sa bằng phương pháp vạch đường cơ sở thẳng chỉ áp dụng cho các quốc gia quần đảo, để nối liền 28 điểm nhô ra nhất của các đảo, đá, bãi cạn lúc nổi lúc chìm thuộc Hoàng Sa.

image
Hình minh họa đường cơ sở Trung Cộng tự vẽ ở Hoàng Sa bằng cách "vận dụng" vô lý phương pháp xác định đường cơ sở thẳng, áp dụng cho quốc gia quần đảo theo Điều 47 UNCLOS do học giả Song Phan, Sydney, Úc đồ họa.

Bắc Kinh có thể đang nhăm nhe công bố đường cơ sở lãnh hải đối với quần đảo Trường Sa, bãi cạn Scarborough với cùng một thủ đoạn tương tự. Nếu điều này xảy ra mà không vấp phải sự ngăn cản nào, Trung Cộng có thể hiện thực hóa đường lưỡi bò về mặt pháp lý.

Vấn đề ở đây là, cả Hoàng Sa, Trường Sa, Scarborough không phải quốc gia quần đảo theo Điều 47 UNCLOS, chúng không có một đời sống kinh tế riêng, do đó không thể áp dụng quy chế xác định đường cơ sở thẳng để tính chiều rộng lãnh hải như các quốc gia quần đảo. 

Cả Hoàng Sa, Trường Sa hay bất kỳ thực thể riêng biệt nào trong 2 quần đảo này và Scarborough đều không đủ điều kiện hưởng quy chế 200 hải lý vùng đặc quyền kinh tế theo Điều 121 UNCLOS vì chúng không có đời sống kinh tế riêng.

Nói cách khác, dưới ánh sáng của Công pháp quốc tế, Hoàng Sa và Trường Sa không có đường cơ sở để tính chiều rộng lãnh hải, không có lãnh hải chung cho cả quần đảo. Chỉ có một số thực thể thuộc 2 quần đảo này phù hợp với tiêu chuẩn của Điều 121 UNCLOS thì có lãnh hải riêng.

Tuy nhiên Trung Cộng lại đang tìm cách bẻ cong UNCLOS để đòi 200 hải lý vùng đặc quyền kinh tế cho Hoàng Sa, Trường Sa, Scarborough là những đối tượng họ yêu sách. Chỉ cần từ 3 điểm này, Trung Cộng vạch bán kính 200 hải lý là gần hết Biển Đông, bằng cách này Trung Cộng hòng hiện thực hóa đường lưỡi bò về mặt pháp lý. 

image
Để ngăn chặn và phá tan âm mưu này, Hoa Kỳ không chỉ cho tàu, máy bay tuần tra ở Xu Bi, Vành Khăn của quần đảo Trường Sa, mà nay còn bắt đầu tuần tra ở Tri Tôn, Hoàng Sa.

Tất nhiên có thể giữa các nước lớn họ có những tính toán khác nữa, đặc biệt là khi Mỹ và Trung Cộng đang cạnh tranh ảnh hưởng ngày càng gay gắt trong khu vực và trên Biển Đông. 

Trung Cộng có thể vin cớ các hoạt động này của Hoa Kỳ để đẩy nhanh quá trình quân sự hóa ở Biển Đông. Nhưng dù Mỹ tuần tra hay không thì Trung Cộng vẫn sẽ cứ làm tới. 

Bằng chứng là 3 đường băng quân sự và 7 đảo nhân tạo khổng lồ họ mới bồi đắp ở Trường Sa hay việc điều chiến đấu cơ ra Phú Lâm, Hoàng Sa và nối dài đường băng quân sự...

