Năm mươi năm xa xứ. Sài Gòn Ta Mất Nhau.
Sài Gòn Ta Mất Nhau
Ta mất nhau rồi lòng vấn vương
Sài gòn phố xá người thân thương
Tháng tư ôm mảnh tình tan vỡ
Người cũng cúi đầu ôm vết thương.
Ta biết rồi đây em sẽ đau
Mối tình đính ước thuở vàng thau
Tháng tư đốt cháy bao cuồng vọng
Cho lũ điên cuồng giết hại nhau.
Cờ đỏ sao vàng ngọn gió bay
Lệ rơi ướt mặt khóc trên tay
Thăng trầm mặc khách hờn vong quốc
Lịch sử tồn vong giới tuyến này.
Lưu dấu nơi đây mối hận nhà
Thiên thu vọng tiếng hận sơn hà
Cờ vàng phất phới phương trời lạ
Người Việt trời tây giữ nước nhà.
Trời cũng cúi đầu để chịu tang
Thiên thu tiếng gọi thấu mây ngàn
Đường trần lữ khách buồn ly biệt
Lưu dấu ngàn năm giấc mộng tràn.
Tế Luân
Hãy Nhìn Vào Lịch Sử
Đừng mất dấu, ta còn lịch sử
Năm mươi năm xa xứ lưu vong
Cờ vàng máu đỏ chia ba nhánh
Phất phới bay về tận biển đông.
Nếu có ai quên nhìn lịch sử
Hảy nhìn vào bản thể từ đâu
Tháng tư quốc hận hờn vong quốc
Bom đạn mù bay bóng vạn sầu.
Hãy tự hào nhìn vào lịch sử
Khối tình chung vang dội trời nam
Ai còn khúc mắc lòng chưa tỏ
Thắp nén từ bi, tạ thế nhân.
Hãy nhớ nguồn cơn trong lịch sử
Tự do này đánh đổi từ đâu
Vượt biên sống chết trong gang tấc
Biển cả ngàn khơi sóng bạc đầu.
Tỵ nạn đi tìm vùng đất hứa
Tù nhân “cộng sản“ sống lưu vong
Tự do ngọn đuốc soi tâm trí
Cả một đời an lạc thong dong.
Nếu một mai nhìn vào lịch sử
Thấy tương lai bừng sáng phương đông
Con rồng, cháu tiên, vùng dậy
Đáng đuổi cộng nô, dành núi sông.
Dóng lịch sử phân chia giới tuyến
Ngọn cờ vàng chiếm lĩnh giang sơn
Ba miền đất nước chung nguồn cội
Xây dựng tương lại rực rỡ hơn.
Tế Luân
50 Năm Xa Xứ
Năm mươi năm xa xứ
Buồn vui lắm chuyện đời
Lá cờ vàng sọc đỏ
Vẫn tung bay xứ người.
Năm mươi năm dịch chuyển
Dòng đời vụt đi qua
Khối tình chung ở lại
Trời tháng tư mưa sa.
Cuộc chiến buồn vĩnh biệt
Xác người nằm phơi thây
Khối tình chung đột tử
Đất mẹ buồn chia tay.
Đống tro tàn khơi lại
Mảnh phế liệu đem soi
Tiếng khóc than lịch sử
Lay động trái tim người.
Khói hương bay vào mắt
Cho ngấn lệ tuôn rơi
Tuổi già thêm tóc rụng
Ngọn gió chiều rong chơi.
Năm mươi năm ngấn lệ
Ngày tháng vội đi qua
Tiếng hạc kêu hồ lạnh
Đôi mắt giọt lệ sa.
Năm mươi năm nhìn lại
Hư vô cả một đời
Hoa tàn rồi hoa nở
Buông nhẹ một tiếng cười.
Tế Luân
Viết theo hồi ức Năm mươi năm nhìn lại
1975-2025
Khóc Tháng 4 Đen
Buồn lắm tháng Tư, khóc từ đâu
Giữa trời đất lạ gợi thêm sầu
Tiếc thương chiến sĩ hờn vong quốc
Giải khăn sô trắng quấn ngang đầu.
Đau lắm tháng Tư phủ màu tang
Hàng triệu người đi bỏ xóm làng
Con đường quốc lộ thây người chết
Xác chồng lên nhau thịt nát tan.
Còn đó tháng Tư, lửa hờn căm
Đốt lên hàng triệu nén nhang buồn
Khói hương phong tỏa ngày Quốc Hận.
