Tìm kiếm Blog này

Chủ Nhật, 25 tháng 12, 2016

Christmas Lights

Merry Christmas And Happy New Year To All
Xin mời quý vị xem những hình ảnh (Christmas Lights) rất đẹp ở vài nơi trên thế giới.

Let's see some of the best Christmas lights from around the world. 
Salerno
The-Best-Christmas-Lights-From-Around-The-World-1
Kyiv
The-Best-Christmas-Lights-From-Around-The-World-2
London
The-Best-Christmas-Lights-From-Around-The-World-3
Disneyland Paris
Disneyland Paris Magic Christmas Season Launch
Warsaw, Poland
The-Best-Christmas-Lights-From-Around-The-World-5
Amsterdam, The Netherlands
The-Best-Christmas-Lights-From-Around-The-World-6
Nuremberg, Germany
The-Best-Christmas-Lights-From-Around-The-World-7
Bucharest, Romania
The-Best-Christmas-Lights-From-Around-The-World-8
Denver City and County Building 
The-Best-Christmas-Lights-From-Around-The-World-9
New York
The-Best-Christmas-Lights-From-Around-The-World-10
Tivoli Gardens



Columbia
Inline image 1
Rock center
Inline image 2
Tokyo Dome City
Inline image 3

Newport Beach, California

Chicago
Christmas Village In Philadelphia
1 5
Where To See The Best Holiday Lights Displays In 2016 Enter Win A Ricardo
Top Best Christmas Decorations On Decorations With The Best Christmas Around The World 17

Beautiful Best Christmas Decorations On Decorations With Christmas House  6

Beautiful Best Christmas Decorations On Decorations With Best Christmas Decoration Ideas 1

Pretty Best Christmas Decorations On Decorations With Best Christmas  8

Arkansas
California
California
Maryland
Maryland

Illinois
Illinois
Hawaii
Hawaii

Georgia
Georgia

Delaware
Delaware

Nevada
Nevada

Virginia
Virginia

OklahomaOklahoma

Thứ Tư, 21 tháng 12, 2016

Tranh Giáng Sinh của miền Nam Việt Nam

Xin giới thiệu đến quý vị bài viết về Hội Họa tại miền Nam VN trước năm 1975, và những hoạ phẩm có nội dung liên quan đến ngày chào mừng Đấng Chirst mà người Việt mình hay gọi là Chúa Giê-su, ra đời.
Khi đạo Thiên Chúa Giáo truyền đi xa vào các quốc gia từ Âu sang Á, chân dung Chúa Giê-su, Maria và Guise, được các hoạ sĩ điạ phương đó “Dân tộc hoá”.

Sưu tầm
Lê Tuấn


Tranh Giáng Sinh của miền Nam Việt Nam

reasons real by end land
Nói đến mỹ thuật miền Nam Việt Nam trong giai đoạn trước 1975, chúng ta nhớ tới những tên tuổi như Nguyễn Gia Trí, Lê Văn Đệ, Duy Thanh, Ngọc Dũng, Thái Tuấn, Nguyễn Siên, Văn Đen, Nguyễn Anh, Tú Duyên, Lưu Đình Khải, Đinh Cường, Tạ Tỵ, Nguyễn Phước, Trịnh Cung, Nguyên Khai..v..v.., Chúng ta cũng không nên quên nhắc đến một trong những mảng mỹ thuật đặc sắc miền Nam, đó là mảng mỹ thuật của Thiên Chúa Giáo mà người ta quen gọi là Công Giáo. Nhân kỷ niệm ngày Lễ Giáng Sinh, tôi xin giới thiệu cùng độc giả vài hoạ phẩm có nội dung liên quan đến ngày chào mừng Đấng Chirst mà người Việt mình hay gọi là Chúa Giê-su, ra đời.

image
Theo Wikipedia và các sách Phúc Âm, Chúa Giê-su là người Do Thái, sinh ra tại Belem, gần Jesusalem. Giê-su là con của Maria và Guise. Khi Giêsu sinh ra, các mục đồng được thiên sứ báo tin đã đến thờ lạy và mấy nhà thông thái (còn gọi là mấy nhà chiêm tinh hay mấy đạo sĩ, hoặc ba vua) từ phương Đông xa xôi, được dẫn dắt bởi một ngôi sao lạ, đã tìm đến để tôn thờ Giêsu. Hầu hết các tác phẩm hoạ, tạc hình Chúa Giê-su đều miêu tả ông là người da trắng, tóc và râu đều dài như nguyên gốc người Do Thái. Tuy nhiên, khi đạo Thiên Chúa Giáo truyền đi xa vào các quốc gia từ Âu sang Á, chân dung Chúa Giê-su, Maria và Guise, được các hoạ sĩ điạ phương đó “Dân tộc hoá”. 

