Tìm kiếm Blog này

Thứ Năm, 24 tháng 3, 2016

Tường thuật phiên tòa Anh Ba Sàm và cô Nguyễn Thị Minh Thúy

Người dân không còn sợ bạo quyền cộng sản, bất chấp mọi hành động ngăn cản thô bạo của công an và bọn dư luận viện (một loại hồng vệ binh thời Mao và vợ là Giang Thanh)
Ts Nguyễn Quang A viết trên facebook cá nhân của ông: “Tôi đi uống nước ở Triệu Quốc Đạt, thì bị 6 thanh niên khiêng và tống lên xe. Một vụ bắt cóc thực sự, chúng tước điện thoại, xe về đồn công an phường Gia Thụy.

Tường thuật phiên tòa Anh Ba Sàm 

và cô Nguyễn Thị Minh Thúy

image
Cho dù vô cùng thất vọng khi nghe mức án mà Chế độ tuyên chiều nay (5 năm tù giam đối với anh Nguyễn Hữu Vinh, 3 năm với chị Nguyễn Thị Minh Thúy) nhưng vẫn cảm thấy hết sức an ủi khi đọc được các bài viết bày tỏ tình cảm của những người trẻ tuổi đối với Anh Ba Sàm (Nguyễn Hữu Vinh). Hy sinh của những người như anh rõ ràng là đã không vô ích. Dẫu những kẻ sợ hãi đối xử với anh ra sao, những người trăn trở về tương lai đất nước vẫn sẽ biết ơn những gì anh đã làm cho đất nước.

Huy Đức

13 giờ 15: Tiến sĩ Nguyễn Quang A đã được trả tự do sau hơn 3 tiếng đồng hồ bị câu lưu. Ts Nguyễn Quang A viết trên facebook cá nhân của ông: “Tôi đi uống nước ở Triệu Quốc Đạt, thì bị 6 thanh niên khiêng và tống lên xe. Một vụ bắt cóc thực sự, chúng tước điện thoại, xe về đồn công an phường Gia Thụy. Một cảnh sát điều tra đến lấy lời khai. Tôi phản đối việc bắt cóc, việc lấy lời khai. Tôi không ký bất kể văn bản nào, kể cả văn bản xử phạt vi phạm hành chính của CA hoàn kiếm (mức phạt cảnh cáo). Tôi ra về lúc 12:55 (như vậy bị bắt giữ trái pháp luật từ khoảng 9:30 đến gần 13h).”

12 giờ 15: Phóng viên GNsP cho biết, vào lúc 12 giờ Tòa nghỉ trưa và 13 giờ sẽ tiếp tục xử. Viện kiểm sát đề nghị ông Nguyễn Hữu Vinh 6 năm tù giam và bà Nguyễn Thị Minh Thúy 30 tháng tù giam.

image
Phóng viên GNsP nói, bà Lê Thị Minh Hà cho biết, các cơ quan tiến hành tố tụng không đưa ra được bằng chứng nào để kết tội ông Nguyễn Hữu Vinh và bà Nguyễn Thị Minh Thúy. Trước tòa, ông Vinh và bà Thúy luôn khẳng định vô tội.

11 giờ 30: Một bảo vệ đứng gác cổng tại Tòa án Nhân dân Hà Nội nói với phóng viên GNsP đang có mặt tại sân Tòa án: “Hôm nay xử một vụ rất là phức tạp. Đó, cái lũ ủng hộ phức tạp đang đứng ở bên kia đường đầy kia kìa. Cái lũ đó yêu cầu trả tự do cho ai đó đó…”

image
Theo bà Thúy Nga cho biết: “Bà Trần Thị Hài dân oan Bình Dương, bà Hồ Thị Liên dân oan Nghệ An, bà Trần Thị Hoàng dân oan Tiền Giang bị công an cộng sản bắt cóc tại ngã tư Ngô Thì Nhậm, Hà Đông, Hà Nội và đưa lên taxi đi đâu chưa rõ. Ông Nguyễn Tường Thụy và Lê Hoàng bị an ninh cộng sản chặn tại cửa nhà không cho đi. Đảng cộng sản tự bôi nhọ thể chế mà họ đang cầm quyền.”

image
Hoàng Bình và Việt Quân từ Sài Gòn ra Hà Nội tham dự phiên tòa “công khai” xét xử ông Vinh và bà Thúy.

