Tìm kiếm Blog này

Thứ Tư, 13 tháng 5, 2015

Nói dối, Lối sống của Cộng sản

Dân ơi ta bảo dân này
Dân ra ngoài ruộng, Dân cày mình dân.
Cấy cày bổn phận con dân,
Quốc hội bận họp bán dần nước non.


Nói dối như Vẹm (Việt Cộng)

Nói dối, Lối sống của Cộng sản

image
Kinh hoàng những con số về nói dối của học sinh, sinh viên Việt Nam trong thời CS. Học sinh cấp I, 22%, cấp II, 50%, cấp III, 64%, và sinh viên 80% nói dối cha mẹ! “Tỷ lệ này tăng phi mã, càng học lên cao càng thạo nói dối”, nói dối ngay trong giai đoạn còn “tuổi ngọc, mới rời nôi ‘nhân chi sơ’ chưa được mấy năm mà các em đánh mất ‘tính bản thiện’!”. Và trong “nỗi ngạc nhiên đến xót xa ấy”, Ô. Nguyễn quang Thân viết trong bài “Ai dạy trẻ nói dối” báo động về “kết quả sững sờ” được Đài Á châu Tự do dùng để điểm blog cho biết, “mọi người vẫn muốn tự vấn” dù câu trả lời “đã có sẵn”, đó là: cái thói giới trẻ nói dối này từ đâu ra.”

Mới nghe những con số nói dối kinh hồn của học sinh, sinh viên VN, người viết bài này không dám tin lỗ tai mình, nên phải sưu khảo. Đọc kỹ lại bài, xem kỹ lại nguồn tin, tìm hiểu kỹ tài liệu, thì thấy những con số kinh hoàng này nói có sách mắch có chứng. Đó là kết quả sưu khảo của Trung tâm Xã hội học VN, của Đảng Nhà Nước VNCS, chớ không phải của những người dân Việt ăn ngay, nói thẳng, nói thật về tình hình, thời sự VNCS nên bị CSVN chụp mũ là ‘lực lượng thù địch” trong Nghị Quyết 36 của CS Hà nội.

image
Không lẽ CS Hà nội lại đi nói xấu CS Hà nội nên có đủ lý lẽ để tin những con số kinh hoàng này là có thật. Và con số thực tế có thể còn tồi tệ hơn nữa là đằng khác vì thói quen của CS là ‘bao che’ những cái xấu CS. CS sợ phạm huý nên dùng chữ ‘tiêu cực’ dịch từ chữ negative của Mỹ. Và từ đó người Việt thấy tội nghiệp cho hoc sinh, sinh viên Việt Nam sanh ra, lớn lên trong thời CS, bị chế độ CS ‘cải tạo, giáo dục, đào bồi’, thuần hoá theo “văn hoá” (chữ dùng của CS) hay lối sống (chữ thường dùng của người Việt) nói dối.

Theo xã hội học, gia đình là tế bào của xã hội. Cha mẹ là những người ruột thịt trong nhà, ngoài xã hội suốt đời của một người. Trường học nói chung là môi trường xã hội hoá đầu đời của một con người. Xã hội là nơi con người sống với người khác. Ba môi trường này có tương quan cơ hữu với nhau. Chế độ chánh trị chi phối và bao trùm cả ba môi trường này. Học sinh, sinh viên dối cha, dối mẹ tỷ lệ kinh hồn như trên trong thời CS không thể không nói không do chế độ chánh trị – người dân VN nằm trong chế độ độc tài toàn diện của CS ngoài Bắc hơn nửa thế kỷ, trong Nam hơn một phần ba thế kỷ, tính ra hai ba thế hệ xã hội học.

image
25% các ứng viên thường nói dối về bản thân mình tại các cuộc phỏng vấn
Chớ thời trước CS, thời chánh quyền của người Việt Quốc Gia, học sinh, sinh viên đâu có tệ lậu như vậy. Ngay thời Pháp Thuộc tám mươi mấy năm, học sinh sinh viên Việt Nam, chính những người CS thời Việt Minh cũng ca ngợi “Học sinh là người Tổ Quốc mong cho mai sau”, và Bộ Thuộc Địa Pháp cũng thừa nhận con đường đi Pháp là con đường chống Pháp.
Còn thời VN Cộng Hoà, chính sách giáo dục Việt Nam Cộng Hoà coi môn Đức Dục là môn học không thể thiếu được đối với học sinh, được đưa vào các lớp tiểu học là nền giáo dục căn bản nhứt của con người. Lớp nào cũng treo câu cách ngôn ‘Tiên Học Lễ Hậu Học Văn’, mà thành thật là nồng cốt của lễ, của đạo người ta ở đời. Nên học sinh, sinh viên không dối trá kinh hồn như thời CS, với tỷ lệ phản đạo đức quá cao như vậy.

