Tìm kiếm Blog này

Thứ Tư, 25 tháng 5, 2016

Em ngồi nhìn biển lòng thương

Văn Thơ Lạc Việt
Xin gửi đến quý vị một bài thơ viết về thảm họa môi trường tại Việt Nam.

Inline image 1
Inline image 2


Em ngồi nhìn biển lòng thương


Mênh mông biển vọng mây trôi
Dạt dào sóng vỗ em ngồi hóa thân
Dòng suy tư chợt ngại ngần
Vì đâu biển chết thế nhân đau lòng.

Formosa độc chất theo dòng
Chảy ra biển cả nhuộm hồng biển xanh
Cá tôm đâu biết ngọn nghành
Trắng phau chết nổi hôi tanh môi trường.

Em ngồi nhìn biển lòng thương
Gió đưa biển mặn vần vương tơ trời
Cơn nấc nghẹn lệ tuôn rơi
Buồn đau thế sự hỏi đời ai hay?

Hỏi nhà nước? Đảng ra tay
Công an, bộ đội hăng say đánh người
Dư luận viên vào cuộc chơi
Hung hăng đánh đấm tơi bời dân đen.

Chính quyền một lũ ngu hèn
Tay sai Tầu cộng, bon chen cúi đầu
Việt Nam chúng bán từ lâu
Đường cong chữ S, chữ sầu thế gian.

LT
Ban biên tập VTLV

Inline image 3
Inline image 4



Obama đi thăm người dân Hà Nội trong cơn mưa

Nhận xét về tổng thống Obama của người dân Việt Nam
Hạp Phan Văn:
Thân thiện, gần gũi, giản dị từ trái tim của một nhân cách thực sự vĩ đại. Từ bài phát biểu đầy trí tuệ, sâu sắc đến thể hiện trong ứng xử luôn ở một tầm cao không gượng ép.

Đỗ Quang Đán:
Luôn thường trực nụ cười trên môi! Chỉ nhìn nụ cười Obama đã thấy ông thân thiện thế nào? Quá tuyệt vời!

Obama đi thăm người dân Hà Nội trong cơn mưa

image
Trưa nay 24-5, ngay sau khi kết thúc phát biểu tại Trung tâm hội nghị Quốc gia, Tổng thống Obama đã đi thăm, trò chuyện cởi mở với người dân Hà Nội dưới trời mưa rất to.

image
rain
Trưa nay 24-5, ngay sau khi kết thúc bài phát biểu tại Trung tâm hội nghị Quốc gia ở Mỹ Đình (Hà Nội), dù trời Hà Nội mưa nặng hạt, Tổng thống Barack Obama đã đi thăm người dân Hà Nội. Nơi Tổng thống Obama tới thăm là khu chợ Mễ Trì, quận Nam Từ liêm, Hà Nội.

image
Khoảng 13 giờ 30 chiều nay 24-5, chiếc limousine Cadillac One, chuyên xa chở Tổng thống Obama, cùng đoàn xe hộ tống bất ngờ xuất hiện tại đường Mễ Trì Thượng, quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội.

image
Tổng thống Obama nở nụ cười tươi thân thiện trò chuyện với người dân dưới trời mưa to.

image
Đi cùng Tổng thống là ông Anthony Bourdain, đầu bếp Mỹ nổi tiếng, vừa dùng bữa cùng ông chủ Nhà Trắng tối qua 23-5 tại quán bún chả trên phố cổ Hà Nội.

Tổng thống Obama trong trang phục sơ mi trắng dài tay, quần âu màu sẫm nhanh nhẹn bước xuống vào trong phía khu vực chợ Mễ Trì thăm người dân giữa lúc trời đổ mưa rất to.

rain nature
Người đứng đầu Nhà trắng niềm nở, thân thiện bắt tay từng người dân mà ông gặp. Ông liên tục nói câu: “Xin chào” bằng tiếng Việt.

image
Tiếp đó qua người phiên dịch, Tổng thống Obama đã thân mật hỏi han, trò chuyện với người dân.

Người dân địa phương vô cùng sửng sốt và bất ngờ khi thấy Tổng thống Obama bất ngờ tới thăm hỏi mình giữa trời mưa lớn. Nhiều người tỏ ra rất xúc động trước sự gần gũi và cởi mở của Tổng thống Obama.