Cho dòng lệ khóc, gió mưa tuôn.
Khóc thương vận nước vẫn nổi trôi
Tháng Tư ngày đó bỗng bồi hồi
Lá cờ cuốn lại Tự Do mất
Uất nghẹn trào dâng nước mắt rơi.
AET. Lê Tuấn
Tháng 4 Về Rất Muộn.
Em có biết tháng Tư về rất muộn
Tiếng bom rơi đạn xé gió đi tìm
Và có tiếng đoàn người đi rất vội
Trốn quân thù loài giặc Đỏ không tim.
Tháng Tư về ghé thăm vùng hoả tuyến
Chợt giật mình nhìn lại bóng thời gian
Đoàn Hùng Binh đứng chờ trong hoài niệm
Tro bụi thời gian vẫn cháy đỏ chưa tan.
Đêm đen tối tháng Tư ngày Quốc Hận
Cuối đường chiều còn lạc bước nơi đâu
Trên đất khách lòng bồi hồi tưởng nhớ
Tháng Tư buồn nỗi nhớ gợi thêm sầu.
AET. Lê Tuấn
Mộ Bia Xưa
Tường thành cũ mộ bia xưa
Hồn đau lệ ướt, còn chưa phai mờ
Chiều buông sương trắng hững hờ
Tháng tư nấc nghẹn bàn thờ khói hương.
Đợi nhau trên những đoạn trường
Ly hương hội ngộ, đọc chương sử hùng
Tìm trang lệ ướt não nùng
Người xưa anh dũng đứng chung bóng cờ.
Nền vàng sọc đỏ ước mơ
Cờ bay rợp bóng, tự do xứ người
Ngậm ngùi nhang khói giữa trời
Khóc thương vận nước đổi dời buồn đau.
Người về tóc trắng cúi đầu
Chắp tay vái lạy nguyện cầu thánh linh
Một thời gió bụi chiến chinh
Hồn thiêng sông núi hiển linh đất trời.
AET. Lê Tuấn
“ nỗi buồn tháng tư”
NYT: Mỹ yêu cầu các nhà ngoại giao của mình tại Việt Nam tránh các sự kiện kỷ niệm chiến tranh Việt Nam
– Cù Tuấn biên dịch phóng sự của New York Times.
Tóm tắt: Cú quay xe này là một đòn giáng mạnh nữa của chính quyền Trump vào nỗ lực hòa giải đã kéo dài hàng thập kỷ giữa hai nước.
Chính quyền Trump đã yêu cầu các nhà ngoại giao cấp cao của mình tại Việt Nam không tham gia các sự kiện kỷ niệm 50 năm kết thúc chiến tranh Việt Nam.
Bốn quan chức Mỹ, yêu cầu giấu tên để nói về quá trình ra quyết định ngoại giao nhạy cảm, cho biết Washington gần đây đã chỉ đạo các nhà ngoại giao cấp cao — bao gồm Marc Knapper, đại sứ Mỹ tại Việt Nam — tránh xa các hoạt động liên quan đến lễ kỷ niệm vào ngày 30 tháng 4.
Các hoạt động này bao gồm tiệc chiêu đãi tại khách sạn vào ngày 29 tháng 4 với các nhà lãnh đạo chính phủ cấp cao và một cuộc diễu hành công phu vào ngày hôm sau — các cuộc tụ họp do Việt Nam tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh, còn được gọi là Sài Gòn, nơi chiến tranh kết thúc với sự đầu hàng của Việt Nam Cộng hòa.
Các cựu chiến binh Mỹ trở về từ Việt Nam cũng được thông báo rằng việc họ tổ chức các cuộc thảo luận công khai về chiến tranh và hòa giải, cũng như các sự kiện kỷ niệm, chỉ là việc của riêng họ. Đối với nhiều người, đây là một sự quay xe đột ngột sau nhiều tháng mong đợi.
Bất kể lý do nào khiến Washington rút lui khỏi các sự kiện kỷ niệm 50 năm, thì động thái này cũng giáng thêm một đòn nữa vào nhiều thập kỷ ngoại giao gian nan của các chính quyền Cộng hòa và Dân chủ, những người đã tìm cách chữa lành vết thương chiến tranh và xây dựng quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam để chống lại Trung Quốc.
