Tìm kiếm Blog này

Thứ Ba, 22 tháng 11, 2016

Niềm Tin Và Sự Sống

Một câu chuyện mà chúng ta nên suy ngẫm.
Niềm tin và Sự sống
          Giáo sư : Cậu theo Thiên Chúa Giáo đúng không ?
          Sinh viên : Vâng thưa Giáo sư .
          Giáo sư : Thế có nghĩa là cậu tin vào Chúa ?
          Sinh viên : Tất nhiên rồi thưa Giáo sư .
          Giáo sư : Thế Chúa có tốt không ?
          Sinh viên : Vâng có chứ .
          Giáo sư : Thế Chúa có đầy quyền năng đúng không ?
          Sinh viên : Vâng .
          Giáo sư : Anh trai tôi đã qua đời vì ung thư ngay cả khi anh ấy đã cầu xin Chúa chữa lành bệnh. Chúng ta hầu như ai cũng muốn giúp đỡ những người đang trong cơn ốm đau . Nhưng Chúa thì không . Thế thì Chúa tốt ở chỗ nào ? (cậu sinh viên im lặng)

  Inline image 1

 
          Giáo sư : Cậu đâu trả lời được đúng không ? Bắt đầu lại nào cậu trẻ . Chúa có tốt không ?
          Sinh viên : Thưa có .
          Giáo sư : Thế quỷ sa tăng có tốt không ?
          Sinh viên : Không .
          Giáo sư : Thế sa tăng từ đâu mà ra ?
          Sinh viên : Từ … Chúa …
          Giáo sư : Đúng vậy . Ta hỏi nhé, thế giới này có cái ác không ?
          Sinh viên : Có .
          Giáo sư : Thế ai tạo ra cái ác ?
           ( Cậu sinh viên không trả lời )
          Giáo sư : Trên đời này có bệnh tật ? Có sự vô đạo đức? Sự thù oán? Xấu xa ? Những thứ kinh khủng đó luôn đầy rẫy trên thế giới này đúng không ?
          Sinh viên : Vâng thưa Giáo sư .
          Giáo sư : Vậy thì ai tạo ra những thứ đó ?
           ( Cậu sinh viên không lên tiếng )
          Giáo sư : Khoa học nói chúng ta có 5 giác quan để nhìn nhận thế giới xung quanh . Vậy cậu nói thử xem , cậu có nhìn thấy Chúa bao giờ chưa ?
          Sinh viên : Chưa thưa Giáo sư .
          Giáo sư : Nói cho mọi người nghe xem cậu có nghe thấy Chúa bao giờ chưa ?
          Sinh viên : Chưa thưa Giáo sư .
          Giáo sư : Cậu có bao giờ chạm vào Chúa , nếm được Chúa , ngửi được Chúa chưa ? Cậu có bao giờ có bất cứ cảm nhận giác quan một cách thực tế về Chúa chưa ?
          Sinh viên : Chưa, thưa Giáo sư . Em e là chưa .
          Giáo sư : Thế mà cậu vẫn tin vào Chúa ?
          Sinh viên : Vâng .
          Giáo sư : Xét theo Nguyên tắc Thực Nghiệm và Chứng Minh , khoa học cho thấy Chúa không tồn tại ? Cậu có gì muốn nói nào ?
          Sinh viên : Không thưa Giáo sư . Em chỉ có niềm tin của mình thôi .
          Giáo sư : Đúng thế , ” niềm tin ” . Đó là một vấn đề lớn của khoa học.
          Sinh viên : Thưa Giáo sư , trên đời này có thứ gọi là Nhiệt đúng không ?
          Giáo sư : … Đúng .
          Sinh viên : Vậy có cái thứ gọi là Lạnh không ?
          Giáo sư : Có .
          Sinh viên : Không thưa Giáo sư . Chả có thứ gì gọi là ” Lạnh ” .
           ( Cả giảng đường trở nên yên tĩnh đến lạ thường khi tình thế bắt đầu chuyển biến )
          Sinh viên : Chúng ta có thể có nhiều Nhiệt , thậm chí nhiều Nhiệt hơn , đạt Nhiệt độ cực cao , đạt mức lửa trắng , hay chỉ có chút ít Nhiệt , hoặc không có một tí Nhiệt nào . Chúng ta có thể đạt âm 273 độ C , lúc đó là Nhiệt độ âm tuyệt đối , khi mà không có một tí Nhiệt nào , nhưng chúng ta không thể đi xuống tiếp được . Không có cái thứ gọi là ” Lạnh ” . Lạnh chỉ là từ chúng ta dùng để chỉ trạng thái không Nhiệt . Chúng ta không thể đo độ Lạnh , chỉ có thể đo Nhiệt . Nhiệt là năng lượng . Lạnh không phải là thứ trái ngược với Nhiệt thưa giáo sư . Lạnh chỉ là ” thiếu Nhiệt ” .
           ( Có tiếng kẹp giấy rơi trên sàn giữa không gian tĩnh lặng)