Tổng thống Obama đã ghé qua một quán phở trong khu chợ, sau đó tới đứng trước một quán nước trà, trò chuyện, bắt tay với chủ quán và những người khách có mặt tại đây.

Khi tiếp xúc với người dân, Tổng thống Obama luôn nở nụ cười tươi, thân thiện, gần gũi.

image
Sau khoảng 15 phút thăm hỏi người dân, đến khoảng 13 giờ 45, Tổng thống Obama trở lại chiếc chuyên xa Cadillac One để tới sân bay quốc tế Nội Bài, lên chiếc Air Force One bay vào TP HCM tiếp tục chuyến thăm chính thức Việt Nam.

Một số hình ảnh Tổng thống Obama đội mưa đi thăm người dân:

image
Tổng thống Obama đến đúng lúc trời mưa to

image
Đi cùng Tổng thống Obama (áo trắng) là ông Anthony Bourdain (áo sẫm), đầu bếp Mỹ nổi tiếng.

image
Người dân chào đón Tổng thống

image
Tổng thống Obama thân mật bắt tay người dân

image
Đoàn xe của Tổng thống Obama tới thăm người dân

image
Cổng làng Mễ Trì Thượng

Đỗ Quang Đán:
Luôn thường trực nụ cười trên môi! Chỉ nhìn nụ cười ObaMa đã thấy ông thân thiện thế nào? Quá tuyệt vời!

Hạp Phan Văn:
Thân thiện,gần gũi,giản dị từ trái tim của một nhân cách thực sự vĩ đại .Từ bài phát biểu đầy trí tuệ,sâu sắc đến thể hiện trong ứng xử luôn ở một tầm cao không gượng ép .

Trần Minh Quang:
Cảm ơn ông Tổng thống Obama đã dành những tình cảm chân thành cho người dân Việt Nam nói chung và người dân Hà Nội nói riêng.

Nguyễn Thắng:
Hành động nhỏ mà thể hiện nhân cách lớn, tổng thống siêu cường nhưng rất giản dị bình dân thân thiện.

Sài Gòn đón Obama khác xa với Hà Nội?

Người dân Sài Gòn chào đón tổng thống Obama nồng nhiệt hơn so với Hà Nội.
Người dân Việt Nam đón tiếp Tổng Thống Obama khác xa với cách đón tiếp Tập Cận Bình (Trung cộng)

Sài Gòn đón Obama khác xa với Hà Nội?

image

image
Từ đầu giờ chiều 24/5 thời tiết ở SÀI GÒN mát mẻ, nhiều nơi có mưa lớn. Nhiều người dân với cờ, băng rôn đứng dọc hai bên đường chờ Tổng thống Obama từ Hà Nội vào SÀI GÒN.

image
Hai bên đường Nguyễn Văn Trỗi - tuyến chính từ sân bay Tân Sơn Nhất vào trung tâm SÀI GÒN, người dân đứng đông nghẹt. Nhiều người cầm cờ Việt Nam - Mỹ thể hiện sự thân thiện khi đón Tổng thống Mỹ.

image
Bà Nga cùng chị gái cho biết, từ 5h sáng, chị em bà đã đi từ Vũng Tàu lên SÀI GÒN để được trực tiếp nhìn thấy Tổng thống Obama. "Ông ấy là một người rất thân thiện. Chúng tôi hy vọng trong chuyến công du này hai nước sẽ có những chính sách hợp tác có lợi Việt Nam", bà Nga nói.

image
Còn anh Phạm Hồng Sơn cho biết từ quận 12 lên trung tâm SÀI GÒN rất sớm để chào đón Obama.

image
Dù còn nhiều giờ Tổng thống Obama mới đi qua nhưng dòng người vẫn đứng ngóng chờ.

image
Cùng thời điểm, có lúc trời đổ mưa lớn, tại giao lộ Mai Thị Lựu - Điện Biên Phủ (quận 1), hàng nghìn người dân đứng kín hai bên đường chờ đón Tổng thống Mỹ đến thăm chùa Ngọc Hoàng.

image
Người phụ nữ này nổi bật trong đám đông đón chờ Tổng thống Obama.

image
Đoạn đường Đinh Tiên Hoàng và Điện Biên Phủ, gần khu vực chùa Ngọc Hoàng, kẹt kín.