Học sinh, sinh viên thới CS sở dĩ dối trá kinh khủng như vậy vì không dối thì không sống nổi trong chế độ CS. Lớp trẻ này bị tiêm nhiễm lối sống nói dối để sống với CS, trong thời CS ngay trong gia đình với cha mẹ bị ‘văn hoá nói dối” của CS truyền sang, áp đặt.

image
CS cai trị bằng tuyên truyền dối gạt và khủng bố để củng cố tuyên truyền. Ngây thơ nói thật là chống lại đảng; chống lại đảng là tiêu tùng. Phụ huynh học sinh phải buôn “chui”, bán lậu, hối mại quyền thế, tham ô để sống, gia đình cơm no, áo ấm khi đồng lương tháng nhà nước trả ăn sáng không đủ. Cô giáo, tiểu học phải giảng bài nói dối theo sách của Đảng, phải bắt học sinh học thêm, phải làm dối cho điểm thêm để kiếm thêm tiền thì nói dối đó là ‘phụ đạo’. Giám khảo chấm bài thi phải cho điểm dối để học sinh đậu nhiều, tỷ lệ cao đạt ‘tiêu chuẩn trên’ qui định.
Con cái thấy phụ huynh mình, thầy cô mình nói đối để sống còn, nhập tâm thành bài học đầu đời khi vào trường “triển khai” tật xấu ấy để “tồn tại’. Và khi ra đời “triển khai” hơn nữa để sống cho phù họp với văn hoá nói dối của CS để khỏi bi trù dập vì nói và làm khác Đảng.

image
Ở bầu thì tròn ở ống thì dài, đi với bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy. Lối sống hay văn hoá CS thống trị là nói dối và khủng bố thì người dân bị trị phải tuỳ theo để sống, nếu không sẽ chết, chết vì đói nghèo, chết sinh mạng chánh trị với CS. Vì CS bản chất, bản tánh là nói dối, luôn dùng chiến thuật kêu gọi phê bình, tự phê, góp ý, kiến nghị là để dụ dân chúng nói thật, dụ dân chúng trăm hoa đua nở, không phải để Đảng Nhà Nước sửa chữa, mà để triệt tiêu mầm móng chống Đảng. Mới đây báo Pháp có phân tích cái kiểu CS dụ nói thật để bắt người này, của Chủ Tịch Đảng Nhà Nước TC là Tập cận Bình như sau. Nhật báo Le Figaro cho biết Ô. Bình kêu gọi toàn đảng toàn dân theo gương Mao Chủ Tịch tự phê bình và tố giác hành vi sai trái. Theo Tờ Nhân dân nhật báo (tiếng nói chính thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc), Đảng Nhà Nước đã chuẩn bị trước các buổi xưng tội từ tháng bảy vừa qua để đưa lên truyền hình phát toàn TQ.

image
Nhưng ở TC một tỷ mấy người ai cũng biết Mao Trạch Đông đã dùng hình thức phê bình và tự phê này làm một công cụ đáng sợ nhằm thanh trừng trong nội bộ Đảng Cộng sản và loại bỏ những thành phần đối lập với ông.
Và Tập cận Bình không khác Mao Trạch Đông dùng ngón nghề này để thanh trừng nội bộ như diệt Bạc hy Lai, bí thư Trùng Khánh, uỷ viên Bộ Chánh Trị, cũng hoàng tử đỏ như Ông.
Trong Đảng với nhau mà CS còn làm dối, nói dối để giết nhau, khủng bố nhau như vậy, thì người dân đâu có dại gì nói thiệt, để chết hay sao. Thế cho nên người dân bị CS ‘cải tạo’ phải sống theo ‘văn hoá’ nói dối của CS.




