Tìm kiếm Blog này

Thứ Ba, 29 tháng 12, 2015

Bia hay rượu tốt hơn cho sức khỏe?

Trong mùa lễ hội cuối năm chúng ta có rất nhiều cuộc vui, và dĩ nhiên trong các buổi họp mặt chúng ta thương nâng ly chúc mừng nhau, và thế là lượng rượu beer sẽ uống nhiều hơn. 
Chúng ta không nhận biết được (Rượu hay Beer) loại nào tốt hơn và loại nào gây hại cho sức khỏa, mỗi loại đều có mặt tốt và xấu nếu chúng ta biết uống có chừng mực.
Xin mời các bạn đọc bài viết này.

Bia hay rượu tốt hơn cho sức khỏe?

dance cute pizza drinking beer

Ít có loại thức uống nào gây chia rẽ cho nhân loại như bia và rượu. Tất nhiên là không tính đến mùi vị - nhưng hai loại thức uống này tác động đến cơ thể và sức khoẻ của bạn theo những cách khác nhau.

image
Loại nào gây béo hơn loại nào? Tác động về tim của chúng ra sao? Và loại nào khiến bạn mệt mỏi hơn sau cơn say?

Điểm lại một số dữ liệu để lật tấm màn bí ẩn đằng sau hai loại thức uống được ưa chuộng nhất thế giới.

Bia hay rượu khiến bạn chóng say hơn?

design amazing cool drinking beer
Một pint (gần 570ml) bia hay một ly rượu đầy trung bình có chứa nồng độ cồn ngang nhau, tính theo tiêu chuẩn Anh là tương đương 2-3 đơn vị cồn (16-24g).

Tuy nhiên, việc bạn bị say phụ thuộc vào huyết mạch của bạn. Chuyện bạn bị say nhanh hay chậm tuỳ thuộc vào loại thức uống.


Mack Mitchell, từ Đại học Texas Southwestern Medical Centre, gần đây đã yêu cầu một nhóm 15 người đàn ông uống đến say bằng các loại thức uống khác nhau mỗi ngày.

image
Ông đảm bảo để lượng cồn hấp thu tương ứng với trọng lượng của mỗi người, và mỗi người tiêu thụ với một cường độ ngang nhau trong khoảng thời gian 20 phút.

Như dự đoán, rượu mạnh hoà vào huyết mạch nhanh nhất, dẫn đến nồng độ cồn trong máu cao nhất - kế đó là rượu thường (tăng lên mức cao nhất về nồng độ trong máu 54 phút sau khi uống) và sau đó là bia (62 phút sau khi uống).

Nói cách khác, rượu khiến bạn dễ say hơn bia.

Kết luận: Bia sẽ ít có khả năng làm bạn rơi vào những tình huống đáng xấu hổ hơn.

Cái nào làm bụng phệ hơn?

Food52 food food 52 dessert leftovers
Câu chuyện về ‘bụng bia’ là có thật.

Các chất cồn có chứa calories, đó là chưa tính đến các loại đường khiến cho những món nước uống ưa thích của chúng ta có mùi vị thật quyến rũ.

Một pint bia (gần 570ml) chứa khoảng 180 calories, cao hơn 50% so với một ly rượu nhỏ - đủ để khiến bạn tăng ký.

Đối với những người uống vừa phải, sự khác biệt lại khá nhỏ.

image
Một nghiên cứu gần đây cho thấy cả rượu và bia không gây tăng ký về ngắn hạn.

Tuy nhiên, các tác giả cũng lưu ý rằng nghiên cứu kéo dài nhất cũng chỉ vào khoảng 10 tuần.

Như vậy, những nghiên cứu trên có thể đã bỏ lỡ những trường hợp tăng ký.

Ví dụ, chỉ cần tăng 1kg trong thời gian này cũng đồng nghĩa với việc một cá nhân sẽ tăng 25kg trong vòng 5 năm tới - ngang với mang bầu 10 đứa bé gần tới ngày sinh cùng một lúc.

(Nhìn về khía cạnh tươi sáng của vấn đề, ý kiến cho rằng bia khiến ngực đàn ông bị to và nhão là điều đến nay vẫn chưa được chứng thực).

Kết luận: Sự khác biệt là khá nhỏ, nhưng rượu có thể có ưu thế hơn.

Loại nào gây cảm giác khó chịu hơn sau cơn say?

