Tìm kiếm Blog này

Thứ Năm, 30 tháng 7, 2015

Mỹ: Dùng sơn “bắn ngược nước tiểu” để chống đái bậy trên phố

Ờ bất cứ thành phố đông dân cư ở bất cứ quốc gia nào, nạn đái bậy cũng đếu xẩy ra, vì lý do không có đầy đủ nhà vệ sinh để phục vụ, do đó căn bệnh (tiểu đường) rất phổ biến.
Chỉ có loại sơn này may ra mới trị được bệnh tiểu đường. 
Thật đáng phục nhà phát minh nào đã sáng chế ra loại sơn kỳ diệu này.

Mỹ: Dùng sơn “bắn ngược nước tiểu” 

để chống đái bậy trên phố

http://baomai.blogspot.com/
Theo CNN, giới chức thành phố San Francisco, Mỹ vừa sử dụng một loại sơn “chống tè bậy” đặc biệt cho 10 bức tường xung quanh thành phố. Người tè bậy vào bức tường này sẽ bị nước tiểu bắn ngược trở lại.

Sở Công chính thành phố San Francisco cho hay biện pháp này đã được thành phố Hamburg, Đức áp dụng từ vài tháng trước.

http://baomai.blogspot.com/
Một khi tè vào bức tường được sơn bằng loại sơn đặc biệt trên, người tè bậy sẽ ngay lập tức bị nước tiểu bắn vào quần áo hoặc giày bởi nước tiểu sẽ không chảy xuống tường như với loại sơn thông thường mà bị đẩy ngược trở lại.

image
Tiểu tiện bừa bãi là một vấn đề khá nhức nhối ở San Francisco trong nhiều năm qua. Năm 2002, thành phố đã thông qua luật cấm tiểu tiện công cộng và ra mức phạt từ 50 đến 100 USD cho mỗi lần vi phạm, nhưng lệnh cấm này dường như không có tác dụng.

image
Kể từ đầu tháng Giêng, Sở Công chính thành phố đã phải dọn rửa tới 375 lần những khu vực bị tè bậy nhiều trong thành phố. Giới chức thành phố hy vọng, biện pháp dùng loại sơn đặc biệt trên sẽ giúp xóa bỏ tình trạng tè bậy.

Không chỉ ở San Francisco, nhiều thành phố khác trên trên thế giới cũng phải đối mặt với nạn tè bậy. Theo CNN, năm ngoái, một số người Hong Kong và du khách từ Trung Quốc đại lục đã xảy ra cãi vã sau khi một phụ huynh cho con tè ngay trên đường phố Hong Kong.

image
Năm 2009, thủ đô của New Delhi của Ấn Độ đã phải phát động một chiến dịch lớn để ngăn chặn việc tiểu tiện nơi công cộng. Họ treo những tấm biển chống tè bậy lớn dọc theo các con đường đông đúc của thành phố.

Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ CNN, một kênh truyền hình nổi tiếng của Mỹ, thuộc sở hữu tập đoàn Time Warner. CNN là một trong những kênh thông tin uy tín nhất thế giới.



Phạm Khánh

http://baomai.blogspot.com/

Thứ Tư, 29 tháng 7, 2015

Rắc rối về 'đường biên giới hiện trạng VN và kampuchia

Cũng phát xuất từ tham vọng thôn tính Miền Nam Việt Nam, do đó cộng sản miền bắc và tay sai là Mặt trận GPMN đã bán đứng phần biên giới cho Sihanouk (Cambodge)
VNDCCH không có thẩm quyền để tuyên bố nhìn nhận «đường biên giới hiện trạng» do Sihanouk nộp ở LHQ vì nó không thuộc thẩm quyền của thực thể chính trị này. MTGPMN cũng vậy. 

Ngày nay Chính quyền Hun Sen đã kêu gọi các nước giúp tìm lại bản đồ
Chính thức vào ngày 3-8-1959, Sihanouk sang Sài Gòn đề nghị với Tổng thống Ngô Đình Diệm 
«Đường biên giới hiện trạng» của Sihanouk đề nghị được thể hiện trên bộ bản đồ do Sở Địa dư Đông dương ấn hành (trước năm 1954). 
Đường biên giới này bị ông Diệm từ chối (nhưng vào thời điểm đó, chính quyền cộng sản VNDCCH và MTGPMN đã đứng ra công nhận)
Theo tinh thần « uti possidetis » của công pháp quốc tế.
Trên quan điểm công pháp quốc tế, các tuyên bố của VNDCCH và MTGPMN nhìn nhận «đường biên giới hiện trạng» của Cambodge đều không có giá trị ràng buộc.

Rắc rối về 'đường biên giới hiện trạng'

image
Bất đồng về biên giới vẫn đang kéo dài

Thế nào là «đường biên giới »?

Quan niệm « biên giới – frontière, boundary » trên tinh thần công pháp quốc tế là một quan niệm rất mới, chỉ có từ đầu thế kỷ 20, sau khi quan niệm « quốc gia – Etat » được hình thành.

Theo đó đường biên giới được định nghĩa như là « vỏ bao bọc liên tục một tập hợp không gian của một quốc gia », là « điểm chấm dứt thẩm quyền quốc gia về lãnh thổ ».