image
Nghĩa là các nghệ sĩ cố tình mang những đặc điểm sắc thái văn hoá của điạ phương, xứ sở mình vào tranh, tượng tôn giáo. Để những hình ảnh các vị thánh linh gần gụi hơn với cư dân bản địa, họ vẽ tranh, nặn tượng, mô phỏng lại địa điểm, không gian, nhân vật, phục sức hay toàn bộ nội dung bức tranh, thuần theo phong cách địa phương.

Tỷ dụ bức tượng đấng Ki-tô (Giê-su) chịu tội đóng đinh ở Panama, Guatemala, và Peru được điêu khắc hay tạo tác có màu da đen. Hay bức tranh hoạ lại bữa ăn cuối của chúa Giê-su, “Tiệc ly”,  “The Last Supper” ở nhà thờ Cathedral tại Cusco, được các hoạ sĩ Peru, điểm thêm một khay lớn có hình con chuột lang nướng (The guinue roast) ngay chính giữa bàn tiệc. Chuột lang nướng là một đặc sản rất được ưa thích của người Peru.

image
Ở Việt Nam, ngoài những tranh và tượng miêu tả hình ảnh Chúa Giê-su theo nguyên gốc, một số hoạ sĩ cũng đã theo đuổi phong cách “Dân tộc hoá”. Trong Nam, trước năm 1975, hoạ sĩ đã vẽ tranh và bỏ cả đời mình cho nghệ thuật tranh Công Giáo phải kể là Nguyễn Anh. Họa sĩ Nguyễn Anh tên thật là Nguyễn Văn Anh, sinh năm 1914 tại Sài Gòn, tốt nghiệp thủ khoa Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, năm 1935. Ông  tu nghiệp tại trường Quốc gia Cao đẳng Mỹ thuật Paris (Atelier Jean Dupas) trong khoảng thời gian từ 1947 đến 1950 và là giáo sư trường Quốc gia Cao đẳng Mỹ thuật Sài Gòn từ 1962 đến 1967. Ông đảm nhiệm chức vụ giám đốc trường này năm 1967-1968 và đã có nhiều triển lãm trong nước cũng như quốc tế v.v…Ông đã dự buổi triển lãm Mỹ thuật tôn giáo tại La Mã năm 1950.

Trong bộ sưu tập tranh Công Giáo của cố linh mục Đa Minh Trần Thái Hiệp, có 4 bức tranh cùng chủ đề Giáng Sinh của hoạ sĩ Nguyễn Anh. Dưới đây là hai bức tôi tạm đặt tên là Giáng Sinh 1 và Giáng Sinh 2. 

image
Nguyễn Anh, bột màu
Phần lớn tranh ông thuộc thế giới sắc màu của phái Ấn Tượng nhưng trong bức này bố cục và nội dung lại ngiêng về nét đẹp tâm linh của thần thánh, mờ ảo của tưởng tượng. Nó mang vẻ đẹp của chủ nghĩa Tượng Trưng. Ông đã miêu tả hình ảnh người mẹ(Maria) ôm con(Giê-su) đầy thiết tha và mẫn cảm. Tư thế ngồi vòng cung của bà đã ôm trọn được đứa bé như một chở che, bảo bọc. Mẹ "Maria" trong tà áo dài và mớ tóc búi(của phụ nữ miền Nam) thả lỏng trông đằm thắm, dịu dàng biết bao nhiêu. Nét nhìn của bà xuống đứa con là đại dương của bao la và lòng hy sinh cao cả. Không gian chung quanh hai nhân vật chính là hoa, chim và thiên thần.

Những đốm trắng nở ra khi mờ khi tỏ trên nền đen tôn vinh hình ảnh hai mẹ con nổi bật với hai vầng hào quang rạng rỡ. Họa phẩm đã lột tả được góc tối sâu kín của tâm linh và cảm xúc. Nó không những là một tặng phẩm thiêng liêng, quý giá của ngày Chúa Giê Su chào đời mà còn gần gụi hơn với hình ảnh tình mẫu tử cao quý của nhân gian thường tục. Bức tranh quả đã đưa được phần dân tộc hoá thần thánh lên một bậc cao.