Inline image 2
          Sinh viên : Thế còn Bóng Tối thì sao nào Giáo sư ? Có thứ gì gọi là Tối không ?
          Giáo sư : Có chứ . Không có Bóng Tối thì làm sao có ban đêm được ?
          Sinh viên : Giáo sư lại sai rồi . Tối là trình trạng bị thiếu cái gì đó . Ta có thể có Ánh Sáng yếu , Ánh Sáng thường , Ánh Sáng mạnh , Ánh chớp . Nhưng nếu không có Ánh Sáng , thì ta sẽ có thứ gọi là Bóng Tối đúng không?
          Giáo sư: Vậy ý cậu muốn nói là gì thế cậu trẻ ?
          Sinh viên : Thưa, em nghĩ là các giả thuyết và tiền đề triết học của Giáo sư là có thiếu sót .
          Giáo sư : Thiếu sót? Cậu nói rõ hơn xem ?
          Sinh viên : Thưa Giáo sư , chúng ta đang học về thuyết Nhị Nguyên , hay còn gọi là thuyết hai mặt . Ta tranh luận rằng có sự sống và có cái chết , rằng có vị Chúa tốt và vị Chúa xấu . Nhưng thế tức là chúng ta đang xem Chúa là một cái gì đó hữu hạn , một cái gì mà đó mà chúng ta có thể đo đạt được . Thưa giáo sư , Khoa học còn không thể giải thích được Ý Nghĩ là gì . Ý Nghĩ là thông tin mà bản chất là điện và từ trường diễn ra trong não , đồng thời cũng là thứ mà chúng ta không thể nhìn thấy được hay hiểu và định nghĩa một cách chính xác được . Tương tự , nếu ta xem Cái Chết là trái ngược của Sự Sống tức là ta đã bỏ qua một thực tế rằng Cái Chết không thể tồn tại dưới dạng một cái gì đó . Cái Chết không phải là thứ trái ngược với Sự Sống , mà chỉ là ” thiếu Sự Sống ” .
          Do đó , có thể nói những cái ác, cái xấu xa trên thế giới này không hẳn là tồn tại . Đó chỉ là do con người đang thiếu vắng tình thương của một Đấng Tối Cao mà thôi .
          Bây giờ em xin hỏi , Giáo sư dạy rằng con người chúng ta tiến hóa từ vượn đúng không ?
          Giáo sư : Theo quá trình tiến hóa tự nhiên thì đúng, tôi có dạy thế .
Sinh viên : Thế Giáo sư đã nhìn thấy tận mắt quá trình này chưa ?
           ( Vị giáo sư lắc đầu nhẹ kèm với một nụ cười)

Inline image 3
          Sinh viên : Không một ai từng thấy quá trình tiến hóa diễn ra , thậm chí còn không thể chứng minh được quá trình này còn đang tiếp diễn trong hiện tại . Thế ra Giáo sư không dạy theo ý kiến của mình à ? Thế Giáo sư không phải một nhà khoa học , mà chỉ là một kẻ phao tin trên giảng đường ?
           ( Xung quanh bắt đầu ồn ào )
          Sinh viên : Cho tôi hỏi , trong phòng này có ai từng thấy được não của Giáo sư ?
           ( Cả giảng đường phá lên cười )
          Sinh viên : Có ai nghe được não của Giáo sư chưa ? Có ai sờ được , cảm nhận được hay ngửi được nó chưa ? Xem ra là chả có ai . Vậy , theo Nguyên tắc Thực Nghiệm và Chứng Minh , khoa học có thể nói rằng Giáo sư không có não . Em không có ý xúc phạm , nhưng xin hỏi bây giờ thì làm sao chúng em có thể tin vào những bài giảng của Giáo Sư nữa ?
           ( Mọi người im lặng . Vị giáo sư nhìn thằng vào cậu sinh viên với một vẻ mặt khó ai hiểu được )
          Giáo sư : Chắc có lẽ là cậu phải nghe tôi vì cậu tin vào lời tôi thôi .
          Sinh viên : Đấy thưa Giáo sư … Chính xác! Mối liên kết giữa Con Người và chúa chính là niềm tin đấy. Và chính nhờ niềm tin mà tất cả vạn vật trong vũ trụ này đều có thể tồn tại và chuyển động .
          Cậu sinh viên đó là Albert Einstein.

