Tìm kiếm Blog này

Thứ Tư, 3 tháng 5, 2017

Đất nước hình thập tự

Cái “đầu” miền Bắc chẳng phải cũng đang đội một chiếc mão gai thật to, thật sắc nhọn là bọn giặc Tàu. Theo tôi câu nói này cần bổ túc thêm:
 
Nhận xét thêm của tôi thì cái đầu của con Khỉ (cộng sản miền Bắc) đang bị Trung Cộng đội lên đầu cái vòng (Kim Cô) để mỗi lần không nghe lời thì bị câu niệm (Thần Chú bán nước và thần chú Dollars) nó thắt chặt lại làm cho đầu óc tê liệt biến thái thành những con ma cà rồng hút máu nhân dân. 

Đất nước hình thập tự

image
Đất nước này đang bị căng ra đóng đinh, chằng chịt những vết thương, nhưng liệu được bao người cảm thấy đau đớn? Và liệu dân tộc này có đón nhận được ánh sáng Phục Sinh? 

Kẻ dữ giết Chúa, họ đóng đinh Người trên thập giá. Chúa nghiêng đầu thương đau. Ngắm Chúa trên cao, chợt thấy hao hao hình chữ “S”! Bỗng giật mình: chẳng phải đất nước này cũng đang bị đóng đinh sao?

image

Cái “đầu” miền Bắc chẳng phải cũng đang đội một chiếc mão gai thật to, thật sắc nhọn là bọn giặc Tàu? Chúng làm cho đầu não ra như tê liệt. Chúng ngầm khuynh đảo, kiểm  soát mọi lĩnh vực của đất nước này, bởi có không ít kẻ quyền cao chức trọng đã quỳ gối quy phục chúng!

image

Cái đầu của mỗi con dân Việt Nam cũng bị tròng lên một thứ mão gai vô hình. Đó là nền giáo dục nhồi sọ, bị chính trị hoá, thiếu nhân bản, rỗng tuếch về chuyên môn và đi ngược với sự phát triển – một sự phát triển toàn diện về đời sống và nhân cách, chứ không phải một kiểu phát triển “theo định hướng”. Đó là thứ gọi là văn hoá nhưng đầy tính loại bỏ, đe nẹt, thanh trừng và bất lương. Sản phẩm của nền giáo dục và văn hoá ấy chính là những hành vi loạn luân, phi nhân tính, làm tan tác tổ ấm gia đình và rệu nát nền tảng xã hội. Sản phẩm ấy còn là kiểu hành xử côn đồ của nhân viên công quyền, nhân danh pháp luật; là “tiến sĩ giấy”; là tiếng kêu oan rền trời từ Bắc chí Nam; là sự khánh kiệt tài nguyên thiên nhiên và suy tàn nhuệ khí dân tộc!

image

Hai tay Chúa giang rộng, tay phải đặt trên Tây Nguyên, tay trái đặt ra biển đảo. Máu tay phải tuôn trào như bùn đỏ Bô-xít, như dòng Mekong bị bức tử tức tưởi bởi hệ thống đập nước đầy hiểm ác. Máu tay trái nhuộm đỏ Biển Đông, bởi giờ đây cả biển, cả đảo đã tan tác vào tay giặc, ngư dân bị đánh, bị cướp, bị giết ngang nhiên giữa ban ngày!

Trái tim Chúa bị đâm thâu đau đớn, hay Miền Trung đang giãy chết đớn đau? Formosa như con quỷ dữ đang gầm thét, phun độc, giết chết biển, chết đất. Dân tình lầm than phẫn nộ. Nhưng than ôi! Cái được gọi là bộ máy chính quyền, là đầy tớ nhân dân, sao lại tiếp tay giặc đàn áp dân, không cho dân lên tiếng đòi công lý? Vậy thì kẻ thủ ác, kẻ hại dân, chống lại nhân dân là ai?