Học giả Michel Foucher trong tập « Fronts et Frontières » (Tiền tuyến và Biên thùy) có nói rằng : «Phải có hai bên mới vẽ được đường biên giới».

Trường hợp biên giới Việt Nam-Cambodge (sau này là Kampuchia), biên giới thực ra chỉ có «một bên» đứng ra hoạch định là Pháp. Đó là đường biên giới «thuộc địa».

image
Đường biên giới (thuộc địa) này, đáng lẽ sau khi hai bên thiết lập lại nền độc lập, trở thành đường biên giới «quốc tế» theo tinh thần « uti possidetis » của công pháp quốc tế.

Nhưng ông hoàng Sihanouk đã không nhìn nhận cơ sở pháp lý này và yêu cầu Pháp trả lại lãnh thổ Nam kỳ cũng như đảo Phú Quốc về phía Cambodge. Biên giới của Sihanouk là «biên giới lịch sử», nhưng ông đã bỏ qua giai đoạn lịch sử dưới triều Minh Mạng lãnh thổ Cambodge đã thuộc về Việt Nam.

Yêu cầu của Sihanouk phi lý, không ai có thể thỏa mãn được.

Vấn đề của nhiều bên

image
Chiến tranh Việt Nam bùng nổ. Vấn đề biên giới không thuộc phạm vi của hai bên (Việt Nam Cộng hòa và Cambodge), mà trở thành vấn đề của nhiều phía.
Các nguyên tắc quốc tế về sự «biên giới bất khả xâm phạm», «không can thiệp vào nội bộ quốc gia khác»… đã bị xóa bỏ.

Phía Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mặt trận Giải phóng Miền Nam lợi dụng lãnh thổ Cambodge để lập chiến khu (vùng Mỏ Vẹt, tức tỉnh Svay Rieng). Mỹ và VNCH truy kích Việt Cộng phải xâm phạm lãnh thổ Cambodge.

Trong khi Trung Cộng, tính toán từ xa, đã sử dụng vấn đề dân tộc chủ nghĩa và biên giới để tố cáo Mỹ đồng thời kềm hãm các phía VN.

Người ta chỉ cần hai bên để vẽ đường biên giới. 6 bên (Mỹ, Trung Cộng, VNDCCH, MTGPMN, VNCH và Cambodge) là quá nhiều, trong khi phía Cambodge lại có nhiều khuynh hướng khác nhau mà Sihanouk chỉ đại diện cho một phía.

Biên giới trở thành chiến trường, đúng như ý nghĩa tựa đề của tập tài liệu « Fronts et Frontières » (Tiền tuyến và Biên thùy). Chữ «front» ở đây còn có nghĩa là «mặt trận».
Ý nghĩa tựa đề tập sách là «biên giới» luôn đi kèm với việc xung đột, đối đầu. Tựa đề tập sách phản ảnh thực tế của biên giới VN và Cambodge. Đường biên giới có nguy cơ thay đổi do «tương quan lực lượng».
Trong tình trạng đó, lo ngại lãnh thổ bị mất kiểm soát do chiến tranh, Sihanouk đề nghị chính quyền Ngô Đình Diệm nhìn nhận «đường biên giới hiện trạng – frontière actuelle».

image
Chính quyền Hun Sen đã kêu gọi các nước giúp tìm lại bản đồ
Chính thức vào ngày 3-8-1959, Sihanouk sang Sài Gòn đề nghị với Tổng thống Ngô Đình Diệm trao đổi «quyền lịch sử của Cambodge» để được VNCH nhìn nhận «đường biên giới hiện trạng» của Cambodge.
«Đường biên giới hiện trạng» của Sihanouk đề nghị được thể hiện trên bộ bản đồ do Sở Địa dư Đông dương ấn hành (trước năm 1954).

Điều này bị ông Diệm từ chối.

Không phải vì ông Diệm không có thiện chí mà vì hai lý do: Về an ninh, phía Cambodge đã chứa chấp các thành phần chống lại chính quyền VNCH. Khu vực Mỏ Vẹt, tức tỉnh Svay Rieng, là chiến khu của MTGPMN, là điểm cuối của đường mòn Hồ Chí Minh.
Vùng này chỉ cách Sài Gòn có 80km. Ông Diệm yêu cầu Sihanouk không được chứa chấp các thành phần chống lại chính quyền VNCH. Yêu cầu của ông Diệm được Mỹ ủng hộ.

Trong khi đó «đường biên giới hiện trạng» của Sihanouk nộp cho LHQ không hoàn toàn đúng với những tấm bản đồ do Sở Địa dư Đông dương của Pháp ấn hành (trước 1954). 
Trong đó một số đoạn có sửa chữa (gồm 9 điểm), dành khoảng 100km² về cho Cambodge. Ngoài ra, các đảo Thổ Chu, quần đảo Hải Tặc ũng thuộc về Cambodge.

Lập trường của Ngô Đình Diệm (và Mỹ) là phù hợp với tập quán quốc tế. Trong trường hợp này đường biên giới «uti possidetis» đã thay đổi cũng như phía Cambodge đã đồng lõa và dung chứa thành phần phiến loạn xâm nhập lãnh thổ và đe dọa lật đổ chính quyền.

