Tìm kiếm Blog này

Thứ Tư, 6 tháng 7, 2016

Người lính Việt trong thế chiến thứ Nhất


Đây là những hình ảnh rất hiếm về ngưới lính Việt Nam trong thế chiến thứ nhất



 

A history lesson


Soldats vietnamiens  en 14-18
Vietnamese soldiers 1914-18. The French called Anamites 

Người lính Việt trong Thế Chiến thứ nhất (4)


Lính Annam trên quân trường St Raphael

Saint Raphael là một thị trấn ven bờ Địa Trung Hải, thuộc tỉnh Var trong vùng Provence-Alpes-Côte d'Azur ở phía đông nam nước Pháp. Thời kì thế chiến thứ nhất nơi đây được coi là một tổng kho tiếp vận với ga xe lửa đầu mối, đường ô tô. Nó cũng là một quân trường khổng lồ với những trại lính dưới chân núi. Với sự thuận lợi về khí hậu của vùng đất có đường bờ biển dài 36 km, Saint Raphael ngày nay trở thành một khu nghỉ mát nổi tiếng. Dưới đây là loạt ảnh những người lính Việt tại Tổng trạm Saint Raphael, chụp năm 1916, lúc Thế chiến thứ nhất đang vào hồi quyết liệt. Chú thích ảnh theo bình luận của những người lính diễn đànDựng nước - Giữ nước
photo 434_005_zps4d3422f6.jpg
Những người lính An Nam xuống ga đầu mối Saint Raphael. Tầu hỏa thời bấy giờ khá sang trọng, mỗi toa được chia thành nhiều khoang có cửa lên xuống riêng. 

photo 434_001b_zps9f30c69d.jpg
Quân trang, quân phục tươm tất: ghệt da, áo buông ngoài quần, thắt lưng, ba lô vuông với chiếc nồi cá nhân dùng thay bát. Thứ lạ lẫm nhất đối với mấy nhân viên hỏa xa có lẽ là chiếc nón chóp của những người lính.
 photo 434_004_zpsaa356821.jpg

Hình thể những người lính Việt khá to cao và đồng đều, chứng tỏ họ được tuyển lựa khá kĩ càng.

photo 434_009_zps2c91c255.jpg
Nghỉ giải lao trên đường ke nhà ga Saint Raphael. Chiếc điếu cày mang theo từ quê nhà cho phỏng đoán người lính này đến từ một miền quê Bắc Bộ.

photo 434_008_zpsbadc0882.jpg

Những chiếc chiếu cói bên những chiếc ghế đi văng mây

photo 434_001a_zpsa78ef73e.jpg

Những người lính bốc dỡ hàng từ các toa tầu xuống xe tải. Trời nóng một lính bỏ ghệt cho thoáng chân. 

photo 434_011_zpse2a09c3a.jpg
Cận cảnh những chiếc xe tải thời thế chiến thứ nhất. Có vẻ đó là xe của trung tâm huấn luyện cử ra đón hàng của đơn vị mới đến.

photo 434_010_zps5e3a28f7.jpg

Người dân tò mò nhìn theo.

photo 434_015_zps1a46b360.jpg

Những người lính theo xe tải đến một kho hàng trong khu vực nhà ga

photo 434_012_zpse893f670.jpg
Họ băng qua thị trấn quân vụ

photo 434_002_zps97c17d2a.jpg
Những người lính Việt hành quân ra khỏi ga, về trung tâm huấn luyên. Cùng lúc một tiểu đoàn khác, kết thúc khóa huấn luyên, hành quân ngược lại, ra ga. Họ đang ý ới gọi nhận đồng hương. 

photo 434_003_zpsaeb9d365.jpg
Những người đi cuối hàng quân bên trái tấm hình, với chiếc mũ ‘quả dưa hấu’ cài dắt vào ba-lô là các sĩ quan người Pháp. Có lẽ đơn vị trên đường ra chiến trường. Từ phía sau hàng rào mấy người dân địa phương ngó nghiêng dõi theo những người lính.

photo 434_007_zps3fae3665.jpg

Đơn vị lính Việt đang tập kết ở sân ga, chuẩn bị lên tầu quân sự. Mặt trận nào là nơi họ đến?