Đôi chân Chúa bị kéo căng ra, đóng đinh vào Đồng Bằng Sông Cửu Long. Nhát búa đớn đau, máu tuôn ra mặn đắng, đất nứt nẻ khô cằn. Lúa chết trắng ruộng, sông cạn cá tôm! Bởi bọn “giặc lạ” đã mưu đồ từ lâu, chặn đứng dòng Mekong để bóp chết miền Tây Nam Bộ, miền đất trù phú cá tôm và cũng là vựa lúa của Việt Nam. Chưa hết, Sông Tiền giờ đây còn bị cắn xé, tàn phá bởi chất độc phun ra từ con ác thú Lee & Man – nhà máy giấy khổng lồ của Trung Cộng.

image

Đất nước này còn nơi đâu không hằn vết roi đòn của quân dữ? Chúng quất vào bữa ăn bằng thực phẩm độc hại, quất vào giấc ngủ những ám ảnh của bệnh tật, tai nạn, giết chóc, cướp bóc…, quất vào đất, vào sông ngòi biển cả bằng chất thải độc hại, quất vào lương tri ngay lành bằng sự dối trá, lạnh lùng vô cảm. Chúng cướp đi những ước mơ tử tế, cướp cả ý thức muốn làm người lương thiện!

Đất nước này đã được “giải phóng” hay vẫn chìm trong nhiều ách nô lệ? Dân tộc này đã được tự do hay vẫn bị xiềng xích, gông cùm?

Giả như dân tộc này còn biết đau trước ngọn roi của kẻ ác thì còn hy vọng. Nghĩa là còn tỉnh tảo, còn cảm thức. Chỉ e rơi vào cảnh khốn nạn như con ếch ngồi trong nồi nước đang ấm dần lên mà chẳng hay, đến khi nhận ra thì đã bị luộc chín! Nhiều kẻ ngồi trên cao vẫn hung tợn, quay quắt tìm mưu ma chước quỷ để vơ vét, hút máu đồng bào. Nhiều kẻ ở giữa thì bợ trên, đạp dưới. Những kẻ tận cùng thì bị ghì đầu sát đất, tai bị bịt, mắt bị che, nghe thứ được cho nghe và nói thứ được phép nói. Cho dù ngồi đâu đứng đâu, khi nước mất nhà tan thì tất cả đều bị tận diệt!

image

Chúa đã quỵ ngã trước sức nặng của thập giá, và Người đã đứng lên. Dân tộc, đất nước, quê hương này cũng đang bị đốn ngã sóng soài, liệu có đứng lên được nếu cứ mãi ngây thơ, ngờ nghệch?

Chúa đã chiến thắng và Người đã phục sinh, nhưng những dấu đinh, những thương tích vẫn in hằn – Toma đã thấy và ông đã tin. 

Còn những dấu đinh, những thương tích trên đất nước này liệu có cứu được con người trở lại? Liệu Hội Thánh Chúa – hiện diện nơi mỗi Ki-tô hữu – đã tận tuỵ hết sức mình “lúc thuận tiện cũng như lúc không thuận tiện” để lan truyền ánh sáng Phục Sinh? Ánh sáng ấy là sự thật, là công lý, yêu thương. Hội Thánh đã dám mở toang cánh cửa để bước ra ngoài hay vẫn sợ hãi đóng kín cửa lại?

Xin Chúa ban ơn để Máu của Người đổ ra sẽ không vô hiệu trên đất nước này.



Tịnh Khê

Thứ Hai, 1 tháng 5, 2017

Nhà cổ nhất Sài Gòn từng là nơi ở của giám mục Bá Đa Lộc

Ngôi nhà cổ xưa nhất tại Sài Gòn nằm trong khuôn viên Toà Tổng Giám Mục Sài Gòn, trên đường Nguyễn Đình Chiểu Quận 3
Ngôi nhà cổ này đã trải qua 3 lần di dời chuyển đổi vị trí, từ vị trí ban đầu (trước năm 1799) được xây dựng bên bờ kênh Thị Nghè
Năm 1864 người Pháp cho xây dựng Thảo Cầm Viên nên căn nhà được dời về đường Alexandre de Rhodes. Năm 1900 sau khi Toà Tổng Giám được xây dựng thì ngôi nhà cổ này được dời về địa điểm này cho đến ngày nay. 