VNCH (và Mỹ) không thỏa mãn Sihanouk, ông này quyết định ủng hộ VNDCCH và MTGPMN.

Đường biên giới hiện trạng

image
Ngày 31-5-1967 MTGPMN ra tuyên bố nhìn nhận «đường biên giới hiện trạng» của Sihanouk. Tiếp theo, ngày 8-6-1967, VNDCCH cũng ra tuyên bố ủng hộ và nhìn nhận đường biên giới này.
Vấn đề là cả hai bên đều không có bảo lưu về những thay đổi cố ý ở một số tấm bản đồ 1/100.000 của Sở Địa dư Đông dương (SGI) cũng như số phận một số đảo trong vịnh Thái Lan.
Trên quan điểm công pháp quốc tế, các tuyên bố của VNDCCH và MTGPMN nhìn nhận «đường biên giới hiện trạng» của Cambodge đều không có giá trị ràng buộc.
Hiệp định Genève 1954 qui định «quốc gia Việt Nam độc lập, thống nhất ba miền và toàn vẹn lãnh thổ». Điều này được khẳng định lại theo nội dung Hiệp định Paris 1972. Điều này có nghĩa là hai miền VNCH và VNDCCH (cũng như MTGPMN) chỉ là «một thành phần» của quốc gia VN.

Trong tập «La Statut Juridique des Etats Divisés» (Tình trạng pháp lý của các quốc gia bị phân chia) của tác giả Gilbert Caty có đưa ra lý thuyết về «Etat Partiel – quốc gia chưa hoàn tất».

image
Tác giả đã xếp hai miền Việt Nam cũng như Đài Loan và Lục địa, hai miền Đại Hàn và hai miền nước Đức vào chung thể loại các «quốc gia bị phân chia».
Thuật từ «etat partiel - quốc gia chưa hoàn tất» ra đời. Theo đó «quốc gia chưa hoàn tất» không phải là «quốc gia» thực sự, đơn giản vì nó không có thẩm quyền trên dân chúng và thẩm quyền về lãnh thổ ở những vùng đất không (hay chưa) kiểm soát.
VNDCCH không có thẩm quyền để tuyên bố nhìn nhận «đường biên giới hiện trạng» do Sihanouk nộp ở LHQ vì nó không thuộc thẩm quyền của thực thể chính trị này. MTGPMN cũng vậy.

Đường biên giới mà Sihanouk yêu sách vừa không phù hợp với đường biên giới trên thực địa (do việc di dân, tị nạn do chiến tranh), vừa không đúng với đường biên giới thuộc địa (trở thành đường biên giới quốc tế do hiệu quả uti possidetis).

Sau cuộc chiến 10 năm, hòa bình thiết lập lại trên đất Kampuchia, cũng như Việt Nam đã thống nhất đất nước. Điều kiện đã hội đủ. Ngày 27-12-1985 hai bên VN-Kampuchia ký kết Hiệp ước « Hoạch định biên giới quốc gia ».

Dầu vậy đến nay 30 năm sau, việc cắm mốc vẫn chưa hoàn tất. Nguyên nhân do đâu ?

Nguyên nhân là hai bên cùng nhìn nhận «đường biên giới hiện trạng».

image
Mới đây, ngày 6-7-2015, Thủ tướng Hun Sen của Kampuchia gởi thư yêu cầu LHQ cho tham khảo các tấm bản đồ do Sihanouk nộp năm 1964 để kiểm soát lại vị trí các cột mốc vừa được cắm. Theo Sam Rainsy thì Việt Nam đã lấn đất ở khu vực tỉnh Svay Rieng.
Vấn đề là hai bên, Việt Nam và Kampuchia, đã có quan niệm khác nhau về «đường biên giới hiện trạng».

Phía Việt Nam, theo nội dung Hiệp định 1985, đường biên giới thể hiện trên bộ bản đồ SGI trước 1954, tỉ lệ 1/100.000 gồm 26 tấm.

Điều đặc biệt là hai bên cùng nhìn nhận sử dụng 40 tấm bản đồ quân sự của Mỹ 1/50.000, đối chiếu từ bộ bản đồ SGI. Các bản đồ 1/50.000 của Mỹ sau đây thuộc biên giới thuộc tỉnh Svay Rieng, nơi luôn xảy ra tranh chấp từ hơn thế kỷ nay giữa Việt Nam và Kampuchia, dẫn lại dưới đây cho thấy tiêu biểu biên giới Việt Nam và Kampuchia theo hiệp định 1985, tái xác định theo hiệp định 2005.

Ta thấy sự chính xác gần như 100% so sánh với bản đồ SGI.

Nhưng phía Kampuchia, qua yêu cầu LHQ của Hun Sen, "đường biên giới hiện trạng" thể hiện trên bộ bản đồ SGI trước 1954 được Sihanouk nộp lưu chiểu tại LHQ.

Vấn đề là đồ tuyến biên giới ở một số tấm bản đồ này đã được Sihanouk sửa chữa, đem lại cho Kampuchia khoảng 100km² đất.

image
Vừa qua TS Trần Công Trục, trên báo chí có nói đến một số tấm bản đồ SGI nộp LHQ đã bị cạo sửa. Vấn đề là VNDCCH và MTGPMN đã nhìn nhận (năm 1967) đường biên giới (có sửa đổi) này của Sihanouk.

