Bên thua cuộc vĩ đại
“Lời tựa bài viết này tôi muốn ám chỉ đến chính quyền cộng sản VN hiện tại.”
Chúng ta hãy ôn lại lịch sử về cuộc chiến tranh Nam Bắc của nước Mỹ. Nội chiến Hoa Kỳ (1861–1865), hay còn gọi là cuộc chiến tranh giữa các Tiểu Bang (War Between the States). Sau khi Abraham Lincoln đắc cử trong cuộc bầu cử Tổng Thống Hoa Kỳ năm 1860, đã có 11 tiểu bang theo chế độ nô lệ ở miền Nam Hoa Kỳ, tuyên bố ly khai khỏi Hợp Chúng Quốc Hoa Kỳ và lập ra Liên Minh Miền Nam (Confederate States of America). Riêng 25 tiểu bang còn lại ủng hộ chính phủ Liên Bang Miền Bắc (Union).
Cuộc phân tranh
Nam-Bắc, xảy ra tại các tiểu bang phía Nam, cuộc chiến kéo dài 4 năm và chấm dứt
khi quân miền Nam, đầu hàng năm 1865 và chế độ nô lệ bị đặt ra ngoài
vòng pháp luật, trên toàn lãnh thổ Hoa Kỳ. Cuộc nội chiến này là sự bất đồng
trong quan niệm (Miền Bắc muốn xoá bỏ chế độ nô lệ. Miền Nam muốn giữ lại chế độ
nô lệ) mặc dù cả hai bên Bắc và Nam, có
chung một dân tộc, nhưng họ có những bất đồng về chính kiến về đường lối chính
trị riêng biệt, từ đó dẫn đến cuộc nội chiến Nam Bắc.
Cho đến ngày nay
đây vẫn là cuộc chiến tranh đẫm máu nhất trong lịch sử Hoa Kỳ, dẫn đến cái chết
của khoảng 750.000 binh sĩ, và một số lượng thương vong dân sự không thể xác định.
Sử gia John Huddleston ước tính số người chết chiếm 10% toàn bộ số nam giới miền
Bắc từ 20 đến 45 tuổi, và 30% đàn ông da trắng miền Nam trong độ tuổi từ 18-40.
Cuộc chiến này thật sự khủng khiếp nhất trong lịch sử Hoa Kỳ về con số tử vong,
nó còn nhiều hơn con số tử vong mà Hoa Kỳ đã tham chiến tại Việt Nam.
Chúng ta không
bàn đến nguyên nhân của cuộc nội chiến Hoa Kỳ, mà chúng ta muốn nói đến ý nghĩa
thật sự của những người Quân Tử, những người lính Anh Hùng của cả hai bên chiến
tuyến, họ sẽ đối sử với nhau như thế nào khi chiến tranh kết thúc.
Bến Thắng Cuộc sẽ
đối xử với Bên Thua cuộc như thế nào? Người chiến thắng có hận thù, giết chết
hay đầy đoạ người lính bên thua cuộc. Lịch sử đã chứng minh, bên chiến thắng là
miền Bắc đại diện là Tướng Ulysses Grant đã đối xử một cách rất anh hùng đối với
bên thua cuộc, là miền Nam mà đại diện là Tướng Robert E. Lee.
Những sự kiện này
khiến chúng ta so sánh về cuộc chiến tranh Việt Nam, sau năm 1975 miền Bắc Việt
Nam đã chiến thắng, miền Nam VN đã thua trong cuộc chiến này, nhưng tất cả Quân
Dân Cán Chính của người miền Nam đã bị đối xử như thế nào? Mặc dù cả hai bên đều
có cùng chung một dân tộc, nói chung một ngôn ngữ và cùng chung một nguồn gốc.
Bên Thắng Cuộc
(Cộng Sản) đã xem miền Nam (VNCH) như một chiến lợi phẩm, họ sẵn sàng tàn xát,
cướp bóc, đày đoạ bên thua cuộc, bắt bớ tất cả những chiến binh bên thua cuộc,
giam cầm trong các trại tập trung, họ đã đày đoạ cả một dân tộc để hàng triệu
người Việt phải bỏ nước ra đi tìm tự do, để lại hàng trăm ngàn cái chết đầy
thương tâm trên đường vượt biên và trong các trại tù của cộng sản, tất cả những
điều này đã và đang sẩy ra trong lịch sử Việt Nam. Cho đến tận ngày hôm nay
‘Tháng 4 năm 2021”, có nghĩa là sau 46 năm sự hận thù này vẫn còn tiếp nối, bằng
chứng hiển nhiên mọi người có thể nhìn thấy tại nghĩa trang Biên Hoà nơi chôn cất
những tử sĩ của người lính miền Nam.
Chính quyền cộng
sản (VN) luôn luôn hô hào (Hoà hợp, hoà giải dân tộc, xoá bỏ hận thù) nhưng thực
chất thì khác hẳn, chính những người cộng sản họ không bao giờ muốn xoá bỏ,
họ vẫn còn kiêu binh. Một ví dụ điển hình nhất đó là nghĩa trang Biên Hoà nơi
chôn cất những người lính QLVNCH, cộng sản vẫn đào mồ bới mả, vẫn ngăn cấm những
thân nhân đến thăm viếng (hương khói), chính quyền cộng sản muốn san bằng nghĩa
trang này. Chính tại nơi nghĩa trang Biên Hoà những kẻ kiêu binh (Cộng sản Bắc
Việt) không thể vượt qua lòng hận thù ngay cả đối với người nằm xuống, thì nói
gì đến những người con sống.
