Tìm kiếm Blog này

Thứ Hai, 5 tháng 1, 2015

Những loài động vật quý hiếm và lạ mắt

Những bức ảnh lạ mắt nơi thiên nhiên, hoang dã, đã được ghi lại qua các loài động vật quý hiếm, mà chúng ta rất khó có cơ hội để nhìn thấy.






































































 

















































Cạo Gió là cách chũa bệnh

CẠO GIÓ 
Ngọc Trác – BELGIQUE :

CẢM LẠNH VÀ CÁC HẬU QỦA BIẾN CHỨNG.

Cảm lạnh là một một bệnh rất thông thường. Nhưng ngoại trừ một số dấu chỉ quen thuộc như sổ mùi, tịt mũi, nhức đầu, người gai gai sốt, khó chịu ai cũng biết, cảm lạnh thường khiến cho nhiều cơ phận khác bị suy yếu và gây ra một số bệnh, mà các bác sĩ tây y và cả đông y cũng không khám ra, không biết lý do tại sao, vì không có các vết nội thương ngoại thương, cũng không có vi khuẩn và không có cơ phận nào bị hư hỏng. Tuy không biết là bệnh gì nhưng các bác sĩ vẫn cho thuốc, thường là thuốc giảm đau, càng uống càng không khỏi, lâu ngày bị mất trí nhớ, loét bao tử, hư thận và khiến cho hệ thống thần kinh bị tê liệt. Cảm lạnh thường gây đau nhức tứ chi mình mẩy đến tê bại không cử động được, nên có bác sĩ cho là hệ thần kinh bị hư và để nghị giải phẫu...
 
I. Lý do
1. Trời mưa, trời gió hay trời lạnh mà mặc không đủ ấmđầu không đội mũchân không đi giầy, không mang tất ấmcổ không quấn khăn vv... vì thế các cơ phận thuộc bộ máy hô hấp (mũi, miệng, cổ họng, phổi... ) và tuần hoàn (tim, dạ dầy, ruột, gan, thận, lá lách...) bị lạnh. Khí âm xâm nhập nhiều qúa làm mất thế quân bình trong cơ thể, gây bế tắc kinh mạch, và suy yếu các cơ phận.
2. Ngồi trúng chỗ có luồng gió (ở tư gia, trong nhà thờ, nhà hội có mở cửa trước cửa sau, hay cửa ngang hông, trong xe mở cửa kính hay máy lạnh qúa vv... ) có thể đưa đến chỗ bị cảm.
3. Đặc biệt tại những vùng sáng sớm và ban chiều trời lạnh, nhưng ban trưa trời nóng (điển hình như California, Texas... ), có rất nhiều người bị cảm lạnh, vì không để ý, mặc không đủ ấm khi đi làm ban sáng và về nhà lúc chiều tối. Cứ thế, khí âm nhập vào người mỗi ngày một chút, và từ từ khiến cho cơ thể bị suy nhược và sinh ra nhiều triệu chứng mà không biết là bệnh gì.

II. Một số triệu chứng thông thường dễ nhận ra
1. Các triệu chứng bình thường dễ nhận ra:

1) Sổ mũi, tịt mũi
2) Nhức đầu, nặng đầu
3) Ho
4) Cảm thấy người vừa nóng vừa lạnh: hơi sốt hay sốt nặng (khi có vi khuẩn gọi là bệnh cúm)
5) Bần thần, mỏi mệt trong người.

2. Nhưng chính vì khí âm xâm nhập thân thể, khiến bế tắc kinh mạch, máu huyết và làm suy yếu các cơ phận hô hấp và tuần hoàn, nên cảm lạnh làm nảy sinh ra nhiều triệu chứng, mà cả các bác sĩ cũng không biết và không ngờ tới.