Nguyên nhân khiến Hun Sen yêu cầu LHQ dĩ nhiên đến từ phía ngoài, làm áp lực lên VN trong lúc ông Nguyễn Phú Trọng đi Mỹ.

Nhưng các tấm bản đồ mà Sihanouk nộp LHQ không có giá trị pháp lý, một mặt vì hai bên VN và Kampuchia đã ký hiệp định (1985 và 2005) cùng nhìn nhận 26 tấm bản đồ SGI trước 1954 không sửa chữa, đối chiếu qua 40 tấm bản đồ 1/50.000 của quân sự Mỹ. Thứ hai, VNDCCH không có thẩm quyền về lãnh thổ để nhìn nhận đường biên giới này, như đã phân tích ở trên.

image
Yêu cầu của Hun Sen vì vậy không có ý nghĩa, ngoài việc gây trở ngại cho việc phân định biên giới đồng thời dấy lên lòng căm thù một cách phi lý từ hai dân tộc.




Trương Nhân Tuấn

http://baomai.blogspot.com/

Mỹ ‘thức tỉnh’ trước hiểm họa Trung Quốc tại Biển Đông

Người mỹ thức tỉnh có phần hơi muộn về tham vọng bành trướng (expansionism ambitions) lấn chiếm biển đông của Trung Cộng.
Ngay nay cộng sản VN đã mở to đôi mắt để nhìn nhận thực tế Trung Cộng chính là mối nguy hiểm xâm lăng tổ quốc VN (tình trạng bồi đắp xây cất những hòn đảo trở thành căn cứ quân sự, mà Trung Cộng đã chiếm đóng từ tay chính quyền cộng sản VN "bè lũ tay sai cho Tầu Khựa"
Ngày nay VN, họ đang cần đến sự trợ giúp từ người Mỹ, nhưng họ đang phải đương đầu với hai thế lực nằm ngay trong nội bộ của đảng "Thế lực thân Trung Cộng và Thế lực thân Mỹ"
ViệtNam thường trách là khi Hoa Kỳ tuyên bố trung lập trong tranh chấp Biển Đông, điều đó có nghĩa là Hoa Kỳ làm ngơ cho kẻ mạnh ăn hiếp kẻ yếu.
Cám ơn bài viết của học gỉa Trọng Nghĩa và Blogpost BM đã cho phổ biến bài viết này.

Mỹ ‘thức tỉnh’ trước hiểm họa Trung Quốc tại Biển Đông

http://baomai.blogspot.com/
Tiêm kích F/A18 Hornet của Hải quân Mỹ trên không phận Biển Đông
Trong thời gian gần đây, ta thấy chính quyền Mỹ thể hiện một thái độ cứng rắn hẳn lên trên vấn đề Biển Đông, cả về lời lẽ, lẫn trong một số hành động cụ thể. Phải chăng chính sách Biển Đông của Mỹ đã thay đổi, đâu là những nguyên nhân ? Trên đây là một số vấn đề mà RFI đã nhờ Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, chuyên gia về bang giao quốc tế tại Đại học George Mason, Virginia Hoa Kỳ, phân tích.

image
Nhận định chung của Giáo sư Hùng là chính quyền Mỹ, cả Quốc hội lẫn Hành pháp, đều đã « bị thức tỉnh » trước các hành vi hung hăng bồi đắp đảo nhân tạo, xây dựng tiền đồn quân sự mà Trung Quốc đang tiến hành tại Biển Đông. Dấu hiệu rõ nhất phản ánh sự chuyển đổi thái độ của Hoa Kỳ là phát biểu hôm 21/07/2015 của ông Daniel Russel, Trợ lý Ngoại trưởng đặc trách Đông Á và Thái Bình Dương, tức là người trực tiếp chịu trách nhiệm hồ sơ châu Á tại Bộ Ngoại giao Mỹ.

Trước đông đảo học giả và chuyên gia nhân Hội nghị thường niên lần thứ 5 về Biển Đông của Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế CSIS, trụ sở tại thủ đô Washington (Mỹ), ông Russel đã nhấn mạnh trở lại lập trường của Mỹ trên vấn đề Biển Đông, đặc biệt làm rõ khái niệm « trung lập » thường được nêu lên.