Những ai đã từng một lần ghé thăm nghĩa trang Biên Hoà, cũng phải đau lòng thương khóc cho người chiến sĩ VNCH đang yên nghỉ trong vùng đất này, cộng sản đã biến nơi này thành hoang phế, ngang nhiên chà đap lên tình người và đạo lý, chúng ngăn cấm cả những người đến thắp nhang trên bia mộ, chúng muốn đào mồ bới mả những chiến sĩ QLVNCH đang yên nghỉ tại nghĩa trang Biên Hoà.
Nếu chúng ta thử so sánh cuộc chiến giữa
quân Miền Nam và Miền Bắc Hoa Kỳ, chúng ta sẽ nhận ran ngay sự khác biệt giữa
người Quân Tử và kẻ Tiểu Nhân.
Nó hoàn toàn khác biệt với tinh thần của
người Mỹ trong cuộc nội chiến Nam bắc Hoa Kỳ. Hãy xem người Mỹ viết gì tại
nghĩa trang những chiến binh Miền Nam
“Ở
đây chỉ đơn thuần là nhiệm vụ.
Những người nằm ở đây đã hiểu rõ
là họ trải qua gian khổ, đã hy sinh
đã liều thân và sau cùng đã chết.”
Một sự trùng hợp lạ lùng về ngày quân đội miền Nam (Hoa Kỳ) đầu hàng là ngày 9 tháng 4 năm 1865. Ngày mà quân đội miền Nam Việt Nam đầu hàng là ngày 30 tháng 4 năm 1975. Cũng vào tháng Tư Đen và hai con số cuối của năm (65 – 75). Cách nhau đúng 110 năm. Nhưng cách đối xử hoàn toàn khác nhau, điều này cũng đủ nói lên tính chất cao thượng của người quân tử và kẻ tiểu n
Lịch sử ghi lại
rằng vào sáng ngày 9 tháng 4 cách đây 140 năm, thủ đô miền Nam là Richmond thất
thủ, kỵ binh của miền Bắc cùng với 3 quân đoàn bộ binh vây hãm quân miền Nam,
khiến cho quân miền Nam hết đường tháo lui. Bộ tham mưu của Tướng Lee đề
nghị phân tán để giữ lực lượng đánh du kích, nhưng Tướng Lee quyết định đầu
hàng.
Vị danh tướng của
Hoa Kỳ trải qua bao nhiêu chiến thắng nhưng sau cùng vì quân số và tiếp vận bị
giới hạn nên đành bất lực chấp nhận thua cuộc. Với lá thư riêng ông gửi cho Tướng
Grant của miền Bắc yêu cầu thu xếp buổi họp mặt.
Ông Grant nhận
được thư hết sức vui mừng và bỗng nhiên thấy hết ngay cơn bệnh nhức đầu ghê gớm
hành hạ ông từ nhiều ngày qua. Vị tư lệnh miền Bắc ra lệnh nghiêm cấm các sĩ
quan và binh sĩ trực thuộc không được tỏ ra bất cứ hành động nào vô lễ với ông
tướng tư lệnh miền Nam bại trận.
Buổi trưa ngày lịch
sử đã điểm, đó là ngày 9 tháng 4 năm 1865, Tướng Lee và một đại tá tùy tùng cưỡi
ngựa vượt qua phòng tuyến đến nơi hẹn ước. Hình ảnh ghi lại hai người đi qua
đoàn quân nhạc của lính miền Bắc thổi kèn chào đón. Các sĩ quan miền Bắc đưa vị
tư lệnh miền Nam vào phòng họp. Nửa giờ sau Tướng Grant và đoàn tùy tùng miền Bắc
đến.
Cả
hai vị tư lệnh đã biết nhau trong cuộc chiến tranh với Mễ Tây Cơ. Họ đã nhắc lại
một thời bên nhau trong quá khứ. Tướng Grant sau này thú nhận là ông rất ngần
ngại và thực sự hổ thẹn khi phải hỏi Tướng Lee nói về quyết định đầu hàng.
Theo
quy luật chiến tranh thời đó, quân miền Nam phải giải giới, tước bỏ khí giới và
quân dụng. Người quân nhân được tự do trở về quê cũ như các dân thường. Tướng
Lee đồng ý nhưng chỉ đòi hỏi một điều sau cùng là yêu cầu cho binh sĩ của ông được
giữ lại lừa ngựa, vì lính miền Nam đem ngựa từ các nông trại của họ đi chiến đấu.
Không phải ngựa của chính phủ cấp như lính miền Bắc. Tướng Grant thỏa hiệp là sẽ
không sửa chữa chính thức trên văn bản, nhưng thực tế sẽ cho lệnh để lính miền
Nam đem lừa ngựa về nhà mà xây dựng lại nông trại.