photo 434_006_zps25e8a66f.jpg
Những người lính đã ổn định trên tầu quân sự, chuẩn bị khởi hành ra mặt trận.

photo 434_013_zps3d9e0cc5.jpg

Đơn vị lính mới đến hành quân về quân trường. Dân địa phương ra xem.

photo 434_014_zpsb84ba5ba.jpg

Thiếu người đứng ngoài hàng quân chỉnh đốn, đơn vị này hành quân có vẻ lộn xộn

photo 434_0202_zps86206335.jpg

Ngày đầu ở trung tâm huấn luyện. Những người lính tập trung nghe cấp chỉ huy phổ biến kỷ luật đơn vị. Những dãy núi xa mờ kia, chiều chiều những người lính hẳn vẫn hoài vọng nhớ thương về cố quốc.
photo 434_019_zps177efc8b.jpg

Đội ngũ sẵn sàng trên bãi tập

photo 434_021_zpseef71076.jpg

Tư thế tác phong chuẩn. Những người lính Việt được phép để râu, búi tóc.

photo 434_0195_zps2eedbf91.jpg
Ra thao trường luyện tập

photo 434_0196_zps901cfb51.jpg

Ngày đầu, không thể thoát bài tập đội ngũ chân có lạt, chân không có lạt

photo 434_001c_zps512efc00.jpg

Sau khi thuần thục, chuyển sang học chiến thuật bộ binh.

photo 434_0191_zpsf086ff68.jpg

Đội hình chiến thuật "Ô vuông" nổi tiếng một thời? Nhưng thời điểm này (1916) trên chiến trường đã khá phổ biến đạn pháo. Đội hình bộ binh kiểu này "nướng" hết quân, một khi dính pháo địch.
 photo 434_0193_zps8c7d4eca.jpg
Vận động dưới làn hỏa lực súng máy.

photo 434_0192_zps489a2d75.jpg
Mấy người lính chẳng để ý đến sĩ quan huân luyện chỉ nhìn ông phó nháy

photo 434_0194_zps12fe46cc.jpg
Xung phong

Travailleurs  photo 434_016_zps029fa1e5.jpg

Người tập cứ tập, người làm cứ làm. Mùi rơm rạ gợi nhớ về những cánh đồng quê hương giờ xa tít chân trời.

Travailleurs  photo 959_026b_zpse35eee91.jpg

Một trong nhiều bức ảnh Văn phòng chiến tranh Pháp quốc cung cấp cho tạp chí The Illustrated War News của Anh.  Ngay tại thời điểm đó tạp chí cũng chỉ phỏng đoán đây là một kiểu bếp dã chiến. 

Travailleurs  photo 435_001b_zpsd680086e.jpg

Nhà bếp Đại đội. Cơm được nấu trong những chiếc nồi trên những chiếc lò gang đốt củi. Mấy anh nuôi tranh thủ ăn trước để còn kịp chia cơm cho lính. Họ sử dụng thìa dĩa thay cho đũa. Mấy chiếc ghế con tự đóng rất thuần Việt. 

photo 434_0201_zps8af65732.jpg

Những người lính tập trung trước sân nhà ăn trước khi vào đánh chén cơm trưa. Họ cầm theo những chiếc ca tráng men, vì đứng nghe phổ biến nghị quyết nên những chiếc ca được giấu ra sau đít.

Travailleurs  photo 434_020_zps874e59ce.jpg

Mỗi người nhận khẩu phần ăn của mình vào một chiếc xoong nhỏ  rồi tuỳ nghi tìm chỗ đánh chén. Quang cảnh khu vực bếp ăn khá ồn ào. Có thể phân biệt được những người lính và cấp chỉ huy thông qua quân phục (tham khảo phụ ảnh cuối bài) 