Shake Shack beer
Bất chấp những nỗ lực không nhỏ, các nhà khoa học vẫn chưa thể đánh bại được kẻ thù lớn nhất của những người thích uống: Sự khó chịu sau cơn say vào ngày hôm sau.

Chúng ta vẫn chưa hoàn toàn hiểu điều gì gây ra cảm giác này.

Tình trạng thiếu nước nhiều khả năng là một yếu tố quan trọng (chất cồn làm chúng ta đi tiểu nhiều hơn lượng nước chúng ta hấp thụ), tuy nhiên nó cũng có thể bắt nguồn từ các sản phẩm phụ của quá trình lên men.

RETROFUNK fail fall drunk falling
Được gọi là chất phụ sinh, những phân tử này mang lại cho mỗi loại thức uống mùi vị đặc trưng của chúng.

Tuy nhiên chúng cũng có thể có hại cho cơ thể - gây cảm giác nhức đầu và chóng mặt vốn thường xuất hiện sau một đêm say xỉn.

Nói chung, các loại thức uống sẫm màu hơn thường được cho là chứa nhiều chất phụ sinh hơn.

Tuy nhiên trên thực tế, các bằng chứng cho điều này vẫn chưa rõ ràng.

90s drinking vodka happy hour alcoholic
Mặc dù một số loại rượu mạnh như bourbon thường gây cảm giác khó chịu ngày hôm sau hơn là vodka trong suốt, các loại bia và rượu khác nhau dường như có ảnh hưởng ngang nhau.

Vì vậy bạn không cần đổ lỗi cho bản thân, trừ trường hợp bạn chủ động chọn các loại rượu mạnh nhất.

Kết luận: Các bằng chứng không đủ rõ ràng để kết luận.

Bia hay rượu tốt hơn cho sức khoẻ?

christmas drunk beer holiday santa
Chúng ta thường được nghe rằng một ly rượu mỗi ngày sẽ giúp làm cơ thể trẻ lại, giảm nguy cơ các bệnh liên quan tới tim, huyết áp cao và tiểu đường.

Chất bổ này được cho là đến từ ‘polyphenol’, (được tìm thấy rõ rệt nhất trong rượu đỏ), giúp làm dịu những chỗ viêm và dọn dẹp những hoá chất gây hại trong cơ thể.

Bia cũng chứa một lượng polyphenol đáng kể, và dường như chỉ mang lại những lợi ích khiêm tốn, na ná như rượu trắng nhưng kém tác dụng hơn rượu đỏ.

wine drinking drink red wine eat up
Tất nhiên tất cả những điều này không có nghĩa là bạn nên uống quá lố - nhưng việc uống một ly mỗi ngày có thể có lợi cho sức khoẻ.

Kết luận: Rượu đỏ thắng. Nhưng nếu không có rượu thì uống bia sẽ tốt hơn là không uống gì.

Kết luận chung

Khi nói đến lợi ích về sức khoẻ, rượu được cho là loại thuốc tốt.

tv couple drinking scandal drink
Tuy nhiên, những người yêu thích bia ít nhất cũng có thể nói rằng loại thức uống của họ có bề dày lịch sử.

Một số nhà nhân chủng học cho rằng sự yêu thích bia của chúng ta có thể đã tạo tiền đề cho nông nghiệp và từ đó, tạo tiền đề cho cả nền văn minh của nhân loại.
Đó là điều có lẽ bạn sẽ muốn nghĩ đến lần tiếp theo vào quán bar.



David Robson

2015: một năm kinh hoàng?

Tổng kết tình hình những điểm nổi bật nhất trong năm 2015. Có thể nói năm 2015 là một năm rất tồi tệ vì bọn khủng bố đã nổi lên tấn công ở nhiều nơi trên thế giới.


2015: một năm kinh hoàng?

sky paris clouds
Các vụ tấn công khủng bố làm truyền thông tốn nhiều giấy mực trong năm nay, với Charlie Hebdo và gần đây là loạt tấn công Paris, rồi chiếc máy bay của hàng không Nga bị rơi ở Sinai, vụ sát hại ở bờ biển Tunisia đều được nhắc tới. Nhưng những vụ bạo lực dã man khác ở Nigeria, Afghanistan và Pakistan không được truyền thông chú ý quá nhiều.

image
Lễ tưởng niệm các nạn nhân vụ tấn công Paris tại Kathmandu

Nhắc lại những sự kiện được bàn tới nhiều nhất trong năm nay, và điểm qua những sự kiện khác mà có thể quý vị chưa nghe tới.

