Tìm kiếm Blog này

Thứ Tư, 28 tháng 1, 2015

Ngôi làng khỏa thân tại Tây Ban Nha

Năm con Dê mời quý vị ghé thăm ngôi làng El Fonoll (Không bao giờ mặc quần áo) 
đó là một cuộc sống hoang dã giữa thiên nhiên, nơi bạn không cần phải khoác lên mình bộ quần áo rườm rà, không bị ô nhiễm bởi khói bụi và thức ăn thì có từ cây nhà lá vườn, các sản phẩm sữa được lấy từ động vật sống ở đồng cỏ tự nhiên…
El Fonoll là ngôi làng cổ xưa được xây dựng từ năm 1350. Tuy nhiên, trong cuộc nội chiến Tây Ban Nha vào đầu thế kỷ 20, ngôi làng đã bị phá hủy và bỏ hoang.
Năm 1995, ông Emili Vives – một doanh nhân người Tây Ban Nha đã mua lại toàn bộ ngôi làng với diện tích 150 ha. Hơn 17 năm, ông Emilli đã xây dựng và phục hồi lại toàn bộ kiến trúc cổ trong ngôi làng.  Ngày nay, El Fonoll đã trở thành điểm đến hấp dẫn cho du khách yêu thích cuộc sống trở về với thiên nhiên.
Xin mời quý vị hãy thử làm du khách đến thăm ngôi làng này và thử sống ờ đây vài ngày mà không cần mặc quần áo rườm rà nóng bức.

Ngôi làng khỏa thân ở Tây Ban Nha

image
Hãy tưởng tượng ra một nơi mà bạn sẽ đến, đó là một cuộc sống hoang dã giữa thiên nhiên, nơi bạn không cần phải khoác lên mình bộ quần áo rườm rà, không bị ô nhiễm bởi khói bụi và thức ăn thì có từ cây nhà lá vườn, các sản phẩm sữa được lấy từ động vật sống ở đồng cỏ tự nhiên…

image
Nằm ở tỉnh Tarragona, cách sân bay Barcelona chỉ 95km.  El Fonoll là ngôi làng khỏa thân nổi tiếng ở Tây Ban Nha, nơi đây là “địa chỉ đỏ” của du khách trên toàn thế giới – những người yêu thích cuộc sống hòa nhập với thiên nhiên.

image
El Fonoll là ngôi làng cổ xưa được xây dựng từ năm 1350, trước đây El Fonoll từng là một thành phố nhộn nhịp. Bên trong ngôi làng này vẫn còn một số kiến trúc cổ trong đó có một lâu đài và một nhà thờ cổ có tên St Balise được xây dựng vào khoảng thế kỷ 10 đến 12. Tuy nhiên, trong cuộc nội chiến Tây Ban Nha vào đầu thế kỷ 20, ngôi làng đã bị phá hủy và bỏ hoang.

image
Năm 1995, ông Emili Vives – một doanh nhân người Tây Ban Nha đã mua lại toàn bộ ngôi làng với diện tích 150 ha. Hơn 17 năm, ông Emilli đã xây dựng và phục hồi lại toàn bộ kiến trúc cổ trong ngôi làng.  Ngày nay, El Fonoll đã trở thành điểm đến hấp dẫn cho du khách yêu thích cuộc sống trở về với thiên nhiên.

image
Trong suốt thời gian xây dựng ngôi làng, ông Emilli đã gặp không ít sự cản trở từ chính quyền địa phương nhưng ông vẫn kiên trì với dự án cùng ý nghĩ điên rồ biến ngôi làng bỏ hoang thành một điểm du lịch sinh thái. Đến đây du khách sẽ được trải nghiệm cuộc sống không giống với thường lệ.

image
Du khách phải tự trồng trọt, tự chăn nuôi gia súc, gia cầm… và đặc biệt không mất thời gian cho việc giặt giũ hay phơi phóng quần áo,  bởi theo quy định của ngôi làng: mọi du khách đến đây đều phải cởi bỏ hết quần áo để trở về cuộc sống hòa nhập với thiên nhiên.

image
El Fonoll nằm trong một thung lũng đẹp như tranh vẽ, nơi đây biệt lập với những vùng nông thôn gần đó, nó được bao quanh bởi các bìa rừng, nhánh sông. Để đến được ngôi làng này, du khách có thể khởi hành từ Vallfogona de Riucorb. Mặc dù không có ngăn cách ranh giới khi đến El Fonoll nhưng bạn sẽ được cảnh báo bởi tấm biển: Cấm chụp hình, không được hút thuốc và phải cởi bỏ hết quần áo khi bước vào địa phận làng El Fonoll.

image
Sống trong ngôi làng này có 25 cư dân thường trú , bên cạnh đó có một nhóm nhỏ là  khách du lịch thường xuyên đến đây vào những tháng mùa hè. Theo quy định của địa phương thì dù là khách du lịch hay cư dân thường trú tại ngôi làng, mỗi ngày tất cả đều dành từ 2-3 tiếng làm việc vì cộng đồng, công việc chính là làm vườn, chăm sóc động vật, sửa sang nhà cử,  làm sạch môi trường sống... Người dân phải tôn trọng môi trường, có lối sống lành mạnh, tiết kiệm nước, điện và nhiên liệu. Hầu như tất cả du khách đến đây đều tuân theo quy định của làng và vui vẻ làm những điều mình thích.

image
Ngôi làng này có thể cung cấp cùng lúc 200 chỗ ở cho du khách trong các kỳ nghỉ. Điều đặc biệt là đến đây du khách không được sử dụng tiền tệ, mọi thứ trong làng đều có thể đổi bằng cách thương lượng để lao động hoặc làm các công việc khác nhau như làm nông, trợ giúp đón tiếp khách…

image
Một lưu ý khi đến đây là bạn không được hút thuốc, không được mang theo máy ảnh và …hãy chuẩn bị tâm lý vì có thể bạn sẽ bị sốc khi chứng kiến tất cả mọi người đều …trần như nhộng!
Chi Na

Giáo phái khoả thân tại Ấn Độ

Xin mời quý vị tìm hiểu về giáo phái Digambara ở Ấn Độ coi khỏa thân là biểu hiện cao nhất chứng tỏ trạng thái tự do về tinh thần của các thầy tu. Họ không còn bị chi phối bởi những xúc cảm thường tình, không còn băn khoăn trước cách nhìn nhận, đánh giá của người đời. Họ đã thoát ra ngoài cảm xúc của sắc dục, vì vậy họ rất tự nhiên khi không mặc quần áo và đứng trước các tín đồ nữ giới mà không bị lôi cuốn vào sắc dục, nếu không đạt đến trình độ cao thâm thì thằng nhỏ cứ ngóc đầu 
(công ngủ) đâm thẳng vào tín nữ thì chiụ đời sao thấu (lời bàn của suối nguồn AET)
Những thầy tu Digambara phải sống một cuộc đời khổ hạnh, theo họ, như thế mới là tu hành đích thực.
Từ “Digambara” trong tiếng Ấn Độ có nghĩa là “khoác lên mình cả bầu trời”
Đây là một giáo phái tu rất là khổ hạnh không phải ai cũng có thể vượt qua để tu hành được.
Xin mời quý vị tìm hiểu qua bài viết này.