Mỹ không trung lập, thậm chí còn tích cực can dự

http://baomai.blogspot.com/
Điểm được mọi giới quan sát ghi nhận là Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đã nói rõ làWashington « không trung lập khi nói đến việc tuân thủ luật pháp quốc tế » tại Biển Đông, thậm chí sẽ «hành động mạnh mẽ để buộc các bên tuân thủ luật lệ ». Trong bài phát biểu của mình, ông Russel có lúc đã không ngần ngại nêu đích danh Trung Quốc là nguyên do khiến tình hình Biển Đông căng thẳng :

image
« Gần đây, mức độ quan ngại trong khu vực đã leo thang khi quy mô và tốc độ của công việc cải tạo đảo đá của Trung Quốc được phơi bày công khai. Tuyên bố của Chủ tịch Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN vào tháng Tư đã thẳng thắn khác thường, khi đề cập đến ‘mối quan ngại nghiêm trọng’ về công cuộc ‘cải tạo đất đang được tiến hành ở Biển Đông, đã làm xói mòn lòng tin và có thể phá hoại hòa bình, an ninh và ổn định…’ »

Trơ lý Ngoại trưởng Mỹ đã ghi nhận nghịch lý : « Tuyên bố của Trung Quốc ngày 16 tháng Sáu theo đó họ ‘sắp’ ngừng công việc cải tạo, đã được cho là nhằm mục tiêu trấn an, thế nhưng trong thực tế lại đáng báo động vì tiếp tục cảnh báo rằng Trung Quốc sẽ xây dựng cơ sở quân sự trên những tiền đồn đã được cải tạo đó ».

Sau khi nhắc lại rằng Mỹ sẽ kiên quyết bảo vệ lợi ích của mình trong đó có việc bảo đảm quyền tự do lưu thông trên không và trên biển, và nói chung là một trật tự quốc tế dựa trên sự tuân thủ luật pháp quốc tế và giải quyết các tranh chấp một cách hòa bình mà không dùng đến sự đe dọa hay vũ lực, ông Daniel Russel đã nói đến một số việc cụ thể mà Hoa Kỳ sẽ làm để các nguyên tắc nêu trên được tôn trọng.

Quyền tự do lưu thông cho chỉ cho riêng Mỹ

image
Ví dụ đầu tiên được ông đề cập đến là tích cực giúp các nước ven Biển Đông nâng cao năng lực giám sát vùng biển của mình. Điểm thứ hai, và đây cũng là thông điệp gởi đến Trung Quốc : Yêu cầu quân đội Mỹ thực hiện các « chiến dịch tự do hàng hải » để thúc đẩy việc tuân thủ luật pháp quốc tế về biển. Đối với ông Russel, mục tiêu của Washington không đơn thuần là bảo vệ quyền tự do lưu thông của riêng Mỹ, mà là của tất cả các nước :

« Mục tiêu của chúng tôi là đảm bảo sao cho không chỉ có Hải quân hoặc Không quân Mỹ có các quyền tự do lưu thông, mà sao cho tàu thuyền và máy bay của những nước nhỏ nhất cũng có thể bình yên thừa thưởng những quyền này mà không bị nguy hiểm ».

Theo ông Russel, theo luật quốc tế, tất cả các nước - không chỉ Hoa Kỳ - được hưởng các quyền lợi và các quyền tự do hàng hải, quyền sử dụng biển một cách hợp pháp, vốn được nền ngoại giao cũng như các chiến dịch tự do hàng hải của quân đội Mỹ góp phần bảo vệ.

Obama-Nguyễn Phú Trọng và Tầm nhìn chung Mỹ-Việt về Biển Đông

image
Trong thời gian qua, hầu như tất cả các quan chức ngoại giao cũng như quốc phòng Mỹ đều đã lên tiếng nhấn mạnh đến quyết tâm của Washington trong việc bảo vệ quyền tự do hàng hải và hàng không cũng như tình hình ổn định trong vùng Biển Đông đang bị các tham vọng của lãnh thổ của Trung Quốc khuấy động. Ngay cả người đứng đầu nước Mỹ là Tổng thống Barack Obama cũng tiếp tục lên tiếng bày tỏ thái độ quan ngại của ông trước các diễn biến xấu tại vùng Biển Đông.

Nghênh tiếp Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng ngay tại Nhà Trắng, hôm 07/07/2015 chẳng hạn, Tổng thống Mỹ đã không quên xác định công khai trước giới báo chí rằng cả Mỹ lẫn Việt Nam đều mong muốn là tranh chấp ở Biển Đông được giải quyết trên tinh thần phù hợp với luật pháp quốc tế và tôn trọng tự do hàng hải.

Tất cả những quan ngại của Hoa Kỳ và của Việt Nam về các hành vi của Trung Quốc đã được tóm tắt trong đoạn nói về Biển Đông trong bản Tầm nhìn chung Mỹ-Việt được hai bên thông qua và được Nhà Trắng công bố hôm 07/07/2015.

« Cả hai nước đều lo ngại về những diễn biến gần đây ở Biển Đông đã làm gia tăng căng thẳng, gây mất lòng tin, và có nguy cơ hủy hoại hòa bình, an ninh và ổn định. Hai bên nhận ra sự cấp thiết của việc bảo vệ quyền tự do hàng hải và hàng không được quốc tế công nhận; thương mại hợp pháp không bị cản trở, an ninh và an toàn hàng hải ; Không được có hành động gây căng thẳng ; đảm bảo sao cho mọi hành động và hoạt động được thực hiện theo luật pháp quốc tế ; chống các hành vi ép buộc, đe dọa, và dùng hoặc đe dọa dùng vũ lực.