Travailleurs  photo 9521079259_f7176f8f93_o_zps47b4914a.jpg

Hai người này là lính thợ hay hạ sĩ quan. Họ tự bắc bếp nấu ăn.  Chiếc nồi đồng điếu đít rộng, cổ thắt trong câu ca dao quê nhà  Tiếc thay hạt gạo Tám thơm, Thổi nồi Đồng điếu, lại chan nước cà... Ta có thể gặp những chiếc nồi này trong nhiều bức ảnh những người lính Việt trong Thế chiến thứ nhất trên những nẻo đường hành quân khắp các mặt trận châu Âu.  Để ý, ta thấy nó  hơi khác với nồi truyền thống bởi sợi dây thép buộc ngang miệng nồi. Điều này rất hữu dụng, đặc chất lính. Khi cần, nó được buộc dây làm gàu múc nước, buổi tối làm sẵn một nồi nước, sáng ra có nước đánh răng rửa mặt, khỏi cần chen nhau. Khi không có gạch, đá kê bếpcó thể treo lên là đun được liền.

photo 434_0203_zps6c7567e7.jpg

Giờ ăng trưa nên một số lính cởi bỏ áo ngoài vắt lên cành cây. Áo lót kẻ ngang của lính thuỷ quân lục chiến. Đa số nhóm lính này vẫn chưa đổi những chiếc nón chóp được phát từ quê nhà sang những chiếc mũ bê rê kiểu biệt kích. 

Travailleurs  photo 9529061954_f4141e02d3_o_zpsea4845f2.jpg

Mỗi người một xoong, họ ngồi xổm trên mặt đất dùng thìa xúc đồ ăn

photo 435_001c_zps682de6d9.jpg

les-tirailleurs-annamites-troupes-coloniales-1914-1918(2)

Phụ ảnh về quân phục của binh sĩ An Nam:  (1). Quân phục lính doanh trại (2). Quân phục tham gia chiến dịch khoảng năm 1910 (3). Quân phục lính doanh trại tại Pháp khoảng 1915 (4). Quân phục lính khoảng năm 1916 (5). Quân phục lính lao động khoảng năm 1916 (6). Quân phục lính lao động khoảng năm 1917 (7). Hạ sĩ quan (8). Quân phục tham gia chiến dịch 1917-1918


Những tấm bưu thiếp hiện diện người lính Việt ở quân trường Gallieni, St Raphael

photo 109_001_zps103e2e0d.jpg

photo 768_001_zps3100fe83.jpg

photo 1726_zps7f8c9027.jpg

-- 

Phong thủy và phụ nữ

Người phụ nữ khi trở thành người vợ và người mẹ trong gia đình thì vô cùng quan trọng, người vợ sẽ quyết định vận mệnh của cả gia đình.
Nếu lấy nhầm một người vợ không ra gì thì cả cuộc đời đau khổ.
 “Ðàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm” 
Do đó phong thủy cần thiết nhất cho một tổ ấm chính là người vợ. 
Người phụ nữ quyết định hạnh phúc của hiện tại và quyết định cả tương lai của thế hệ sau.

Xin chia sẻ với quý vị một bài thơ tự do đọc cho vui.

vợ hỏi chống

Anh ơi ! cửa sổ nhà mình treo màn cửa màu gì cho đẹp.
Em à
Tất cả sắc màu đều trở nên vô nghĩa trước ánh mắt và nụ cười của em.
Anh ơi ! những bức tranh này treo ở đâu.
Em à
Nhà mình không cần treo bức tranh nào cả
Vì chỉ cần em ngồi yên và mỉm cười thì nhà mình đã quá đẹp rồi.
Anh ơi !
Đôi giầy của hai đứa mình để chỗ nào
Em à
Em cứ để nó bất cứ nơi nào miễn sao hai mũi giầy phải quay về cùng một hướng
để chúng ta cùng bước đi trên một con đường.
Anh ơi !
Hai cái bàn chải đánh răng của em và của anh để chỗ nào
Em à 
Hãy cắm chung hai cái bàn chải đánh răng vào chung một cái ly
để nụ hôn của chúng ta mãi mãi không nhạt phai.
Anh ơi !
Cái máy laptop của em để đâu
Em à
Hãy để nó bên cạnh cái máy desktop của anh để cho cả hai máy cùng in chung 
những giòng chữ trên cùng một máy in.

viết chơi cho vui
Lê Tuấn

Xin mời đọc bài viết về phong thủy.