Nhà cổ nhất Sài Gòn từng là nơi ở của giám mục Bá Đa Lộc

Căn nhà nằm trong khuôn viên Tòa Tổng Giám mục là ngôi nhà cổ nhất Sài Gòn hiện nay với tuổi đời hơn hai thế kỷ, từng là nơi ở của giám mục Bá Đa Lộc.
Nằm trong khuôn viên tòa Tổng Giám Mục (đường Nguyễn Đình Chiểu, quận 3, TP HCM) có ngôi nhà cổ nằm khuất trong nhiều khu cao tầng bên cạnh. Căn nhà này do chúa Nguyễn Ánh cất riêng cho Giám mục Bá Ða Lộc (người xưa gọi là Cha Cả) ở để dạy Hoàng tử Nguyễn Phúc Cảnh ngay sau khi cả hai từ Pháp về năm 1789. Bá Đa Lộc quốc tịch Pháp, sinh năm 1741, tên là Pierre Pigneaux. Sau khi được sắc phong linh mục năm 1765, ông qua Việt Nam truyền giáo và phò tá Nguyễn Ánh đánh nhà Tây Sơn.
 
Ban đầu, ngôi nhà được dựng bên bờ kênh Thị Nghè, trong khuôn viên của Thảo Cầm Viên ngày nay. Sau khi Giám mục Bá Đa Lộc từ trần (1799), ngôi nhà được làm nơi trọ cho linh mục khác, có thời điểm tận dụng làm kho chứa quân cụ.

Năm 1864 người Pháp cho xây dựng Thảo Cầm Viên nên căn nhà được dời về đường Alexandre de Rhodes. Năm 1900 sau khi Toà Tổng Giám mục được xây, thì ngôi nhà lại được dời đến địa điểm này đến ngày nay.
 
Năm 1897, khi đề cập đến ngôi nhà gỗ lợp ngói đó, ông Trương Vĩnh Ký - người Việt được vinh danh là một trong 18 nhà thông thái thế giới - gọi là Dinh Tân Xá. Khi Tòa Tổng Giám Mục xây dựng xong năm 1911, thì căn nhà được sử dụng làm nhà nguyện.
 
Dinh Tân Xá được xem là căn nhà cổ nhất Sài Gòn với tuổi đời hơn 200 năm. Ngôi nhà được làm hoàn toàn bằng gỗ quý, khung nhà được liên kết chặt chẽ với nhau hoàn toàn bằng kỹ thuật ghép mộng của những nghệ nhân thời xưa. Hoàn toàn không dùng bất cứ cây đinh nào nhưng nhà nguyện vẫn đứng vững qua hàng trăm năm.
 
Mặt bằng ngôi nhà có dạng hình chữ "Nhất", tuy xây dựng phục vụ cho việc thờ phượng Công giáo nhưng nhà vẫn được quay về hướng Nam theo quan điểm dựng nhà truyền thống của người Việt.

Ngôi nhà được xây dựng theo lối kiến trúc truyền thống của Việt Nam với ba gian hai chái với diện tích 136 m2.
 
Chính diện gian giữa đặt án thờ cầu nguyện, hầu hết chi tiết bên trong đều được giữ nguyên bản để không làm mất vẻ đẹp sơ khai của ngôi nhà.
 
Nhiều vật dụng trong nhà như bàn, ghế, tủ, bình phong... vẫn được giữ nguyên vẹn và còn khá tốt.
 
Khung cửa và các cánh cửa làm bằng gỗ quý, đều chạm trổ tinh xảo các hoa lá rồng phượng như tạo thêm sức sống cho mặt tiền của căn nhà.
 
Mái được lợp ngói âm dương với những họa tiết hoa văn viền tinh xảo.
 