Sau
này khi viết về văn bản đầu hàng, lịch sử ghi rằng đây là thỏa hiệp của những
người quân tử (The Gentlemen’s Agreement). Trên các bảo tàng viện và đặc biệt
là bảo tàng viện ở Appomattox Virginia có tranh sơn dầu hình Tướng Lee hiên
ngang quắc thước trong bộ quân phục xanh dương, tóc và râu bạc, thể hiện hình ảnh
người Mỹ anh hùng không bị khuất phục dù thua trận. Toàn thể nước Mỹ hiểu rằng
khi một người Mỹ bị nhục, thì dù là Mỹ miền Nam hay Mỹ miền Bắc cũng vẫn là một
người Mỹ bị sỉ nhục.
Điều này khác hẳn
với quan niệm của người Việt Nam. Khi một người Việt Nam bên thua cuộc bị sỉ nhục,
thì làm tăng thêm lòng kiêu binh của người lính bên thắng cuộc. Người cộng sản
Việt Nam không xem người thua cuộc miền Nam Việt Nam là đồng bào.
Và
hình Tướng Lee cưỡi ngựa đi đến nơi họp mặt với đoàn quân nhạc miền Bắc chào
đón. Hình Tướng Lee ký tên trong bản thoả thuận đầu hàng, và ông cưỡi ngựa ra
đi, đã được sĩ quan và binh sĩ miền Bắc tiễn đưa và vẫy tay chào. Bây giờ
hình tượng của tướng Lee tràn ngập ở miền Nam Virginia. Câu lạc bộ Lee, bảo
tàng viện Lee, Lee Highway, Fort Lee và các đồn trại của quân đội liên bang
mang tên vị tướng thua trận như là một biểu tượng anh hùng.
Bởi vì người Mỹ
đã thấm nhuần bài học rất Hoa Kỳ. Bài học của người lính dũng cảm cả hai phe
trong chiến tranh và người quân tử của thời hậu chiến.
Năm
1900 tức là gần 40 năm sau cuộc chiến, mở đầu cho giai đoạn hòa giải dân tộc và
năm 1991 thì các liệt sĩ miền Nam được cải táng đưa vào một khu đặc biệt trong
nghĩa trang Arlington gọi là “Confederate Section”.
Tổng cộng gần
500 mộ phần quây tròn chung quanh một tượng đài do nhà tạc tượng danh tiếng là
điêu khắc gia Moses Ezekiel thực hiện.
Trên đỉnh của chân bệ hình vòng cung như nóc Tòa Quốc Hội là hình tượng cao 32 feet của một thiếu phụ tượng trưng cho miền Nam. Ðây là hình ảnh bà mẹ của phe bại trận đã có con trai hy sinh cho cuộc chiến. Phía dưới là bài thơ đại ý như sau:“Ở đây chẳng có vinh quang hay tưởng lệ. chẳng phải binh đoàn hay cấp bậc
Nước Mỹ đã có những
bước ngoạn mục đầy màu sắc văn minh ngay từ khi chiến tranh chấm dứt để chấp nhận
và tôn trọng người bại trận như những anh hùng….
Trong khi đó, Việt
Nam sau biến cố 1975, Cộng sản Bắc Việt đã đối xử tàn độc,
dã man đối với chiến binh QLVNCH và người dân VNCH. Họ đã trả thù bắng cách đày
đọa những người lính bên thua cuộc, phải tù đày
trong các trại tập trung cải tạo, bằng bản án cao su, không có thời gian, có
người đã phải ngồi tù 20 năm.
Hôm nay tôi viết
lại ngày tưởng niệm tháng tư đen, tưởng niệm ngày 30 tháng 4 năm 1975, mà lòng
vẫn ngậm ngùi thương xót đến những người chiến sĩ bên thua cuộc. Chính tôi cũng
phải trải qua 8 năm tù tội, lưu đày trên vùng rừng núi Việt Bắc.
Tháng 4 năm 1975 và tháng 4 năm 2021, đã trải qua 46 năm, chúng ta lại bồi hồi nhớ đến những vị tướng miền nam, những vị anh hùng không phân biệt cập bậc hay chức vụ, đã tuẫn tiết chết theo thành. Chúng ta lại đau xót nhớ đến vị Đại Tá VNCH đó là Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn, ông đã bị xử bắn tại sân vận động Cần Thơ, với lời nói bất hủ trước khi bị xử bắn:
“Nếu tôi thắng trong cuộc chiến, tôi sẽ không kết án các anh như các anh kết án tôi. Tôi cũng không làm nhục các anh như các anh làm nhục tôi. Tôi cũng không hỏi các anh câu mà các anh hỏi tôi. Tôi chiến đấu cho tự do của người dân. Tôi có công mà không có tội. Không ai có quyền kết tội tôi. Lịch sử sẽ phê phán xét đoán các anh là giặc đỏ hay tôi là ngụy quân”
Khóc Tháng Tư Đen
Lê
Tuấn
Chúng ta hãy nhìn lại xem tình hình chính
trị tại VN hiện nay, toàn thể bộ máy chính quyền của cộng sản VN
đang nằm trong tay Trung Cộng. từ đất liền cho đến hải đảo, đang mất
dần vào tay Tầu Cộng, người dân đang quằn quại đau thương và đang chết
dần trong đầu độc thực phẩm từ Tầu khựa, đang bị bóp chết dần trong
sự kiềm tỏa kinh tế từ Trung Cộng.