Giáo phái khỏa thân ở Ấn Độ

image
Giáo phái Digambara ở Ấn Độ coi khỏa thân là biểu hiện cao nhất chứng tỏ trạng thái tự do về tinh thần của các thầy tu. Họ không còn bị chi phối bởi những xúc cảm thường tình, không còn băn khoăn trước cách nhìn nhận, đánh giá của người đời.

image
Digambara là một trong hai giáo phái chính của đạo Jaina - một tôn giáo đặc trưng của đất nước Ấn Độ. Giáo phái Digambara bắt đầu được hình thành từ thế kỷ thứ 3.

image
Các thầy tu Digambara tuyệt nhiên không mặc bất cứ một loại quần áo nào, họ chỉ mang theo bên mình một chiếc chổi được bện từ lông công để xua đuổi nhẹ nhàng những con côn trùng và một quả bầu khô đựng nước để rửa tay chân, tuyệt nhiên không được tắm.

image
Giáo phái Digambara hướng những người tu hành tới lối sống cổ xưa của những người tiền sử với niềm tin tín ngưỡng rất đơn giản, ban sơ. Những thầy tu Digambara phải sống một cuộc đời khổ hạnh, theo họ, như thế mới là tu hành đích thực.

image
Từ “Digambara” trong tiếng Ấn Độ có nghĩa là “khoác lên mình cả bầu trời”, điều này đã phản ánh phần nào lý do tại sao các thầy tu Digambara luôn trong tình trạng khỏa thân.

image
Khỏa thân được coi là biểu hiện cao nhất chứng tỏ trạng thái tự do về tinh thần của các thầy tu, họ không còn bị chi phối bởi những xúc cảm thường tình, không còn băn khoăn trước cách nhìn nhận, đánh giá của những người xung quanh.

image
Những cuốn cổ sử từng ghi lại rằng Alexander Đại đế, vua của đất nướcMacedonia (ngày nay là một vùng đất thuộc Hy Lạp) từng có lần gặp một nhóm “những nhà hiền triết khỏa thân” người Ấn Độ.

image
Các thầy tu Digambara coi việc khỏa thân như một điều kiện tối cần thiết để thực sự trở thành một kẻ hành khất với tâm thế tự do, được cứu rỗi linh hồn khỏi những tham sân si.

image
Vì các nữ tu trong đạo Digambara được cho phép ăn vận quần áo đầy đủ, sức vóc họ cũng yếu đuối hơn, không chịu được dãi dầu mưa nắng nên họ bị coi là khó lòng đạt đến sự tự do tuyệt đối.

image
Nữ tu trong giáo phái Digambara thường bị cho là không đắc đạo bằng các thầy tu nam.

image
Các thầy tu Digambara sống khổ vô cùng. Ở những thế kỷ trước, họ thường sống trong những hang động, trên núi cao và lánh xa cuộc sống con người. Họ sống hài hòa với thiên nhiên, không sát sinh, không cáu giận, gây lộn, chấp nhận tất cả mọi sự một cách thư thái, bình thản.

image
Họ cũng không bao giờ sở hữu bất cứ tài sản nào, vì vậy, ngay cả chăn chiếu, giường ngủ cũng chẳng có, họ sống đúng nghĩa là những kẻ hành khất, nay đây mai đó, màn trời chiếu đất.

image

image
Khách phương Tây theo tour du lịch thăm viếng các thầy tu Digambara

image
Tượng Bahubali - tổ sư của giáo phái hay các tượng phật trong chùa - được khắc họa trong trạng thái khỏa thân.

image

image
Các thầy tu Digambara phải tuân theo những nguyên tắc rất khắt khe: Họ nhịn đói vài ngày trong tuần, ăn ít hơn những gì cơ thể đòi hỏi, không sở hữu tài sản, từ bỏ những thói quen thường tình (tắm, đánh răng, cạo râu, cắt tóc…), tìm tới sống ở nơi u tịch, hành xác (để mặc cơ thể trần trụi trước nắng mưa và ánh nhìn của người đời).

image
Các thầy tu Digambara coi tu hành là con đường đơn độc, vì vậy họ thường sống một mình, không quan trọng việc xây dựng quan hệ thân thiết với những người xung quanh.

image
Họ không bao giờ di chuyển bằng các loại phương tiện, chỉ đi bộ, không được ở bất cứ đâu lâu hơn một ngày (trừ phi trời mưa lớn nên không thể đi tiếp), phải ăn chay trường, đi xin ăn từng bữa…

image
Thầy tu Digambara không xin ăn bằng bát mà bằng hai bàn tay khum lại, cứ thế họ ăn mà không được dùng bất cứ đũa bát nào. Họ không đi các nhà xin ăn mà chỉ đứng ở một chỗ chờ người dân mang đồ ăn tới cho, họ cũng không xin nhiều, chỉ cần lòng bàn tay chứa đầy đồ ăn là không xin thêm nữa.

image
Thường các thầy tu im lặng, nhưng nếu buộc phải nói, họ sẽ nói những triết lý sâu xa.

image

Dê ơi là Dê

Nhân dịp năm con Dê (Ất Mùi) sắp đến chúng ta lại bàn về chuyện Dê cho vui cửa vui nhà 
Năm Ất Mùi này có gì để nói về con dê? Đối với các vi lão anh hùng như quý ông VN (cũng như anh em chúng ta), con Dê nó chỉ nổi tiếng qua khả năng giao phối siêu đẳng của nó. Chính vì vậy mà giới đàn ông tôn nó làm sư phụ hay ông thầy, thiếu điều gọi nó là vua Minh Mạng. (Vị vua có một bài thuốc cường dương nổi tiếng)
Thịt dê có chứa các hợp chất tương tự như hormone sinh dục nam, đặc biệt trong thực phẩm chế biến từ dái dê. Do đó, chuyện thịt dê tăng khả năng tình dục của nam giới thì cũng được các chuyên gia dinh dưỡng khẳng định có phần đúng.
Xin mời đọc để biết thêm về con dê.

Dê ơi là Dê

http://baomai.blogspot.com/
hình minh hoạ, một đàn dê đực đang đuổi bắt cô gái 
Cứ đến năm thuộc con giáp nào, các tay ngứa ngáy viết lách lại cố đi tìm những chuyện liên quan đến con giáp đó để nói. Nhưng nói riết rồi cũng hết, chẳng lẽ xào đi xào lại hoài những điều đã cũ và hầu như ai cũng đã đều biết. Thiệt khổ ghê. Năm ngoái gặp con ngựa cũng đỡ vì ngựa đóng vai trò quan trọng trong đời sống con người hơn, gắn bó với tiến trình lịch sử nhân loại hơn nên có nhiều chuyện để viết hơn. Còn năm Ất Mùi này có gì về con dê để nói? Đối với dân Mít ta, nó chỉ nổi tiếng qua khả năng giao phối siêu đẳng của nó. Chính vì vậy mà giới đàn ông dê tôn nó làm sư phụ hay ông thầy, thiếu điều gọi nó là vua Minh Mạng.

image
Giáo sư tiến sĩ tâm lý học Steve Bearman ở Đại học California, Santa Cruz giải thích lý do tại sao đàn ông luôn bị tình dục ám ảnh. Ông nói tình dục thực sự là một nguồn tiềm năng của tình yêu và niềm vui, sự thân mật, sự hấp dẫn, và vẻ đẹp. Quan hệ tình dục đáp ứng được những nhu cầu này, mà nhu cầu chỉ được thực hiện bằng cách làm sao cho dương lực của người đàn ông trở nên mạnh mẽ. Đàn ông xem tình dục là con đường dẫn tới sự thân mật thực sự, sự gần gũi hoàn chỉnh để công khai hóa tình yêu, mang lại niềm vui và mong muốn, sức sống và sự phấn khích. Khi họ yêu, họ muốn thể hiện nó qua ngã tình dục. Đây là lý do tại sao những người đàn ông thường bị ám ảnh với tình dục. Nó nhanh chóng trở nên gây nghiện đối với hầu hết nam giới.