11 giờ 15: Bà Nguyễn Thị Thúy Hạnh, một trong ứng cử viên độc lập trong khóa Đại biểu Quốc hội sắp tới đi tham dự phiên tòa nhận xét: “Nhiều bạn bè của ông Vinh và cô Thúy không được tham dự phiên tòa. Nhiều xe đứng trước ở cổng tòa phát loa nói chúng tôi là gây rối trật tự công cộng và phiên tòa này không công khai như họ đã nói. Họ làm ngược lại những gì mà Pháp luật quy định. Sự ngăn cản của chính quyền là một hành vi trắng trợn của họ ngăn cản sự thật ra khỏi biên giới  VN. Chính họ không phải ai khác đã nói rằng không hề có tự do dân chủ ở VN.”

image
“Lý do tôi đi tham dự phiên tòa này là vì lẽ phải vì anh Nguyễn Hữu Vinh là người đấu tranh cho lẽ phải, cho dân chủ và đặc biệt là cho Dân tộc VN. Bây giờ, anh ấy đang phải chịu một phiên tòa bất công, vậy thì làm sao chúng tôi có thể ngồi ở nhà được.” Bà Hạnh bày tỏ.

“Tôi nghĩ rằng đây là cơ hội tốt cho chính quyền để loại chúng tôi ra và đấu tố chúng tôi ở tổ dân phố. Tất cả chúng tôi đều chụp ảnh trong phiên tòa này thì họ sẽ lấy những hình ảnh này để xuyên tạc hành động của chúng tôi.” Bà Hạnh nói. Và đây cũng là một trong những khó khăn của những ửng cử viên độc lập khi bày tỏ chính khiến khác với nhà cầm quyền.

image
Bà Nguyễn Thị Thúy Hạnh, người mặc áo trắng có hiệu đính hình Anh Ba Sàm, đứng thứ ba trong hình, tính từ phải qua trái.

10 giờ 15: Phóng viên GNsP ở Hà Nội cho biết: “Nhà báo Đoan Trang bị bắt tại tư gia và đưa về đồn công an phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội. Ở nhà theo dõi phiên tòa cũng bị bắt!”.

9 giờ 50: Nghệ sĩ Kim Chi đi tham dự phiên tòa chia sẻ: “Mấy chú ngồi trên xe đang gào to trong máy rằng chúng tôi là những người đi hỗ trợ phiên tòa xử trái phép Ba Sàm là “tụ tập trái phép”. Bất chấp mọi lời cảnh báo, đe dọa, chúng tôi vẫn ngồi tọa kháng để tiếp lửa cho Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh đang ở trong phiên tòa. Không thế lực đen tối nào ngăn được tinh thần bất khuất của chúng tôi và tình yêu thương của chúng tôi dành cho những người dám đem mạng sống của mình hiến dâng cho đất nước. Chúng tôi yêu quí và biết ơn Nguyễn Hữu Vinh và Nguyễn thị Minh Thúy.”

image
Nghệ sĩ Kim Chi cùng với bà con dân oan Dương Nội ủng hộ ông Nguyễn Hữu Vinh và bà Nguyễn Thị Minh Thúy.

9 giờ 30: Cựu TNLT Nam Trung đang có mặt tại hiện trường cho hay: “Tiến sĩ Nguyễn Quang A đã bị bắt tại ngã tư Tràng Thi – Triệu Quốc Đạt. Chưa đầy 10 phút sau đó, Blogger Nguyễn Đình Hà cũng bị bắt cách đó 50m”.

Tiến sĩ Nguyễn Quang A và Blogger Nguyễn Đình Hà là hai ứng cử viên độc lập tham gia ứng cử vào Đại Biểu Quốc Hội khóa tới.

image
Tiến sĩ Nguyễn Quang A đang trả lời phóng viên nước ngoài trước khi bị bắt.
9 giờ 10: Có khoảng 200 bà con dân oan và những người yêu mến ông Nguyễn Hữu Vinh và bà Nguyễn Thị Minh Thúy đi tham dự phiên tòa hôm nay. Nhà cầm quyền không cho họ vào tham dự phiên tòa theo như Luật định thì họ biểu tình bên ngoài phiên tòa ủng hộ tinh thần yêu nước của ông Vinh và bà Thúy. Bên phía ngoài Tòa án, họ hô to các khẩu hiệu “trả tự do cho Nguyễn Hữu Vinh và Nguyễn Thị Minh Thúy”, “Nguyễn Hữu Vinh và Nguyễn Thị Minh Thúy vô tội”…

image
8 giờ 50: Cô Thảo cho hay: “Đại diện các ĐSQ Mỹ, Đức, Thuỵ Điển đang đứng trước cửa Toà Án Nhân Dân Tối Cao để yêu cầu được dự phiên toà xử Anh Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh. Nghị sĩ Martin Patzelt, thành viên Ủy ban Nhân quyền Quốc hội CHLB Đức – người vừa bay sang Việt Nam để tham dự phiên tòa với tư cách quan sát viên nhưng bị nhà cầm quyền Hà Nội cấm cản vào dự khán phiên tòa. Xung quanh an ninh mật vụ đầy đặc.”