Ngày
30 tháng 4 chính là ngày quốc hận của toàn thể dân tộc Việt Nam.
"Ngày 30
tháng 4 có hàng triệu người vui, thì cũng có hàng triệu người
buồn" kể ra ông ta còn có một chút lương tâm, nếu muốn nói
cho hết ý nghĩa này thì phải nói như sau:
Có hàng triệu đốm lửa đốt sáng của pháo hoa
để ăn mừng, thì cũng có hàng triệu đốm lửa lập lòe, trên đầu nén
nhang, đang âm thầm cắm trên bát nhang nơi bàn thờ, hay trên những ngôi
mộ đá trong nghĩa trang buồn ngày cuối tháng Tư đen. Không biết bao nhiêu giấy mực
đã viết về Tháng Tư Đen, không biết bao
nhiêu
giọt nước mắt đã tuôn rơi, để khóc thương cho sự mất mát người thân,
khóc thương cho những mảnh đời phải vội vã chia ly.
AET. Lê Tuấn
Anh Hùng Tử - Khí Hùng Bất Tử
Đã
Tuẫn Tiết Trong Ngày 30 Tháng 4 năm 1975
Tháng 4 đen ngày quốc hận 30 tháng 4 năm 1975. Việt Nam Cộng Hòa bị bức tử trong bàn cờ quốc tế. Đã để lại nhiều hệ luỵ rất đau buồn, khiến cho gia đình ly tán. Chúng ta nên tự hỏi đã có bao nhiêu chiến sĩ anh hùng đã tự sát, không chịu đầu hàng trong ngày mất nước 30 tháng 4 năm 1975. Những vị Anh Hùng những chiến sĩ QLVNCH đã tự sát trong ngày cuối cùng của Quân Lực VNCH.
Tôi thử đi tìm
và nhận ra một danh sách khá dài, những vị anh hùng đã tuẫn tiết không chịu đầu
hàng cộng sản. Tôi nghĩ danh sách này cũng chưa đủ, có thể sẽ còn nhiều hơn
nữa, những vị anh hùng đã tuẫn tiết hy sinh trong ngày mất nước mà
chúng ta chưa biết đến, không phải chỉ có những cấp Tướng, cấp Tá, hay
Sĩ quan trong quân đội, mà ngay cả những chiến sĩ không cấp bậc,
những người lính rất bình thường như Địa Phương Quân, Nghĩa Quân cũng
đã tuẫn tiết hy sinh, không để bị rơi vào tay cộng quân.
Chính những
người chiến sĩ can trường này, đã trở thành những vị anh hùng thắp
sáng ngọn lửa oai hùng cho QLVNCH.
Sau đây là danh
sách các vị Anh Hùng đã tự sát trong ngày cuối cùng của miền nam
Việt Nam.
Anh Hùng Tử - Khí Hùng Bất Tử
Danh sách các quân nhân Quân Lực VNCH đã tự sát trong những ngày cuối cùng của Việt Nam Cộng Hòa.
Cấp bậc - Họ tên - Chức vụ - Đơn vị - Ngày tự sát.
1- Thiếu Tướng Phạm Văn Phú, tư lệnh Quân Đoàn II 30/4/1975
2- Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam, tư lệnh Quân Đoàn IV 30/4/1975
3- Chuẩn Tướng Lê Văn Hưng, tư lệnh phó Quân Đoàn IV 30/4/1975
4- Chuẩn Tướng Trần Văn Hai, tướng tư lệnh Sư Đoàn 7 Bộ Binh 30/4/1975
5- Chuẩn Tướng Lê Nguyên Vỹ, tư lệnh Sư Đoàn 5 Bộ Binh 30/4/1975
6- Đại Tá Nguyễn Hữu Thông, trung đoàn trưởng 42 Bộ Binh, Sư Đoàn 22 Bộ Binh. Khóa
16 Đà Lạt. 31/31975 tự sát tại Quy Nhơn
7- Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn ông đã bị Việt Cộng xử bắn ngày 14 tháng 8 năm
1975 mặc dù ông không tự sát, như những vị anh hùng khác nhưng khí
tiết anh hùng hiên ngang gục chết trước pháp trường đã làm cho cộng
quân phải khiếp sợ, cái chết của ông là bản anh hùng ca còn lưu giữ
mãi trong lịch sử dân tộc Việt Nam.
8- Thiếu Tá Hải Quân Lê Anh Tuấn (bào đệ của Trung Tướng Lê Nguyên Khang).
30/4/1975
9- Thiếu Tá Không Quân Nguyễn Gia Tập, đặc trách khu trục tại Bộ Tư Lệnh KQ.
Tự sát30/4/75 tại BTLKQ
10- Trung Tá Nguyễn Văn Long CSQG 30/4/1975 tự sát tại công trường Lam Sơn, Sài
Gòn
11- Trung Tá Nguyễn Đình Chi Phụ Tá Chánh sở 3 An Ninh Quân Đội.