Vấn đề chủ quyền và UNCLOS

Qua việc Mỹ cho tàu tuần tra bên trong 12 hải lý ở Tri Tôn, Hoàng Sa, một lần nữa chúng ta với tư cách một bên liên quan trực tiếp có chủ quyền đối với 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa cần nhận thức rõ ràng, tách bạch giữa vấn đề CHỦ QUYỀN với vấn đề áp dụng và giải thích UNCLOS ở Biển Đông.

image
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter gần đây cũng đã giải thích rõ hoạt động tuần tra của tàu USS Lassen bên trong phạm vi 12 hải lý đá Xu Bi, Trường Sa, Khánh Hòa ngày 27/10 năm ngoái trong một bức thư trả lời thắc mắc của Chủ tịch Ủy ban Quân vụ Thượng viện John McCain.

Một số quan điểm cho rằng các hoạt động của Hoa Kỳ ở Biển Đông nhằm "thách thức yêu sách CHỦ QUYỀN" của Trung Cộng. Tuy nhiên điều này cần phải được hiểu chính xác là, Mỹ đang phá tan âm mưu của Trung Cộng hiện thực hóa đường lưỡi bò thông qua đòi hỏi vô lý 200 hải lý vùng đặc quyền kinh tế cho Hoàng Sa, Trường Sa, Scarborough chứ không phải vấn đề CHỦ QUYỀN đối với các thực thể ở Hoàng Sa hay Trường Sa.

Bởi nếu chúng ta nhầm lẫn điều này, vô hình chung chúng ta đang tiếp tay, tiếp sức cho Trung Cộng trong việc tung hỏa mù với dư luận, đánh tráo các khái niệm pháp lý để Bắc Kinh trục lợi phi pháp. 

Mặc dù chính quyền và các quan chức Mỹ rất công khai, minh bạch và nhất quán lập trường không thiên vị bên nào trong các bên yêu sách CHỦ QUYỀN ở Biển Đông, nhưng Mỹ kiên quyết chống lại các "đòi hỏi quá mức", yêu sách bành trướng trong việc áp dụng, giải thích UNCLOS gây cản trở tự do hàng không, hàng hải ở Biển Đông.

image
Còn Trung Quốc thì vẫn cứ cố tình hiểu sai và tuyên truyền sai.

Người Mỹ chưa bao giờ nói "các đảo ở Biển Đông" thuộc về quốc gia nào như Trung Cộng đang tuyên truyền. Họ chỉ quan tâm các thực thể này có hiệu lực pháp lý đến đâu. Không thể đòi 12 hải lý lãnh hải cho các bãi cạn lúc nổi lúc chìm. Càng không thể đòi 200 hải lý vùng đặc quyền kinh tế cho bất kỳ thực thể nào ở Hoàng Sa, Trường Sa hay Scarborough.

Đó là lý do tại sao ông Mã Anh Cửu vội vã ra đảo Ba Bình, Trường Sa lấy một ít rau trái, nước ngọt về để thanh minh rằng đảo này có 200 hải lý vùng đặc quyền kinh tế theo Điều 121 UNCLOS.

Tòa Trọng tài Thường trực PCA tới đây sẽ ra phán quyết về vụ Philippines kiện Trung Cộng áp dụng giải thích sai UNCLOS, trong đó có nội dung các thực thể ở Trường Sa không phải là một "Island" để hưởng quy chế 200 hải lý vùng đặc quyền kinh tế theo Điều 121 UNCLOS.

Câu chuyện về chủ quyền chúng ta phải đấu tranh theo một hệ thống pháp lý riêng, không phải việc áp dụng và giải thích UNCLOS. Tách bạch rõ hai điều này, chúng ta mới có thể đấu tranh hiệu quả trong việc bảo vệ chủ quyền, quyền và lợi ích hợp pháp của mình ở Hoàng Sa, Trường Sa cũng như vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa hợp pháp ở Biển Đông, không bị rơi vào những cái bẫy pháp lý đối phương đang cố tình giăng ra.

Thiết nghĩ chỉ có như vậy, chúng ta mới tận dụng tối đa được vai trò, ảnh hưởng của các cường quốc bao gồm Hoa Kỳ trong việc gìn giữ hòa bình, ổn định và luật pháp quốc tế ở Biển Đông, ngăn chặn mọi hành vi sử dụng vũ lực hay đe dọa sử dụng vũ lực.



TS Trần Công Trục