Phần lớn tranh ông thuộc thế giới sắc màu của phái Ấn Tượng nhưng trong bức này bố cục và nội dung lại ngiêng về nét đẹp tâm linh của thần thánh, mờ ảo của tưởng tượng. Nó mang vẻ đẹp của chủ nghĩa Tượng Trưng. Ông đã miêu tả hình ảnh người mẹ(Maria) ôm con(Giê-su) đầy thiết tha và mẫn cảm. Tư thế ngồi vòng cung của bà đã ôm trọn được đứa bé như một chở che, bảo bọc. Mẹ "Maria" trong tà áo dài và mớ tóc búi(của phụ nữ miền Nam) thả lỏng trông đằm thắm, dịu dàng biết bao nhiêu. Nét nhìn của bà xuống đứa con là đại dương của bao la và lòng hy sinh cao cả.

Không gian chung quanh hai nhân vật chính là hoa, chim và thiên thần. Những đốm trắng nở ra khi mờ khi tỏ trên nền đen tôn vinh hình ảnh hai mẹ con nổi bật với hai vầng hào quang rạng rỡ. Họa phẩm đã lột tả được góc tối sâu kín của tâm linh và cảm xúc. Nó không những là một tặng phẩm thiêng liêng, quý giá của ngày Chúa Giê Su chào đời mà còn gần gụi hơn với hình ảnh tình mẫu tử cao quý của nhân gian thường tục. Bức tranh quả đã đưa được phần dân tộc hoá thần thánh lên một bậc cao.

image
Nguyễn Anh, sơn dầu
Khung cảnh nơi Chúa Giê-su chào đời là khoảng đất trống giữa vườn cây cạnh một ngôi nhà tranh trong một đêm trăng của miền Nam nhiệt đới. Kỹ thuật dùng màu tương phản tạo ánh trăng soi rõ thân cây và hoa lá của ông, trông như những bụi cây ngày nay có giăng đèn Giáng Sinh vậy. Tất cả các nhân vật trong tranh cùng 3 nhân vật chính là Đức Cha, Đức Mẹ và Chúa Giê-su trên đầu có hào quang, đều trang phục quần và áo bà ba. Hai con trâu tề tựu bên cạnh là hình ảnh của một thôn quê Việt Nam đặc thù. Các thiên thần chơi sáo, đàn tranh và tỳ bà trong khoảng không gian vàng sáng của hào quang rạng chiếu. Một thiếu phụ đầu đội nón lá, quang gánh, đứng gần đấy tượng trưng cho thành phần dân nghèo của giai cấp cùng đinh trong xã hội. Xa xa là những cụm khoai môn mọc lưa thưa. Thật là một cảnh quang ban đêm của miền Nam hiền hoà và đầm ấm.

Hình ảnh thiêng liêng của đêm thánh cũng được hoạ sĩ Nguyễn Gia Trí, là một người ngoại đạo, vẽ lại trong tác phẩm “Giáng Sinh”. Hiện hoạ phẩm này được lưu giữ tại Dòng Mai Khôi đường Tú Xương, Sài Gòn. Ban đầu bức tranh được đặt tại một nhà thờ của dòng Đa Minh ở Hà Nội. Năm 1954, nhà thờ chuyển vào Sài Gòn. Cùng thời kỳ đó, bức tranh của Nguyễn Gia Trí được mang qua Pháp, đến năm 1960 mới trở về với nhà thờ Mai Khôi. Lúc ở Sài Gòn, chính Nguyễn Gia Trí có qua sửa sang lại bức tranh này. Đây là một trong những tác phẩm đặc sắc nhất của Nguyễn Gia Trí, và có thể xem là tuyệt tác hàng đầu của nghệ thuật Công giáo Việt Nam.

Nguyễn Gia Trí quê ở xã Trường Yên, huyện Chương Mỹ, Hà Tây. Năm 1936, ông tốt nghiệp trường Cao Đẳng Mỹ thuật Đông Dương.Từ năm 1954, ông di cư vào Nam. Ông là người đi đầu trong việc chuyển những bức tranh sơn mài từ trang trí thành những tuyệt phẩm nghệ thuật và từ đó ông đã được mệnh danh là "người cha đẻ những bức tranh sơn mài tân thời của Việt Nam". Ông Nguyễn Gia Trí là một trong những họa sĩ nổi tiếng đi đầu trong việc tạo ra một khuynh hướng nghệ thuật mới cho Việt Nam, với những đường nét vẽ thanh lịch và những tư tưởng mới về nghệ thuật sơn mài. Ông phối hợp lối in khắc với những phương thức sơn mài mới, đồng thời áp dụng các nguyên tắc cấu trúc tranh vẽ phương Tây, để tạo những bức họa hiện đại mang đầy tính chất dân tộc. Những tác phẩm của ông có thể tìm thấy trong Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam và Bảo tàng Mỹ thuật Thành phố HCM

image
"Giáng Sinh"- Nguyễn Gia Trí, sơn mài, 1,3m X 2,37m (1941)