Mái trước bằng ngói tráng men xanh, có phù điêu hình hai con rồng chầu Thánh giá rất hiếm thấy. Về ý nghĩa của bức phù điêu trên, có nhà nghiên cứu cho rằng đó là sự kết hợp giữa hình tượng của tôn giáo phương Tây buổi đầu hội nhập với tín ngưỡng phương Đông.
 
Qua những lần di dời trước đó, phần nền đất làm cho cột trụ ngôi nhà bị hư hỏng. Những lần tu sửa sau, cột trụ ngôi nhà được đặt trên những tảng đá, nền nhà thì được nâng cao hơn.
 
Những chùm đèn có một số cái được thay mới vì đèn cũ đã hư hỏng, không thể sử dụng được nữa. Tương tự, phần mái ngói cũng thay mới một phần trong lần trùng tu gần nhất năm 2014. Dù vậy, căn nhà cổ nhất Sài Gòn vẫn giữ được nguyên vẹn mỹ thuật kiến trúc.

Ngày nay, ngôi nhà là nơi hành lễ của các tín đồ vào những ngày lễ nguyện. Vào chủ nhật hay các buổi sáng trong ngày, ngôi nhà mở cửa để hành lễ.

Vì sao Hoa Kỳ có chiến hạm mang tên TP Huế?

Bạn có biết trong binh chủng Hải Quân Hoa Kỳ có một chiến hạm mang tên Thành Phố Huế (USS HUE CITY) Để ghi nhớ một trận đánh tại Huế năm 1968 (Tết Mậu Thân)

Vì sao Hoa Kỳ có chiến hạm mang tên TP Huế?

image
USS Hue City tại Kênh đào Suez năm 2006: chiếc tàu hoạt động nhiều ở Trung Đông và châu Âu

Nhân dịp kỷ niệm Chiến tranh Việt Nam kết thúc 30/04/1975, mời các bạn tìm hiểu về chiến hạm duy nhất mang tên một trận đánh và địa danh tại Việt Nam mà hiện đang hoạt động trong Hải quân Hoa Kỳ.

Theo trang navysite đây là tuần dương hạm (có lúc là khu trục hạm) thuộc lớp Ticonderoga, mang tên lửa, được đặt tên theo trận đánh ở Huế (Battle of Hue), năm 1968.

Đem vào sử dụng năm 1991, chiếc tàu đóng ở căn cứ tại Florida nhưng đã tham gia nhiều chiến dịch tại Trung Đông, tuần tra ở Địa Trung Hải, Đại Tây Dương và đến cả vùng Biển Baltic.

image

Tháng Hai 2017, tàu này đã bắn đạn thật để thử hệ thống vũ khí Phalanx trong chiến dịch Atlantic Resolve của Hạm đội 6 nhằm hỗ trợ cho các đồng minh châu Âu.

Chuyến thăm của USS Hue City đến cảng Tallinn, Estonia cuối tháng Hai năm nay đã khiến Nga "sôi lên vì tức giận", theo các báo Anh.

Ngoài hoạt động quân sự, chiếc tàu cũng tham gia hoạt động cứu trợ ở vùng biển Caribbean, Trung Đông và có mặt trong các hải đội công kích để hỗ trợ cho hàng không mẫu hạm.

Cách đặt tên tàu chiến của Mỹ

Cách đặt tên cho các tàu chiến của Hoa Kỳ không theo một bộ luật cụ thể mà căn cứ vào truyền thống của hải quân nước này từ thời giành độc lập khỏi Anh Quốc cho đến nay.

Quy ước chung từ đầu Thế kỷ 20 là đa số các chiến hạm lớn được đặt tên theo các bang của Hoa Kỳ, như USS Missisippi, USS Colorado, USS Hawaii...

image
Từ trái sang: USS Hue City và USNS John Lenthal hỗ trợ Hàng không mẫu hạm USS John F. Kennedy ngoài biển

Tàu nhỏ hơn có thể mang tên một quận (USS Essex) hoặc thành phố (USS San Diego)...