Tự sát 30/4/1975 tại Cục An Ninh Quân Đội
12- Trung Tá Phạm Đức Lợi, phụ tá Trưởng Khối Không Ảnh P2/ Bộ TTM 30/4/1975
13- Trung Tá Vũ Đình Duy, Trưởng Đoàn 66 Đơn Vị 101 Bộ TTM. Tự sát ngày
30/4/1975
14- Trung Tá Nguyễn Văn Hoàn, Trưởng Đoàn 67 Đơn Vị 101 Bộ Tổng Tham Mưu. Tự
sát ngày 30/4/1975
15- Hải Quân Trung Tá Hà Ngọc Lương, Trung Tâm Huấn Luyện Hải Quân Nha Trang. Tự
sát ngày 28/4/1975 cùng vợ, 2 con và cháu (bằng súng)
16- Thiếu Tá Đặng Sỹ Vĩnh, trưởng Ban Binh Địa P2 Bộ TTM, sau biệt phái qua Cảnh
Sát. Ngày 30/4/1975 tự sát cùng vợ và 7 con
17- Thiếu Tá Mã Thành Liên (Nghĩa), tiểu đoàn trưởng 411ĐP, TK Bạc Liêu- khoá
10 Đà Lạt. Ngày 30/4/1975 tự sát cùng vợ
18- Thiếu Tá Lương Bông, phó ty An Ninh Quân Đội Phong Dinh. Tự sát ngày
30/4/1975
19- Thiếu Tá Trần Thế Anh, Đơn vị 101 Bộ Tổng Tham Mưu. Tự sát ngày 30/4/75
20- Đại Úy Vũ Khắc Cẩn, Ban 3, Tiểu Khu Quảng Ngãi. Tự sát 30/4/1975
21- Đại Úy Tạ Hữu Di, Tiểu đoàn phó 211 Pháo Binh Chương Thiện. Tự sát
30/4/1975
22- Trung Úy CSQG Nguyễn Văn Cảnh, trưởng cuộc Vân Đồn, Q.8. Tự sát ngày
30/4/1975
23- Chuẩn Úy Đỗ Công Chính, TĐ 12 Nhảy Dù. Tự sát ngày 30/4/1975
tại cầu Phan Thanh Giản
24- Trung Sĩ Trần Minh, gác Bộ Tổng Tham Mưu. Tự Sát 30/4/1975
25- Thiếu Tá Đỗ Văn Phát, Quận Trưởng Thạnh Trị Ba Xuyên 1/5/1975
26- Thiếu Tá Nguyễn Văn Phúc, Tiểu đoàn trưởng ĐPQ, Tiểu Khu Hậu Nghĩa.
Tự sát ngày
29/4/1975
27- Trung Tá Phạm Thế Phiệt tự sát ngày 30/4/1975
28- Trung Tá Nguyễn Xuân Trân, Khoá 5 Thủ Đức, Ban Ước Tình Tình Báo P2
Bộ TTM.Tự sát
ngày 1/5/75
29- Trung Tá Phạm Đức Lợi, Phòng 2 Bộ TTM, khóa 5 Thủ Đức, học giả, nhà văn,
thơ, soạn kịch, bút
danh: Phạm Việt Châu, cựu giảng viên SNQĐ, Trưởng phái
đoàn VNCH thực hiện HĐ Paris tại Hà Nội. Tự
sát tại nhà riêng ngày 5/5/1975
30- Đại Úy Nguyễn Văn Hựu, trưởng Ban Văn Khố P2/Bộ TTM. Tự
sát sáng
30/4/75 tại P2/Bộ
TTM
31- Thiếu Úy Nguyễn Phụng, Cảnh sát đặc biệt, tự sát ngày 30/4/1975
tại Thanh Đa, Sài Gòn
32- Thiếu Úy Nhảy Dù Huỳnh Văn Thái, khoá 5/69 Thủ Đức. 30/4/1975 tự sát tập
thể cùng 7 chiến
sĩ Nhảy Dù tại Ngã 6 Chợ Lớn.
33- Trung Úy Đặng Trần Vinh (con của Thiếu Tá Đặng Sĩ Vinh), P2 BTTM. Tự
sát cùng vợ con
30/4/1975
34- Trung Úy Nghiêm Viết Thảo, An Ninh Quân Đội, khóa 1/70 Thủ Đức. Tự sát
30/4/1975 tại Kiến
Hòa
35- Thiếu Úy Nguyễn Thanh Quan (Quan Đen), phi công PĐ 110 Quan Sát (khóa
72). Tự sát chiều
30/4/1975
36- Hồ Chí Tâm B2, TĐ 490 ĐP ( Mãnh Sư) TK Ba Xuyên (Cà Mau). Tự sát bằng
súng M16 trưa
30/4/1975 tại Đầm Cùn, Cà Mau
37- Thượng Sĩ Phạm Xuân Thanh, trường Truyền Tin Vũng Tàu. Tự sát ngày
30/4/1975 tại
Vũng Tàu
38- Thượng Sĩ Bùi Quang Bộ, trường Truyền Tin Vũng Tàu. Tự sát ngày
30/4/1975. Cùng
gia đình 9 người tại Vũng Tàu.