Pháp

Khởi đầu năm nay khá tồi tệ ở Pháp.

Hồi tháng Một, loạt tấn công trong và ngoài thủ đô Paris khiến 26 người thiệt mạng, gồm cả ba kẻ tấn công, và 22 người bị thương.

image
Vụ đổ máu khởi đầu bằng thảm sát ở tòa soạn báo biếm họa Charlie Hebdo hôm thứ Tư 7/01, và kết thúc bằng chiến dịch khổng lồ của cảnh sát cùng hai vụ vây hãm hai ngày sau đó.

Nhưng con số thiệt hại này chỉ là một phần nhỏ so với loạt tấn công xảy ra vào tháng 11.

Thứ Sáu ngày 13/11, một người đàn ông đeo thắt lưng gài thuốc nổ được cho là đã bị chặn không cho vào sân bóng đá Stade de France sau khi bị kiểm tra an ninh và tìm thấy chất nổ.

Theo các thông tin, người này đã lùi lại khỏi nhóm an ninh và cho phát nổ tự sát khiến một người gần đó thiệt mạng.

image
Đây là vụ nổ đầu tiên trong số ba vụ nổ bên ngoài sân vận động Stade de France ở mạn Bắc Paris, khi Pháp đấu trận giao hữu với Đức, và là một trong những loạt tấn công quanh thủ đô của Pháp khiến 130 người thiệt mạng và hàng trăm người bị thương.

Nigeria

image
Chợ Kuje ở Abuja, Nigeria sau vụ đánh bom hôm 3/10
Mặc dù nhóm Nhà nước Hồi giáo tự xưng có thể gây chú ý nhưng con số người chết do quân nổi dậy Boko Haram ở Nigeria gây ra lại nhiều hơn trong năm nay.

Hồi tháng Một, nhóm này tấn công thị trấn Baga ở phía Đông Bắc. Nigeria nói 150 người thiệt mạng nhưng tin tức từ dân địa phương cho rằng có tới 2.000 người chết.

image
Một loạt tấn công súng và bom ở nhiều thị trấn khác nhau khiến hàng trăm người chết hồi tháng Sáu, Bảy và Tám.

Dân quân Hồi giáo được cho là chịu trách nhiệm các vụ tấn công ở quốc gia láng giềng Chad và Cameroon trong năm nay.

Pakistan

image
Một tình nguyện viên khám soát chiếc xe bus sau nổ bom ở Quetta, Pakistan hôm 19/10
Các đền thờ Hồi giáo của người Shia ở Pakistan trở thành mục tiêu tấn công trong nhiều lần suốt năm 2015.

Ít nhất 40 người thiệt mạng trong vụ nổ bom một đền thời Hồi giáo ở tỉnh Sindh vào tháng Một.

Dân quân Sunni liên quan tới Taliban người Pakistan nói đã thực hiện vụ tấn công.
Các vụ tấn công tương tự đã xảy ra vào tháng Hai và tháng Mười; nhiều nhà thờ ở Lahore bị tấn công vào tháng Ba.

Hồi tháng Năm, ít nhất 45 người thiệt mạng do tấn công súng trên xe buýt chở người Hồi giáo Ismali Shia ở thành phố Karachi.

Afghanistan

image
Tháng Tư, ít nhất 33 người chết và 100 người bị thương trong vụ nổ bom tự sát ở thành phố phía Đông Afghanistan, Jalalabad.

Vụ nổ xảy ra bên ngoài ngân hàng nơi nhân viên chính phủ và quân sự lĩnh tiền lương.

Tháng Năm xảy ra loạt tấn công tự sát ở khắp Kabul.

Tunisia

image
38 người mất mạng sống khi một người xả súng vào khách du lịch đang đi nghỉ tại khu nghỉ dưỡng phía Bắc Sousse, Tunisia.

Nhân chứng tả lại cảnh tay súng, được nhận diện là sinh viên người Tunisia, Seifeddine Rezgui, tới bãi biển bằng thuyền cao tốc hoặc moto nước vào khoảng trưa ngày thứ Sáu 26/06.

image
Rezgui đi dọc bãi biển, lấy khẩu AK-47 từ một chiếc ô che nắng và xả súng bừa bãi vào du khách đang tắm nắng bên ngoài khách sạn năm sao.