image
Ông nói dương lực là do lượng hormone và kích thích tố nam testosterone có nhiều trong cơ thể. Mà như chúng ta biết, tất cả thành chất trong cơ thể đều do thực phẩm hoặc dược phẩm chúng ta dùng, đúng với câu ăn gì bổ nấy (you are what you eat). Thịt dê có chứa các hợp chất tương tự như hormone sinh dục nam, đặc biệt trong thực phẩm chế biến từ dái dê. Do đó, chuyện thịt dê tăng khả năng tình dục của nam giới thì cũng được các chuyên gia dinh dưỡng khẳng định có phần đúng. Dùng nhiều thực dược phẩm có chất kích thích thì sung và nghĩ đến chuyện tình dục là phải rồi. Theo Bearman, trung bình người đàn ông nghĩ đến chuyện tình dục khoảng 19 lần mỗi ngày. Để giải tỏa sự đòi hỏi, họ phải tán tỉnh, ve vản đối tượng của họ giống như một con dê đực nên họ bị gọi là dê xồm, bất chấp họ có để râu dê như ông tướng Nguyễn Khánh hay không.

Chỉ cần nhìn thấy một phụ nữ trẻ đẹp có vài đường nét khiêu gợi như một cặp chân dài, giọng thỏ thẻ ngọt ngào quyến rũ, một mùi nước hoa nồng nàn, mái tóc dài dịu dàng cũng đủ để kích thích họ nghĩ về tình dục. Đối với họ, khả năng tình dục được họ xem là bản lĩnh đàn ông và là một niềm tự hào thầm kín. Bị giảm hay mất năng lực này sẽ giáng một đòn nặng vào lòng tự tôn của họ, ngay cả khi không nói ra thì không ai biết, nhiều quý ông vẫn cảm thấy bị mất mặt. Thế là họ tìm đủ mọi cách để tăng cường khả năng trận mạc giường chiếu. Họ chiếu cố đến dê, nhất là bộ phận chiến lược của nó: pín dê và dái dê. Ngay cả cà tím, chỉ vì hình thù nó trông giống dái dê, cũng được phe đàn ông ưa thích, nếu dái dê nấu lẩu với cà dái dê thì càng tốt.

http://baomai.blogspot.com/

Tái dê chấm với tương bần
Ăn vào nó cứ bần bần như dê
Đêm về vợ lại tỉ tê
Tối mai ta lại tái dê tương bần

Bài “Ăn thịt dê có bổ dương không?” của tác giả Minh Châu có đoạn “Nghe mấy tay nhậu kháo nhau về những món ăn từ dê, chỉ cần ăn thử một lần là trong người sẽ nóng lên rạo rực bừng bừng… Ai mà chẳng khoái. Nhất là quý ông lại thường rất quan tâm đến việc chọn thực phẩm có dính dáng đến chuyện ấy. Để đáp ứng nhu cầu cho quý ông, các quán chuyên thịt dê ở nước ta mọc lên ngày càng nhiều có dấu hiệu ngày càng đắt hàng hơn. Họ chế biến thịt dê thành đủ món hấp dẫn. Nhà hàng nào cũng quảng cáo về công dụng của thịt dê, coi đó như là cứu tinh của đàn ông.”

image
Khi nhắc đến món thịt dê, đặc biệt là dái dê, họ nghĩ ngay đến hành quân trên giường vì họ nghĩ món ăn đó có tác dụng bổ dương tráng khí. Chuyện đó đúng hay không, thực sự người viết không biết. Người viết nghe nói đến cả đống những món dê; tuy chưa ăn nhưng người viết nghĩ chắc cũng ngon. Vậy mà chẳng hiểu sao cả nhà người viết kể từ thời ông bà đến cha mẹ đến vợ con cũng chẳng ai nấu các món này cả.

Những người thuộc trường phái đi Nga (đa nghi) đưa ra nghi vấn việc ăn các món ăn từ dê -đặc biệt là tinh hoàn dê hay ngẩu pín dê- có thực sự bổ cho cậu nhỏ hay không. Chưa chắc, vì chưa được chứng minh một cách khoa học. Sự cho rằng ăn gì bổ ấy chỉ là sự suy luận theo kiểu người Tàu, báo hại tê giác thiếu điều bị diệt chủng. Cái gì tốt cho con dê chưa chắc đã tốt cho con người. Việc cơ thể có hấp thụ hay chuyển hoá các hormone đó hay không chưa có công trình nghiên cứu nào xác nhận.

Ấy vậy mà tại Mỹ, một bác sĩ đã từng dám ghép dái dê cho người đó bạn ạ. Bạn không nghe lầm đâu. Đây là một câu chuyện có thật đó, có tài liệu lưu giữ lại rất đầy đủ chi tiết. Nó từng được cho là câu chuyện hấp dẫn nhất trên nước Mỹ trong thế kỷ trước.

image
Đó là bác sĩ John Richard Brinkley, sinh ngày 8 tháng 7 năm 1885 tại vùng núi Great Smoky Mountains thuộc quận hạt Jackson, tiểu bang North Carolina trong một gia đình nghèo. Năm 17 tuổi, Brinkly vào văn phòng Viện Trưởng Trường Đại Học Y Khoa Johns Hopkins và nói chàng muốn học để trở thành bác sĩ. Viện trưởng nhìn cậu thiếu niên, không lấy gì làm tin tưởng, khuyên cậu ta nên quay về quê là hơn.

image
bác sĩ John Richard Brinkley
Trong suốt 15 năm, Brinkley đeo đuổi mộng bác sĩ, theo học Trường Cao Đẳng Y Khoa Bennett Medical College ở Chicago, Illinois. Năm 1905, Brinkley lại theo học một trường y không chính thống dạy trị liệu bằng phương pháp tự nhiên và dược thảo tên là Eclectic Medical University ở thành phố Kansas, bang Kansas. Năm 1917, Brinkley tốt nghiệp, tìm việc, và nhận lời về làm bác sĩ cho bệnh xá thị trấn Milford, tiểu bang Kansas thay thế cho một bác sĩ về hưu. Dù Milford chỉ là một thị trấn nhỏ với độ vài trăm dân cư, nhưng bác sĩ Brinkley quyết định chọn nơi này để khởi nghiệp.

image
Brinkley giành được cảm tình dân cư địa phương ngay lập tức do ông trả lương nhân viên hậu hỉ, tiếp thêm sinh lực cho nền kinh tế địa phương và chịu khó đến tận nhà bệnh nhân trong trận đại dịch cúm năm 1918 ở Mỹ. Vết nhơ tai tiếng lang băm trước đó của Brinkley dần dần mờ xóa. Công lao chữa lành các nạn nhân cúm và sự đối xử tận tâm của ông với họ đã gây được tiếng vang tích cực. Nhưng chính vụ cấy tinh hoàn dê cho chàng nông dân Bill Stittsworth mới đưa bác sĩ Brinkley lên đài danh vọng và nổi tiếng như cồn.