image
Hàng nghìn người dân mang theo băng rôn, khẩu hiệu đổ về khu vực gần ngôi chùa với tâm lý háo hức.

image
Để đảm bảo an ninh, công an đã chốt chặn hai đầu đường Điện Biên Phủ và Nguyễn Huy Tự nối với Mai Thị Lựu.

image
Người dân bên đường Điện Biên Phủ chuẩn bị băng rôn đón Tổng thống Obama.

image
Đứng chờ bên đường Mai Thị Lựu, bà Hoàng Thị Tuyết cho biết, rất háo hức muốn một lần được thấy ông Obama ngoài đời thực, dù chỉ nhìn từ xa nên bà cùng người dân đã đứng đợi cả giờ.

image
Dòng người chen lấn để nhìn về hướng chùa Ngọc Hoàng. Dự kiến, Tổng thống Obama sẽ ghé thăm chùa khoảng 10 phút.

image
Tổng thống Mỹ Barack Obama đi dạo trong chùa Ngọc Hoàng.

Chùa Ngọc Hoàng rộng hơn 2.000 m2, nằm trong con đường Mai Thị Lựu (phường Đa Kao, quận 1), cách trục đường lớn Điện Biên Phủ khoảng 100 m, với vị trí khuất trong khu dân cư. Ba bên sát với nhà dân, được bao quanh bằng tường rào, đối diện là các văn phòng. Con đường phía trước chỉ rộng khoảng 5 mét, dài vài trăm mét, một đầu nối với đường Nguyễn Huy Tự, đầu còn lại là Nguyễn Đình Chiểu.

image

Thứ Hai, 23 tháng 5, 2016

Sau 351 năm gặp người đã khai sinh chữ Quốc ngữ

Alexandre de Rhodes
Người sáng tạo ra chữ quốc ngữ cho toàn thể dân tộc Việt nam sử dụng cho đến ngày nay đó chính là  Alexandre de Rhodes, người công giáo Việt nam thường gọi ông là cha Đắc Lộ. "Ông đã hiến tặng cho dân tộc Việt Nam các mẫu tự La Tinh, Alexandre de Rhodes đã đưa Việt Nam đi trước đến 3 thế kỷ". Ông chính là một nhà cách mạng đại tài của Việt nam vì nhờ đó chúng ta không còn lệ thuộc vào chữ viết của bọn giặc Tầu, không còn lệ thuộc vào văn hóa Tầu nhờ đó chúng ta thoát khỏi nô lệ giặc Tầu.

Alexandre de Rhodes rất xứng đáng để dân tộc Việt Nam tôn vinh ông như một vĩ nhân (một người có công trạng rất lớn với dân tộc VN) tên của ông phải nằm ở những vị trí nổi bất trong thành phố và ngày lễ giỗ của ông phải được tổ chức long trọng. "Ăn qủa phải nhớ kẻ trồng cây. Uống nước phải nhớ nguồn." Chúng ta luôn luôn xử dụng ngôn ngữ tiếng Việt, nhưng không bao giờ nhớ đền công ơn người tạo ra nó, thật là vô ơn bạc nghĩa.

Trước năm 1975 ở gần phi trường Tân sơn Nhất ngay giữa bùng binh có (Lăng Cha Cả) tức lăng của Cha Đắc lộ tức Alexandre de Rhodes, nhưng khi Việt Cộng chiếm miền nam VN chúng đã cho phá tan, (thật là lũ vô ơn bạc nghĩa)
Những con đường lớn nơi trọng điểm của thành phố chúng đã đổi tên bằng những thằng bán nước hại dân, những thằng cộng sản hèn với giặc tàn ác với nhân dân, chúng đang dâng hiến tổ quốc Việt Nam cho giặc Tầu cộng.


Sau 351 năm mới gặp ngôi mộ người đã khai sinh ra những mẫu tự Việt Nam
Inline image 3
  Alexandre de Rhodes (1591 - 1660)
Inline image 1   
Một tên đường mang tên hai người Pháp có công rất lớn với dân tộc Viêt Nam.
    
X
in cám ơn Người đã cho chúng ta biết được những mặt chữ tiếng Việt và từ đó chúng ta không còn lệ thuộc vào chữ viết của giặc Tàu nữa .