Đầu năm nay, 22 người, trong đó có ít nhất 17 du khách nước ngoài, bị thiệt mạng trong vụ tấn công súng ở bảo tàng Bardo tại thủ đô Tunis.

image

Cảnh sát Anh cho rằng hai vụ tấn công liên quan đến nhau.

Thổ Nhĩ Kỳ

image
Hai vụ nổ bom trong chiến dịch diễu hành vì hòa bình ở thủ đô Ankara khiến hơn 100 người chết hồi tháng 10 – là vụ tấn công nghiêm trọng nhất trên đất Thổ Nhĩ Kỳ.

Một tâm lý gia tư vấn cho các nạn nhân vụ tấn công nói hơn 1.000 bộ phận thi thể đã được thu thập để nhận diện nạn nhân.

image
Hàng nghìn người đã chứng kiến vụ nổ kép trong lúc tụ tập biểu tình bên ngoài bến tàu Ankara.

Vụ tấn công trước đó ở thị tấn Suruc khiến hơn 30 nhà hoạt động đang bàn thảo về việc tái xây dựng thị trấn Kobane gần đó ở Syria.

Chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ đổ trách nhiệm lên IS đối với hai vụ tấn công.

Ai Cập

image
Tháng 10/2015, phi cơ Airbus A-321 rời khu nghỉ dưỡng Sharm el-Sheikh ở Hồng Hải, hướng về thành phố St PetersBurgh của Nga, đột ngột mất độ cao và rơi xuống sa mạc Sinai.

Nguyên nhân được cho là do có thiết bị nổ trên máy bay. Nhóm liên quan tới IS ở bán đảo Sinai nói đã thực hiện vụ tấn công khiến 22 người chết, trong đó đa số là du khách Nga.

image
Các nhà điều tra Ai Cập nói cho tới nay vẫn chưa tìm được chứng cứ nào cho thấy máy bay rơi do khủng bố. Tuy nhiên Nga và phương Tây không đồng ý với quan điểm này.

Lebanon

Một ngày trước vụ tấn công Paris hồi tháng 11, ít nhất 37 người bị giết và 191 người bị thương trong hai vụ tấn công tự sát ở khu dân cư của thủ đô Beirut.

image
Những kẻ tấn công cho bom nổ ở khu phố đông người thuộc vùng ngoại ô phía Nam, Burj al-Barajneh, thành trì của phong trào người Shia Hồi giáo cực đoan Hezbollah.

Một lần nữa, IS đứng ra nhận trách nhiệm.

image
Đây là vụ đánh bom nghiêm trọng nhất ở Beirut kể từ khi cuộc nội chiến kết thúc 25 năm trước.

Hoa Kỳ

image
Nổ súng ở San Bernardino được FBI coi là một vụ khủng bố
Ngày 02/12, ít nhất 14 người chết sau khi một tay súng tấn công trung tâm cộng đồng ở San Bernardino, California.

image
Hai nghi phạm trang bị nhiều súng ống đạn dược – Syed Rizwan Farook và vợ Tashfeen Malik – bị giết trong lúc đọ súng với cảnh sát.

Cả hai mang súng sát thương và súng ngắn, và mặc “quần áo kiểu nhà binh”, và quan chức Hoa Kỳ nói rằng người vợ đã tuyên thệ với Nhà nước Hồi giáo tự xưng trên mạng xã hội vào ngày xảy ra vụ xả súng. Cục điều tra Liên bang FBI coi vụ việc là hành động khủng bố.

image
Syed Rizwan Farook “sống giấc mơ Mỹ” và có “mọi thứ để được hạnh phúc”, những người quen biết nghi phạm nói.

Cặp đôi cũng có một bé gái sáu tháng tuổi.

image

Một năm đặc biệt?

Đây chỉ là một số vụ tấn công quy mô nhất xảy ra trên khắp thế giới trong năm nay, nhưng vẫn còn rất nhiều vụ khác nữa.