Vi Anh

image
Thật "mắc cở" cho đảng CSVN lãnh đạo kém học, thiếu ngoại giao ! Chuyến thăm viếng chính thức nước Pháp của ông thủ tướng N...

Đất nước bị kiến tạo một cách méo mó

Một cây cầu bị sập tại huyện Chư Pah (Gia  Lai)  Nhưng lại là một câu chuyện cười ra nước mắt một cách chua chát, xót xa và buông miệng hai từ “khốn nạn” thay cho những phận đời mỗi ngày qua lại trên một công trình chữ V đậm chất kiến trúc và sáng tạo của một vị quan cấp huyện.
Buồn cười hơn khi vị “quan cấp huyện” này còn dùng trí tưởng tượng siêu phàm như thể ông ấy là một kiến trúc sư và tuyên bố rằng “cầu tạo thành chữ V chứ không sập” 
Một cây cần nhỏ tại huyện Chư Pah (Gia Lai) bị gẫy làm đôi do chất lượng xây cất quá yếu kém (lý do ăn bớt vật liệu để các đồng chí huyện ủy ăn nhậu).
Thật là tài tình với chất xám bã đu của cộng sản, một đồng chí lãnh đạo huyện tuyên bố cây cầu này hình chữ V chứ có bị sập hay gẫy đâu mà ồn ào.

Đất nước bị kiến tạo một cách méo mó

image
Mấy hôm trước đọc báo thấy ông “thánh” Nguyễn Ngọc Quang - Phó chủ tịch UBND huyện Chư Pah (Gia Lai), trả lời báo chí về chuyện “Cầu sập liên tiếp, dân kêu, chính quyền làm ngơ?” mà tôi không thể nhịn cười. Cười một cách chua chát, xót xa và buông miệng hai từ “khốn nạn” thay cho những phận đời mỗi ngày qua lại trên một công trình chữ V đậm chất kiến trúc và sáng tạo của một vị quan cấp huyện.

Cầu chữ V hay năng lực “vụng về”?

image
Chẳng biết lấy ra đâu cái lẽ cầu sập, quan chức làm ngơ. Cả “thánh” Quang cũng xử lý tình huống vô cùng khó hiểu – cầu của huyện sập mà không nắm tình hình, để rồi khi dân đặt vấn đề “tại sao quan huyện không lo?” thì ông đổ thừa cho tỉnh quản lý. Buồn cười hơn khi vị “quan cấp huyện” này còn dùng trí tưởng tượng siêu phàm như thể ông ấy là một kiến trúc sư đã qua trường lớp, để rồi dám thốt ra hai chữ “khách quan” khi nhận định “cầu tạo thành chữ V chứ không sập” để mô tả một cây cầu vốn chỉ còn là một đống phế thải.

image
Đây là cây cầu hình chữ V 

Tôi thử đặt dấu chấm hỏi vào năng lực quản lý lẫn tư duy của vị quan “tri huyện”. Thưa ông! Ngay cả khi một đoạn dây cáp bị đứt khi đang xây cầu vì lý do khách quan tại Thổ Nhĩ Kỳ hồi tháng trước, thì vị kỹ sư người Nhật cũng tự sát vì cho rằng mình phải chịu trách nhiệm. Phải chăng cũng vì những người có trí tưởng tượng méo mó như ông – nhìn cầu sập ra cầu hình chữ V – mới khiến cho không biết bao nhiêu người dân, trong đó không thiếu các em nhỏ phải qua sông qua suối bằng “túi ny lông”. Để rồi phận đời của họ cũng nổi trôi bồng bềnh, đánh cược mạng sống giữa dòng nước xoáy đến vô tình để đối lấy cái chữ, cái nghĩa, hay đơn thuần chỉ là miếng cơm manh áo thường ngày.

image
Cái cầu sập ấy là một hệ lụy của thứ mà các ông đã được học từ nhỏ trong bài văn “Sống chết mặc bay” mà chính ông đóng vào vai quan trị huyện phản diện – mặc cho dân sống chết còn bản thân thì vô lo vô nghĩ. Ngoài kia dân vẫn nhọc nhằn để qua được bên kia bờ, có khi “mạng đi thì có mạng về thì không”, chứ chẳng hề hoa mỹ và lãng mạn như cái cách suy nghĩ vụng về theo kiểu “cầu tạo hình chữ V” của một ông quan huyện.