Giống các bức tranh thờ bộ ba khác của Tây Phương, bức “Giáng Sinh” gồm ba bức sơn mài ghép lại. Hàng chữ La Tinh“Hodie pax vera de coelo descendit” trên đầu bức giữa nổi bật lên, tạo cho bức tranh một vẻ vừa Âu vừa Á. Nó có nghĩa là “Hôm nay hòa bình chân thật đã từ trời ngự xuống”. Hoạ phẩm có màu sắc rất đẹp nhưng thật tiếc, khi chụp hình, các màu vàng, son bị mờ đi. Hiện tranh đang trong tình trạng bị hư hỏng.

Bên góc trái bức tranh, ba thiên thần có cánh, mặc áo dài cầm sáo, đàn, đạp mây mà tớ,i tạo cho bức tranh một vẻ sinh động, nhưng lại có vẻ phiêu hốt như các tiên cô trong tranh cổ xưa phương Đông. Mây được vẽ theo motif mây của tranh Tàu, Nhật xưa. Tại trung tâm bức tranh, Thánh Cha Guise và Đức Mẹ Maria phục sức áo dài, đội khăn, quỳ lạy trông hệt như những tín đồ công giáo người Bắc nghèo khổ chúng ta thường thấy trong các thánh đường Công Giáo ngoài Bắc. Bên cạnh đó là một con trâu trắng. Tôi thắc mắc, tại sao lại là trâu trắng mà không phải trâu đen?.

Chắc có lẽ theo phong tục, lệ làng ngày xưa, trâu trắng thường được dùng để hiến tế trong các dịp cúng lễ thiêng liêng nên họa sĩ Nguyễn Gia Trí đã vẽ trâu trắng thay vì trâu đen thường thấy. Hình ảnh ba người cùng khổ xuất hiện bên tay phải của bức thứ ba là một hình ảnh khác biệt trong bức hoạ đêm Giáng Sinh này của ông. Thay vì ba vua, thì ba nhân vật tượng trưng cho ba trạng thái tinh thần của chúng sinh được ông thế vào như một sáng tạo đầy ý nghĩa. Người đội khăn đang quỳ chắp tay hướng về Chúa Hài Đồng là người có niềm tin tôn giáo. Người nhìn thẳng ra ngoài với khuôn mặt vô cảm chính là kẻ bàng quang và người đang gối đầu ngủ say tức là người đang chìm đắm trong u mê chưa tỉnh. Tất cả tượng trưng cho nếp sống tinh thần của nhân loại.

Họa sĩ Tú Duyên tên thật là Nguyễn Văn Duyến, sinh năm 1915 tại làng cổ Bát Tràng, Bắc Ninh. Ông từng theo học Trường cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương (năm 1935). Năm 1939 gia đình ông chuyển vào Sài Gòn sinh sống. HS Tú Duyên cộng tác minh họa cho nhiều báo Sài Gòn. Năm 1942 ông khai sinh kỹ thuật Thủ Ấn Họa độc đáo có một không hai của Việt Nam (Thủ Ấn Họa của HS Tú Duyên là dùng ngón tay, lòng bàn tay, cạnh tay… vẽ trực tiếp trên lụa). Sáng tác của HS Tú Duyên phần lớn là tranh mộc bản trên lụa, nội dung chủ yếu dựa trên cảm hứng tranh Đông Hồ, Truyện Kiều, Chinh phụ ngâm, và kho tàng ca dao tục ngữ Việt Nam. Ông từng giảng dạy tại Trường Mỹ thuật Gia Định. Hiện Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM đang giữ bộ sưu tập 9 tranh thủ ấn họa trên lụa và 52 bản khắc gỗ của HS Tú Duyên.

image
Đêm Thánh vô cùng-Tú Duyên, tranh lụa (1968)
Khác với bố cục của các bức tranh tả cảnh đêm Giáng Sinh khác, trong khung hình chữ nhật của bức tranh này, các nhân vật được dàn trải ra dầy đặc tựa như một bức tranh Đông Hồ “Đám cưới chuột” ngày xưa. Đức mẹ Maria mang dáng vẻ và trang phục áo tứ thân, vấn tóc, choàng khăn của người phụ nữ miền Bắc. Đức cha Guise lại giống một ông lão, tóc búi, râu chòm, dài lê thê.