Tàu tuần dương (cruiser) thường mang tên các đô thị, còn khu trục hạm - tàu nổi có hỏa lực lớn nhất và vận hành trong mọi thời tiết - mang tên tướng lĩnh hải quân và anh hùng quân đội.

image

Đặc biệt có chiếc khu trục hạm USS John S. McCain lấy tên của hai thế hệ nhà McCain: đô đốc John S. McCain I, và đô đốc John S. McCain II.

Họ là ông và bố của phi công hải quân John S. McCain III, người bị bắn rơi xuống Hồ Trúc Bạch, Hà Nội khi tham gia một đợt bắn phá Bắc Việt Nam năm 1967.

image
Huế bị tàn phá khủng khiếp trong trận Mậu Thân 1968

Bị tù ở Hỏa Lò, ông sau làm Thượng nghị sĩ và ứng viên tổng thống của đảng Cộng hòa Mỹ và có nhiều cử chỉ hòa giải với nước cựu thù.

Từ sau Thế chiến 2, một số khu trục hạm bị đánh đắm trong giao tranh với quân địch ở Đại Tây Dương và Thái Bình Dương được lấy tên đặt lại cho các tàu thế hệ sau.

Tàu nhỏ chống ngầm, hộ tống hạm có thể lấy tên các liệt sĩ của hải quân Mỹ.

Riêng hàng không mẫu hạm thường lấy tên của các tổng tư lệnh tức tổng thống hoặc các chính trị gia cao cấp.

image

Các chiếc USS John F. Kennedy, USS Ronald Reagan, USS Theodore Roosevelt... đều là hàng không mẫu hạm thuộc hàng lớn nhất thế giới, có thể đi biển hàng chục năm không vào bờ nhờ có động cơ nguyên tử.

Chiếc USS John Stennis là hàng không mẫu hạm mang tên Thượng nghị sỹ John Cornelius Stennis (1901 - 1995), nguyên Chủ tịch Thượng viện và nhiều năm làm Chủ tịch Ủy ban Quân lực của Thượng viện Liên bang.

Việc chọn một địa danh nước ngoài và là tên trận đánh như Huế cho tàu chiến Mỹ không phải là điều thường xảy ra.

image

Trang web của Hải quân Hoa Kỳ nói chiếc USS Hue City (CG-66) mang tên trận đánh của Trung đoàn 1, Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ vào dịp Tết Mậu Thân 1968 ở khu vực Đại nội, Huế.

Đây là trận đánh để lại nhiều dấu ấn cho các bên.

image

Một sĩ quan Hoa Kỳ, Đại uý Thủy quân Lục chiến Myron Harrington được trích dẫn nhiều lần nói: "Để cứu một thành phố phải chăng chúng ta phải phá tan nó đã?"

Câu nói phản ánh các đợt giao tranh ở Huế với hỏa lực khủng khiếp của Hoa Kỳ trong trận được coi là "tàn khốc nhất trong cuộc chiến Việt Nam".

image

Trận Huế được đưa vào bộ phim nổi tiếng Full Metal Jacket (Áo giáp sắt, 1987), dựa trên tự truyện của Gustav Hasford.

Thắng hay thua?

Quan điểm nổi trội trong giới sử gia Phương Tây cho đến nay cho rằng dù lực lượng Mỹ được điều từ Đà Nẵng lên Huế để đẩy các đơn vị Quân Giải phóng ra khỏi khu nội đô đã thành công, nhưng Hoa Kỳ thua về chiến lược.

image
Một lính Thủy quân lục chiến Mỹ tại Trận Huế năm 1968

Trận Huế được coi là "mở màn cho sự kết thúc" ý chí quân sự của Hoa Kỳ tại Nam Việt Nam.

Giới bình luận quân sự vẫn tiếp tục so sánh Huế với Beirut và Fallujah sau này để nói cách đánh của Hoa Kỳ đôi khi thắng về chiến thuật nhưng lại bị "thất bại về chiến lược" (strategic defeat).