Và quốc gia như một “chiếc cầu gãy”?

Bạn bè tôi ngồi đọc những dòng phân bua của ông quan “tri huyện” mà xuýt xoa: “Cũng may, ông quan ấy chỉ dừng việc tưởng tượng chiếc cầu gãy tiềm ẩn rủi ro ấy ở tạo hình chữ V. Chứ nếu nhà báo ‘hỏi xoáy’ thêm vài câu nữa, biết đâu chừng bác ấy sẽ lúng túng rồi ‘đáp xoay’ rằng cầu tạo hình chữ V đại diện cho chữ Việt Nam để còn kịp mừng 40 năm ngày giải phóng”. Không chuyện gì là không thể xảy ra trong trí tưởng tượng và năng lực vụng về của nhiều quan chức nhà mình, kể cả những chuyện khó tưởng khó tin nhất trên thế giới này.

image
Nếu bạn không tin, tôi lại kể bạn nghe về chuyện “đường cong mềm mại” – một “tuyệt tác” khác của trí tưởng tượng và sự lãng mạn hóa của các quan nhà mình. Năm ngoái, dư luận được một phen cười ra nước mắt khi tuyến đường Trường Chinh (Hà Nội), bị bẻ cong so với quy hoạch biểu đồ. Báo chí và người dân đặt vấn đề “nhà chức trách bẻ cong đường để né nhà quan chức”. Trong khi các quan trả lời một cách đầy văn chương rằng đường tạo hình cong mềm mại”.

Hóa ra nhiều quan chức nhà mình, không chỉ ông tri huyện Chư Pah, cũng có tiền lệ hoa mỹ một cách đau lòng đối với những công trình công cộng của dân. Nhưng xin thưa, dân còn nghèo, còn khó, đến miếng ăn còn lo chưa xong thì lấy đâu ra thời gian và tâm trí để thưởng thức “tạo hình chữ V” hay “đường cong mềm mại” xuất phát từ sự tắc trách và sự ngụy biện đến ngạo mạn của các vị làm quan. Đến khi dân nghèo phải chua chát nhận ra “vẻ đẹp thật sự” của các tạo hình theo kiểu “chữ V” mà các quan tạo ra, thì có lẽ đất nước này cũng đã méo mó đến nỗi hình ảnh các vệ tinh ghi lại bản đồ Việt Nam cũng không còn là chữ S nữa.

Lẽ ra phải chịu tội…

Chuyện “đường cong mềm mại” và cầu sập “tạo hình chữ V” làm tôi nhớ tới chuyện kiến tạo tư duy của nhiều nhà lãnh đạo quốc tế. Dạo bộ trên khắp các phố phường tại Tokyo (Nhật Bản), Singapore, hay gần hơn như Malaysia, Indonesia… bạn sẽ cảm nhận được cái mà người ta gọi là “tư duy lãnh đạo”.

image
Đó là khi một quan chức lãnh đạo đường bộ Nhật Bản quyết không phá hàng cây thay thế bằng những con đường trải nhựa để đảm bảo phát triển cân bằng. Những con đường nhỏ gọn, được uống cong mềm mại đúng nghĩa giữa những hàng cây được bảo tồn khiến người dân vừa thấy hiện đại, vừa cảm nhận cái tâm của người làm lãnh đạo trong việc cân bằng phép toán giữa môi trường và phát triển. Tuyệt nhiên, đó không phải là việc “rút ruột” công trình, làm cho có, hay tranh thủ móc tiền của dân chúng để thoả mãn thú vui và sự xa xỉ của cá nhân, để rồi xuất hiện những cái “cầu chữ V” bị sập. Và xin thưa, khi có sự cố xảy ra, người ta cứ soi quy trình làm việc mà luận tội, bất kể anh là quan lớn hay quan nhỏ. Chẳng thể có chuyện bác tri huyện ngồi phòng máy lạnh rung đùi xem báo rồi tự họa trong đầu hình chữ V vô thưởng vô phạt.