Các hình ảnh thiên thần, người dân cùng mục đồng thổi sáo bên trâu bò đã lộ ra vẻ mộc mạc chân chất của đồng quê miền Bắc. Kể cả 3 vua với hào quang cũng là 3 ông lão với áo dài khăn đống, dâng nến, dâng quà. Xa xa là nhánh tre trúc, một thứ cây mọc khắp nơi ở đất nước Việt Nam. Theo tôi,  “Đêm Thánh vô cùng” của Tú Duyên có một nét tưng bừng rực rỡ của đêm nhộn nhịp lễ hội hơn là một đêm an lành, sâu thẳm.

Sau năm 1975, một hoạ sĩ có chân trong nhóm Hội Hoạ Sĩ Trẻ (1966) của miền Nam là họa sĩ Nguyễn Phước đã có vài hoạ phẩm công giáo được cố linh mục Đa Minh Trần Thái Hiệp sưu tập.

Hoạ sĩ Nguyễn Phước sinh năm 1943 tại Sài Gòn. Ông tốt nghiệp Trang Trí Mỹ Thuật Gia Định và Quốc Gia Cao Đẳng Mỹ Thuật, Sài Gòn. Ông đã có nhiều buổi triển lãm trong nước cũng như quốc tế.

image
Hiển linh-Nguyễn Phước, sơn dầu(1988)
Màu sắc bức tranh nhuốm vẻ hoàng hôn của một buổi chiều sắp bước vào đêm, tiết lộ thời gian của bức tranh. Có lẽ vì yêu màu mạnh của lửa, mặt trời, nên sắc đỏ dù có lợt đi, bức “Hiển Linh” của ông vẫn bàng bạc những mảng màu nâu, cam, đỏ huyền bí của một ráng chiều sắp tắt. Màu áo dài xanh của Đức Mẹ Maria dịu dàng dưới vòng hào quang nâu nhạt trên vầng tóc búi đen, làm nổi bật điểm trung tâm của bức họa.

Chiếc lu nước cạnh chõng tre bên căn chòi tranh cùng em bé mục đồng thổi sáo đã cân bằng vòng xoay bố cục các nhân vật của bức tranh. Ba vua trang phục rất đẹp dâng kính trà và châu báu. Xa xa hình bóng đen nhạt của hai bà cháu và con trâu trong tư thế đang đi tới làm bức tranh sống động hẳn lên. Bối cảnh bụi khoai, bụi chuối, hoa, lá, đây đó mang về cho hoạ phẩm một sự sống của thiên nhiên. Tôi thích nhất màu sắc hài hoà, dịu nhẹ, êm ả của bức tranh chiều này.

Chúng ta đã thấy được những nét đẹp của các bức tranh Giáng Sinh thuần văn hoá Á Đông đặc trưng của miền Nam Việt Nam ngày trước. Những hoạ phẩm này là các tác phẩm chọn lọc và tiêu biểu cho một phần diện mạo văn hoá đa tôn giáo của mỹ thuật miền Nam Việt Nam đang bị bỏ quên ở trong nước. Tất cả đều nằm trong bộ sưu tập nghệ thuật của cố linh mục Đa Minh Trần Thái Hiệp mà ít ai biết đến. Với một lòng yêu mê nghệ thuật, tôi mong mỏi sự giới thiệu vài bức tranh tiêu biểu quí hiếm của nghệ thuật Công Giáo miền Nam đến các bạn đọc như một món quà Giáng Sinh đặc biệt năm nay. Chúc các bạn một Giáng Sinh an lành, đầy ơn phước.

(trích một phần trong bài Tranh Giáng Sinh của miền Nam Việt Nam của Trịnh Thanh Thủy trong Thế giới nghệ sĩ số 45)



Trịnh Thanh Thủy


Tài liệu tham khảo
Wikipedia cho phần tiểu sử các hoạ sĩ
Về bộ sưu tập nghệ thuật của cố linh mục Đa Minh Trần Thái Hiệp của Nguyên Hưng

page noel

Tới miền đất cô liêu nhất thế giới

Mời quý vị đến thăm vùng đất cô liêu nhất thế giới

Tới miền đất cô liêu nhất thế giới

cinemagraph earth quiet
Có hai nơi duy nhất trên thế giới giữ kỷ lục đạt bảy trong số 10 tiêu chí cần thiết để lọt vào danh sách di sản thế giới của Unesco.