Có vẻ như chỉ những trận đánh rất khốc liệt, kể cả khi Hoa Kỳ sau đó phải thay đổi ý chí chính trị, mới "được" đem ra đặt cho tàu chiến.

image

Trước chiếc USS Hue City có tàu USS Saipan là tàu sân bay hạng nhẹ đặt tên theo trận Saipan năm 1944 mà Hải quân Mỹ giao chiến với Nhật Bản ở Thái Bình Dương.

Sau khi tàu Saipan số một này hết hạn sử dụng, cái tên đó được đặt lại cho một tàu USS Saipan khác, mới hạ thủy năm 2007 thuộc loại tàu đổ bộ.

image

Riêng trận đánh với Nhật Bản tại Iwo Jima trong Thế chiến 2 cũng được đặt cho hai chiến hạm khác là USS Iwo Jima LPH-2 và LHD-7.

Trận Iwo Jima là trận đánh đầu tiên trên lãnh thổ Nhật mà mức độ tàn khốc vượt qua mọi cuộc chiến của quân đội Mỹ tại châu Âu cho đến cùng thời điểm.

Chừng 700 nghìn quân Hoa Kỳ đã đổ vào một hòn đảo nhỏ cách đất liền Nhật Bản hơn 750 km để giao tranh với 22 nghìn quân Nhật do Tướng Tadamichi Kuribayashi chỉ huy.

Ngay cả sau khi Iwo Jima bị biến thành "máy nghiền thịt" (meat grinder) và Hoa Kỳ kiểm soát toàn bộ không trung và các lối ra biển, số quân Nhật còn lại vẫn quyết tử, thà chết không đầu hàng.

image
Ngực áo Đại tá Lê Bá Hùng, người từng phục vụ trên USS Hue City trong hình chụp chuyến thăm vào Đà Nẵng 2009, khi ông chỉ huy tàu USS Lassen

Hoa Kỳ đã thắng nhưng con số thương vong khủng khiếp - 7.000 quân Mỹ và 21 nghìn quân Nhật bị giết sau 5 tuần giao tranh - đã khiến Hoa Kỳ nghĩ lại về kế hoạch đổ bộ vào đất liền Nhật Bản.

Điều này có hệ lụy chính trị sâu rộng cho Nhật Bản và cục diện châu Á sau 1945.

Trở lại con tàu USS Hue City, có một chi tiết báo chí tiếng Anh nhắc đến là quân nhân Lê Bá Hùng, người gốc Huế (a Hue native), đã từng làm sĩ quan trên tàu này trước khi được thăng Hạm trưởng tàu USS Lassen.

image

Hiện ông Lê Bá Hùng mang hàm đại tá cao cấp (Commodore) và phụ trách một hải đội của Hoa Kỳ thuộc Hạm đội Thái Bình Dương.

image

Ánh sáng giúp con người 'nói chuyện' với Thượng Đế

Chia sẻ một bản tin chúng ta đọc để biết thêm một sắc dân ẩn mình trên rặng núi Anti-Atlas ở vùng Tafraout miền Nam Morocco.


Ánh sáng giúp con người 'nói chuyện' với Thượng Đế

image

Ở một ngôi làng xa xôi, những tấm pin mặt trời không chỉ giúp cải tiến nông nghiệp mà còn khiến cư dân nơi đây giao tiếp với Thượng Đế.

Từ chốn xa xôi

image

Lẩn khuất đâu đó sau rặng núi Anti-Atlas ở vùng Tafraout miền Nam Morocco, đây không phải là nơi thu hút nhiều du khách. Những người ghé thăm phải can đảm vượt qua những con đường dài quanh co từ thành phố như Tiznit đến nơi này để tham gia vào lễ hội hái quả hạnh nhân vào mùa xuân, trèo qua những rặng núi granite ở Jebel Lekst và Adrar Mkorn và tìm mua một trong những loại dầu argan tinh khiết nhất thế giới.