Cả hai quốc gia ủng hộ việc giải quyết hòa bình các tranh chấp phù hợp với luật pháp quốc tế, như được phản ánh trong Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển ngày 10/12/1982 (UNCLOS), và công nhận tầm quan trọng của việc thực hiện đầy đủ Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông, cũng như những nỗ lực để đúc kết Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông. »

Hải quân Mỹ thực hiện quyền tự do lưu thông ở Biển Đông

image
Trong lúc các giới chính khách ngày càng có thông điệp mạnh mẽ hơn hướng về Trung Quốc, thì trên hiện trường Biển Đông, Hải quân Mỹ cũng có nhiều hành động quyết đoán hơn. Tiếp theo một chuyến bay tuần thám tại khu vực Trung Quốc đang cải tạo đảo đá ở Trường Sa, chở theo một ê kíp truyền hình, ngày 18/07/2015, đích thân Tư lệnh của Hạm đội Thái Bình Dương tham gia chuyến bay tuần tra kéo dài 7 tiếng đồng hồ trên Biển Đông trên một trong những máy bay do thám mới nhất của Mỹ, loại P8 A Poseidon. Mục tiêu khẳng định quyền tự do lưu thông trong vùng bất chấp sự đe dọa của Trung Quốc của các phi vụ nói trên quả rất rõ ràng.

Có thể nói không sai là chính sách Biển Đông của Mỹ đã có thay đổi do các hành động quá đáng của Trung Quốc. Như nói ở trên, trả lời phỏng vấn của Ban Việt Ngữ RFI, giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng đã nêu bật sự kiện là cả Quốc hội lẫn Hành pháp Mỹ như đã nhận thức được tính chất nghiêm trọng của các hành vi bồi đắp đảo đá, xây dựng tiền đồn quân sự mà Bắc Kinh đang làm tại Biển Đông.

Ngay trong công luận Mỹ, các tiếng nói nhân nhượng Trung Quốc cũng đã yếu hẳn đi. Sau đây là phần phỏng vấn Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng dành cho RFI. 

RFI: Giáo sư vừa đi dự Hội nghị Khoa học về Biển Đông do Trung tâm CSIS tạiWashington tổ chức ngày 21/07/2015. Nhìn chung, giới nghiên cứu đánh giá sao về tình hình hiện nay ?

image
Nguyễn Mạnh Hùng : Họ rất quan ngại về hành động xây cất quy mô của Trung Quốc, trong vòng một năm xây thêm 2000 mẫu đất, biến đá ngầm thành đảo nổi. Họ quan ngại về tuyên bố của Trung Quốc sẽ xây các cơ sở quân sự trên đảo mới. Họ cũng quan ngại về hành động đơn phương tạo sự đã rồi, thay đổi cán cân lực lượng tại Biển Đông.

Giáo sư là một trong những học giả ngoại quốc gần đây đã tham dự một hội nghị khoa học cũng có đề cập đến Biển Đông, nhưng tổ chức tại Bắc Kinh. Những vấn đề được nêu lên tại Bắc Kinh có gì đáng chú ý ?

Hội nghị ở Bắc Kinh có khác là bởi vì gồm rất nhiều vấn đề mà người ta thảo luận với nhau trong cái gọi là « cộng đồng học thuật của Trung Quốc », mà vấn đề Biển Đông chỉ là một panel thôi. Qua panel đó, và qua nói chuyện ngoài lề với các học giả Trung Quốc, thì tôi cảm thấy họ rất quan tâm đến sự can dự của Mỹ ở Biển Đông. Họ cho rằng Mỹ không công bằng, không vô tư giữa tranh chấp của Trung Quốc với các quốc gia Đông Nam Á khác. Họ cho rằng Mỹ đang vây chặn họ. Họ cũng quan ngại về sự tham dự tích cực của Nhật tại Biển Đông, quan ngại về chuyến đi Mỹ của ông Trọng (Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam). Họ cũng thấy những hậu quả bất lợi của hành động của họ cho nên họ tìm cách đấu dịu, nhưng họ không từ bỏ chính sách xâm thực của họ.

Về chuyến đi Mỹ của ông Trọng, cụ thể họ nói gì ?

Họ không muốn nói. Họ chỉ hỏi tại sao ông Trọng đi Mỹ, Mỹ và Việt Nam sẽ có những hành động như thế nào… Qua đó mình biết là họ coi trọng vấn đề. Họ còn cho tôi biết những tuyên bố của ông Trọng, bởi vì trong thời gian tôi ở Trung Quốc, vào internet rất khó, thành ra có những tin tức gì, họ đều cho tôi biết.

Chuyến thăm Mỹ mới đây của ông Nguyễn Phú Trọng đã mang lại gì cho ViệtNam trên vấn đề Biển Đông ?

image
Đó là những tuyên bố của ông Trọng, nhất là nhận định rằng Hoa Kỳ là « địa bàn cực kỳ quan trọng » của hoạt động ngoại giao của Việt Nam. Điều đó cho thấy là ít nhất các nhà lãnh đạo Việt Nam đồng ý với nhau về hiểm họa Trung Quốc và nhu cầu tăng cường quan hệ quốc phòng với Mỹ.

Về phía Hoa Kỳ, họ sẵn sàng giúp Việt Nam tăng cường khả năng tự vệ. ViệtNam thường trách là khi Hoa Kỳ tuyên bố trung lập trong tranh chấp Biển Đông, điều đó có nghĩa là Hoa Kỳ làm ngơ cho kẻ mạnh ăn hiếp kẻ yếu. Bài diễn văn của Daniel Russel một phần nào gián tiếp đáp ứng quan tâm ấy.