image
Ở nước người ta, hành vi lãnh đạo thường xuyên bị soi xét và khảo sát sự tín nhiệm bởi dân qua nhiều cơ chế mở. Thời đại mạng xã hội và Internet cho phép hàng triệu dân click chuột ủng hộ những ai mình tin và thấy rằng họ hết lòng vì dân. Họa chăng xuất hiện ông tri huyện “cầu sập hình chữ V” chắc có lẽ dân sẽ kéo tới trụ sở của ông để đề nghị ông ra tận nơi cầu sập để thưởng thức, chiêm ngưỡng và thử qua lại trên chiếc cầu mà “bộ não điêu luyện” của ông đã tạo hình chữ V cho nó. Dân có theo sát như thế thì quan mới không dám làm liều, làm càng, làm cẩu thả.

Thì lại thích đổ thừa

http://baomai.blogspot.com/
Câu chuyện “cầu sập chữ V”, hay đường Trường Chinh “cong mềm mại” chỉ là một trong số ít những trường hợp thoái thác trách nhiệm mà không ít quan chức nhà mình mắc phải. Chẳng biết vì tâm lý, văn hóa “thích đổ lỗi” cho người khác của người phương Đông, hay vì các ngài làm quan bất lực và vô trách nhiệm lại hèn nhát mà khiến các ngài hở một chút là đi méc (tức báo cáo cấp trên), hoặc đổ thừa và chuyển đổi trách nhiệm (chờ cấp trên giải quyết; cấp trên chỉ thị sao làm vậy).

Một người bạn hỏi tôi “mày hay đi đây đi đó, thế có nước nào mắc bệnh quy trình và nghiện ‘cấp trên’ như nước nhà mình?” Thằng bạn hỏi đểu vậy thôi, chứ chính nó cũng biết chẳng có nơi nào như thế. Năm ngoái nhiều bác sĩ làm vấy bẩn cả ngành y khi cẩu thả trong việc tiêm vắc-xin cho trẻ khiến các em thiệt mạng. Dư luận đặt câu hỏi cho sở y tế, thì sở bảo “chờ thẩm định và quyết định của Bộ Y tế”. Trong khi bản thân sở quản lý trực tiếp nhân viên của mình.

Thế mới lạ đời!

image
Hay như mấy ông tài xế xe tải dạo này phản ánh liên tục tình trạng bị cảnh sát giao thông làm khó dù họ chẳng có lỗi gì. Cục Đăng kiểm và Cảnh sát giao thông làm việc mâu thuẫn. Giấy phép tải trọng của ông Cục cấp, nhưng mấy bác công an lại “lắc đầu không chịu”. Người khổ chính là mấy bác tài phải chạy ngày chạy đêm, nay vô cớ bị giam bằng lái mất miếng cơm manh áo cho cả gia đình. Cầm tờ đơn khiếu nại lên, rồi lại thở dài vì chẳng biết đi đâu để kiện, bởi hỏi bên công an thì đơn được chuyển qua Cục Đăng kiểm và ngược lại. Phía nhà bên bất chợt mở bài hát “Kiếp đỏ đen” – dù chẳng chơi bài, mà làm ăn lương thiện – nhưng phận đời cũng thảm chẳng khác những đứa chụm đầu chúi mặt vào sòng bài. Thật là chua chát đến căm phẫn.

Tâm lý thích đổ thừa còn thể hiện sự bất lực trong phản biện chính sách của các quan. Nhấp ly cà phê đen không một chút đường, đứa bạn tôi chém gió thành bão, nhưng nghe rõ là có lý: “Mấy năm nay không hiểu đồ ăn thức uống Việt Nam có vấn đề gì mà các bác làm chính sách cứ phát ngôn lung tung, chỉ tội làm cho dư luận ném đá chạy không kịp”. Hết dự luật “xe chính chủ” rồi lại mở phố đèn đỏ; nhập xe túc túc (Thái Lan) về làm du lịch; hay gần nhất là có vị giáo sư tiến sĩ hẳn hoi thẳng thắn kêu gọi chấp nhận việc “chạy chức” với lập luận khiến người ta không thể tin ông là tiến sĩ: “Obama, Putin cũng mua chức huống chi là mình”. À quên, cái danh tiến sĩ mà ông đang có, chắc cũng “mua” mà được, nên chẳng biết chấp đường nào. Trớ trêu cho người “làm thật học thật” mà nhà nghèo, nên đành để chức cho những người giàu tiền lắm của đứng ra mua và điều hành nhiều công việc của quốc gia.

image
Các bác cứ phát ngôn vô thưởng cô phạt, để rồi dân phản biện thì lại đổ thừa. Chẳng biết đến khi nào mới có người dám làm dám chịu để dân có chỗ nhờ?