Phong thủy và Phụ nữ



Khi Bill Gate được phỏng vấn: Quyết định thông minh nhất của ông là  tạo ra các phần mềm hay các công việc từ thiện? Câu trả lời của Bill  Gate: Ðều không phải, mà quyết định thông minh nhất đó là tìm người phụ nữ phù hợp để kết hôn. Người phụ nữ quyết định hạnh phúc của thế hệ trước, vui vẻ của thế hệ này và tương lai của thế hệ sau. Nếu bố bạn lấy nhầm vợ, thì tuổi thơ của bạn sẽ là chuỗi ngày đau khổ.

Nếu bạn lấy nhầm vợ, thì cả cuộc đời bạn khổ.

Nếu con trai bạn lấy nhầm vợ, thì tuổi già của bạn sẽ sống trong đau khổ.

Lấy được người phụ nữ tốt, thịnh vượng 3 đời,

Lấy phải người phụ nữ không tốt, lụi bại 6 đời.
Phong thủy 
Phong thủy tuyệt vời nhất cho ngôi nhà chính là người phụ nữ .
 Tác giả: Lê Hiếu (dịch từ secretchina.com- Tinh Hoa http://secretchina.com/  ) 
 ( theo FB Ðức Bảo Phạm)
  
Nếu bạn đang có một hiền thê tức là ngôi nhà của bạn có phong thủy tuyệt vời rồi đó. Phong thuỷ quan trọng nhất của gia đình chính là người phụ nữ.
Người ta thường nói: “Ðàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm” để nhấn mạnh đến vai trò của người phụ nữ trong việc vun đắp hạnh phúc gia đình. Theo phong thủy học, người phụ nữ tâm lương thiện sẽ mang tới cho gia đình rất nhiều phúc đức.
Trong tiếng Trung chữ “” nghĩa là “bình an” có ý nghĩa vô cùng sâu sắc. Từ này được ghép thành từ hai bộ thủ: Ở trên là bộ miên “” tức là mái nhà, ở dưới là bộ nữ ““, tức là người phụ nữ.
Ý nghĩa là có người phụ nữ ở trong nhà thì sẽ mang đến sự yên bình. Cổ ngữ có câu: “Thê hiền phu an”, có thể giải thích sâu hơn cho chữ này.
Nữ chủ nhân tâm lương thiện, sẽ mang đến cho gia đình và hậu thế vô tận phúc đức, tránh mầm tai vạ cho con cháu; nếu như người phụ nữ mang độc niệm, hành vi không hợp, bất hiếu, dâm loạn, sẽ làm cho gia đình mất đi an bình, không chỉ có nguy hiểm cho bản thân, còn có thể làm loạn gia tộc, cho nên cổ nhân nói “nữ nhân tốt sẽ vượng ba đời, nữ nhân xấu sẽ hoại ba đời” (là chỉ người vợ).
Người phụ nữ có cách ăn mặc gọn gàng sạch sẽ, trong nhà thường chỉnh tề; 

Người phụ nữ ăn mặc lôi thôi, trong nhà thường loạn bát nháo, tâm trạng cũng sẽ không tốt; 

Người phụ nữ tính toán chi li, bụng dạ hẹp hòi, sinh sự từ việc không đâu, trong nhà sẽ vĩnh viễn không ngày nào yên bình, 'gà bay chó chạy'; 

Người phụ nữ hào phóng, thông tình đạt lý, trong nhà tất nhiên tài vận tràn đầy, già trẻ đều khỏe mạnh.
Trời sinh người phụ nữ chính là giữ vai trò thủy, “thủy tính” chính là trong phong thủy trong nhà; người phụ nữ có “thủy tính”, là có tướng vượng phu. Muốn biết người phụ nữ mệnh tốt hay xấu, chính là xem “thủy tính” tốt hay không. “Thủy tính” trong sạch, nhu hòa, có thể làm thay đổi nhân tâm, bồi bổ chỗ khuyết; “thủy tính” bị ô nhiễm đục ngầu, sẽ làm tổn thương gia đình.
Luận theo Kinh Dịch – Phong thủy.