Cha Đắc Lộ, một nhà truyền giáo vĩ đại của Giáo hội Công giáo Hoàn vũ nói chung và của Giáo hội Công giáo Việt Nam nói riêng, "Khi cho Việt Nam các mẫu tự La Tinh, Alexandre de Rhodes đã đưa Việt Nam đi trước đến 3 thế kỷ".
 


TuDien_Alexandre de Rhodes

Năm 1651 khi chính thức xác định mẫu tự, bằng cách cho ra đời tại Roma nơi nhà in Vatican, quyển tự điển đầu tiên và các sách đầu tiên bằng chữ Quốc ngữ, cha Đắc Lộ đã "giải phóng " nước Việt Nam khỏi nô lệ giặc Tàu.


blank

Thật vậy, giống như Nhật Bản và Triều Tiên, người Việt Nam luôn luôn sử dụng chữ viết của người Tàu và bị nô lệ vì chữ viết này. Chỉ mới cách đây không lâu, người Triều Tiên mới chế biến ra một chữ viết riêng của họ. Còn người Nhật thì, sau nhiều lần thử nghiệm, đã phải bó tay và đành trở về với lối viết tượng hình biểu ý của người Tàu.

Trong khi đó, người Tàu của Mao Trạch Đông đang tìm cách dùng các mẫu tự La Tinh để chế biến ra chữ viết của mình, nhưng cho đến nay vẫn chưa thành công. Vậy mà dân tộc Việt Nam, nhờ công ơn của cha Đắc Lộ, đã tiến bộ trước người Tàu đến 3 thế kỷ.

Với hy vọng có thể tìm được nơi linh mục trở về với cát bụi, chúng tôi, đoàn Việt Nam đang công tác tại Iran đã đến Isfahan – thành phố cổ cách Teheran 350 km về phía Nam. Đó là một ngày đầu năm 2011, một tuần sau lễ Giáng sinh.
 


blank

Quảng trường Naghsh-i Jahan của Isfahan là một trong những quảng trường lớn nhất địa cầu với kiến trúc tiêu biểu Hồi giáo đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa nhân loại. Tại thành phố này, Alexandre de Rhodes đã sống những năm cuối đời. Mặc dù trước đó, phần đời chính của ông là ở Việt Nam.

Chúng tôi đến Isfahan vào một ngày mùa đông se lạnh nhưng tràn ánh nắng. Hỏi đường đến một nhà thờ Công giáo nào đó, chúng tôi được người dân chỉ dẫn tận tình. Điểm chúng tôi đến là nhà thờ Vank, nhà thờ thiên chúa lớn nhất Isfahan.

Qua giây phút ngạc nhiên trước đoàn khách Việt Nam, cha xứ nhà thờ nồng nhiệt đón tiếp chúng tôi " hồ hởi " . Trước nay, hiếm có du khách Á đông nào, nhất là từ Việt Nam xa xôi tới nơi đây. Ông nhiệt tình dẫn chúng tôi đi " tham quan " và nói về lịch sử nhà thờ.

 blank
Nằm trong thế giới Hồi giáo, nhà thờ có kiến trúc bề ngoài đặc trưng Hồi giáo, nhưng vào bên trong, với các tranh và tượng Thánh đầy ắp khắp các bức tường, cứ ngỡ như đang ở một nhà thờ nào đó ở Roma hay Paris.

blank

Cha xứ càng ngạc nhiên hơn khi chúng tôi hỏi về giáo sĩ Alexandre de Rhodes – người đã mất cách đây hơn 350 năm. Nhà thờ Vank có một thư viện lớn, lưu trữ nhiều tư liệu quý giá. Cha xứ nói người vào thư viện tìm kiếm. Lát sau, một thanh niên to khỏe khệ nệ mang ra một cuốn sổ dày cộp, to chừng nửa cái bàn, bìa bọc da nâu ghi chép về các giáo sĩ đã làm việc và mất tại đây. Ngạc nhiên và vui mừng tột độ, cha và chúng tôi tìm thấy dòng chữ ghi Alexandre de Rhodes mất năm 1660.
Như vậy, không nghi ngờ gì nữa, chính tại nhà thờ Vank này, cha Đắc Lộ đã sống và làm việc những năm cuối đời. Chúng tôi hỏi: “Thưa cha, liệu có thể tìm thấy mộ của Alexandre de Rhodes ở đâu không?”.
Cha xứ tận tình chỉ đường cho đoàn khách đặc biệt tới Nghĩa trang Công giáo ở ngoại ô thành phố.
Nghĩa trang nằm dưới chân đồi. Các ngôi mộ nằm êm mát dưới tán rừng thông, tùng, bách mênh mông, vắng lặng. Lạ một điều, nghĩa trang