Một ngày đẹp trời nọ Stittsworth đến xin khám bệnh, bác sĩ Brinkley vui vẻ hỏi “Tôi có thể giúp gì cho ông không?” Stittsworth ngượng ngùng kể “Bác sĩ ơi, tôi bị chứng bịnh thằng lớn nói, thằng nhỏ không nghe” và hỏi có thể nào bác sĩ Brinkley chữa giúp cho bệnh bất lực sinh lý này hay không. 

image
Brinkley giải thích rằng bất chấp mọi tiến bộ y học gần đây vẫn chưa tìm ra phương cách chữa trị chứng bất lực. Stittsworth thất vọng thở dài. Tình cờ khi nhìn ra cửa sổ, chàng nông dân nhìn thấy một con dê đực đang hành sự mạnh mẽ trên một con dê cái. Chàng ta buộc miệng đùa: “Phải chi tôi có một cặp tinh hoàn như con dê kia hả bác sĩ?” Cả hai người, bệnh nhân và bác sĩ, cùng cười lên với ý tưởng ngộ nghĩnh đó. Thế rồi chàng nông dân can đảm gợi ý: “Hay là bác sĩ cứ thử cấy cho tôi cặp hòn của con dê xem sao. Chắc cũng dễ giống như tôi ghép táo ngọt với táo chua vậy thôi mà.”

image
Quá đỗi kinh ngạc, Brinkley chống chế, ai lại đi làm chuyện điên rồ ấy bao giờ! Cấy tinh hoàn dê cho người để chữa bệnh bất lực? Phi đạo đức quá!

Chàng nông dân cố năn nỉ: “Vâng, thưa bác sĩ, tôi biết. Nhưng điều gì cũng không thể tồi tệ hơn cặp ngọc hành vô dụng này. Bác sĩ chỉ thí nghiệm một lần thôi. Nếu nó không hiệu quả, tôi thề là tôi sẽ không tiết lộ với ai.”

Ông bác sĩ nghe xuôi tai và nghĩ thôi thì cứ giúp cho gã một lần. Sau đó cuộc giải phẫu được thực hiện với giá 150 đô. Rồi vợ Stittsworth có bầu, sinh ra một bé trai khỏe mạnh. Stittsworth đặt tên con là Billy, trong tiếng Anh có nghĩa là con dê đực. Sau này, Billy kể với phóng viên của tờ báo The Kansas City Star rằng thực ra chính bác sĩ Brinkley đã đề nghị cấy tinh hoàn dê miễn phí để thí nghiệm.

Stittsworth hớn hở đến phòng mạch vừa hát ư ử bài “Và con chim đã vui trở lại”, bác sĩ Brinkley mừng vô kể; ông không ngờ chuyện kỳ cục này lại có hiệu quả. Ông không thể che giấu một thành quả y khoa táo bạo như thế này. Ông nhận ra rằng ông phải công bố cho cả thế giới biết về phép lạ chữa bệnh này. Tuy nó chỉ là một phát hiện khá tình cờ nhưng nó đã chứng minh thành công với bệnh nhân bất lực do ông giải phẫu.

image
Khi các bác sĩ chính thống thách thức và nhất định cho rằng cách chữa trị đó không thể nào hữu hiệu, Brinkley nói, “Bằng chứng là kết quả sờ sờ đây này! Thật quá đơn giản! Quý vị chỉ cần hỏi bệnh nhân của tôi thì biết ngay!”

Tiếng lành đồn xa, tại bệnh xá Milford loại “walk-in clinic” không cần lấy hẹn trước, nhiều bệnh nhân đàn ông sồn sồn hơn đến gặp bác sĩ Brinkley với hy vọng khôi phục lại dương lực và khả năng truyền giống thông qua việc cấy ghép tuyến tinh hoàn dê. Bấy giờ bác sĩ Brinkley đã tăng giá mỗi ca giải phẫu lên thành US$750.00, tương đương với cả chục ngàn đô theo thời giá bây giờ.

Brinkley cấy ghép tinh hoàn dê cho tổng cộng 34 thân chủ, trong đó có một thẩm phán, một ông hội đồng thành phố, và một viện trưởng Đại học Luật Khoa Chicago, tất cả đều có sự theo dõi của báo chí. Sự chú ý của công chúng càng lớn, công việc kinh doanh cấy tuyến dê của ông tại Milford càng tiếp tục diễn ra với tốc độ nhanh hơn.

Thật ra trước đó, một số bác sĩ khác cũng đã từng thử nghiệm cấy ghép tuyến rồi, trong đó có bác sĩ Serge Voronoff, người đầu tiên trở nên nổi tiếng ghép tinh hoàn khỉ cho người. Năm 1920 Voronoff chứng minh kỹ thuật của ông tại một bệnh viện ở Chicago trước sự chứng kiến của một số đồng nghiệp.

image
Harry Chandler
Năm 1922, Brinkley đã đến Los Angeles theo lời mời của Harry Chandler, chủ nhiệm của tờ Los Angeles Times. Chandler thách thức Brinkley hãy cấy ghép tinh hoàn dê cho một trong những biên tập viên của tờ báo. Chandler tuyên bố nếu cuộc giải phẫu thành công, ông sẽ tuyên dương Brinkley là “bác sĩ phẫu thuật nổi tiếng nhất ở Mỹ”. Và nếu cuộc giải phẫu thất bại, ông sẽ xem mình như là thứ đồ chết tiệt.

Tiểu bang California không công nhận giấy phép hành nghề bác sĩ của Brinkley (do Trường Đại học Y Khoa Chiết Trung Kansas chuẩn cấp), nhưng Chandler đã khéo léo chạy chọt được cái giấy phép hành nghề tạm có hiệu lực trong 30 ngày cho Brinkley. Cuộc giải phẫu được đánh giá là một thành công, và Brinkley đã nhận được sự chú ý như đã hứa qua một bài báo của Chandler. Điều này khiến cho Brinkley có thêm nhiều khách hàng mới, trong đó có một số ngôi sao điện ảnh Hollywood.

image
Brinkley rất muốn dời phòng mạch về vùng Los Angeles vì bệnh nhân toàn thuộc hạng giàu có tiếng tăm. Nhưng hy vọng của Brinkley đã tiêu tan khi Ủy Ban Y Tế California thẳng thừng từ chối cấp cho ông giấy phép vĩnh viễn hành nghề y vì tìm thấy sơ yếu lý lịch của ông “đầy dẫy những dối trá và sai biệt”. Brinkley trở lại Kansas không hề nản chí và bắt đầu mở rộng phòng mạch của ông tại Milford.