1) Trằn trọc, khó ngủ ban đêm
2) Ngủ không thẳng giấc, đi tiểu lắp nhắp ban đêm, hay bị chuột rút
3) Đổ mồ hôi ban đêm
4) Đầy bụng, khó tiêu
5) Nhất là đau và nhức mỏi trong người: đặc biệt là hai cánh tay, cổ, bả vai, sống lưng, đầu gối, hai chân và hai bắp chân.
6) Nhiều khi có cảm tưởng như bị đau nhức thần kinh hay từ trong xương, đến độ bị bại xuội, cổ không quay được, không giơ hay co tay chân lên được, không cúi xuống được hay không thể mặc và cài cúc áo quần vv....
- Đi khám bác sĩ, chụp phim thì không có cơ phận nào bị hư hại hay tật bệnh gì. Các bác sĩ chỉ biết cho thuốc giảm đau, bệnh nhân có cảm tưởng giảm đau nhức, nhưng càng uống càng tệ hại thêm, vì người ngày càng bần thần, mỏi mệt và đau nhức hơn. Thuốc giảm đau, thuốc ngủ sinh ra bệnh mất trí nhớ, đau bao tử và đau thận...
7) Tức ngực, nhói ngực, khó thở, hụt hơi
8) Nghẹt tim, tim hồi hộp, ngộp thở, hay có cảm tưởng bị bệnh tim
9) Khó tiêu, táo bón, nặng bụng, ở chua
10) Đau bụng lâm râm
11) Tiêu chảy
12) Đau tức bên hông phải trên vùng gan,
13) Đau tức bên hông trái trên vùng lá lách
14) Teo tĩnh động mạch trên đầu (dẫn tới chỗ đau đầu và bị tai biến mạch máu não vì lượng hồng huyết cầu và dưỡng khí không lưu thông đủ để nuôi óc)

15) Da mặt xanh xao, tái mét hay thâm, và người lúc nào cũng cảm thấy bần thần, mệt mỏi như mất hết sức lực, chán nản, buồn sầu, chỉ muốn đi nằm, không muốn làm gì, và không làm được gì, vì người lúc nào cũng me^t. mỏi.
- Đi khám bac sĩ, thử máu, thử phân, thử nước tiểu, chiếu điện, thì không tìm ra bệnh gì, và ai cũng bảo là bệnh giả đò.
16) Trẻ em bị cảm lạnh thì khó ngủ, hay ói sữa, biếng ăn, táo bón (hai ba ngày mới đi một lần, mà phải dùng thuốc, phân hôi...), tiêu chảy, hay khóc quấy, da không trắng và hồng hào nhưng tái mét, khi khóc thì tím ngắt mặt mũi chân tay và không dỗ được.

- Tất cả các triệu chứng trên đây đều có thể do cảm lạnh mà ra, đặc biệt các trường hợp đau nhức số 5, trường hợp số 15 và số 16 là dấu chứng đã bị cảm lạnh từ rất lâu, chứ không phải các cơ phận bị hư hại.
- Khi bị cảm lạnh, phần nào trong cơ thể yếu thì phần đó thường dễ bị ảnh hưởng.
- Có nhiều người bị cảm lạnh hàng chục năm mà không biết, đi khám hết mọi bác sĩ tại mọi nhà thương nổi tiếng và uống biết bao nhiêu thứ thuốc, mà vẫn không khỏi bệnh. Và các bác sĩ vẫn không biết chính xác là bệnh gì, kể cả các bác sĩ dông y và châm cứu. Đây là các trường hợp bị đau nhức (số 5) và người mất sắc, bần thần, kiệt sức (số 15) và trẻ em (số 16).
 