Inline image 4

Thứ Tư, 2 tháng 11, 2016

Vì sao lá cờ Mỹ trên quân phục lại bị in ngược?

Tìm hiểu thêm một chút về quân đội Hoa Kỳ

Vì sao lá cờ Mỹ trên quân phục lại bị in ngược?


 
 
anh-nen
Lá cờ nhỏ trên quân phục được in ngược so với quốc kỳ của Mỹ nhằm tượng trưng cho lá cờ đang bay khi người lính tiến vào trận chiến.
anh2
Lá cờ trên quân phục quân đội Mỹ được in ngược so với quốc kỳ
Quân phục là biểu tượng của quân đội các nước trên thế giới. Mỗi quân đội đều có đồng phục và những dấu hiệu nhận biết riêng để phân biệt với các quốc gia khác. Dựa vào quân phục, người ta có thể biết người lính đó thuộc quân đội nước nào.
Quân đội các nước, trong đó có Mỹ, thường in quốc kỳ lên quân phục để vừa là dấu hiệu nhận biết vừa thể hiện tinh thần quốc gia. Quốc kỳ Mỹ được may ở phần tay áo bên phải nhưng bị in ngược.
co-myCờ Mỹ
Ban đầu, một số người nghĩ rằng đây là lỗi trong quá trình may quân phục cho người lính. Tuy nhiên, toàn bộ lá cờ trên quân phục đều được bố trí như vậy, điều đó cho thấy đây không phải là một lỗi vô tình.
anh1
Lá cờ trên quân phục quân đội Mỹ được in ngược so với quốc kỳ
Nhiều người đã đặt câu hỏi trên trang quora.com (một trang web chuyên về dịch vụ hỏi, đáp, có trụ sở tại California, Mỹ), vì sao lá cờ trên quân phục lại in ngược? Guy D McCardle, cựu chỉ huy không quân Mỹ giải thích như sau.
Theo Điều 670-1, Nội quy quân đội Mỹ quy định, quốc kỳ được may trên tay áo bên phải (đoạn cánh tay gần vai). Phần các ngôi sao ở góc trái lá cờ được bố trí về phía phải, có nghĩa lá cờ trên tay áo sẽ ngược so với quốc kỳ. Ý nghĩa của việc này là khi nhìn vào lá cờ sẽ giống như đang bay trong gió, tượng trưng cho sự tiến về phía trước của người lính.
Trong những trận chiến thời xưa, người lính thường mang theo một lá cờ. Khi anh ta di chuyển, lá cờ sẽ bay ngược về phía sau. Trong chiến tranh hiện đại, người lính khó có thể mang theo lá cờ như trước, nên lá cờ in ngược trên tay áo sẽ tượng trưng cho bước tiến không ngừng của người lính.
Theo zing
 

Huấn luyện trong quân đội SEAL

 
 