Ông Trump đã đóng băng tiền của U.S.A.I.D. được phân bổ để giải quyết các hậu quả của cuộc chiến. Ngay cả sau khi các quan chức khôi phục một số khoản tiền, nhiều chương trình — chẳng hạn như tìm kiếm những người lính mất tích và rà phá bom mìn trên các chiến trường cũ — vẫn đang phải vật lộn với tình trạng sa thải và bất ổn.
Nền tảng của mối quan hệ song phương, được xây dựng bởi các cựu chiến binh của cả hai bên, về cơ bản đã bị suy yếu.
Chính sự chăm chỉ về mặt tình cảm và thể chất của họ, với các chuyến thăm và quan hệ đối tác với xã hội dân sự tại Việt Nam, đã thuyết phục các chính phủ cựu thù giải quyết các vấn đề phức tạp như bom mìn chưa nổ, binh lính mất tích trong chiến đấu và di sản độc hại của Chất độc da cam và các loại thuốc diệt cỏ khác của Mỹ.
Động lực gắn kết sau chiến tranh đã dẫn đến một cấp độ quan hệ đối tác chiến lược mới giữa hai quốc gia vào năm 2023. Và công việc đã đi đúng hướng để mở rộng, cho đến khi cách tiếp cận thế giới của ông Trump, hiếu chiến và dị ứng với việc thừa nhận sai lầm, làm căng thẳng mối quan hệ.
“Phải mất nhiều thập kỷ để xây dựng được mức độ tin tưởng và hợp tác lẫn nhau hiện tại giữa Mỹ và Việt Nam“, George Black, tác giả của “The Long Reckoning”, một nghiên cứu về mối quan hệ Mỹ-Việt Nam sau chiến tranh, cho biết. “Và toàn bộ quá trình này đã được củng cố bởi sự sẵn sàng của chúng tôi trong việc giải quyết những di sản nhân đạo tồi tệ nhất”.
Ông Knapper, con trai của một cựu chiến binh Việt Nam, người đã tuyên thệ nhậm chức đại sứ Mỹ vào năm 2022, đã chấp nhận sứ mệnh ngoại giao của mình. Vài tuần trước, ông dự kiến sẽ tham dự các sự kiện kỷ niệm chính vào ngày 29 và 30 tháng 4 cùng với các phái đoàn từ các quốc gia khác, bao gồm Úc và Hà Lan.
Tuy nhiên, mức thuế quan của ông Trump đã tạo thêm một lớp phiền toái nữa. Với mức thuế được đặt ở mức 46 phần trăm đối với Việt Nam — cao hơn hầu hết mọi quốc gia khác — một số quan chức Mỹ nghĩ rằng Việt Nam có thể hủy lời mời các nhà ngoại giao đến các sự kiện kỷ niệm.
Điều đó đã không xảy ra. Mức thuế quan hiện đã tạm dừng và hai nước đang trong quá trình đàm phán, với việc Việt Nam mong đợi việc tạm hoãn thuế quan, và các quan chức Mỹ thúc đẩy Hà Nội sớm tách khỏi Trung Quốc.
Việt Nam thường nói rõ rằng họ muốn tìm kiếm khả năng độc lập mạnh mẽ và theo đuổi sự thịnh vượng của mình.
Nhà lãnh đạo Trung Quốc, Tập Cận Bình, gần đây đã đến thăm Hà Nội. Các sự kiện kỷ niệm có thể đã tạo cơ hội để Mỹ và Việt Nam thể hiện rằng, bất chấp một cuộc chiến tranh tàn khốc trong quá khứ, họ vẫn là đối tác chiến lược thân thiết.
Thay vào đó, Việt Nam phải tự hỏi rằng họ sẽ phải chịu đựng bao nhiêu từ cựu thù của mình.
Ông Terzano cho biết trong một quốc gia luôn tự hào và quan tâm sâu sắc đến các biểu tượng như Việt Nam, quyết định tránh né các sự kiện kỷ niệm của Mỹ có vẻ “nhỏ nhen và vô nghĩa”.
Ông lập luận rằng sự vắng mặt này sẽ làm gia tăng thêm cơn bão nghi ngờ đang dâng lên của thế giới về nước Mỹ.
“Bạn hãy nhìn vào sự hỗn loạn đang xảy ra“, ông nói. “Các quốc gia trên toàn cầu đều đang đặt câu hỏi: ‘Nước Mỹ đang đi về đâu? Điều đó có ý nghĩa gì?'”
Đại Sứ Hoa Kỳ Tại Việt Nam