III. Cách chữa
Có nhiều cách chữa
1. Bình thường có thể cạo gió.

1) Cách cạo:
- Dùng đồng bạc hay tốt nhất là cái thìa lớn (nếu bằng bạc nguyên chất càng tốt) cạo gió bằng dầu nóng (bất cứ loại nào cũng được) nhưng tốt nhất là long não pha với dầu ô liu,
- Tỳ mạnh đồng bạc sát xuống da,
- Cạo chậm rãi và kéo đường càng dài càng tốt,
- Như thế sẽ ít đau và không trầy da.
2) Chỗ cạo: khắp nơi trên người.
- Cạo: cổ, gáy, trán, trên đầu, hai thái dương, bả vai, bên trong bên ngoài hai cánh tay, mu bàn tay, ngón tay, lưng, ngực, bụng, bụng dưới, mông, bên trong bên ngoài đùi, chân, bắp vế và mu bàn chân, ngón chân.
3) Cạo gió rất khoa học nhưng ông bà cha mẹ chúng ta không giải thích nên mình không hiểu. Thật ra:
cạo gió là đả thông kinh mạch để cho khí huyết lưu thông đều đặn trở lại
- tái lập thế quân bình cho cơ thể
- dầu nóng tăng khí dương,
- đồng bạc hay cái thìa, tức chất kim khí, rút khí âm trong người ra.Cạo gió xong là tự nhiên hết các triệu chứng kể trên và khỏi bệnh, thường là ngay tức khắc.
- Chỉ khi bị cảm (cảm nắng cũng như cảm gió và cảm lạnh) cạo da mới đỏ hay có hột và bầm tím nếu bị cảm nặng từ lâu. Càng bị cảm lâu càng bầm. Nhưng chỉ vài hôm sau là các vết đỏ và bầm sẽ biến đi.
Vì thế nói cạo gió vỡ mạch máu da là không đúng.  Ngày nay nhiều bác sĩ Mỹ cũng bắt đầu tin, vì người ta đã cạo ngay trước mặt cho bác sĩ thấy.
- Tuy nhiên vì sống tại Tây Âu có nhiều người không quen hay chưa cạo gió bao giờ, nên sợ đau hay sợ bị dị nghị, mà quên đi hay khinh thường cách chữa bệnh rất hữu hiệu này của ông bà cha mẹ.
4) Cách pha long não với dầu ô liu:
- 100 gr bột long não nguyên chất đã tán sẵn mua ở tiệm thuốc bắc (không phải long não bỏ quần áo hay giết gián)
- pha với 1 lít dầu ô liu (dầu trộn sà lát loại nào cũng đựợc)
- bình thường các tiệm thuốc bắc bán bịch 1 pound long não (10 US$), thì pha với 1 galon dầu ôliu, rồi chia nhau.
- Dầu ô liu pha với long não còn có thể dùng để thoa bóp, chữa trặc hay sưng chân tay và thấp khớp rất công hiệu.

2. Xông với nước lá

- nấu một nồi nước lớn với lá sảlá cây dầu khuynh diệplá chanh, lá cam, lá quít,lá bưởi hay ngải cứu vv...
- trước khi trùm chăn xông trong phòng kín gió, thì bỏ thêm 10-20 gr bột long não, nếu có (thường tiệm thuốc bắc có bán bịch lá xông có thêm gói bột long não nhỏ) 
xông xong, lau mồ hôi khô, và mặc quần áo ấm ngay rồi uống vài viên thuốc cảm với nước trà gừng nóng, đắp chăn nằm nghỉ hay ngủ được một giấc, sẽ thấy người khỏe ngay.
Vì khi xông chảy mồ hôi nhiều nên cơ thể mất nhiều muối đạm, do đó cần phải cẩn thận, kiêng ra ngoài, để đừng bị lạnh trở lại.

3. Đánh cảm bằng cám rang
- lấy cám bỏ vào chảo rang nóng lên
- bỏ vào miếng vải túm lại
- rồi vuốt từ trên đỉnh đầu vuống xuống
- vuốt khắp nơi trong người: đầu tóc, mặt, ngực, bụng, cơ quan sinh dục, lưng, mông, đàng trước đàng sau tay chân, lòng bàn tay bàn chân và ngón tay ngón chân...
Cảm nặng thì phải rang 2, 3 mẻ và vuốt vài lần sẽ đỡ ngay, vì mọi kinh mạch đều được đả thông và khí huyết di chuyển bình thường trở lại.
4. Đánh cảm bằng gừng

- 100 gr gừng giã dập
- túm vào một chiếc khăn hay vải mỏng
- nhúng vào một bát rượu mạnh (rượu đế, volka vv...)
- vuốt từ đỉnh đầu xuống cả người phía trước: mặt mũi, ngực, bả vai, cánh tay bên trong bên ngoài, lòng và mu bàn tay, rồi các ngón tay, bụng, bắp vế xuống cho tới lòng và mu bàn chân và các ngón chân, phía sau: đầu, ót, gáy, lưng, mông xuống cho tới lòng bàn chân và các ngón chân.