Thứ nhất là Thái Sơn, một trong năm ngọn núi khổng lồ ở tỉnh Sơn Đông, Trung Cộng. Thứ hai là khu Di sản Thiên nhiên Hoang dã Toàn cầu ở Tasmania, một chuỗi sáu công viên quốc gia bao phủ một phần năm diện tích đảo của bang nằm ở cực nam nước Úc.

Cơ quan Quản lý Công viên và Đời sống Hoang dã Tasmania nói nơi này là một trong những nơi hoang dã thật sự còn sót lại trên thế giới.

image
Từ rặng Wilmot ngắm xuống hồ Pedder

Và khu vực hoang dã nhất, rộng nhất, ít người tới nhất là Công viên Quốc gia Southwest, rộng 6.000 cây số vuông, gồm các dãy núi mang sắc xanh – vàng, các hồ băng, những con sông hung dữ, những khu rừng nhiệt đới và những vùng đồng hoang nằm ở góc tây nam của hòn đảo được mệnh danh là đảo cây táo này.

Nơi không bóng người

Các cơn gió lốc và những trận mưa tầm tã quần đảo nơi này trong gần chín tháng mỗi năm. Khi những vạt nắng cuối cùng cũng xuyên qua được đám mây cuộn dày vào tháng Mười Hai thì cũng là lúc công viên quốc gia đón chào hai nhóm khách đặc biệt.

Nhóm đầu tiên với khoảng 1.000 người mỗi năm, gồm những tay đi bộ đường trường riêng rẽ; họ bay đến từ khu mỏ thiếc cũ ở Melaleuca nằm ở vùng duyên hải miền nam Tasmania, nơi bắt đầu của tuyến đường dọc bờ biển, South Coast Track.

Với khung cảnh núi non làm sững người, những điểm vượt dòng sông nước siết, dốc đứng cứng cơ chân và thời tiết khắc nghiệt, hành trình vất vả kéo dài 84 cây số tới ngôi làng Cockle Creek ở phía đông được coi là một trong những tuyến đi bộ đường trường hoang dã, thách thức nhất thế giới.

image
Cắm trại trên đỉnh Eve Peak thuộc rặng Anne
Những người đi bộ phải đủ sức để vác theo balo cỡ lớn với đủ quần áo và đồ ăn cho một tuần, cộng với bộ bếp du lịch để nấu ăn, lều, túi ngủ, túi đồ y tế và bộ phát tín hiệu vô tuyến gọi cứu hộ.

Nhóm thứ hai gồm khoảng 100 người tham gia một trong tám chuyến chèo thuyền kayak hàng năm, là hoạt động có tên Roaring 40’s, bắt đầu từ đầu tháng Mười Hai đến giữa tháng Ba.

Là một trong hai công ty du lịch sinh thái duy nhất được phép hoạt động trong công viên này, Roaring 40’s tổ chức các chuyến chèo thuyền mạo hiểm kéo dài từ ba đến bảy ngày, đi qua các vùng biển thuộc Khu bảo tồn Hàng hải Cảng Davey, là nơi hẻo lánh nhất, ít người qua lại nhất của Công viên Quốc gia Southwest.

Quyền độc quyền này rất có thể sẽ sớm mất đi, bởi Cơ quan Quản lý Các Công viên Quốc gia và Đời sống Hoa dã Tasmania đang cân nhắc tới việc biến toàn bộ khu vực Di sản Hoang dã Tasmania, trong đó bao gồm cả Công viên Quốc gia Southwest, thành thủ đô du lịch sinh thái mới trên thế giới.

Theo các số liệu mới nhất từ tờ Sydney Morning Herald, trong số 37 loại hình du lịch tiềm năng được kiến nghị, các quan chức chính phủ đang xem xét phát triển loại hình mô hình đi bộ đường dài có dịch vụ hướng dẫn cao cấp trên tuyến đường dọc biển South Coast Track.

Việc này kéo theo nhu cầu phải xây cất năm địa điểm có lều trại cố định để làm nơi dừng chân, và các bãi đáp dành cho máy bay trực thăng, từ đó thu hút thêm hàng ngàn du khách tới mỗi năm.

image
Hoàng hôn tại vũng Bramble Cove
"Việc nâng cấp đường băng thô sơ ở Melaleuca thành một sân bay nhỏ đang được bàn đến,” người phụ trách nhóm thám hiểm của Roaring 40’s, Reg Grundy nói.