Chuyện gì đến sẽ đến. Sau đó, do tham việc -hay đúng hơn là tham tiền và danh vọng-, Brinkley bận rộn hơn, căng thẳng hơn, gấp gáp cẩu thả hơn, phải dựa vào men rượu. May mắn không thể đến mãi cho một bác sĩ không có học khoa giải phẫu đàng hoàng như Brinkley, một số vụ nhiễm trùng và cơ thể con người nhất định từ chối không chịu nhận tuyến sinh dục lạ đã xảy ra đưa đến cái chết của bệnh nhân. Trong khoảng thời gian từ năm 1930 đến năm 1941, Brinkley đã bị kiện hơn một chục lần vì giải phẫu sai quấy làm chết bệnh nhân. Brinkley bị tước bằng hành nghề bác sĩ, nhảy qua kinh doanh trong vài lãnh vực khác, trong đó làm đài phát thanh, bị xử thua trong nhiều vụ kiện và thân bại danh liệt.

image
Ông tuyên bố phá sản vào năm 1941. Ngày 26 Tháng 5 năm 1942, Brinkley ngã ra chết vì biến chứng nghẽn mạch máu trong lúc những vụ kiện còn chờ đưa ra xét xử. Trong gần 57 năm của cuộc đời, Brinkley đã đạt được sự giàu có, quyền lực, và danh vọng. Tuy nhiên, điều mà ông mong mỏi nhất là sự kính trọng lại lảng tránh ông đến cùng. Cho dù ông thực sự tin tưởng vào hiệu quả của phương pháp chữa trị bệnh bất lực một cách quái gỡ đi ngược lại với qui luật của Hiệp Hội Y Học Hoa Kỳ (AMA), người đời sau thường nghĩ đến ông như là một lang băm điên rồ không hơn không kém.

image
Kể từ khi Brinkley chết rồi cho đến nay không còn bác sĩ nào dám cấy dái dê cho người nữa. Những ai muốn tăng cường khả năng tình dục đành trở về với các món ăn lẩu dê, dê nướng ngũ vị hương, dê xào lăn, dê xào sa tế, dê hấp cách thủy, gan dê hầm, tiết canh dê, dê con quay, rượu tiết dê, dê nấu rựa mận, xáo măng, sườn dê nướng, ngọc dương hầm thuốc Bắc, chân móng dê hầm thuốc, tái dê, dê tiềm thuốc Bắc… Nếu sợ ăn thịt dê nhiều lâu ngày cũng sẽ hôi như dê thì bạn chịu khó xin toa bác sĩ mua các loại thuốc trợ dương Viagra, Levitra, Cialis, Soma, Propecia, Acomplia, Xenical xài đỡ nhé.

Chúc bạn một năm Ất Mùi thật sung!

Phan Hạnh

Con Dê trong Anh ngữ

Con Dê trong anh ngữ, có một bài hát khá nổi tiếng (I'm a goat) 
chữ Goat ở đây là sự tổng hợp của chư viết tắt trong câu nói (Greatest of a time)
G (greatest) O (Of) A (All) T (Time)
I’m a goat
and for those of y’all who don’t know what a goat is
it means the greatest of all time
and I consider myself one of those
so thank you very much, here it goes!

Tôi nghĩ không cần dịch ra tiếng Việt, quý vị cũng hiểu lời bài hát này.
Chưa chắc đàn ông nào dể râu cũng gọi là râu dê. thơ dân gian có câu: 
Để râu không phải là già - Để râu cho biết đàn bà đàn ông.
Để râu không phải là Dê - Để râu cho biết mình mê đàn bà. Ha Ha Ha ....
lời bàn của suối nguồn AET. Cười chút cho vui cửa vui nhà.
Con Dê trong Anh ngữ

http://baomai.blogspot.com/

Goat mà không phải dê.

image
Khi bạn dùng cellphone “text” hỏi ai “How are you”, có bao giờ bạn nghe người đó trả lời “I feel goat” chưa? Người đó dùng một chữ viết gộp lại (acronym) với bạn đấy. Trong trường hợp này “goat” là “g.o.a.t.”, gộp tắt của 4 chữ “greatest of all time”, đại khái có nghĩa là “khỏe chưa từng thấy” chớ không phải “tôi cảm thấy dê” (Hả? Cái gì?). Hóa ra nó chẳng dính líu gì đến con dê cả. Chữ viết gộp G.O.A.T trở nên phổ thông kể từ khi ca sĩ hát nhạc rap nổi tiếng nhất tại Hoa Kỳ có nghệ danh Eminem hay tục danh Slim Shady (tên thật Marshall Bruce Mathers III) dùng trong một bài hát của anh có cùng tên với những câu mở đầu là:

I’m a goat
and for those of y’all who don’t know what a goat is
it means the greatest of all time
and I consider myself one of those
so thank you very much, here it goes!

(khỏi cần dịch bạn cũng biết nó có nghĩa gì rồi, phải không ạ?)

image

Các album nhạc rap của Eminem là The Slim Shady LP, The Marshall Mathers LP và The Eminem Show đều là những thành công vang dội và đã mang lại cho Eminem 9 giải Grammy. Năm 2002, Eminem trở thành rapper đầu tiên đoạt giải Oscar cho bộ phim anh tham gia đóng vai chính với bài hát Lose Yourself. Sau khi tạm rời xa sân khấu vào cuối đợt tour năm 2005, Eminem đã cho ra album thứ 5 của mình là Relapse vào ngày 19 tháng Năm năm 2009, đánh dấu bước đầu trong sự trở lại của anh. Tính đến đầu 2011, Eminem đã bán được gần 90 triệu album khắp thế giới, và hơn 41 triệu album tính riêng tại Hoa Kỳ, trở thành rapper có số lượng album bán chạy nhất trong lịch sử. Eminem được các độc giả của tạp chí Vibe bình chọn là “the best rapper alive”. Tính đến cuối năm 2011, Eminem đã giành được 13 giải Grammy trong số 38 đề cử.


Cỏ râu dê.

image
Ngắm tấm hình này, bạn có thấy loại hoa xinh đẹp không. Hoa từng chùm trắng muốt nở bung có những sợi tua như lông măng. Đó là hoa dại mà người Việt mình gọi là cỏ râu dê, một thứ bụi cây thảo mộc giàu dược tính. Thật tội nghiệp, hoa đẹp thế mà bị mang tên xấu. Tên khoa học là Filipendula-ulmaria và các tên tiếng Anh dễ thương như meadowsweet, Queen of the Meadow, Pride of the Meadow, Meadow-Wort, Meadow Queen, Lady of the Meadow, Dollof, Meadsweet, và Bridewort. 

image
Nó có mùi thơm ngọt ngào nồng nàn làm sảng khoái tinh thần được mọi người ưa chuộng, kể cả nữ hoàng Elizabeth Đệ Nhất. Hoa cỏ râu dê phơi khô được dùng làm chất xông hương (potpourri) để trong nhà thờ, phòng cô dâu… và được sử dụng như một loại hương liệu trong thực phẩm. Trong y học truyền thống Âu châu, cỏ râu dê được dùng để điều trị bệnh nhức đầu, viêm khớp, bệnh gút, nhiễm trùng dạ dày, hen suyễn và nóng sốt.


Horny goat weed.

image
Horny goat weed, Cỏ sừng dê là một loại thảo dược có tên khoa học là Epimedium, với lá được dùng làm thuốc. Có tới 63 loài cỏ sừng dê được gọi bằng cái tên kỳ cục là “dâm dương hoắc” (yin yang huo) trong y học Trung Quốc. Nó còn có các tên Anh ngữ khác là barrenwort, bishop’s hat, fairy wings, rowdy lamb herb, randy beef grass.