5. Đánh cảm bằng trứng gà  đồng bạc nguyên chất (pure silver coin)

- luộc 5-7 trứng gà chín lên (18 phút thì trứng chín), luôn để nước sôi
- bóc vỏ, bổ đôi, bỏ lòng đỏ
- nhét đồng bạc nguyên chất vào giữa
- túm vào khăn hơi dầy một chút để khỏi bị xước da
- rồi cứ thế vuốt từ trên đỉnh đầu xuống y như đánh cảm bằng cám và gừng
- vuốt cho tới khi nào trứng hoàn toàn nguội mới thay trứng và thay đồng bạc khác.
Nếu bị cảm nắng, thì đồng bạc mầu đồng.
Nếu bị cảm lạnh, thì đồng bạc mầu đen, càng cảm lạnh nặng càng đen.
Nếu bị cảm gió nữa thì đồng bạc mầu đen nhánh có sắc xanh. Nếu vừa cảm nắng vừa cảm lạnh, thì đồng bạc có cả hai mầu.

1) Tùy trường hợp nặng nhẹ, có thể đánh từ 4 trứng trở lên. Bình thường mỗi lần đánh khoảng 4-5 tru*ng' là được. Để tránh bị lạnh trở có thể đánh đầu, ngực và lưng trước, rồi mặc áo, che khăn hay đắp chăn, sau đó mới đánh tới phần dưới của cơ thể. Nếu muốn đánh một lần cho cả phía trước hay phía sau, thì lấy chăn đắp phần thân thể đã đánh rồi hay chưa đánh.
2) Đặc biệt là trường hợp 5 và nhất là 15, có khi phải đánh tới 40-50 hay hàng trăm cái trứng. Nghĩa là đánh làm nhiều lần, cho tới khi nào cảm thấy người dễ chịu, khỏe khoắn, da dẻ hồng hào trở lại thì thôi.
3) Trẻ em bị cảm (đặc biêt các em nhỏ) chỉ nên đánh cảm bằng trứng. Trường hợp các em được vài tháng, nếu sợ bỏng da, có thể đánh cảm bên ngoài áo cũng được. Nhưng nếu bọc trứng trong một khăn dầy vừa đủ sễ không sao.
4) Cũng có thể để nguyên vỏ trứng, để có nhiều sức nóng hơn, nhưng phải dùng loại khăn rửa mặt hơi dầy, để khỏi bị vỏ trứng làm xước da.
5) Đánh cảm bằng trứng hơi tanh. Nhưng sau đó không được tắm. Chỉ nên dùng lotion hay chút dầu thơm pha chút nước nóng, nhúng khăn lau sơ người thôi.
6) Đặc biệt trường hợp số 15 và khi bị thương hàn, tức cảm lạnh ngấm tới xương, thì phải đánh cảm bằng trứng và đồng bạc (vì cạo gió, bấm huyệt thoa bóp chỉ bớt chứ không khỏi).

7) Đồng bạc bị đen bỏ vào một cái chén bên dưới lót một miếng giấy bạc rồi đổ nước sôi lênđồng bạc sẽ trắng trở lại ngay và dùng để đánh tiếp.
Cách mua hay đặt đồng bạc đánh cảm:

1) Ai có thân nhân nhân ở Việt Nam có thể nhờ họ đặt cho mươi đồng bạc đánh cảm tại các tiệm bán vàng bạc (mỗi đồng khoảng 4-5 US$ làm hình bầu dục theo hình trái trứng là tiện nhất, vừa dùng để đánh cảm, vừa dùng để cạo gió rất tốt)
2) Dễ nhất là vào Internet để mua và trả qua credit card ngay tại Mỹ. Họ sẽ gửi tới tận nhà. Mấy gia đình chung nhau, vì mỗi bo^. (mo^i~ sét) có 20 đồng 1 dollar lớn và dầy. Đồng 1 dollar lớn này có thể đánh được 2-3 trứng mới đen hết đồng bạc.
Silver Rounds Medaillon ** 999 Pure Silver One Ounce 34.50 US$
htttp://www.goldmastersusa.com/silver coins.asp

6. Giáclẩy (thường phức tạp hơn, vì cần có bộ đồ nghề và không công hiệu bằng các cách kể trên, vì chỉ hạn chế vào một số nơi có bắp thịt).
Giác bằng alcool hay rượu mạnh, nếu không khéo có thể bị bỏng da.
Giác bằng hơi tránh được ngy hiểm này, nhưng phải có bộ đồ nghề.
- Nếu biết lẩy có thể nặn máu bầm ra, nhưng phải cẩn thận để không bị nhiễm trùng.
 