Công giáo nhưng không thấy một cây thánh giá nào.
Chia nhau đi các ngả tìm kiếm, lần mò hồi lâu, chúng tôi reo lên khi thấy ngôi mộ có ghi rõ tên Alexandre de Rhodes. Mộ ông nằm bên cạnh hai ngôi mộ khác thành một cụm ba ngôi. Gọi là mộ, nhưng không đắp nổi như ở Việt Nam. Đó chỉ là tảng đá lớn nằm nghiêng nửa chìm, nửa nổi trên mặt đất. Dù đã trải qua mưa nắng, biến động cuộc đời hơn ba thế kỷ, chữ khắc trên tảng đá còn khá rõ nét.

NgoMo_Alexandre-de-Rhodes

Trong ánh nắng ban trưa, chúng tôi kính cẩn nghiêng mình trước ngôi mộ, ai cũng thấy dâng lên trong lòng mình những cảm xúc bâng khuâng khó tả.
Tem tưởng niệm Alexandre de Rhodes của Việt Nam Cộng hòa
Năm 1943 chính quyền thuộc địa Đông Dương phát hành con tem 15 xu và 30 xu để tôn vinh những đóng góp của ông trong quá trình phát triển tiếng Việt.
blank

Năm 1960 Chính quyền Việt Nam Cộng hòa cũng phát hành một bộ 4 con tem kỷ niệm 300 năm ngày mất của ông, nhưng ra trễ 1 năm (phát hành ngày 5 tháng 11 năm 1961). Tên ông được đặt cho một trường trung học và một con đường ở Sài Gòn gần Dinh Độc Lập.
tem Alexandre de Rhodes 6
tem Alexandre de Rhodes 7blanka_Rhodes_5ca_Rhodes_5bblank

Linh mục Nguyễn Văn Lý ra tù về Tòa Tổng Giám mục Huế

Ngưới tù lương tâm Linh Mục Nguyễn Văn Lý, trong suốt gần 20 năm qua, linh mục Nguyễn Văn Lý bị cầm tù hoặc bị quản chế tại gia.
Ngày 20 tháng 5 năm 2016. Linh mục Lý được trả tự do giữa thời điểm vấn đề nhân quyền Việt Nam bị lưu ý như một trở ngại chính trong các quyết định tăng cường bang giao Việt-Mỹ về mọi mặt, nhất là kinh tế và quân sự, nhân chuyến công du của Tổng thống Obama tới Việt Nam 


Linh mục Nguyễn Văn Lý ra tù về

Tòa Tổng Giám mục Huế

image
Linh mục Nguyễn Văn Lý được phóng thích từ nhà tù về Tòa Tổng Giám mục Huế ngày 20/5/2016.

Một linh mục bất đồng chính kiến nổi tiếng được Việt Nam phóng thích sớm vài ngày trước chuyến thăm lịch sử của Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama.

image
Trong suốt gần 20 năm qua, linh mục Nguyễn Văn Lý bị cầm tù hoặc bị quản chế tại gia vì các hoạt động kiên định tranh đấu đòi tự do dân chủ cho người dân Việt Nam.

image
Thân nhân linh mục Lý cho biết ông về tới Tòa Tổng Giám mục Huế lúc 7 giờ 55 phút sáng 20/5.

Bà Nguyễn Thị Hiểu, chị linh mục Lý:
“Cha quản lý Tòa Tổng Giám mục có gọi vô cho trong nhà biết. Họ đưa về ban đêm, gần 8 giờ sáng về tới Huế. Bước xuống xe, cha nhận toàn xá ban phép lành của Đức cha rồi vô làm thủ tục nhận quản lý. Gia đình không được biết trước. Cách đây 3 tuần khi trong nhà vào tù thăm thì cha Lý nói khoảng 10/8 mới về. Nhưng bây giờ nó cho về trước chắc có lẽ vì ông Obama sắp qua”.