Người phụ nữ quá mạnh mẽ, thường gây tai hoạ, bởi vì “thủy tính” của người phụ nữ thường nhu mì. 
Nam nhân coi trọng “thủy tính” khi chọn vợ thì thường dễ phát tài làm giàu, bởi vì khi đó âm dương hợp nhất, mượt mà thông suốt; nam nhân luôn cần sự bổ khuyết của “thủy tính”, mới có thể đem số mệnh bừng 
bừng phấn chấn, mượn phong thủy chuyển vận may (thủy là nước, ý là nhu mềm).
Hậu đức tải vật, hậu đức nuôi gia đình; người phụ nữ là thủy, tính tình như nước thì mới có thể chịu tải được sự phát đạt của gia đình.
Cô gái tốt không phải do sắc đẹp, mà là tâm sắc
Thê tử tốt, không phải tướng mạo, mà là tâm mạo. 
Mệnh chuyển theo tâm, vận sinh theo tâm. 
Người phụ nữ có đức hạnh, tuổi càng lớn, càng có phúc tướng; 
Nữ tử không đức hạnh, tuổi càng lớn, tướng càng xấu.
Vậy nên nói: 

Nam nhân là cột trụ, là bộ khung chính của ngôi nhà;
Người phụ nữ là phong thủy của ngôi nhà, là vận số của ngôi nhà!

Thứ Hai, 4 tháng 7, 2016

28 bức ảnh cực hiếm về căn cứ Cam Ranh

Có lẽ khó có nơi nào có được cảng nước sâu tự nhiên với vị trí địa lý tuyệt vời như cảng Cam Ranh
Chuyên gia bình luận chính trị Hiroyuki Noguchi của Nhật Bản thì cho rằng Cam Ranh là khắc tinh của “đường lưỡi bò”. với địa thế độc đáo trên “bàn cờ” toàn khu vực Đông Nam Á, vịnh Cam Ranh của Việt Nam có thể là “thanh kiếm sắc” chặn đứng mưu đồ “thò” ra Biển Đông của “đường lưỡi bò” Trung Quốc.

“Ai chiếm được Cam Ranh, kẻ đó sẽ chiếm được một nửa Trung Quốc”


28 bức ảnh cực hiếm về căn cứ Cam Ranh năm 1968

(An Ninh Quốc Phòng) - Trong thời gian thực hiện nhiệm vụ tại căn cứ Cam Ranh năm 1968, cựu nhân viên quân sự Mỹ Alfred Eisenstaedt đã ghi lại nhiều hình ảnh hiếm có ở căn cứ có vai trò hết sức quan trọng đối với quân đội Mỹ này.
 image125
Ấp Trường Đông, một khu dân cư gần căn cứ Cam Ranh năm 1968.
 image127
Những ngôi nhà ở ấp Trường Tây.
 image129
Một góc căn cứ hải quân Mỹ trên bãi Hòn Lương, Cam Ranh.
 image131
Căn cứ không quân Mỹ ở Cam Ranh.
 image133
Toàn cảnh khu căn cứ không quân.
 image135
Máy bay F-4 Phantoms của Mỹ tại căn cứ Cam Ranh.
 image137
Khí tài của máy bay F-4 Phantoms.
 image139
Trực thăng Kaman H-43 Huskie của Mỹ tại căn cứ Cam Ranh.
 image141
Máy bay vận tải quân sự Lockheed C-130 Herculeses của Mỹ tại Cam Ranh.
 image143
Tên lửa phòng thủ bờ biển của Mỹ ở Cam Ranh.
 image145
Kho bãi của Mỹ ở Cam Ranh.
 image147
Các căn cứ của quân đổi Mỹ nằm trải dài nhiều km dọc bờ vịnh Cam Ranh.
 image149
Các trại lính trong căn cứ.
 image151
Các khu vực của căn cứ Cam Ranh được kết nối bằng hệ thống đường nhựa.
 image153
Tàu vận tải Mỹ neo đậu trên bãi Đỏ, Cam Ranh.
 image155
Tàu đổ bộ của Mỹ ở bãi Đỏ, Cam Ranh.
 image157
Một góc nhìn toàn cảnh khu căn cứ của Mỹ ở bãi Đỏ, Cam Ranh.
 image159
Khu cảng hàng hóa.
 image161
Cận cảnh một khu vực đóng quân của lính Mỹ ở Cam Ranh.
 image163
Cồn Xứng – một doi đất hẹp đâm ra vịnh Cam Ranh.
 image165
Bãi container của Mỹ ở căn cứ Cam Ranh.
 image167
Cửa Bé ở Cam Ranh.
 image169image171
Hải đăng đổ nát trên mũi Hòn Lương, vịnh Cam Ranh.
 image173
Điểm đóng chốt của quân Mỹ ở Hòn Lương.
 image175
Khu căn cứ Mỹ trên bãi Đỏ, Cam Ranh.
 image177
Sân bay Cam Ranh Tây.
 image178
Toàn cảnh vùng vịnh Cam Ranh.