IV. Phòng bệnh hơn chữa bệnh.
Vì cảm lạnh có thể gây ra các hệ lụy nguy hại tới các cơ phận trong người như thế nên chúng ta phải cẩn thận.
1. Luôn mặc ấm áp khi đi làm hay đi lễ ban sáng và về nhà lúc chiếu tối
2. Đầu đội mũ, trùm khăn
3. Giữ hai vai, vùng thận và chân ấm (đi vớ, cả khi ở trong nhà)
4. Khi có các triệu chứng kể trên, cứ áp dụng mấy cách chữa bệnh trên đây của ông bà cha mẹ, trước khi đi khám bác sĩ.
Trong các năm qua tôi đã từng chữa bệnh cho hằng trăm người và đoán bệnh ít khi sai. Thí dụ một người bị tiêu chảy suốt 3 năm đi khám bác sĩ tại nhiều nhà thương khác nhau và uống bao nhiêu thuốc nhưng không khỏi. Các bác sĩ không tìm ra lý do. Sau khi cạo gió bụng, lưng và ngực, bệnh tiêu chảy dứt ngay. Một người khác ăn lương tàn tật 2 năm vì không thể giơ hai tay lên được và đau nhức không thể lái xe được. Đi khám tại nhiều nhà thương nhưng các bác sĩ không biết bệnh gì, chỉ cho uống thuốc giảm đau và đoán là thần kinh bị hư nên đề nghị mổ. Sau khi cạo gió hai cánh tay và lưng xong là hết đau nhức và hai tay cử động bình thường ngay lập tức. Một người khác nữa bị đau đầu gối 3 tháng, đi khám các bác sĩ, chiếu điện nhiều lần cũng như uống nhiều thứ thuốc, mà không hết đau nhức. Bác sĩ nói thần kinh bị hư, phải mổ. Cạo gió mấy phút là hết đau nhức ngay.
Thế mới biết rất nhiều trường hợp đau nhức là do cảm lạnh. Vì vậy trước khi đi bác sĩ hay vào nhà thương, chúng ta nên áp dụng cách chữa b
ệ​nh của ông bà cha mẹ, vừa dễ dàng, vừa rẻ tiền lại rất khoa học và công hiệu tức khắc, giúp giữ gìn sức khỏe và nhất là khỏi bị tàn tật oan.

Roma 9-1-2011
LM Giuse Hoàng Minh Thắng Roma

Thứ Bảy, 3 tháng 1, 2015

Hà nội 36 phố phường

Ai là người lập ra 36 phố phường Hà Nội?

image
Trong nhiều tác phẩm văn học, âm nhạc, truyền hình hiện nay, chúng ta thường nghe đến cụm từ “Hà Nội 36 phố phường” nhưng xuất xứ và những thông tin liên quan đến nó không phải ai cũng biết.

Về băn khoan này, giáo sư sử học Lê Văn Lan đã từng đưa ra ý kiến như sau: 
Chúng ta đang có 2 văn bản đều có tên: Hà Nội 36 phố phường, thực ra là 2 bài thơ - đúng hơn là hai bài vè - đều có tên là Hà Nội 36 phố phường. Một bản kể: Phồn hoa thứ nhất Long thành/36 phố rành rành chẳng sai… Bản kia cũng là Hà Nội 36 phố phường nhưng lại kể: Phồn hoa thứ nhất Long Thành/Phố giăng mắc cửi chạy quanh bàn cờ…

image

Nếu cộng các tên phố có trong các bài Hà Nội 36 phố phường thì thấy có tất cả có hơn 50 phố. Văn bản có tên 36 phố phường ấy ra đời vào cuối thế kỷ 19, gây ấn tượng lớn nhưng không nên hiểu đó là sự đánh dấu của việc ra đời Hà Nội 36 phố phường, bởi Hà Nội 36 phố phường là điều không có trong lịch sử. Hà Nội chỉ có 36 phường vào thời Lê và có hơn 50 phố bắt đầu bằng chữ “Hàng” ở cuối thế kỷ 19.