Chi Dâm dương hoắc là một chi thực vật thuộc Họ hoàng mộc. Chi này có khoảng 63 loài, phần lớn đều là đặc hữu của miền nam Trung Hoa, với một số loài phân bố xa tận châu Âu. Chi này có một số loài dâm dương hoắc có tính chất kích thích tình dục và được sử dụng làm thuốc. Cây này có nhiều loài khác nhau đều được dùng làm thuốc. Người ta dùng kéo cắt hết gai chung quanh biên lá, cắt nhỏ như sợi tơ to, rây sạch mảnh vụn rồi dùng. Người ta cũng dùng rễ và lá, cắt hết gai chung quanh rồi dùng mỡ dê, đun cho chảy ra, gạn sạch cặn, cho Dâm dương hoắc vào, sao qua cho mỡ hút hết vào lá, lấy ra ngay, để nguội là được. Hoặc rửa sạch lá, xắt nhỏ, phơi khô, sao qua, nếu tẩm rượu trước khi sao qua càng tốt.

image
Horny goat weed được sử dụng để chữa trị đau khớp, viêm xương khớp, mệt mỏi tinh thần và thể chất, mất trí nhớ, huyết áp cao, bệnh tim, viêm phế quản, gan bệnh, HIV / AIDS, bại liệt, chứng rối loạn máu gọi là giảm bạch cầu mãn tính, nhiễm vi khuẩn, loãng xương, và được dùng như một loại thuốc bổ. Cỏ sừng dê cũng được dùng cho các trục trặc hoạt động tình dục bao gồm cả rối loạn cương dương (ED) và xuất tinh ngoài ý muốn. Nó cũng được sử dụng để khơi dậy ham muốn tình dục.


Goatee (râu dê).

image
Người Việt mình hay bảo “nam tu nữ nhũ” với ý nói râu tiêu biểu cho phái nam và “núi đôi” tiêu biểu cho phái nữ. Nhưng đối với loài dê thì dê cái, dê đực gì cũng đều có râu cả.

image
Râu cũng có nhiều thứ râu, cũng phải được chăm sóc o bế cắt tỉa gọn ghẽ mới đẹp. Râu để mọc bừa bãi trông bê bối không hấp dẫn tí nào, nhất là râu dê luôn dính liền với ý nghĩa không tốt. Nam diễn viên Brad Pitt 46 tuổi bắt đầu “nuôi” râu từ tháng 9 năm 2013 tới nay bị khách hâm mộ chê xấu, nhưng chàng có lý do chính đáng: chuẩn bị đóng phim mới trong vai đại tá Percy Harrison Fawcett, nhà thám hiểm người Anh đã mất tích ở Amazon vào năm 1925 trong một chuyến đi tìm kiếm một nền văn minh cổ đại.

Scapegoat: Dê tế thần

image
Dê tế thần theo nghĩa đen dĩ nhiên là một con dê bị dùng làm lễ vật tế thần. Thần thoại Hy lạp, La mã ghi lại Zeus- Jupiter chúa tể các vị thần, lúc sinh ra bú sữa dê pha với mật ong. Khi tế thần người ta phải dâng dê bò “barbecue” nguyên con, chắc là sau đó mọi người sẽ đánh chén. Vào thời cổ La Mã, trong lễ hội Lupercalia cử hành vào ngày 15 tháng Giêng đầu năm, các thầy tế dâng lên thần linh một con dê và một con chó để cầu cho mưa thuận gió hòa và mọi người được sạch tội. Da dê sau đó được chia ra từng mảnh nhỏ để các chàng trai mang trong mình như lá bùa giúp mùa màng tươi tốt. Phụ nữ La Mã cũng tìm đủ cách để chạm được tay vào miếng da dê tế thần vì họ tin tưởng rằng làm như vậy sẽ sinh nở dễ dàng hơn. Vì vậy, sau hội Lupercania, nhiều đôi trai gái nên duyên nhờ miếng da dê.

Trong Thiên Chúa Giáo, hình ảnh con chiên, con dê rất gần gũi với người Do Thái từ mấy ngàn năm nay. Đức chúa Giêsu chào đời trong máng cỏ tại một hang có nhiều dê, chiên, lừa… thở hơi ấm. Ngoài ra, hình ảnh con chiên, con dê hy sinh, nhận lãnh làm của đền tội cho dân Do Thái không một lời than van thực ra là hình ảnh của chúa Giêsu gánh nhận trên vai mọi tội lỗi của nhân loại, như lời tiên tri Isaia đã nói trước 700 năm: “Người đã gánh mọi tội ác, mọi yếu đuối trên mình”. Cũng chính vì sự so sánh này mà hàng ngày các giáo dân thường cầu nguyện “Lạy Chiên Thiên Chúa, Đấng xóa tội trần gian, xin thương xót chúng tôi…”
Trong nghi thức tôn giáo Do Thái cổ xưa, vào Ngày Chuộc Tội (Day of Atonement, Yom Kippur), vị tư tế sẽ sát tế “con dê cho Chúa” làm lễ tạ tội cho toàn dân (con dê tạ tội). Sau một vài nghi thức thánh hiến trên bàn thờ, xác con dê tế hiến được đem ra ngoài trại xa mà đốt đi. Kế đến, người ta dẫn con dê thứ nhì tế hiến cho quỉ Azazel tới. Vị tư tế đặt hai tay lên đầu con dê này và “bàn giao” tất cả tội lỗi của toàn dân cho nó, dĩ nhiên là oan, nên người Việt mình còn gọi con dê tế thần là “oan dương”. Xong lễ, con dê này bị dắt vào sa mạc bỏ lạc lõng đói khát, số phận của con dê gánh tội coi như đã được định đoạt.


Scapegoat, Dê tế thần theo nghĩa bóng.

image
Danh từ “scapegoating” dùng để chỉ sự đổ tội cho người khác thay vì chấp nhận những hậu quả do hành động của chính mình. Người bị chọn làm vật tế thần, “scapegoat”, thường là một người hoặc một nhóm người thấp cổ bé miệng, dễ ăn hiếp và khinh miệt hơn. Hitler đổ thừa bác sĩ Eduard Bloch gốc Do Thái đã chữa trị dở khiến cho mẹ của Hitler là Klara chết. Từ ác cảm cá nhân, Hitler đổ lỗi dân Do Thái là một trong những nguyên nhân làm Đức thua trận năm 1918. Và Hitler đã giết 6 triệu người Do Thái trong Thế Chiến Thứ Hai như là những con dê tế thần. Dê tế thần có thể trong tất cả mọi giới: chính trị, tôn giáo, nghệ thuật, thể thao. Adam đổ lỗi Eve cám dỗ; Eve đổ lỗi cho con rắn. Stalin đổ lỗi Trotsky. Trả lời phỏng vấn của đài BBC cuối năm 2013, nhà văn Vũ Thư Hiên cho rằng ông và ông Nguyễn Kiến Giang -nhà lý luận về chủ nghĩa Marx, cựu đảng viên lão thành mới qua đời- cùng nhiều người khác bị bắt và bị bỏ tù trong vụ án “Xét lại chống Đảng” trước đây chỉ là những con dê tế thần của một âm mưu trong nội bộ Đảng Cộng sản khi đó, mà theo ông là để hạ uy tín của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

image
“Scapegoat” còn là nạn nhân bị tập thể hoặc cấp trên đổ lỗi để gánh chịu trừng phạt. Vì muốn thoát hiểm an toàn, phủi tay tránh né trách nhiệm, biện minh cho hành động sai trái, tập thể hoặc cấp trên đó thường chọn người dưới quyền hay yếu thế làm vật hy sinh chịu tội thế cho mình. Đại úy Nguyễn Văn Nhung, sĩ quan tùy viên của trung tướng Dương Văn Minh, vâng lệnh nhóm đảo chánh bắn chết tổng thống Ngô Đình Diệm và cố vấn Ngô Đình Nhu ngày 1-11-1963 để rồi sau đó bị làm dê tế thần, bị quy tội, bị tra tấn chết nhưng phao gian là chết do tự tử. Ngày nay trong nước xảy ra không ít những trường hợp dê tế thần tương tự khi công an nặng tay khiến người tình nghi tử vong trong lúc thẩm vấn. Nguyễn Tấn Dũng đổ lỗi cho Phạm Thanh Bình đã làm tập đoàn Vinashin sập tiệm; Bình bị bắt giam, bị xử án 20 năm tù nên đã thắt cổ tự tử.