Những kẻ tấn công bom tự sát ở hai đền thờ Hồi giáo tại thủ đô Sanaa của Yemen hồi tháng Ba chẳng hạn, đã giết ít nhất 126 người và làm bị thương nhiều người khác.
Có quá nhiều vụ bạo lực để có thể kể ra ở đây, nhưng liệu 2015 có phải là một năm đặc biệt về bạo lực?

star survivor shooting ultimate survival
Không đơn giản để đối chiếu các số liệu thống kê do đôi khi khó có được con số đáng tin về số người chết và người bị thương ở một số nơi trên thế giới.

Với những con số trong các vụ tấn công được đưa tin, và những có số có thể với tới được, 2015 có thể là năm tồi tệ hơn 2014, với 80% số thiệt mạng so với năm trước và là năm đẫm máu nhất kể từ 2001, theo Global Terrorism Index, tổ chức chuyên theo dõi những vụ tấn công như trên.

gun shooting reservoir dogs harvey keitel quentin tarantino

Thứ Năm, 24 tháng 12, 2015

Chúc Mừng Giáng Sinh Và Năm Mới

Thân chúc toàn thể quý vị cùng thân quyến trong mùa lễ hội cuối năm có thật nhiều niềm vui
Trong mùa lễ Giáng Sinh thật bình an và tràn đầy hạnh phúc trong mái ấm gia đình.
Trong năm mới - Tài lộc thật dồi dào - Vạn Sự Như Ý.

Wishing you a Merry Christmas and a Happy New Year. 
May the joy and peace of Christmas be with you now and throughout the new year!

Inline image 1


Mời các bạn hãy click mouse vào đường link YouTube, để thưởng thức những nhạc phẩm rất hay
và xem những đoạn video clip tuyệt vời.
Please click all the links below to open, view and enjoy the Christmas cards.

Merry Christmas The Christmas Tree:

Merry Christmas Twelve Days of Christmas:

Merry Christmas O Holy Night:

Merry Christmas Sleigh Ride:

Merry Christmas Snow Angel:

Merry Christmas Santa's Workshop:

Merry Christmas Top Hat and Tails:

Merry Christmas Christmas Greenhouse:

Click on the stamp to open this Christmas e-Card:

Click a Deer for a holiday cheer:


and listen to the song We wish you a Merry Christmas 
song by four different singers (click on each of the links below):

https://www.youtube.com/watch?v=CWqgu6EalzM
https://www.youtube.com/watch?v=rjMUGbtvAH8
https://www.youtube.com/watch?v=VInCKglcdcM

Suối Nguồn AET.

Thứ Ba, 22 tháng 12, 2015

Tới miền đất cô liêu nhất thế giới

Chúng ta đang sống trong những thành phố chật chội đông dân, trong lúc lái xe chạy trong thành phố San Jose và những thành phố nằm trong vùng thung lũng điện tử, tôi thường nói đùa với bà xã tôi "thành phố này con người càng lúc càng đông như kiến" mọi ngõ ngách trên đường phố đều đông đúc, đôi lúc cảm thấy như ngộp thở, vì mọi sắc dân trên thế giới đều đổ về nơi đây, thật đúng với câu nói "mật ít mà ruồi thì quá nhiều". Đôi lúc chúng ta cần một nơi thật yên tĩnh để cho tâm hồn được lắng đọng, không bị nhiễu loạn vì tình trạng chen lấn trong thành phố.

Tôi tình cờ đọc bài viết về miền đất cô liêu nhất thế giới, tôi lại mơ ước có một lần đến thăm nơi ấy để cảm nhận được sự tỉnh lặng đến (vô cực) nghĩa là một sự tĩnh lặng gần như tuyệt đối, để nhận biết được khi ấy tâm hồn ta sẽ ra sao, có đạt đến cảnh giới vô vi hay không.

Xin mời các bạn cùng tôi đến thăm miền đất cô liêu nhất thế giới.

Tới miền đất cô liêu nhất thế giới

cinemagraph earth quiet
Có hai nơi duy nhất trên thế giới giữ kỷ lục đạt bảy trong số 10 tiêu chí cần thiết để lọt vào danh sách di sản thế giới của Unesco.

Thứ nhất là Thái Sơn, một trong năm ngọn núi khổng lồ ở tỉnh Sơn Đông, Trung Cộng. Thứ hai là khu Di sản Thiên nhiên Hoang dã Toàn cầu ở Tasmania, một chuỗi sáu công viên quốc gia bao phủ một phần năm diện tích đảo của bang nằm ở cực nam nước Úc.