image
Vì sao mọi người hay nhắc tới câu Hà Nội 36 phố phường? Có lẽ “công tích” thuộc về nhà văn Thạch Lam. Tác phẩm Hà Nội 36 phố phường của Thạch Lam quá nổi tiếng, nên dù không là sự thật lịch sử thì vẫn được mọi người đón nhận.
Và người ta vẫn dùng Hà Nội 36 phố phường như 5 cửa ô của Văn Cao hay Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội của Nguyễn Đình Thi. Tác dụng của Văn học nghệ thuật là cực kỳ lớn. Rất tiếc là khoa học chưa can dự để trả lại tính chính xác của các thông tin này bên cạnh tính hấp dẫn của nó.

image
Một trong các số các bài ca về 36 phố phường được ghi trong sách Việt Namthi văn hợp tuyển của Dương Quảng Hàm có nôi dung như sau:
“Rủ nhau chơi khắp Long thành/Ba mươi sáu phố rành rành chẳng sai:/Hàng Bồ, hàng Bạc, hàng Gai,/Hàng Buồm, hàng Thiếc, hàng Hài, hàng Khay,/Mã Vĩ, hàng Điếu, hàng Giầy/Hàng Lờ, hàng Cót, hàng Mây, hàng Đàn,/Phố Mới, Phúc Kiến, hàng Ngang,/Hàng Mã, hàng Mắm, hàng Than, hàng Đồng,/Hàng Muối, hàng Nón, cầu Đông,/Hàng Hòm, hàng Đậu, hàng Bông, hàng Bè,/Hàng Thùng, hàng Bát, hàng Tre,/Hàng Vôi, hàng Giấy, hàng The, hàng Gà,/Quanh đi đến phố hàng Da,/Trải xem hàng phố, thật là cũng xinh./Phồn hoa thứ nhất Long thành,/Phố giăng mắc cửi, đường quanh bàn cờ/Người về nhớ cảnh ngẩn ngơ/Bút hoa xin chép vần thơ lưu truyền”.
Xét theo ghi chép của sách sử thì 36 phố phường được đặt ra từ thời vua Lê Hiển Tông với mục đích duy nhất là thuận tiện hơn trong việc giữ gìn an ninh, trật tự. Theo sách Đại Việt sử ký tục biên, vào tháng 12 năm Mậu Thìn niên hiệu Cảnh Hưng thứ 9 (1748) triều đình “hạ lệnh chia bên trong kinh thành làm 36 khu, mỗi khu đặt một quan coi giữ việc tuần phòng, khám xét. Lại định phép ty tộc đoàn (liên kết các gia tộc ở gần nhau cùng giữ an ninh). Tiếp đó lại chia làm 9 điện, mỗi điện có 4 khu, mỗi khu đặt một viên chánh khu.

image
Trong tác phẩm Vũ Trung tùy bút của danh sĩ sống vào giai đoạn cuối thời Lê đầu thời Nguyễn là Phạm Đình Hổ cho biết cụ thể hơn về điều này: “Kinh thành Thăng Long chia ra 36 phường, mỗi phường đặt một người phường trưởng. Lại đặt ra phủ Phụng Thiên có quan Phủ doãn, quan Thiếu doãn kiêm coi cả việc tuần phủ và việc liêm sát, đốc suất hai huyện Thọ Xương và Quảng Đức, mỗi huyện có quan Huyện úy cai trị. Toàn thành thì cử một quan trọng thần sung chức Đề lĩnh tứ thành quân vụ, phân ra chánh phó hai dinh, chuyên coi việc cấm phòng, xét hỏi.
Song đất kinh thành đông đúc, nhà ở liễn nhau, thường có hỏa hoạn, lại nhiều những kẻ đầy tớ nhà quan, du đãng cờ bạc, gây chuyện đánh nhau, cãi nhau, cùng là những kẻ vô lại trộm cắp, nhiều lắm không thể kể xiết được, chẳng khác gì lục hải khi xưa là nơi bể cạn, vật sản rất nhiều, mà lại không thiếu một hạng người nào cả.