Phải chăng trong thời gian gần đây, chính quyền Mỹ đã phần nào thay đổi chính sách Biển Đông, thể hiện một thái độ cứng rắn hẳn lên ?

Điều đó cũng đúng. Sự thay đổi diễn ra từ từ thôi. Bây giờ, chính quyền Mỹ, cả Quốc Hội lẫn Hành Pháp, đã bị thức tỉnh vì hành động biến đá ngầm thành đảo nổi nhằm thay đổi cán cân lực lượng ở Biển Đông. Trong giới học giả, chuyên viên của các think tanks, tiếng nói của phe chủ hòa, nhân nhượng Trung Quốc đã yếu hẳn.

Trong cuộc diễn thử thảo luận của Hội đồng An ninh Quốc gia về một khủng hoảng giả tưởng ở Biển Đông (crisis simulation), vào cuối cuộc hội thảo ở CSIS, người ta thấy giới chuyên viên cao cấp của Mỹ không cho rằng những hành động vừa qua là do sáng kiến của một bộ phận quân đội, mà là được phối hợp từ chính quyền trung ương của Trung Quốc.

Họ khuyến cáo Mỹ cần hành động cẩn trọng khi đối phó với khủng hoảng, nhưng phải quyết tâm duy trì tự do hàng hải và uy tín của họ đối với các nước nhỏ ở Á Châu qua hành động, và thi hành cam kết bảo vệ các đồng minh có hiệp ước phòng thủ chung với họ.

Đương nhiên về lời lẽ, Hoa Kỳ đã cứng rắn hẳn lên, nhưng trong hành động cụ thể, phải chăng cũng có những tín hiệu cứng rắn hướng về phía Trung Quốc ?

image
Từ trước đây, Mỹ cũng đã nói là họ quan ngại về hành động của Trung Quốc ở Biển Đông. Họ cũng nói là sẽ giúp đỡ khả năng phòng thủ của các đồng minh và đối tác của họ. Thì chuyện đó đã được thực hiện rồi. Điểm đặc biệt mà tôi nhận thấy là trong bài diễn văn của ông Daniel Russel, Phụ tá Ngoại trưởng Mỹ đặc trách Đông Á và Thái Bình Dương tại CSIS, lần đầu tiên nhấn mạnh : Mỹ tuy giữ trung lập trong tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc và các quốc gia Đông Nam Á, nhưng Mỹ KHÔNG TRUNG LẬP – tôi nhấn mạnh « không trung lập » - trong việc tuân thủ luật quốc tế, Mỹ chống hành vi đơn phương thay đổi nguyên trạng.

Lời tuyên bố này ông Russel đưa ra khi nói – tôi có ghi lại – nhưng khi Bộ Ngoại Giao Mỹ công bố toàn văn bài nói chuyện, thì lời tuyên bố quyết liệt này đã bị cắt đi. Ông Russel còn nói Mỹ cam kết bảo vệ tự do hàng hải không những chỉ cho mình, mà còn cho cả các nước khác. Bài diễn văn đó có rất nhiều đoạn chỉ trích Trung Quốc tuy không nêu rõ tên.

Trong hành động cụ thể của Mỹ ở Biển Đông, Giáo sư thấy điểm nào đáng chú ý nhất hiện nay ?

Thứ nhất là có những tuyên bố như trên. Thứ hai là có cuộc đi thám thính trên một máy bay rất tối tân của Mỹ, ở trên vùng Biển Đông, mà Trung Quốc không được biết. Trung Quốc rất quan ngại, mà Mỹ muốn chứng tỏ là họ bay như vậy để cho thấy là họ có quyền bay, có quyền tiếp tục bảo vệ tự do lưu thông trên không, tự do hàng hải…

Thì đó là hai động thái đặc biệt, vừa lời nói, vừa việc làm. Đồng thời hiện nay Mỹ đang có những hành động thắt chặt liên minh, với Nhật, với Phi Luật Tân (Philippines), và Phi Luật Tân đã mở Subic Bay ra rồi, cho quân đội của họ, nhưng cũng cho phép Mỹ sử dụng phương tiện đó, và họ sẽ dùng để tập trận chung, thao diễn Hải quân chung...

Trong lãnh vực thao diễn hải quân, Trung Quốc, trong những ngày gần đây, đã cho tập trận tại Biển Đông. Phải chăng đó là cách phô trương uy thế, không chỉ nhắm vào các nước Đông Nam Á mà còn nhắm vào cả Hoa Kỳ ?

Trung Quốc không chỉ tập trận ở Biển Đông. Họ còn tập trận ở Đông Á chung với Nga. Điều đó giản dị thôi. Trong chính trị thế giới, sự quân bình quyền lực là chuyện thường xẩy ra... Đây là một hành động bình thường của Trung Quốc thôi, không có gì phải làm lạ.