Cơ quan Quản lý Công viên và Đời sống Hoang dã Tasmania nói nơi này là một trong những nơi hoang dã thật sự còn sót lại trên thế giới.

image
Từ rặng Wilmot ngắm xuống hồ Pedder

Và khu vực hoang dã nhất, rộng nhất, ít người tới nhất là Công viên Quốc gia Southwest, rộng 6.000 cây số vuông, gồm các dãy núi mang sắc xanh – vàng, các hồ băng, những con sông hung dữ, những khu rừng nhiệt đới và những vùng đồng hoang nằm ở góc tây nam của hòn đảo được mệnh danh là đảo cây táo này.

Nơi không bóng người

Các cơn gió lốc và những trận mưa tầm tã quần đảo nơi này trong gần chín tháng mỗi năm. Khi những vạt nắng cuối cùng cũng xuyên qua được đám mây cuộn dày vào tháng Mười Hai thì cũng là lúc công viên quốc gia đón chào hai nhóm khách đặc biệt.

Nhóm đầu tiên với khoảng 1.000 người mỗi năm, gồm những tay đi bộ đường trường riêng rẽ; họ bay đến từ khu mỏ thiếc cũ ở Melaleuca nằm ở vùng duyên hải miền nam Tasmania, nơi bắt đầu của tuyến đường dọc bờ biển, South Coast Track.

Với khung cảnh núi non làm sững người, những điểm vượt dòng sông nước siết, dốc đứng cứng cơ chân và thời tiết khắc nghiệt, hành trình vất vả kéo dài 84 cây số tới ngôi làng Cockle Creek ở phía đông được coi là một trong những tuyến đi bộ đường trường hoang dã, thách thức nhất thế giới.

image
Cắm trại trên đỉnh Eve Peak thuộc rặng Anne
Những người đi bộ phải đủ sức để vác theo balo cỡ lớn với đủ quần áo và đồ ăn cho một tuần, cộng với bộ bếp du lịch để nấu ăn, lều, túi ngủ, túi đồ y tế và bộ phát tín hiệu vô tuyến gọi cứu hộ.

Nhóm thứ hai gồm khoảng 100 người tham gia một trong tám chuyến chèo thuyền kayak hàng năm, là hoạt động có tên Roaring 40’s, bắt đầu từ đầu tháng Mười Hai đến giữa tháng Ba.

Là một trong hai công ty du lịch sinh thái duy nhất được phép hoạt động trong công viên này, Roaring 40’s tổ chức các chuyến chèo thuyền mạo hiểm kéo dài từ ba đến bảy ngày, đi qua các vùng biển thuộc Khu bảo tồn Hàng hải Cảng Davey, là nơi hẻo lánh nhất, ít người qua lại nhất của Công viên Quốc gia Southwest.

Quyền độc quyền này rất có thể sẽ sớm mất đi, bởi Cơ quan Quản lý Các Công viên Quốc gia và Đời sống Hoa dã Tasmania đang cân nhắc tới việc biến toàn bộ khu vực Di sản Hoang dã Tasmania, trong đó bao gồm cả Công viên Quốc gia Southwest, thành thủ đô du lịch sinh thái mới trên thế giới.

Theo các số liệu mới nhất từ tờ Sydney Morning Herald, trong số 37 loại hình du lịch tiềm năng được kiến nghị, các quan chức chính phủ đang xem xét phát triển loại hình mô hình đi bộ đường dài có dịch vụ hướng dẫn cao cấp trên tuyến đường dọc biển South Coast Track.

Việc này kéo theo nhu cầu phải xây cất năm địa điểm có lều trại cố định để làm nơi dừng chân, và các bãi đáp dành cho máy bay trực thăng, từ đó thu hút thêm hàng ngàn du khách tới mỗi năm.

image
Hoàng hôn tại vũng Bramble Cove
"Việc nâng cấp đường băng thô sơ ở Melaleuca thành một sân bay nhỏ đang được bàn đến,” người phụ trách nhóm thám hiểm của Roaring 40’s, Reg Grundy nói.

"Nếu việc đó được tiến hành, máy bay sẽ có thể cất cánh và hạ cánh 12 tháng một năm và việc xây dựng một loạt các nhà nghỉ sinh thái ở đây sẽ khả thi. Dù chuyện đó có xảy ra hay không, thì tôi nghĩ rằng nơi này chắc chắn sẽ thay đổi."