"Nếu việc đó được tiến hành, máy bay sẽ có thể cất cánh và hạ cánh 12 tháng một năm và việc xây dựng một loạt các nhà nghỉ sinh thái ở đây sẽ khả thi. Dù chuyện đó có xảy ra hay không, thì tôi nghĩ rằng nơi này chắc chắn sẽ thay đổi."

Ở rìa thế giới

Tôi tham gia chuyến thám hiểm ba ngày của Roaring 40’s, với hành trình 112km qua Khu bảo tồn Hàng hải Port Davey để ngắm nhìn công viên trước khi có những thay đổi diễn ra.
"Máy bay hạ cánh thế nào?" Grundy hỏi. Ý ông nói đến chuyến bay ngồi bó gối chật chội của chúng tôi từ thủ phủ Hobart, bay men theo những ngọn núi lởm chởm từ biển nhô lên ở dọc ven biển phía nam Tasmania trước khi hạ cánh xuống Melaleuca.

Là một người tốt bụng với giọng nói đặc Úc và phong cách rất giống với Bear Grylls, tay phiêu lưu chuyên thử nghiệm các kỹ năng sinh tồn nơi hoang dã khắc nghiệt đồng thời là một người dẫn chương trình truyền hình nổi tiếng của Anh, Grundy coi mọi thứ đều đơn giản, trừ vấn đề đảm bảo an toàn.

"Tôi sẽ không tô vẽ văn vẻ gì hết," ông nói. "Đây là một cuộc thám hiểm ở rìa thế giới. Chẳng có gì ở đây hết. Nếu thời tiết biến động, chúng ta cần phải có đủ tự tin để sống sót ở vùng hoang dã trong thời gian dài."

image
Hồ Oberon ở dãy núi Western Arthur
Từ đường băng, chúng tôi mang theo túi đồ, băng qua cánh đồng đầy hoa dại tới bờ lạch Melaleuca, nơi có vài chiếc thuyền kayak đôi loại đi trên biển với đồ dùng cần thiết đã chờ sẵn.

Sau khi mặc bộ đồ chịu gió, nước, chúng tôi lên thuyền và bắt đầu chèo vào vùng hoang dã.

Hệ sinh thái đặc biệt

Chúng tôi mất cả buổi sáng chèo lên hướng bắc mới tới được khu vực biển Melaleuca, một vùng nước hẹp với những hàng cây đước, rồi ăn trưa ở Forrest Lagoon, một khu trại dọc đường có chừng chục căn nhà gỗ cách Melaleuca 6km xuôi theo dòng sông.

Sau khi lót bụng với vài lát bánh mì, chúng tôi chèo tiếp lên phía bắc vào Bathurst Harbour trước rẽ sang hướng tây vào vùng Bathurst Narrow.

Tại đây, lần đầu tiên chúng tôi được nhìn thấy làn nước của khu bảo tồn Port Davey Marine. Nó có màu nước trà, tạo ra từ sự hoà trộn của dòng nước ngọt với lượng nước mặn, bao quanh bởi những bãi thạch anh và đá phủ rêu xanh lục hoặc màu vàng huỳnh quang. Port Davey là một trong những cửa sông có màu kỳ lạ nhất trên Trái Đất.

Bên dưới mặt nước là một thế giới thậm chí còn kỳ lạ hơn nữa - một hệ sinh thái thiếu ánh mặt trời, là nơi của các loại rong biển, san hô mềm, sao biển, cầu gai màu cam, đỉa biển và các động vật biển không xương sống vốn chỉ có ở đây.

image
Cắm trại gần vũng Camble Cove
Nguồn sáng yếu ớt và nguồn dinh dưỡng thấp đã ảnh hưởng tới toàn bộ nhịp thở sinh thái; tại Port Davey hầu như không có chim chóc gì, khiến khu bảo tồn tĩnh mịch đến rợn người.

Chúng tôi trải qua đêm cắm trại đầu tiên trên bãi biển Balmoral, một trảng cát thạch anh trắng trông nhỏ bé bên những vách đá cheo leo hùng vĩ của núi Rugby.

Miền đất hoàn toàn tách biệt với thế giới

Giữa hè mà vẫn cảm thấy lạnh, chúng tôi cuộn mình trong túi ngủ, nằm trong những căn lều cá nhân hầm hập hơi nước.

Thời gian không còn ý nghĩa gì nữa khi chúng tôi tiếp tục chèo ngược sông tới Bathurst Channel, là vùng nước dài 12km nối với Nam Đại Dương.