huan luyen trong biet doi SEAL
Đội đặc nhiệm SEAL của Mỹ là một lực lượng quân đội đặc biệt nổi tiếng thế giới. Hải cẩu (SEAL) là một bí danh của quân đội Mỹ kết hợp 3 khả năng: trên biển, trên không, đất liền. Đội lính biệt động chính thức được thành lập từ năm 1962, là tiền thân của đội hải quân dưới nước của quân đội Mỹ.
huan luyen trong biet doi SEAL
(Ảnh qua letu.life)
Đến  năm 1988, đã được mở rộng thành 2 nhóm chiến đấu lớn, trong đó có 7 trung đội với khoảng 1.600 người. Quân đội SEAL đã trở thành lực lượng đặc biệt chuyên đối phó với các cuộc xung đột mức độ thấp và những trường hợp khẩn cấp. Đội đặc nhiệm SEAL cũng được mọi người biết đến nhất qua một nhiệm vụ đặc biệt vào đầu tháng 5/2011. Trong một lần đột kích tại Pakistan, tiêu diệt thủ lĩnh của Al-Qaeda – Osama bin Laden và cũng là kẻ chủ mưu tấn công khủng bố 911.
huan luyen trong biet doi SEAL
(Ảnh qua letu.life)
Họ cũng được công nhận là một trong những lực lượng đặc biệt mạnh nhất trên thế giới. Do tính chất cực kỳ đặc thù, nên việc lựa chọn và huấn luyện các binh sĩ phải được thông qua các cuộc tuyển chọn kỹ và đào tạo khắt khe. Cuối cùng họ mới có thể được trao phù hiệu SEAL.
huan luyen trong biet doi SEAL
(Ảnh qua letu.life)
Trước khi, khi được tham gia vào quá trình đào tạo, các binh sĩ phải có các điều kiện sau:
huan luyen trong biet doi SEAL
(Ảnh qua letu.life)
1. Phải là thành viên nam hoạt động trong Hải quân Mỹ.
2. Ở độ tuổi 28 hoặc trẻ hơn (nếu ở độ 29-30 tuổi phải có đơn miễn trách nhiệm).
3. Công dân Hoa Kỳ hoặc người nhập tịch.
4. Thông qua kiểm tra ASVAB (một loại kiểm tra năng lực nghề nghiệp quân sự, cuộc thi về văn hóa).
5. Có tầm nhìn tốt, một mắt không được ít hơn 20/40, mắt còn lại không được ít hơn 20/70. Nếu đeo kính giãn tròng hoặc kính phải ít nhất là 20/20.
huan luyen trong biet doi SEAL
(Ảnh qua letu.life)
Thứ hai, những người đã được lựa chọn kĩ sẽ tham gia vào các giai đoạn đào tạo và cần được thông qua xét nghiệm kiểm tra vật lý đào tạo (Physical Screening Test, PST), sau đây là những hạn độ tối thiểu:
huan luyen trong biet doi SEAL
(Ảnh qua letu.life)
1. Phải hoàn thành bơi ếch hoặc bơi nghiêng trong vòng 12 phút và 30 giây với chiều dài 500m.
2. Chống đẩy được 42 lần ít nhất trong vòng 2 phút.
3. Thực hiện ít nhất 50 lần sit-up (đứng lên ngồi xuống) trong vòng 2 phút.
4. Treo người trên không và đu lên xuống không giới hạn, ít nhất 6 lần.
5. Chạy ít nhất 2,5 km, đi giày thể thao và mặc quần short trong vòng 11 phút.
6. Các thành viên trong đội phải có thị giác hai mắt không ít hơn 20/20.
huan luyen trong biet doi SEAL
(Ảnh qua letu.life)
Thứ ba, trên đây là những điều kiện tiên quyết để gia nhập BUD/s. Nhưng các binh sĩ được kỳ vọng vượt xa điều kiện được mô tả ở trên, sau đây là tiêu chuẩn trung đẳng:
huan luyen trong biet doi SEAL
(Ảnh qua letu.life)
1. Sử dụng chân cá bơi 1000m trong vòng 20 phút.
2. Chống đẩy 70 lần trong vòng 2 phút.
3. Đứng lên ngồi xuống 60 lần trong vòng 2 phút.
4. Treo người và kéo 10 lần.
5. Chạy 6,4 km với giày thể thao và quần dài trong vòng 31 phút.
huan luyen trong biet doi SEAL
(Ảnh qua letu.life)
Thứ tư, tiêu chuẩn ở mức cạnh tranh hơn:
huan luyen trong biet doi SEAL
(Ảnh qua letu.life)
1. Hoàn thành bơi ếch hoặc bơi nghiêng chiến đấu ở khoảng cách 500m trong vòng 7 – 8 phút rưỡi.
2. Chống đẩy 100 cái trong vòng 2 phút.
3. Đứng lên ngồi xuống 100 cái trong vòng 2 phút.
4. Đu người và kéo từ 15-20 lần.
5. Chạy 2,5 km với giày và quần dài trong vòng 8 phút rưỡi đến 10 phút.
huan luyen trong biet doi SEAL
(Ảnh qua letu.life)
Thứ năm, thời gian đào tạo lên đến 48 tuần (hoặc 11 tháng):
huan luyen trong biet doi SEAL
(Ảnh qua letu.life)
1. Đào tạo cơ bản trong 25 tuần đầu với các kĩ thuật dưới nước (Basic Underwater Demolition/SEAL, BUD/s).
2. Huấn luyện nhảy tĩnh dây thừng trong 1 tuần, sau đó 3 tuần tiếp theo “huấn luyện quân sự rơi tự do” (MFF Qualification Training).
3. “Đào tạo đổ bộ” trong 19 tuần  (SEAL Qualification Training, SQT).
huan luyen trong biet doi SEAL
(Ảnh: Staff Sgt. Leslie Kraushaar)
Video liên quan:
Theo Letu
My My biên dịch