image
Lý do ông Martin Patzelt không được tham dự phiên tòa bởi vì “ông không có giấy triệu tập”, Tiến sĩ Nguyễn Quang A đang có mặt trước cổng Tòa án nói.

image
Nghị sĩ Martin Patzelt, thành viên Ủy ban Nhân quyền Quốc hội CHLB Đức – người vừa bay sang Việt Nam để tham dự phiên tòa với tư cách quan sát viên nhưng bị nhà cầm quyền Hà Nội cấm cản vào dự khán phiên tòa.

image
Ông Felix Schwarz, tham tán Chính trị và Nhân quyền đại sứ quán Đức, tham dự phiên tòa với tư cách quan sát viên nhưng bị nhà cầm quyền Hà Nội cấm cản vào dự khán phiên tòa.

image

image
Đại diện các ĐSQ Mỹ, Đức, Thuỵ Điển đang đứng trước cửa Toà Án Nhân Dân Tối Cao để yêu cầu được dự phiên toà xử Anh Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh.

image
An ninh chìm nổi dầy đặc xung quanh khu vực tòa án.
8 giờ 00: Cựu TNLT Nam Trung cho hay: “Đây là một phiên tòa mà chính quyền Cộng sản Việt Nam thông báo là công khai nhưng hiện tại trước cổng tòa án thành phố Hà Nội rất đông lực lượng an ninh chìm nổi, các lực lượng CSGT, CSCĐ, CS113, dân phòng… đang phong tỏa, ngăn cản người dân đến để tham dự và chứng kiến phiên tòa. Đây không phải là lần đầu tiên một phiên tòa công khai bị chính quyền Cộng sản xử kín, đặc biệt là các vụ án chính trị mà đã từng có rất nhiều những phiên tòa như thế diễn ra trên khắp đất nước Việt Nam. Những người đến tham dự phiên tòa cũng không lạ gì với trò mèo này của nhà cầm quyền, tuy nhiên mọi người vẫn tập trung đến đây để ủng hộ cho những người dám dấn thân cho nền dân chủ tại Việt Nam, cho sự công bằng trong xã hội. Chân lý nhất định rồi sẽ chiến thắng. Chúng tôi ủng hộ Anh Ba Sàm!”

image
Các bạn trẻ yêu mến Anh Bà Sàm và bà Thúy muốn đi tham dự phiên tòa nhưng phải đứng bên ngoài Tòa án.

image
Lực lượng công an rào chắn các ngả đường đi vào Tòa án và ngăn cản không cho người dân tham dự phiên tòa.
7 giờ 00: Blogger Bạch Hồng Quyền cho biết: “Cửa toà án thành phố Hà Nội số 43 Hai Bà Trưng lúc 7h ngày 23/3/2016, nơi sắp diễn ra phiên xử Anh Ba Sàm và đồng nghiệp. Lực lượng an ninh, công an dày đặc, hàng rào sắt được dựng vây kín khu vực toà vừa được lắp xong. Lại thêm một phiên toà công nhưng rất khai.”

image
Trước cổng Tòa án Nhân dân Tp.Hà Nội trong phiên tòa xét xử ông Vinh và bà Thúy vào ngày 23.03.2016.
Theo lịch xét xử, sáng nay ngày 23.03.2015, Tòa án Nhân dân Hà Nội sẽ xét xử ông Nguyễn Hữu Vinh -tức Blogger Anh Bà Sam- và bà Nguyễn Thị Minh Thúy được xem là đồng phạm của vụ án “lợi dụng các quyền tự do dân chủ để xâm phạm lợi ích nhà nước” theo Điều 258 BLHS.