Chúng tôi chèo qua những hòn đảo nhỏ có những đám cần tây ở trên, nơi chưa từng biết đến lửa trong hàng thế kỷ qua và phủ kín các loài cây cối, hoa cỏ đã tuyệt chủng trên đất liền từ lâu.

Nước nơi này sâu hơn, có chỗ sâu tới 40 mét, đen sẫm như mực và được bao quanh bởi những bức tường đá phủ đầy hải quỳ màu cam, rong biển xanh ngả sắc huỳnh quang và tảo bẹ màu vàng.

Đằng sau đám cỏ rong này, nhìn ra khắp nơi ta thấy những rặng núi xanh xám, những khe đá bị nước xâm thực lõm vào trong với những hàng cây bạch đàn tối sẫm, trông như nếp da nhăn của gã khổng lồ đang ngủ.

image
Mt Rugby soi bóng xuống vịnh Bathurst Harbour mờ sương
Vào ngày thứ hai, khi cắm trại gần một trạm săn cá voi từ xưa tại Bramble Cove, chúng tôi tìm thấy vài vỏ chai thuỷ tinh méo mó được làm thủ công từ thời đầu thế kỷ 19, dùng đựng rượu rum.

Chúng tôi cũng dừng chân tưởng nhớ bên mộ Critchley Parker Junior, một doanh nhân Melbourne bị lạc và chết vì kiệt sức hồi đầu thập niên khi thám hiểm một vùng đất với ý tưởng táo bạo để thiết lập một quê hương cho người Do Thái ở châu Âu.

Chúng tôi cũng đã đến thăm một trong 37 địa điểm hang động thổ dân Úc châu nổi tiếng trong Khu bảo tồn Hàng hải Port Davey, nơi các nhà khảo cổ đã tìm thấy các món đồ bằng đá 30.000 năm tuổi và bằng chứng về hoạt động đánh bắt hải sản.

Sáng hôm sau, chúng tôi dỡ trại một giờ trước khi trời sáng và đi một vòng trên cửa sông Bathurst Channel và Port Davey.

Chèo thuyền trên sóng dữ

Với những cơn sóng dồn dập ập vào từ Nam Đại Dương, đường bờ biển Port Davey là một quần thể gồm những vách đá dựng đứng cạnh biển, những vịnh nhỏ kín gió, bãi biển lộng gió và các hòn đảo tí xíu lỗ chỗ như tổ ong với các vòm đá đủ rộng để ta chèo thuyền qua.

image
Những hòn đảo nhỏ ở Port Davey
Nhóm đảo đầu tiên - quần đảo Breaksea – nằm cách cửa Bathurst Channel không tới 1km. Nhưng tới được đó là cả một thử thách. Không như mặt nước phẳng lặng thường gặp ở các cửa sông, những cơn sóng ở Port Davey có thể cao tới 4m, thậm chí tới 12m trong những trận bão cuồng nộ mùa đông.

"Ta sẽ có cảm giác vừa sợ vừa thích khi những con sóng lớn đầu tiên quét qua đáy thuyền kayak," Grundy nói với vẻ giễu cợt.
Sau khi tới được đảo, chúng tôi dành một giờ khám phá hang động trên biển, chèo xuồng qua vòm đá và và những vách đá cao chót vót trong lúc sóng biển không ngừng xô, đập ồn ào vào bờ đầy vách đá và lộng gió.

Grundy ra hiệu rằng chúng tôi không thể ở đây lâu hơn nữa.

Nam Đại Dương là nơi có những con sóng lớn nhất thế giới; thời tiết chỉ cần thay đổi một chút cũng có thể khiến chúng tôi gặp rắc rối.

Chúng tôi nhanh chóng quay thuyền và trở lại cửa sông, đi vào vùng nước màu trà yên bình lặng lẽ Melaleuca.

Ở nơi tách biệt khỏi phần còn lại của thế giới này, thiên nhiên thống trị mọi thứ và tôi cảm nhận vô cùng rõ về sự cô đơn.

Sau 15 năm chuyên viết về du lịch, tôi may mắn được tới thăm hầu hết những vùng đất kỳ lạ, bất thường và xa xôi nhất trên thế giới. Nhưng hiếm nơi có thể so sánh được với Công viên Quốc gia Southwest, một nơi đẹp không tưởng, không hằn dấu thời gian và nằm ở bên rìa thế giới.



Ian Lloyd Neubauer