Cao Huy Huân

*****

image

Bôi bác lịch sử

Bôi bác lịch sử hay bẻ cong lịch sử đó là căn bệnh của của Cộng Sản, gian dối và láo khoét là nghề của Bác và đảng.
Nhưng đau đớn thay bản chất này lại được đảng ca tủng và giảng dậy trong học đường, bắt đầu từ lớp mẫu giáo cho đến bậc đại học, cho đến khi sinh viên sau khi tốt nghiệp hay ra nước ngoài mới nhìn thấy sự lừa bịp của Bác và Đảng.
Cho đến đời con cháu thời XHCN thì cái gì cũng giả. (Giả tất tuồn tuột)
Thật không có gì hài hước và bôi bác hơn khi nhìn thấy 4 cái bánh xe giống như xe "trolley" trong siêu thị thực phẩm. Hay đây là một xe chở rác của sở vệ sinh thành phố.
Nhìn toàn cảnh là một sự nhuộm màu đỏ. Tôi không nghĩ thời xưa, màu đỏ "đồng bóng" là màu chủ đạo hay màu của vương quyền. Chỉ có cộng sản mới thích màu đỏ bởi vì màu đỏ tượng chưng cho màu máu, máu của nhân dân VN. 

Bôi bác lịch sử?

 http://baomai.blogspot.com/

Mới sưu tầm được 2 tấm hình về lễ kỷ niệm khởi nghĩa của Hai Bà Trưng rất hay và rất ý nghĩa. Hình thứ nhất chụp ở Sài Gòn, có lẽ vào thập biên 1960 hay 1970 (đã được tô màu). Hình thứ hai cũng chụp ở Sài Gòn mới đây trong cuộc tập dược diễu hành ngày 30/4. Các bạn thử nhìn và so sánh …

Nửa thế kỷ trước ở miền Nam người ta tổ chức buổi lễ kỷ niệm có vẻ đơn giản, nhưng nhìn qua thì thấy ngay cái tính trang trọng. Khen người thiết kế chọn màu sắc rất tốt, không phường tuồng, mà phản ảnh được vương quyền thời xưa. Quan trọng nhất là người ta dùng voi thật để diễu hành.

image
Năm mươi năm sau con cháu Hai Bà dùng voi dỏm để diễu hành! Thật không có gì hài hước và bôi bác hơn khi nhìn thấy 4 cái bánh xe giống như xe "trolley" trong siêu thị thực phẩm.Cũng có thể đây là cái xe rác.

image
Đã giả mà còn giả một cách thô kệch, và sự thô kệch đó cứ như là thách thức dư luận. Còn con voi dỏm thì được khoác lên cái tấm vải đỏ chói, trông cứ như là lên đồng. Nhìn toàn cảnh là một sự nhuộm màu đỏ. Tôi không nghĩ thời xưa, màu đỏ "đồng bóng" là màu chủ đạo hay màu của vương quyền.Nhìn kỹ hơn (hình 3) thì thấy đó chẳng phải là con voi mà là con quái vật nào đó. Hết ý!

image

image

image
Nên nhớ rằng voi là một linh vật (theo truyền thống Lào và Thái Lan), chứ không phải con vật bình thường. Nhưng đến đời con cháu thời XHCN thì cái gì cũng giả. Đến một vật mang tính lịch sử của Hai Bà cũng giả! Chỉ cần so sánh hai bức hình này thì chúng ta cũng có vài dữ liệu cho thấy tình trạng văn hoá đang xuống cấp như thế nào. Nhưng quan trọng hơn hết, bức hình cho thấy đó là một sự bôi bác lịch sử.

image
Tuan Nguyen

Thứ Ba, 5 tháng 5, 2015

Tiếng Việt quê tôi


Lâu quá không viết một bài thơ nào để gửi tặng quý vị, mãi cho đến hôm nay tôi lại ngẫu hứng viết bài thơ với chủ đề
Tiếng Việt quê tôi. Bài thơ này cũng mang một âm hưởng như nhạc sĩ Phạm Duy viết về ca khúc (Tình ca tiếng nước tôi)
trong đó có những lời hát mang đậm nét quê hương về bà Mẹ Việt Nam.
"Tôi yêu tiếng nước tôi từ khi mới ra đời, người ơi. Mẹ hiền ru những câu a ời. vân vân..."