Bộ Công An cáo buộc ông Vinh “đã có hành vi đăng tải các bài viết trên mạng Internet nội dung xấu, thông tin sai lệch làm giảm uy tín, mất lòng tin trong nhân dân về cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, công dân”, theo Điều 258 BLHS.

image
Có 8 LS tham gia bào chữa cho ông Vinh và bà Thúy, gồm: LS Trần Văn Tạo – LS Văn phòng LS Văn Tạo, LS Nguyễn Hà Luân – LS Văn phòng LS Hưng Đạo Thăng Long, LS Hà Hải và LS Trần Quốc Thuận – LS Văn phòng LS Hà Hải và Cộng sự, LS Trịnh Minh Tân – LS Văn phòng LS Trịnh Minh Tân, LS Nguyễn Tiến Dũng và LS Hà Huy Sơn – Công ty Luật TNHH Hà Sơn, LS Trần Đình Triển – Văn phòng LS Vì Dân.

Trước đó, LS Hà Huy Sơn, một trong những LS tham gia bào chữa cho ông Vinh bình luận với GNsP:

image
“Trong vụ án này thì ngoài điều tra bổ sung đến 4 lần và trong vụ án này có những sai phạm BLTTHS từ cái khâu bắt giữ khẩn cấp, bởi vì ông Vinh và bà Thúy không phạm tội thuộc trường hợp theo quy định tại Điều 81, 82 BLTTHS mà bắt khẩn cấp ông Vinh và bà Thúy. Về thời gian giam giữ ông Vinh và bà Thúy thì vi phạm nhiều về pháp luật, tức là [trong quá trình] giam giữ có nhiều giai đoạn không có căn cứ pháp luật để mà giam giữ.

Trong vụ án này có đến ba lần điều tra bổ sung để nhằm xác định vấn đề ông Vinh có phải là Đảng viên hay không, thì vi phạm vào Điều 5 của BLTTHS quy định về mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, nghĩa là không phân biệt người đó thuộc thành phần tôn giáo, hay thành phần xã hội, hay nói tóm lại là không phân biệt người đó thuộc đảng viên hay không đảng viên. Thực tế vụ án này có vi phạm luật trong quá trình điều tra.

Đặc biệt trong phiên tòa này có sự hiện diện của Nghị sĩ Martin Patzelt, thành viên Ủy ban Nhân quyền Quốc hội CHLB Đức – người vừa bay sang Việt Nam để tham dự phiên tòa với tư cách quan sát viên.

image
Trước phiên xử một ngày, tại Giáo xứ Thái Hà-Hà Nội, có hàng chục nhà ngoại giao đến từ các đại sứ quán phương Tây ở Hà Nội đã có cuộc gặp với gia đình ông Vinh và bà Thúy cùng với các Luật sư bảo vệ ông Vinh và cô Thúy.

Cũng trong buổi gặp mặt đó, gia đình ông Vinh và bà Thúy ra mắt chính thức tác phẩm song ngữ Việt-Anh về “Anh Ba Sàm”.

Tối ngày hôm qua, những người yêu mến Anh Ba Sàm và bà Thúy muốn đi tham dự phiên tòa đã bị lực lượng công an địa phương bố ráp.

image
LS Lê Quốc Quân viết trên Facebook: “Ngày mai xử Anhbasam Nguyễn Hữu Vinh, tối nay đã có những dấu hiệu bị ngăn cản không cho tham dự. Nếu ngày mai bị ngăn cản thì chỉ làm dày thêm những bằng chứng về sự vi phạm tố tụng mà thôi. Đối với mình thì dù có hiện diện được ở quanh toà án hay không thì hình ảnh của anh vẫn luôn sống động trong tim óc mình.”



Pv.GNsP Hà Nội – SàiGòn

image

Anh Ba Sàm: lên kệ sách Amazon

Blogger Nguyễn Hữu Vinh (Anh Ba Sàm) – một người được biết đến như là nhân vật của giới đấu tranh Việt Nam trong nhiều năm qua.

Bà Lê Thị Minh Hà, vợ ông Nguyễn Hữu Vinh, viết trong bài mở đầu cuốn sách.
“Chồng tôi – Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh – nếu có phạm tội gì, thì chỉ là tội yêu nước, yêu tự do, và mong muốn đất nước Việt Nam dân chủ hóa, người dân Việt Nam có quyền tự do.”

Anh Ba Sàm: lên kệ sách Amazon

image
Quyển sách tên Anh Ba Sàm được bán trên Amazon
“Anh Ba Sàm” không chỉ là câu chuyện về một trong những blogger có ảnh hưởng, mà còn là một hiện tượng xuất bản của phong trào dân chủ.

Ngày 15/3/2016, cửa hàng sách trực tuyến lớn nhất thế giới Amazon phát hành bản in một cuốn sách song ngữ Việt – Anh dày 400 trang.