Lối sống truyền thống

image

Làng Tafraout xa xôi ở vùng Tahala, nơi nền văn hóa cổ xưa vẫn hiện hữu. Ở đây, người Amazigh, cư dân bản địa của Morocco và Algeria, Libya cùng một số nơi khác tại Bắc Phi - tiếp tục khai thác, trồng trọt trên vùng đất này như họ đã làm hàng ngàn năm qua.

Từ Amazigh có nghĩa là "người tự do" trong tiếng Tamazight, ngôn ngữ của người Amazigh, và ở đây sự độc lập được coi trọng. Đời sống cư dân địa phương vẫn chưa bị ảnh hưởng nhiều bởi thế giới bên ngoài - cho tới tận thời gian gần đây.

Một nét tô điểm mới

image

Năm 2016, Tổ chức Hòa Bình Xanh đưa các tấm năng lượng Mặt trời đến Tahala, nơi này thường xuyên bị cắt điện vì thiếu năng lượng từ quỹ của chính phủ. Các tấm pin mặt trời có tác động vô cùng lớn và đáng kinh ngạc đến cộng đồng cư dân địa phương.

Món hàng có giá

image

Trước khi các tấm pin mặt trời được lắp đặt, vùng này thường bị cắt điện, khiến hệ thống thủy lợi bị ngưng trệ. Giờ vấn đề năng lượng đã được giải quyết, những vườn cây argan của làng giờ đây phát triển tốt tươi.

image

Người địa phương cho biết độ cao và đất khô là nhân tố góp phần làm nên sự tuyệt vời của dầu argan của làng Tafraout, và cư dân Tahala tự hào vì sự tinh khiết của nó. Tại đây, dầu argan được chiết xuất thủ công: dân làng đập vỡ hạt cây để lấy hạt nhân ra, nhân này sau đó được rang và xay để lấy dầu.

Năng lực tiên tri

image

Nhưng với một nhóm nhỏ cư dân Tahala, các tấm pin mặt trời có tác động tâm linh hơn thế. Hồi giáo là tôn giáo chính ở vùng Tafraout, mặc dù không phải ai cũng thực hành tôn giáo này theo cách giống nhau. Từ thế kỷ 17, Tahala đã là quê hương của Attika Madrassa, một dòng tu hiến mình cho Sufi giáo, một nhánh huyền bí của Hồi giáo hướng đến mục tiêu duy nhất là hòa hợp với Thượng Đế.

Ánh sáng biểu tượng

image

Trong hàng trăm năm, các giáo sinh tại tu viện Attika Madrassa đã học giáo lý của các giáo sĩ Sufi nổi tiếng như nhà thơ Rumi người Ba Tư từ Thế kỷ 13, coi Mặt trời là ánh sáng toàn vẹn của Thượng Đế.

"Đừng cố trở thành mặt trời và hãy trở thành một đốm sáng!" Rumi viết. Theo chỉ lối đó, người Sufi phấn đấu hướng đến hạn chế bản ngã của họ và nhất thể hóa mình với thiên nhiên và vũ trụ. Nghi thức múa xoay vòng nổi bật của họ là cách bắt chước các hành tinh xoay quanh Mặt trời.

Ngôi làng chan hòa ánh sáng

image

Đúng nghĩa là dẫn ánh mặt trời xuống, các tấm pin Mặt trời ở Tahala nhận ra ẩn dụ quan trọng nhất của chúng với cộng đồng trong dòng tu Attika Madrassa. Người ta coi chúng như những công cụ chuyển dịch sức mạnh của Thượng Đế vào làng. Với người theo Sufi giáo, các tấm pin Mặt trời là linh thiêng.

Theo dấu Mặt trời

image

Pin Mặt trời đã thay đổi nhanh chóng đời sống ở Tahala mà không can thiệp vào văn hóa của làng. Ngành kinh doanh dầu argan giờ đây đã ổn định hơn, và dù các tấm pin Mặt trời chưa thay đổi cách người theo Sufi giáo cầu nguyện ở Hahala, nhưng những người ở tu viện Attika Madrassa cảm thấy được kết nối gần gũi hơn với Thượng Đế.


image



Joobin Bekhrad

image