 “Ai chiếm được Cam Ranh, kẻ đó sẽ chiếm được một nửa Trung Quốc”

Thứ bảy, 14/03/2015 
(An Ninh Quốc Phòng) 
Có lẽ khó có nơi nào có được cảng nước sâu tự nhiên với vị trí địa lý tưởng như cảng Cam Ranh. Tạp chí ‘tuần tin tức’ của Trung Quốc từng cho rằng cả châu Á cũng không thể tìm kiếm được quân cảng nào độc đáo và nguy hiểm như quân cảng Cam Ranh của Việt Nam.
 image180
Vịnh cam ranh nhìn từ trên cao.

Còn chuyên gia bình luận chính trị Hiroyuki Noguchi của Nhật Bản thì cho rằng Cam Ranh là khắc tinh của “đường lưỡi bò”. với địa thế độc đáo trên “bàn cờ” toàn khu vực Đông Nam Á, vịnh Cam Ranh của Việt Nam có thể là “thanh kiếm sắc” chặn đứng mưu đồ “thò” ra Biển Đông của “đường lưỡi bò” Trung Quốc.
Thành phố Cam Ranh thuộc tỉnh Khánh Hòa, nơi đây có bán đảo Cam Ranh chạy từ bắc xuống nam được bao bọc bởi rất nhiều các đảo to nhỏ khác nhau, lợi thế lớn ấy đã biến Cam Ranh thành một cảng nước sâu tránh gió tuyệt vời.
 image182
Tàu Đinh Tiên Hoàng (HQ-011) và Lý Thái Tổ (HQ-012) tại quân cảng Cam Ranh. (Ảnh nld)
Quân cảng nơi đây có diện tích 60km2, nước sâu 16 – 25m, có nơi sâu 32m, cửa nước sâu hơn 30m, cửa vịnh rộng 4.000m. Cảng Cam Ranh nằm lọt thỏm dưới những ngọn núi cao 400 m nên kín gió, vũ khí đặt ở những điểm cao trên núi có thể khống chế được tất cả khu vực xung quanh quân cảng. Nước sâu, vịnh rộng nơi lý tưởng có thể tập trung 100 chiến hạm cỡ lớn (10.000 tấn).

Vị trí thuận lợi cho phép cảng Cam Ranh trở thành pháo đài khó công, dễ thủ. Nếu đặt tên lửa đối không trên núi thì toàn bộ vùng trời ở eo biển Malacca và eo biển Singapore đều nằm trong tầm bắn của tên lửa.
Hệ thống radar và giám sát điện tử nơi đây có thể kiểm soát được khu vực Bắc Ấn Độ Dương, vịnh Persia, biển Hoa Đông và Biển Đông (gồm cả Hoàng Sa và Trường Sa). Nơi đây cũng gần đường vận tải biển quốc tế nên cũng trở thành trung tâm dịch vụ hậu cần quan trọng. Từ Cam Ranh, có thể kiểm soát tuyến đường vận tải biển quan trọng bậc nhất thế giới, kết nối giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.
Năm 1966 cựu Tổng thống Mỹ Lyndon Johnson ghé thăm cảng Cam Ranh, Trong chuyến thăm đó, báo chí Mỹ đã ca ngợi Cam Ranh rằng:

“Ai chiếm được Cam Ranh, kẻ đó sẽ chiếm được một nửa Trung Quốc, có thể kiểm soát được tuyến đường vận tải biển huyết mạch Á – Âu”.