Còn bài thơ mà tôi mới viết xong thì được mở đầu bằng hai chữ Tiếng Việt. Xin viết ra đây để gửi tặng toàn thể quý vị như một thoáng nét đậm đà tình tự quê hương Việt Nam còn mịt mù xa tận bên kia nửa vòng trái đất.


Tiếng Việt quê tôi.

Tiếng Việt Mẹ ru mềm trên môi
Cho con nằm ngủ ở trong nôi
Giấc ngủ đầu đời êm đềm đó
Con đã yêu rồi tiếng nước tôi.

Cánh cò lướt gió nhẹ nhàng bay
Tiếng Việt hò vang nhánh sông đầy
Lời ru câu hát còn vang vọng
Theo mãi cánh diều cuối chân mây.

Tiếng Việt Mẹ ru bằng thi ca
Tình quê duyên thắm qúa đậm đà
Bóng cò xoải cánh trên đồng lúa
Mang cả hồn ta về quê xa.

Tiếng Việt chợt buồn lời Mẹ ru
Âm vang rung động cả thiên thu
Nỗi đau còn nợ tình non nước
Đất Mẹ ngàn xa khói sương mù.

AET. Lê Tuấn.

Mời quý vị nghe lại bài hát (Tình ca tiếng nước tôi) Thái Thanh trình bày.

Thứ Sáu, 1 tháng 5, 2015

Những tấm ảnh dễ thương

Những tấm hình không cần lời chú thích, những tấm ảnh dễ thương.
    
http://img1.liveinternet.ru/images/attach/c/11/115/430/115430489_large_2.jpg

http://img0.liveinternet.ru/images/attach/c/11/115/430/115430490_large_3.jpg

http://img1.liveinternet.ru/images/attach/c/11/115/430/115430491_large_4.jpg

http://img0.liveinternet.ru/images/attach/c/11/115/430/115430496_large_7.jpg

http://img0.liveinternet.ru/images/attach/c/11/115/430/115430492_large_5.jpg

http://img0.liveinternet.ru/images/attach/c/11/115/430/115430494_large_6.jpg

http://img0.liveinternet.ru/images/attach/c/11/115/430/115430498_large_8.jpg

http://img0.liveinternet.ru/images/attach/c/11/115/430/115430500_large_9.jpg

http://img1.liveinternet.ru/images/attach/c/11/115/430/115430501_large_10.jpg

http://img0.liveinternet.ru/images/attach/c/11/115/430/115430502_large_11.jpg

http://img0.liveinternet.ru/images/attach/c/11/115/430/115430504_large_12.jpg

http://img0.liveinternet.ru/images/attach/c/11/115/430/115430506_large_13.jpg

http://img1.liveinternet.ru/images/attach/c/11/115/430/115430507_large_14.jpg

http://img0.liveinternet.ru/images/attach/c/11/115/430/115430508_large_15.jpg

http://img1.liveinternet.ru/images/attach/c/11/115/430/115430509_large_16.jpg

http://img0.liveinternet.ru/images/attach/c/11/115/430/115430510_large_17.jpg

http://img1.liveinternet.ru/images/attach/c/11/115/430/115430511_large_18.jpg

http://img0.liveinternet.ru/images/attach/c/11/115/430/115430512_large_19.jpg

http://img1.liveinternet.ru/images/attach/c/11/115/430/115430513_large_20.jpg

http://img0.liveinternet.ru/images/attach/c/11/115/430/115430514_large_21.jpg

http://img0.liveinternet.ru/images/attach/c/11/115/430/115430516_large_22.jpg

http://img0.liveinternet.ru/images/attach/c/11/115/430/115430518_large_24.jpg

http://img1.liveinternet.ru/images/attach/c/11/115/430/115430519_large_25.jpg