Danh Sách Những Anh Hùng Cảnh Sát Quốc Gia Đã Tuẫn Tiết
1- Chuẩn Tướng
Trần Văn Hai, cựu Tổng Giám Đốc CSQG, tuẫn tiết tại Bản
doanh Sư Đoàn 7 Bộ
Binh lúc 6 giờ chiều ngày 30/4/1975.
2- Trung Tá
Nguyễn Văn Long, Chánh Sở Tư Pháp BCH/CSQG Khu 1, tuẫn tiết
duới chân tượng đài TQLC trước trụ sở Hạ
Viện Sài Gòn sau khi Ông Dương
Văn Minh tuyên bố đầu
hàng CS Bắc Việt sáng 30/04/1975.
3- Trung Tá Đặng
Sĩ Vĩnh, Quân Nhân Biệt Phái, Trưởng Phòng Trung Ương Kỹ
Thuật trực thuộc Văn Phòng Tư Lệnh CSQG,
cùng vợ và 7 con uống thuốc độc
tự vẫn tại nhà riêng ở
Ngã Ba Ông Tạ Sài Gòn sáng 30/4/1975, trong đó có con
trai trưởng là Trung
Uý Đặng Trần Vinh, Phòng 7 Bộ Tổng Tham Mưu.
4- Trung Tá
Nguyễn Văn Đức, nguyên CHT Biệt Đoàn Cảnh Sát Lưu Thông
BCH/CSQG Thủ Đô, tuẫn
tiết bằng súng lục tại VP của Thiếu Tướng Đỗ Kế
Giai, CHT Biệt Động
Quân, khi Ông Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng CS.
5- Trung Tá Đỗ
Thanh Liêm, BTL/CSQG, tự sát tại trại giam ở biên giới Việt
Miên.
6- Trung Tá
Võ Tuyết Hồ, Khối ĐB, BTL/CSQG tự sát trong lúc di tản qua
khu
rừng Sát khi nghe tin
Ông Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng.
7- Thiếu Tá Đỗ
Minh Hoàng, Chỉ Huy Trưởng BCH/CSQG Quận Bình Phước,
Tỉnh Long An, tự sát
tại Cầu Quay Mỹ Tho ngày 30/4/75.
8- Trung Uý
Ngô Văn Cho, Phó Trưởng Cuộc Võ Tánh, BCH/CSQG Quận Nhì
Sài Gòn và 6 người
trong gia đình đã tự sát bằng súng lục đêm 2/5/1975 tại Cư
Xá Quận Nhì, Sài Gòn.
9- Trung Uý
Nguyễn Văn Cảnh, Phó Trưởng Cuộc CSQG Phường Xóm Chiếu,
BCH/CSQG Quận 4 Sài
Gòn, tự sát trong ngày 30/4/1975 tại Văn Phòng Cuộc.
10- Trung Uý
Du, không rõ họ, Trưởng Cuộc CSQG, tự sát cùng gia đình
ngày
30/4/1975 tại Sài
Gòn.
11- Thiếu Úy
Nguyễn Phụng, Khóa 6 Học Viện CSQG, Cơ Quan D6 (Trung Tâm
Thẩm Vấn) Khối Đặc
Biệt BTL/CSQG uống thuốc độc tự tử tại nhà riêng ở Cư
Xá Thanh Đa Sài Gòn, được gia đình phát giác
đưa đi bệnh viện cứu sống,
nhưng sau đó Thiêu
Uý Nguyễn Phụng đã quyết tâm tự sát lần nữa bằng cách
cắt đứt gân máu tay
của mình.
12- Thiếu Úy
Nguyễn Thiếu Liêm, không rõ nhiệm sở, tự sát ngày 30/4/75.
13- Thiếu Uý
Nguyễn Văn Lung, BTL/CSQG, kê súng bắn vào đầu tự sát ngày
30/4/75 nhưng được cứu
sống.
14- Thượng Sĩ
Võ Văn Cẩm, BCH/CSQG Biên Hòa, tự sát tại Nhơn Trạch, Biên
Hòa ngày 30/4/75.
15- Thượng Sĩ
Bùi Văn Mương, G.ĐB Quận Củ Chi, tự sát 30/4/75.
16- Thượng Sĩ
Trần Văn Phát, Sĩ Quan Phụ Tá G.ĐB Quận Củ Chi, tự sát
30/4/75.
17- CH Dung,
không rõ họ, cấp bậc, nhân viên CSĐB Tân Thông, tự sát 30/4/75.
18- CH Trần
Khả, không rõ cấp bậc, Trưởng Cuộc Hoà Thắng, Phú Yên tự
sát tại
nhà ngày 31/3/75.
19- Trung Sĩ
1 Nguyễn Xuân Ba, BCH/CSQG Tỉnh Bình Định, tự sát ngày
2/4/75
tại Bình Định.
20- Trung Sĩ
1 Lê Thành Chương, BCh/CSQG Tỉnh Bình Định, tự sát ngày
2/4/75 tại Bình Định.
21- Trung Sĩ
1 Ngô Xuân Lạc, không rõ nhiệm sở, tự sát ngày 2/4/75 tại
Bình
Định.
22- Trung Sĩ
Nguyễn Du, không rõ nhiệm sở, tự sát ngày 2/4/75 tại Bình Định.