Ở rìa thế giới

Tôi tham gia chuyến thám hiểm ba ngày của Roaring 40’s, với hành trình 112km qua Khu bảo tồn Hàng hải Port Davey để ngắm nhìn công viên trước khi có những thay đổi diễn ra.
"Máy bay hạ cánh thế nào?" Grundy hỏi. Ý ông nói đến chuyến bay ngồi bó gối chật chội của chúng tôi từ thủ phủ Hobart, bay men theo những ngọn núi lởm chởm từ biển nhô lên ở dọc ven biển phía nam Tasmania trước khi hạ cánh xuống Melaleuca.

Là một người tốt bụng với giọng nói đặc Úc và phong cách rất giống với Bear Grylls, tay phiêu lưu chuyên thử nghiệm các kỹ năng sinh tồn nơi hoang dã khắc nghiệt đồng thời là một người dẫn chương trình truyền hình nổi tiếng của Anh, Grundy coi mọi thứ đều đơn giản, trừ vấn đề đảm bảo an toàn.

"Tôi sẽ không tô vẽ văn vẻ gì hết," ông nói. "Đây là một cuộc thám hiểm ở rìa thế giới. Chẳng có gì ở đây hết. Nếu thời tiết biến động, chúng ta cần phải có đủ tự tin để sống sót ở vùng hoang dã trong thời gian dài."

image
Hồ Oberon ở dãy núi Western Arthur
Từ đường băng, chúng tôi mang theo túi đồ, băng qua cánh đồng đầy hoa dại tới bờ lạch Melaleuca, nơi có vài chiếc thuyền kayak đôi loại đi trên biển với đồ dùng cần thiết đã chờ sẵn.

Sau khi mặc bộ đồ chịu gió, nước, chúng tôi lên thuyền và bắt đầu chèo vào vùng hoang dã.

Hệ sinh thái đặc biệt

Chúng tôi mất cả buổi sáng chèo lên hướng bắc mới tới được khu vực biển Melaleuca, một vùng nước hẹp với những hàng cây đước, rồi ăn trưa ở Forrest Lagoon, một khu trại dọc đường có chừng chục căn nhà gỗ cách Melaleuca 6km xuôi theo dòng sông.

Sau khi lót bụng với vài lát bánh mì, chúng tôi chèo tiếp lên phía bắc vào Bathurst Harbour trước rẽ sang hướng tây vào vùng Bathurst Narrow.

Tại đây, lần đầu tiên chúng tôi được nhìn thấy làn nước của khu bảo tồn Port Davey Marine. Nó có màu nước trà, tạo ra từ sự hoà trộn của dòng nước ngọt với lượng nước mặn, bao quanh bởi những bãi thạch anh và đá phủ rêu xanh lục hoặc màu vàng huỳnh quang. Port Davey là một trong những cửa sông có màu kỳ lạ nhất trên Trái Đất.

Bên dưới mặt nước là một thế giới thậm chí còn kỳ lạ hơn nữa - một hệ sinh thái thiếu ánh mặt trời, là nơi của các loại rong biển, san hô mềm, sao biển, cầu gai màu cam, đỉa biển và các động vật biển không xương sống vốn chỉ có ở đây.

image
Cắm trại gần vũng Camble Cove
Nguồn sáng yếu ớt và nguồn dinh dưỡng thấp đã ảnh hưởng tới toàn bộ nhịp thở sinh thái; tại Port Davey hầu như không có chim chóc gì, khiến khu bảo tồn tĩnh mịch đến rợn người.

Chúng tôi trải qua đêm cắm trại đầu tiên trên bãi biển Balmoral, một trảng cát thạch anh trắng trông nhỏ bé bên những vách đá cheo leo hùng vĩ của núi Rugby.

Miền đất hoàn toàn tách biệt với thế giới

Giữa hè mà vẫn cảm thấy lạnh, chúng tôi cuộn mình trong túi ngủ, nằm trong những căn lều cá nhân hầm hập hơi nước.

Thời gian không còn ý nghĩa gì nữa khi chúng tôi tiếp tục chèo ngược sông tới Bathurst Channel, là vùng nước dài 12km nối với Nam Đại Dương.