image
Đời Trịnh An Đô Vương (tức Trịnh Cương- TG), Nguyễn Công Hãng làm Thượng thư cầm quyền chính, mới chia hai huyện ra làm tám khu, mỗi khu đặt một người trưởng khu và một người phó khu; lại chia ra năm nhà là một tị, hai tị là một lư, mỗi lư cũng có một lư trưởng; bốn lư là một đoàn, mỗi đoàn đặt một quản giám, hai quản điểm, dưới quyền người khu trưởng và trực thuộc quan Đề lĩnh. Đó là phỏng cái ý cổ nhân bảo trợ phù trì lẫn nhau.
Phàm những việc phòng hỏa, phòng trộm và nhất thiết những việc giao dịch thuế má đều ủy trách cho khu trưởng, đoàn trưởng cả. Bởi vậy, những con nhà khá giả coi thường, không thèm ra làm, chỉ để cho những côn đồ trong các xóm chợ ra làm. Bọn chúng cùng những kẻ ti thuộc quan Đề lĩnh thông nhau làm càn, rất phiền nhiễu cho dân phố. Ôi! “Sinh nhất sự bất như trừ nhất hại” (thêm ra một việc không bằng bớt đi một tai hại) lời nói ấy rất đúng.

image
Theo lệ cũ, chốn kinh thành không phải chịu thuế dung, thuế điệu, chỉ tính từng dãy nhà, không cứ nhà quan hay nhà dân, hàng năm mỗi nhà phải chịu một suất đi sửa sang đắp lại nền cắm cờ tướng, dọn cỏ chung quanh cung đình, cung ứng các việc kiến trúc. Họ phải thay phiên nhau sắm đủ dây đòn, câu liêm, thang tre, bó đuốc, thùng gánh nước để theo quân quan Đề lĩnh đi túc trực các nơi điếm canh, phòng khi sai khiến; công việc rất là phiền nhiễu. Song tóm lại không tiền là không xong, chỉ làm nặng túi kẻ gian hoạt.

image
Tuy bảo rằng “phù bản ức mạt” (bồi đắp gốc rễ, ngăn chặn ngọn cành), nhưng cũng không phải là biện pháp tốt của đời thái bình. Đến thời vua Gia Long nhà Nguyễn, trong một số sách dư địa chí như cuốn “Các tổng, trấn, xã danh bị lãm”, “Hoàng Việt dư địa chí”… cho biết tên của 36 phường.
Cụ thể, ở huyện Thọ Xương có 18 phường gồm: Yên Thọ, Hà Khẩu, Báo Thiên, Đông Hà, Đồng Xuân, Đông Tác, Đông Các, Cổ Vũ, Xã Đàn, Đồng Lạc, Thái Cực, Diên Hưng, Khúc Phố, Phục Cổ, Phúc Lâm, Kim Hoa, Hồng Mai, An Xá. Mười tám phường còn lại thuộc huyện Vĩnh Thuận là: Bích Câu, Quảng Bá, Thuỵ Chương, Yên Thái, Hoè Nhai, Tây Hồ, Nghi Tàm, Nhật Chiêu, Trích Sài, Võng Thị, Bái Ấn, Yên Lãng, Công Bộ, Thạch Khối, Hồ Khẩu, Thịnh Quang, Yên Hoa và Quan Trạm.

image
Vào năm Tân Mão (1831) vua Minh Mạng tiến hành cuộc cải cách lớn, trong đó có việc phân chia và đặt tên mới theo địa giới hành chính cấp tỉnh; lúc này Thăng Long xưa được sáp nhập với một số khu vực khác thành tỉnh Hà Nội với diện tích rộng hơn, gồm 4 phủ, 15 huyện so với Thăng Long xưa.
Trong số 15 huyện của Hà Nội vẫn có 2 huyện Thọ Xương và Vĩnh Thuận thuộc phủ Hoài Đức, 36 phố phường đều nằm trong địa phận hai huyện này. Sách “Hoàng Việt dư địa chí” in vào năm Qúy Tị(1833) cho biết như sau: “Phủ Hoài Đức, xưa là phủ Phụng Thiên có hai huyện, 13 tổng, 249 thôn phường. Huyện Thọ Xương: 18 phường. Huyện Vĩnh Thuận (xưa là huyện Quảng Đức): 18 phường”.
Trải qua thời gian và biến thiên của lịch sử, phố phường Hà Nội xưa đã thay đổi nhiều về tên gọi, số lượng cũng như diện tích nhưng một số vẫn giữ nguyên tên cũ như gợi nhắc cho những tâm hồn hoài niệm về một Hà Nội trong quá khứ.

image