Bà Hiểu cho biết tình trạng sức khỏe của linh mục Lý hiện ‘không đến nỗi’ và ông sẽ tiếp tục bị quản thúc 5 năm theo án lệnh hồi năm 2007.

image
Trên các trang mạng xã hội, người ta lan truyền hình ảnh từ Tòa Tổng Giám mục Huế cho thấy linh mục Lý được mọi người chào đón sáng 20/5 khi ông trở lại nơi từng cư trú trước khi bị bắt.

Tháng 3 năm 2007, ông bị Tòa án Nhân dân tỉnh Thừa Thiên - Huế tuyên án 8 năm tù giam và 5 năm quản chế về tội danh "tuyên truyền chống nhà nước’ theo điều 88 Bộ Luật hình sự trong một phiên xử không có luật sư.

Gia đình không được biết trước. Cách đây 3 tuần khi trong nhà vào tù thăm thì cha Lý nói khoảng 10/8 mới về. Nhưng bây giờ nó cho về trước chắc có lẽ vì ông Obama sắp qua.

Bà Nguyễn Thị Hiểu, chị linh mục Nguyễn Văn Lý.

image
Linh mục Lý, nay đã 70 tuổi, bị Hà Nội kết án 4 lần với tổng cộng hơn 53 năm tù giam.

Ông từng chịu tù khổ sai và bị biệt giam hơn 23 năm, bị quản thúc trên 15 năm trước bản án 8 năm tù tuyên hồi 2007 về tội danh ‘tuyên truyền chống nhà nước’ sau các hoạt động mà giới bảo vệ nhân quyền xem là cổ xúy cho quyền tự do tôn giáo và tự do ngôn luận tại Việt Nam, nhưng bị nhà cầm quyền Hà Nội gọi là ‘chống phá nhà nước’.

Linh mục Lý từng nhiều lần được các tổ chức bảo vệ nhân quyền trên thế giới và các nước phương Tây, trong đó có Hoa Kỳ, kêu gọi phóng thích nhưng không được chính phủ Việt Nam hồi đáp.

image
Hà Nội nói các hoạt động của nhà bất đồng chính kiến này vi phạm pháp luật Việt Nam.
Tuy nhiên dưới áp lực quốc tế, giữa tháng 3 năm 2010, Hà Nội đã tạm hoãn thi hành án cho linh mục Lý về địa phương chữa bệnh hơn 1 năm vì một khối u trong não.


Linh mục Lý được nhiều người biết đến qua các bài viết kêu gọi tự do tôn giáo, tự do ngôn luận, đa đảng tại Việt Nam; qua các cuộc tuyệt thực trong trại giam; qua tinh thần tranh đấu kiên định; và đặc biệt là qua bức ảnh ông bị bịt miệng trước tòa hồi năm 2007.

image
"Tài sản" mang về từ nhà tù của Linh mục Nguyễn Văn Lý.
Ông bị cáo buộc ‘tiếp tay’ thành lập khối 8406 vào năm 2006, một trong những liên minh dân chủ đầu tiên tại Việt Nam.

Linh mục Lý từng được đề cử nhận Giải Nobel Hòa Bình năm 2013 và Giải Nhân quyền Sakharov năm 2010 vì tinh thần bất khuất tranh đấu cho nhân quyền, bất chấp sự đàn áp thường xuyên từ nhà chức trách.

Một bài xã luận trên báo Wall Street Journal của Mỹ từng nhắc đến Linh mục Nguyễn Văn Lý như một trong những người xứng đáng được trao Giải Nobel Hòa bình năm 2007 hơn cựu Phó Tổng thống Hoa Kỳ Al Gore dưới thời Tổng thống Bill Clinton.

image
Linh mục Lý được trả tự do giữa thời điểm vấn đề nhân quyền Việt Nam bị lưu ý như một trở ngại chính trong các quyết định tăng cường bang giao Việt-Mỹ về mọi mặt, nhất là kinh tế và quân sự, nhân chuyến công du của Tổng thống Obama tới Việt Nam vào đầu tuần sau.

image
Hiện vẫn còn hàng trăm nhà hoạt động và các blogger bị cầm tù tại Việt Nam, trong số này có nhà bất đồng chính kiến đang thọ án 16 năm tù Trần Huỳnh Duy Thức, người tuyên bố bắt đầu tuyệt thực vô thời hạn từ ngày 24/5 để phản đối những vi phạm nhân quyền của chính phủ Hà Nội.


image
image
image