Chúng tôi chèo qua những hòn đảo nhỏ có những đám cần tây ở trên, nơi chưa từng biết đến lửa trong hàng thế kỷ qua và phủ kín các loài cây cối, hoa cỏ đã tuyệt chủng trên đất liền từ lâu.

Nước nơi này sâu hơn, có chỗ sâu tới 40 mét, đen sẫm như mực và được bao quanh bởi những bức tường đá phủ đầy hải quỳ màu cam, rong biển xanh ngả sắc huỳnh quang và tảo bẹ màu vàng.

Đằng sau đám cỏ rong này, nhìn ra khắp nơi ta thấy những rặng núi xanh xám, những khe đá bị nước xâm thực lõm vào trong với những hàng cây bạch đàn tối sẫm, trông như nếp da nhăn của gã khổng lồ đang ngủ.

image
Mt Rugby soi bóng xuống vịnh Bathurst Harbour mờ sương
Vào ngày thứ hai, khi cắm trại gần một trạm săn cá voi từ xưa tại Bramble Cove, chúng tôi tìm thấy vài vỏ chai thuỷ tinh méo mó được làm thủ công từ thời đầu thế kỷ 19, dùng đựng rượu rum.

Chúng tôi cũng dừng chân tưởng nhớ bên mộ Critchley Parker Junior, một doanh nhân Melbourne bị lạc và chết vì kiệt sức hồi đầu thập niên khi thám hiểm một vùng đất với ý tưởng táo bạo để thiết lập một quê hương cho người Do Thái ở châu Âu.

Chúng tôi cũng đã đến thăm một trong 37 địa điểm hang động thổ dân Úc châu nổi tiếng trong Khu bảo tồn Hàng hải Port Davey, nơi các nhà khảo cổ đã tìm thấy các món đồ bằng đá 30.000 năm tuổi và bằng chứng về hoạt động đánh bắt hải sản.

Sáng hôm sau, chúng tôi dỡ trại một giờ trước khi trời sáng và đi một vòng trên cửa sông Bathurst Channel và Port Davey.

Chèo thuyền trên sóng dữ

Với những cơn sóng dồn dập ập vào từ Nam Đại Dương, đường bờ biển Port Davey là một quần thể gồm những vách đá dựng đứng cạnh biển, những vịnh nhỏ kín gió, bãi biển lộng gió và các hòn đảo tí xíu lỗ chỗ như tổ ong với các vòm đá đủ rộng để ta chèo thuyền qua.

image
Những hòn đảo nhỏ ở Port Davey
Nhóm đảo đầu tiên - quần đảo Breaksea – nằm cách cửa Bathurst Channel không tới 1km. Nhưng tới được đó là cả một thử thách. Không như mặt nước phẳng lặng thường gặp ở các cửa sông, những cơn sóng ở Port Davey có thể cao tới 4m, thậm chí tới 12m trong những trận bão cuồng nộ mùa đông.

"Ta sẽ có cảm giác vừa sợ vừa thích khi những con sóng lớn đầu tiên quét qua đáy thuyền kayak," Grundy nói với vẻ giễu cợt.
Sau khi tới được đảo, chúng tôi dành một giờ khám phá hang động trên biển, chèo xuồng qua vòm đá và và những vách đá cao chót vót trong lúc sóng biển không ngừng xô, đập ồn ào vào bờ đầy vách đá và lộng gió.

Grundy ra hiệu rằng chúng tôi không thể ở đây lâu hơn nữa.

Nam Đại Dương là nơi có những con sóng lớn nhất thế giới; thời tiết chỉ cần thay đổi một chút cũng có thể khiến chúng tôi gặp rắc rối.

Chúng tôi nhanh chóng quay thuyền và trở lại cửa sông, đi vào vùng nước màu trà yên bình lặng lẽ Melaleuca.

Ở nơi tách biệt khỏi phần còn lại của thế giới này, thiên nhiên thống trị mọi thứ và tôi cảm nhận vô cùng rõ về sự cô đơn.

Sau 15 năm chuyên viết về du lịch, tôi may mắn được tới thăm hầu hết những vùng đất kỳ lạ, bất thường và xa xôi nhất trên thế giới. Nhưng hiếm nơi có thể so sánh được với Công viên Quốc gia Southwest, một nơi đẹp không tưởng, không hằn dấu thời gian và nằm ở bên rìa thế giới.



Ian Lloyd Neubauer

cinemagraph earth