23- Thượng Sĩ
Trần Thi, G.ĐB Quận Tư Nghĩa Quảng Ngãi, tự sát trong đêm
Quảng Ngãi di tản
24/3/75.
24- Thượng Sĩ
Nguyễn Hồng Lạc, Cựu Trưởng Cuộc Tư Quang, Quận Tư Nghĩa,
tự sát trong đêm Quảng
Ngãi di tản 24/3/1975.
25- Trung Sĩ
1 Huỳnh Vĩnh Bá, G.ĐB Quận Sơn Tịnh, tự sát bằng súng cùng
với
gia đình trong đêm
Quảng Ngãi di tản 24/3/75.
26- Trung Sĩ
1 Nguyễn Văn Quế, G.ĐB Quận Sơn Tịnh Quảng Ngãi, bị Cộng Sản
bắt và dẫn về nhà để
lấy tài liệu mật báo viên. Tại tư gia, trong lúc giả vờ đi
đem hồ sơ MBV, TS
Quế lấy lựu đạn đã được cất dấu tại nhà, mở chốt tự sát
và gây thương tích
cho hai tên VC áp giải và vợ con.
27- Trung Sĩ
1 Lâm Tài, F. ĐB Quảng Ngãi, chiến đấu và tự sát trong một
cái
chòi ở Xã Sơn Long,
Quận Sơn Tịnh, Quảng Ngãi khi bị VC phát hiện tấn
công, trong đêm Quảng
Ngãi di tản 24/3/75.
28- Trung Sĩ
1 Lê Minh Xuân, nhân viên G Nghiên Cứu F Đặc Biệt Quảng
Ngãi,
tự sát tại nhà.
29- Trung Sĩ
1 Huỳnh Trần Bá, G.ĐB Quận Đức Phổ, Tỉnh Quảng Ngãi, ném lựu
đạn gây cộng quân tử
thương tại Bình Liên, quận Bình Sơn sáng ngày 25/3/75
và đã tự sát sau
đó.
30- Trung Sĩ
1 Nguyễn Tiền, Cuộc Bình Hoàng, Quận Bình Sơn, tự sát trong
đêm
Quảng Ngãi di tản
24/3/75.
31- Thiếu Uý
Đinh Văn Hường, Trưởng Cuộc Ba Xuyên, Quận Ba Tơ, tự sát tại
Trại Gia Binh Thiết
Giáp Xã Tư Chánh, Quận Tư Nghĩa trong đêm Quảng
Ngãi di tản 24/3/75.
32- Thượng Sĩ
Đoàn Văn Nhược, Phó Trưởng Cuộc Nghĩa Hưng, Quận Nghĩa
Hành tự sát trong
đêm Quảng Ngãi di tản 24/3/75.
33- Trung Sĩ
1 Trần Đức Một, Biệt Phái Toà HC Tỉnh Quảng Ngãi, tự sát
trong
đêm Quảng Ngãi di
34- Thượng Sĩ
Bùi Đức Tôn, F.ĐB Quảng Ngãi, tự sát trong đêm Quảng Ngãi
di
tản 24/3/75.
35- Trung Sĩ
1 Huỳnh Quang Thông, Thẩm vấn viên F. ĐB Qủang Ngãi, tự sát
trong đêm Quảng
Ngãi di tản 24/3/75.
36- Thượng Sĩ
Vũ Phúc Loan, Trại Tạm Giam BCH/CSQG Tỉnh, tự sát trong
đêm Quảng Ngãi di tản
24/3/75.
37- Nguyễn
Văn Tiểng, Đại Đội 106 CSDC, tự sát trong đêm Quảng Ngãi di
tản
24/3/75.
38- Trung Sĩ
1 Trương Vận, G.ĐB Quận Bình Sơn, tự sát trong đêm Quảng
Ngãi
di tản 24/3/75.
39- Trung Sĩ
1 Phạm Văn Tuyển, Trung Đội Phó, Đại Đội 106 CSDC Quảng
Ngãi, tự sát tại
Bình Liên, Quận Bình Sơn trong đêm Quảng Ngãi di tản
24/3/1975.
40- Trung Sĩ
1 Nguyễn Phú, G.ĐB Quận Điện Bàn, Tỉnh Quảng Nam, tự sát cuối
tháng 3/75.
41- Trung Sĩ
1 Nguyẽn Văn Tố, G.ĐB Quận Cai Lậy, Tỉnh Định Tường, tự sát
tại
Trại Mỹ Phước Tây,
Cai Lậy.
42- Thiếu Úy
Võ Công Hạnh, BCH/CSQG Quảng Nam, tự sát tại Trại Phú Túc,
Quảng Nam.
43- Trung Uý
Mã Phúc Hiệp,Trưởng Cuộc CSQG, trốn trại và tự sát tại nhà
trong
khi bị VC truy bắt.
44- Thiếu Uý
Nguyễn Văn Lắm, Khóa 4, Trưởng G ĐB Quận Đức Thịnh, Tỉnh Sa
Đéc, tự sát
30/4/1975.
45- Trung Úy
Trần Văn Kha, K2 HVCSQG, tự sát trên đường số 7 Tuy Hòa
trong
di tản.