image
Giáo sư Ron Rolheiser người Canada, tác giả của hàng chục quyển sách thần học và triết học cho rằng Scapegoat còn có thể hiểu một cách bình thường hơn trong giao tiếp hàng ngày; đó là tạo đồng minh bằng cách nói xấu một người thứ ba. Hãy tưởng tượng trong một nhóm bạn, A và B tuy không thân thiện nhau lắm nhưng đều cùng không thích X. Thế là A và B kết thân để tạo một liên minh loại bỏ X ra khỏi vòng bạn bè. Trong trường hợp này, X trở thành con dê tế thần. Dê tế thần thường là những người vắng mặt, không được ưa: một ông xếp khó chịu, một bạn học khó tính, một đồng nghiệp khó ưa, v.v. Đó là đặc tính của con dê bị tế thần. Chúng ta xây dựng mối giao thiệp với nhau bằng cách đẩy căng thẳng giữa chúng ta qua người khác. Khi loại trừ người đó khỏi nhóm mình, chúng ta tạo ra được mối quan hệ mới, một liên minh mới, nhưng như thế, sự hòa hợp giữa chúng ta dựa vào điều mà chúng ta cùng nhau chống lại hơn là dựa vào những gì chúng ta hướng đến.

Tất cả mọi nhóm, cho đến khi đạt được một mức độ trưởng thành nhất định, đều làm như thế cả. Và khi đối diện với căng thẳng trong đời sống riêng của mình, chúng ta cũng làm như thế. Cách xử thế này hoạt động như sau: Một buổi sáng, chúng ta thức dậy và, vì vô số lý do, chúng ta cảm thấy rối bời, nặng trĩu do một đống tạp nhạp chán nản, lo lắng, giận dữ. Vậy chúng ta làm gì đây? Chúng ta tìm một ai đó để đổ lỗi. Luôn luôn chúng ta nhanh chóng chọn được người (trong gia đình, nơi làm việc, một chính trị gia, hay một giới chức tôn giáo) để trút căng thẳng vào người đó. Một người mà chúng ta xem là khó tính, ngu đần, sai lầm về chính trị, hủ bại về đạo đức, hay xấu xa về mặt tôn giáo, người đó sẽ sớm phải lãnh gánh nặng căng thẳng và phẫn uất của chúng ta.

image
Hơn nữa, chúng ta không chỉ đẩy căng thẳng về phía một ai đó, mà chúng ta còn luôn “sát tế” nỗi căm phẫn mà chúng ta đang cảm nhận, chúng ta sẽ đẩy căng thẳng và giận dữ của mình về phía người đó không chỉ vì người đó khác chúng ta hay chúng ta xem họ là khó tính, ngu đần, biếng nhác, nhưng chúng ta làm thế, đặc biệt là vì chúng ta cảm thấy mình vượt trội họ về mặt đạo đức, chúng ta đúng, còn họ sai, chúng ta tốt còn họ thì xấu. Như thế phẫn uất mà chúng ta nhắm vào người đó được xem là một phẫn uất thánh thiện và cần thiết vì danh Chúa, vì sự thật và sự thiện, cũng như tất cả những việc hành hình bằng đóng đinh, treo cổ, và rút phép thông công vậy.

Randy Old Goat

image
Randy Old Goat có nghĩa là dê cụ, ông già dê, thằng cha dê xồm… Một ông già dê không nhất thiết phải có râu dê, nhưng có thể hay cười be he theo kiễu kép hài Văn Chung hay Thanh Việt. Một người để râu dê không nhất thiết có tánh dê xồm. Đại tướng Nguyễn Khánh được biết suốt đời chỉ có một vợ và 6 người con. Lại nữa, không phải ai tuổi Mùi cũng có tính dê hay máu dê. Những người tuổi con vật khác khi dê là vẫn cứ dê như thường.

image
Chẳng biết do đâu mà tiếng kêu be he của con dê lại bị liên kết với tiếng cười của mấy ông già dê cứ thấy đàn bà con gái là để lộ thái độ ve vãn và cử chỉ hành vi sàm sỡ. Câu nói “Let go you randy old goat!” có nghĩa như “Buông tao ra, đồ dê già mắc dịch!” Trong văn hóa Việt nam, hình ảnh con dê thường bị nhìn dưới một khía cạnh châm biếm cười chê. Dê đực có khả năng truyền giống rất mạnh là lẽ tự nhiên chứ nó có muốn như vậy đâu. Người ta ví những ông có máu 35 có tánh hay ve vãn đàn bà con gái với dê là oan cho nó. “Bươm bướm mà đậu cành bông. Ðã dê con chị, lại bồng con em” để chỉ các tay dê thứ dữ đó. Tính dê xồm dĩ nhiên là xấu rồi, bị người đời coi khinh vì không theo khuôn phép thuần phong mỹ tục. Bởi vậy người ta mắng dê xồm bằng 2 câu thơ là “Phượng hoàng đậu nhánh sa kê, Ông thần vật mấy thằng dê cho rồi!” Cho dù ông thần làm việc ô-vơ-thai đốp-bồ-síp (overtime double shift) đi chăng nữa cũng không thể vật hết người dê. Thế là dê xồm vẫn đi đầy đường, từ trong sở làm ra tới quán bia ôm, kể cả trong chòm xóm. Thiên hạ tức quá rủa tiếp “Dê xồm ăn lá khổ qua. Ăn nhiều sâu rọm, chết cha dê xồm!”

image
- Cô gái xinh đẹp ơi, em làm việc ở bệnh viện này à?
– Dạ, đúng rồi anh!
– Thế công việc chính của em là gì?
– Dạ, em tắm rửa rồi thay quần áo cho bệnh nhân ạ.
– Nếu anh vào nằm viện thì em cũng làm cho anh như thế chứ?
– Dạ, lúc nào em cũng sẵn sàng ạ.
– Vậy, làm sao anh tìm gặp được em khi vào viện nhỉ?
– Anh cứ hỏi thăm “Cô Mai nhà xác” là ai cũng biết và chỉ cho anh ạ!
– Hả…!?!?

Get someone’s goat:

image
Đây là thành ngữ về dê thường dùng nhất với nghĩa bóng là làm cho ai bực mình, khó chịu, nổi sùng. Ví dụ:

– “I’m sorry. I didn’t mean to get your goat.” (Tôi xin lỗi. Tôi không cố ý làm cho bạn bực mình).
– “It really gets my goat when inconsiderate people litter.” (Tôi thật khó chịu khi thấy người bất lịch sự xả rác).
– “His wife’s constant whining gets his goat.” (Sự lải nhải càu nhàu của vợ hắn làm cho hắn bực mình).
Chữ “goat” dùng trong thành ngữ này là một ẩn dụ chỉ trạng thái an bình. Khi goat đang với ta, ta an hòa và ổn định. Khi goat của ta bị lấy đi, ta nổi sùng cáu gắt. “Get someone’s goat” thường không do một hành vi vô tình mà là một sự cố ý chủ mưu chọc giận.
Ví dụ:
Tí: “Mầy mới chửi tao hả Tèo?”
Tèo: “Mầy nói gì kỳ vậy? Tao chửi mầy hồi nào?
Tí: “Mầy mới chửi tao tức thì. Tao nghe rõ ràng mà còn chối!”
Tèo: “Trời đất! Tự dưng sao mầy dựng chuyện kỳ cục vậy?”
Tí: “Bây giờ mầy nói tao nói láo nữa hả?”
Tèo chịu hết nổi nên tức quá bỏ đi và lẩm bẩm. Tí nói vói theo:
“Đó thấy chưa! Mầy chửi tao rõ ràng!”
“Tí has got Tèo’s goat.” Tí đã đoạt trạng thái an bình của Tèo, đã làm cho Tèo bực dọc khó chịu. Thế là có câu khuyên dành cho Tèo: “Don’t let him bother you, he’s just trying to get your goat.” (Đừng thèm để ý tới nó. Nó đang muốn chọc cho mầy nổi sùng đó).