Cái đáng ngại mà người ta vẫn nói, là hoạt động quân sự càng nhiều bao nhiêu thì hiểm họa va chạm càng nhiều, mà va chạm càng nhiều –có khi cố tình, có khi vô ý, có khi lầm lẫn – thì có thể từ va chạm nhỏ dẫn đến những chuyện lớn hơn.

Đâu là những yếu tố chính thúc đẩy Mỹ tỏ thái độ cứng rắn như vậy ?

http://baomai.blogspot.com/
Về các yếu tố thì đã bắt nguồn từ lâu, nhưng đặc biệt gần đây, điều đã thức tỉnh giới chính trị Mỹ và giới học giả là dự án biến đá ngầm thành đảo nổi và nguy cơ biến đảo thành căn cứ quân sự có thể chế ngự cả một vùng biển trọng yếu. Ngoài ra cũng có khả năng Trung Quốc có thể tuyên bố vùng nhận diện phòng không (Air defense identification zone) cản trở lưu thông trên biển và trên không trung.

Cho nên những điểm đó - trước hết là « chuyện đã rồi » đã xẩy ra, làm thay đổi hẳn cán cân lực lượng, và thứ hai là chuyện có thể xẩy ra, như xây dựng căn cứ quân sự và vùng nhận diện phòng không đó - khiến cho Mỹ phải có thái độ rõ rệt, để những chuyện đó đừng xẩy ra nữa.

image




Trọng Nghĩa

http://baomai.blogspot.com/

Thứ Ba, 28 tháng 7, 2015

Bộ Ảnh nữ thổ dân trần trụi ‘xinh nhất Việt Nam’

Bộ ảnh nữ thổ dân xinh nhất Việt Nam.
Đó là người mẫu Sơn Hoàng Phước sinh năm 1995, cô sở hữu một khuôn mặt xinh xắn, hàm răng trắng ngà, nụ cười thật tươi và một thân hình bốc lửa. 
Qúa đẹp phải không các bạn.



Bộ Ảnh nữ thổ dân trần trụi ‘xinh nhất Việt Nam’

Chỉ sau nửa ngày, bộ ảnh nữ thổ dân xinh xắn chụp ảnh bán khỏa thân nhận được gần 30.000 like, hơn 3.200 lượt chia sẻ và hơn 10.000 bình luận.
Anh nu tho dan tran trui ‘xinh nhat Viet Nam’ gay sot













Anh nu tho dan tran trui ‘xinh nhat Viet Nam’ gay sot
22083_1434153866912561_5688319737978688554_n
Anh nu tho dan tran trui ‘xinh nhat Viet Nam’ gay sot
11011120_1434153606912587_7852407852592618448_n
11202865_1434153896912558_2027395301114097744_n
11209493_1434153346912613_5894394021578832445_n
Anh nu tho dan tran trui ‘xinh nhat Viet Nam’ gay sot
11218710_1434153753579239_5557530676105324355_n
11700836_1434153806912567_7431857844563640004_n
11702899_1434153303579284_6144369549475272480_n
11742673_1434152913579323_4109715847103567365_n
11742836_1434153486912599_4303038622075513252_n
11742851_1434153773579237_5491987123043969587_n
11745426_1434153716912576_5019407600301738160_n
Anh nu tho dan tran trui ‘xinh nhat Viet Nam’ gay sot
11745427_1434153736912574_1932142469901660725_n
11745593_1434152896912658_7116188255253241223_n
11745744_1434153370245944_3913701558653246211_n
11752487_1434153906912557_6425966834598429043_n
11755161_1434153376912610_1463117464903543871_n
11755628_1434153683579246_6336187662539687331_n
Ảnh nữ thổ dân trần trụi ‘xinh nhất Việt Nam’ gây bão Facebook.






























































































































Vì lẽ đó, bộ ảnh bán khỏa thân của mỹ nữ này nhanh chóng lan tỏa khắp Facebook kèm theo đó là hàng tá lời khen. Thậm chí có người cho rằng đây là “nữ thổ dân xinh nhất Việt Nam”.
“Thổ dân thôi có cần xinh và gợi cảm như vậy không?”;
“Nữ thổ dân xinh nhất Việt Nam đây rồi”;
“Hãy đến đây và bắt anh về bộ lạc của em đi”;…
Hiện danh tánh và địa chỉ Facebook của nữ thổ dân này vẫn còn là điều bí ẩn.
Những cô gái xinh xắn tạo hình nữ thổ dân luôn thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng. Cuối tháng 6.2014, mỹ nữ TP.HCM trong trang phục nữ thổ dân cũng khiến bao chàng trai mê mẩn. Cô gái này sinh năm 1995, có tên lạ là Sơn Hoàng Phước, trước đây là người mẫu ảnh và mới chuyển sang làm nghề PG.

Sơn Hoàng Phước – nữ thổ dân 9X từng gây sốt.
Mời bạn cùng chiêm ngưỡng những nữ thổ dân xinh xắn khác:
Yolanthe – vợ của cầu thủ Sneijder (Hà Lan).
Mỹ nữ có nickname là Myka (sinh năm 1987), hiện đang sinh sống tại TP.HCM.


Diễn viên Khánh Tiên.

Anh nu tho dan tran trui ‘xinh nhat Viet Nam’ gay sotHot girl Trương Kim Ngân – Ngân Búng.