46- CSV Trần
Hữu Viên, G. Đặc Biệt Quận Phước Ninh, BCH/CSQG Tỉnh Tây
Ninh, tự sát tại
Khách Đình, Tòa Thánh Cao Đài Tây Ninh tối 30/4/1975.
47- Thiếu Úy
Hoàng Xuân Lân, Trưởng Cuộc Bình Tân, BCH/CSQG Quận Hòa
Lạc, Tỉnh Gò Công,
tự sát lúc 11 giờ sáng 30/4/1975.
Tôi nghĩ danh sách này có thể còn dài hơn, vì chúng ta không có đủ dữ liệu để cập nhật theo danh sách “Anh Hùng Tử - Khí Hùng Nào Tử”
Những anh hùng vô danh của Quân Lực VNCH được nhắc nhở đến với tinh thần “anh hùng tử, khí hùng nào tử”. Người anh hùng chết nhưng chí khí anh hùng không chết. Các vị tướng lãnh đã tuẫn tiết được nhớ đến như “sinh vi tướng, tử vi thần” Sống làm tướng, chết thành thần.
Tưởng niệm, vinh danh những anh hùng đã vị quốc vong thân không gì bằng chúng ta hãy tiếp bước theo ý chí của những vị anh hùng, để nêu cao ý chí bất khuất trong cuộc chiến mới. Đó là đấu tranh trên mọi bình diện “Văn Hoá” để đem đến nền dân chủ, tự do cho đồng bào Việt Nam trong cả nước. Mang lại những quyền tự do căn bản được ghi trong bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền (The Universal Declaration of Human Rights) được Đại Hội Đồng LHQ thông qua ngày 10 tháng 12, 1948 tại Palais de Chaillot ở Paris, Pháp.
Đảng Cộng Sản Việt Nam không xứng đáng lãnh đạo đất nước vì đảng, độc tài đảng trị, tham nhũng, nhất là thái độ hèn với giặc, ác với dân, nhưng tội nặng nhất là truyền thống bán nước của đảng, từ Hồ Chí Minh và Phạm Văn Đồng đến Nguyễn Văn Linh, đến Đỗ Mười, đến Lê Khả Phiêu và sau đó là Lê Đức Anh, đã dâng hiến các đảo ở Trường Sa cho Trung Cộng.
Tội lớn nhất của cộng sản là đưa cả dân tộc Việt Nam vào chế độ độc tài, tàn bạo, vô nhân bất nghĩa, đã bị kết án về tội diệt chủng và tội chống loài người, một chủ thuyết đã bị lịch sử ném vào sọt rác của nhân loại.
Cuộc chiến tranh Việt Nam, sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, có một câu hỏi được đặt ra. Cuộc Chiến này ai thắng ai thua?. Nếu chúng ta nhận xét yếu tố thắng thua theo (Binh Pháp Tôn Tử). “Chiếm được thành quách chưa phải là người chiến thắng. Mả chiếm đượ lòng dân mới là người thật sự chiến thắng”.
Trên thực tế mọi người Việt Nam đều nhận ra. Cộng Sản Việt Nam đã xâm chiếm, giải phóng Miền Nam. Nhưng ngược lại, chính tinh thần của người miền Nam đã giải phòng tình thần và nền văn hoá (gông cùm) của miền Bắc.
Cuộc chiến tranh Việt nam tuy kết thúc những đã để lại nhiều hệ luỵ về đời sống và ngay cả trong suy nghĩ của cả hai bên. Đối với những con người chân chính, những người bên thắng cuộc, không phải họ không biết gì, họ vẫn nhận ra sự sai lầm, khi chính họ đã bị lừa, bị đảng bịt mắt dẫn đưa vào một cuộc chiến tương tàn của dân tộc Việt Nam.
Hay đọc câu nói này từ (bên thắng cuộc)
"Nếu ai đó hỏi cha tôi 30/04 là ngày gì? Cha tôi sẽ trả lời, đó là ngày mà ông nhận ra mình đã bị lừa dối. Ông và các đồng đội của ông là “Thế hệ bị lừa dối”."
"Còn nếu ai đó hỏi ông muốn gọi 30/04 là ngày gì? Thì tôi xin phép được trả lời thay cho cha tôi, hãy gọi 30/04 là ngày phán xét.
Cuối cùng, tôi muốn thay mặt cha tôi gửi lời xin lỗi chân thành đến những người lính ở phía bên kia. 30/4 - Ngày phán xét của Việt Nam
Chúng ta hãy thắp lên nén nhang buồn, hãy thắp sáng nén nhang lòng, để gửi đến Những Anh Hùng bất Khuất, những lời cầu nguyện, cho Hương Linh của các vị sớm siêu thoát, yên nghỉ trên cõi Niết Bàn hay Thiên Đàng
Nỗi đau lòng không của riêng ai, nỗi đau lòng là của chung mọi người, những con người chân chính, với tấm lòng trắc ẩn về một quá khứ đau thương, mà mỗi năm người Việt Quốc Gia tại Hải Ngoại luôn luôn tưởng niệm.
Ngày phán xét 30 tháng Tư Đen.
Viết và sưu tầm, để tưởng niệm ngày 30 tháng Tư Đen.
AET Tê Luấn