image
Nguồn gốc của thành ngữ này vẫn còn là đề tài gây tranh cãi. Có người bảo nó bắt nguồn từ giới nuôi ngựa đua. Ngựa vốn là con vật dễ bị giao động, nổi chứng, trong khi con dê là con vật được biết rất trầm tĩnh nhu hòa. Vì vậy, trước ngày ngựa đua, người ta bỏ một con dê vào chuồng con ngựa sắp đua với mục đích sự hiện diện của con dê sẽ giúp làm dịu tính khí của con ngựa. Con ngựa trở nên gắn bó với con dê, một đứa bạn đồng hành hiền hậu và chịu đựng.
Thế là đối thủ trong cuộc đua tung đòn chơi bẩn, lén tìm cách bắt con dê đó đi. Sự vắng mặt của con dê có thể làm cho con ngựa đó cáu tính trở lại và sẽ trở chứng trong cuộc đua. Do đó khi một người than “Someone has got my goat” thì người đó ví mình như con ngựa đã mất dê, và mất điểm tựa ảnh hưởng nhu hòa.
Cách giải thích thứ nhì cho thành ngữ “Get someone’s goat” là có sự phát âm nhầm lẫn giữa chữ “goad” và chữ “goat”. Có thể thành ngữ đó phát sinh từ “Get your goad” dùng từ lâu bên Anh. “Goad” là một cây roi dài nhọn dùng để lùa gia súc. Ngày nay người ta thay thế món dụng cụ “goad” bằng “prod”.

image
Hình một cao-bồi dùng goad (gậy dài) để lùa bò
Một giả thuyết khác cho rằng “goat” là tiếng lóng của tù nhân dùng vào đầu thế kỷ 20 để chỉ cơn giận.
Thành ngữ “to take the goat” có thể do dịch từ chữ Pháp “prendre la chèvre”với nghĩa lấy mất nguồn lợi. Đối với những nông dân nghèo, con dê của họ bị ăn cắp mất thì coi như họ mất nguồn cung cấp lương thực sữa và thịt dê. Tuy nhiên đây cũng chỉ là sự phỏng đoán diễn dịch mà thôi.
Một số thành ngữ châm ngôn khác
Để ám chỉ một người có mùi hôi cơ thể, người ta dùng thành ngữ “He got a goat under his arms”(Hắn có nguyên một con dê dưới nách hắn), nhưng nó không thịnh hành cho lắm.
Put silk on a goat and it is still a goat: Dù có đắp lụa lên một con dê thì nó vẫn là dê.
It’s no use going to the goat’s house to look for wool: Đến nhà dê để tìm len cũng vô ích. Đến không đúng chỗ.
Don’t approach a goat from the front, a horse from the back, or a fool from any side: Đừng đến gần một con dê từ phía trước, một con ngựa từ phía sau, hoặc một kẻ ngốc từ bất kỳ phía nào. Các bạn biết tại sao rồi phải không. Con dê hay dùng sừng để húc; con ngựa hay dùng chân sau để đá; thằng ngốc thì chuyện gì nó cũng làm, chẳng biết đâu mà lường.
He who lets the goat be laid on his shoulders is soon after forced to carry the cow: Kẻ nào để yên cho người ta đặt một con dê lên vai thì sau đó thế nào cũng bị bắt cõng một con bò. Ý nghĩa câu này cũng tương tự như câu “Give him an inch and he will take a yard”, tương tự như câu “Được đàng chân, lân đàng đầu” của Việt Nam ta.
It doesn’t take a genius to spot a goat in a flock of sheep: Không cần phải là một thiên tài mới nhận ra một con dê trong một đàn cừu.
If you enter a goat stable, bleat; if you enter a water buffalo stable, bellow:Vào chuồng dê thì kêu be he; vào chuồng trâu thì kêu nghé ngọ. Nhập gia tùy tục, nhập giang tùy khúc.

Một số từ ngữ khác liên quan đến dê

image

Brush Goat: thuật ngữ dùng ở Mỹ để chỉ con dê đã nuôi trong nhiều năm ở mà không xác định thuộc giống loại nào. Những con dê này thường không cần được chăm sóc gì cả, chủ cứ thả rong chúng trong phạm vi nông trại cho chúng ăn dọn sạch bụi cỏ (brush).

Buck hay Billy: dê đực đã đủ trưởng thành về mặt sinh lý để giao phối và gây giống.
Buckling: dê đực còn trẻ chưa trưởng thành về mặt sinh lý để giao phối và gây giống.
Doe hay Nanny: dê cái đã đủ trưởng thành về mặt sinh lý để giao phối và gây giống.
Doeling: dê cái còn trẻ chưa đủ trưởng thành về mặt sinh lý để giao phối và gây giống.
Open: dê cái chưa mang thai.
Settled: dê cái đã mang thai.
Yearling: dê con từ một tới hai tuổi.
Kid: dê con dưới một tuổi.
Polled: dê không có sừng.
Chevon: Chevon là từ ngữ Pháp nghĩa là dê con, dùng để chỉ dê non còn bú hoặc mới vừa dứt sữa bị mang đi giết để lấy thịt.
Weaner hoặc Weanling: dê con dứt sữa.
Wether: dê đực đã thiến.

Để kết thúc bài viết lan man này, người viết cầu mong quý bạn đọc năm Ất Mùi 2015 sống hiền lành thảnh thơi vô tư lự như dê (chưa chắc), biết hòa thuận nhường nhịn không như dê (cũng chưa chắc). Nếu có muốn cụng sừng nhau thì cũng trong tinh thần thể thao giao hữu thôi nha. Mời quý bạn đọc bài thơ Hai con dê qua cầu.

http://baomai.blogspot.com/

Bt qua sông mt cây cu rt h
Có mt ln hai dê n cùng qua 
Bt qua sông mt cây cu rt hp
Có m
t ln hai dê n cùng qua
Ng
ược chiu nhau nên kđứng gia cu
M
t con bo: “My phi lùi lđã”
Con kia 
đáp: “Ti sao k vy h?
Tôi b
ước lên cu trước kia mà?”
“Nh
ưng tao mnh hơn my! Hãy tránh ra!”
“Tôi không tránh! Anh làm gì tôi ch
?”
“V
y my hãy cng sng đọ sc
Xem th
ng nào ngán s thng nào!”
“Khoan! N
ếđứng đây ta lđánh nhau
Ch
c s rt xung sông hết c.
Thôi thì tôi 
đề ngh như vy nhá
Tôi n
m xung cho anh bước qua.”
Nh
ường nhn nhau mt chút thôi mà
Nh
ưng nh vy c hai còn sng sót.
(phỏng dịch truyện răn đời “Two Goats”)




Phan Hạnh.