NowThis video top gear now this news jeremy clarkson
Chuyện chẳng có gì đáng chú ý lắm, nếu tựa đề của nó không phải là “Anh Ba Sàm”, kèm theo hình bìa là bức chân dung bích họa của Nguyễn Hữu Vinh (Anh Ba Sàm) – một người được biết đến như là nhân vật của giới đấu tranh Việt Nam trong nhiều năm qua. Số phận pháp lý của ông bị treo suốt 22 tháng kể từ khi ông bị bắt ngày 5/5/2014, trước khi phiên tòa xét xử ông khai mạc.

“Yêu nước bằng cả trái tim”

Đó là những gì bà Lê Thị Minh Hà, vợ ông Nguyễn Hữu Vinh, viết trong bài mở đầu cuốn sách.
Bà Hà, người bạn đồng môn của blogger Ba Sàm ở trường Sỹ quan An ninh (nay là Học viện An ninh Nhân dân) trong những năm 70, hiện phải thường xuyên qua Đức để điều trị bệnh và không có điều kiện gần gũi ông Vinh trong nhiều năm qua.

image
Tuy nhiên, điều đó không ngăn bà hiểu biết sâu sắc về công việc của chồng như một người nhiệt thành với lý tưởng “khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh”.

“Chồng tôi – Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh – nếu có phạm tội gì, thì chỉ là tội yêu nước, yêu tự do, và mong muốn đất nước Việt Nam dân chủ hóa, người dân Việt Nam có quyền tự do.”

Trên thực tế, blog Ba Sàm, được lập ra năm 2007, đã đăng hàng ngàn bài viết, khai thác những nguồn tư liệu và nguồn tin của ông Nguyễn Hữu Vinh. Ông từng tâm sự với một người bạn:

“Tôi ở vị thế tốt hơn bất cứ ai để làm việc này, cho nên nếu không làm, tôi sẽ cảm thấy có tội”.


Bài “Viết blog cho một tương lai dân chủ” của nhà báo Phạm Đoan Trang có nói rõ ba lý do tại sao ông nghĩ như vậy, bạn đọc có thể tìm thấy trong cuốn sách này.

image
Phiên tòa xử ông Nguyễn Hữu Vinh sẽ diễn ra ngày 23/3 tại Hà Nội
Trong số 14 bài viết của cuốn “Anh Ba Sàm” có đến 6 bài phân tích các khía cạnh pháp lý của vụ án mang tên ông. Đối với những ai yêu thích tìm hiểu pháp luật và phân tích hồ sơ vụ án, những bài viết trong cuốn sách này của các tác giả Hoàng Xuân Phú, Phạm Đoan Trang, Trịnh Anh Tuấn, Trịnh Hữu Long là những tư liệu tham khảo có giá trị.

Điều có thể nhận thấy trong các phân tích này là nó cho thấy rõ tính vô nguyên tắc trong cách hành xử của nhà nước khi chà đạp lên chính bản Hiến pháp và các đạo luật mà họ đặt ra.

Luật gia Trịnh Hữu Long, trong bài viết “Bắt Ba Sàm là trái pháp luật” đã chỉ rõ hàng loạt sai phạm tố tụng của cơ quan điều tra, trong đó có việc bắt giữ người trái pháp luật và việc đột nhập, sao chép tùy tiện dữ liệu thuê bao internet của ông Vinh.

Tác giả Hoàng Xuân Phú còn phân tích những sai phạm này một cách chi tiết hơn trong bài viết

“Buộc tội vu vơ, chứng cứ ngu ngơ”.

image
Bên cạnh đó, các phân tích còn đưa ra lập luận chứng minh việc bắt giữ ông Vinh là trái với các công ước của Liên Hiệp Quốc về nhân quyền mà Việt Nam đã phê chuẩn.

Khác với trường hợp của blogger Điếu Cày và luật sư Lê Quốc Quân, chính quyền không dùng tội trốn thuế để truy tố ông Vinh, mà dùng tội “lợi dụng các quyền tự do dân chủ” theo Điều 258, Bộ luật Hình sự.

image
Trang blog Anhbasam đã đưa nhiều thông tin bị nhà nước cho là "bi quan một chiều"
Có lẽ ngay cả những người chắp bút soạn thảo ra Bộ luật Hình sự cũng không trả lời được hàng loạt câu hỏi mà hai tác giả Phạm Đoan Trang và Trịnh Hữu Long đưa ra trong bài “Sự nguy hiểm của Điều 258”: tại sao việc công dân thực thi quyền của mình lại bị cho là lợi dụng, ai có quyền xác định thế nào là lợi dụng, lợi ích nhà nước là những gì và công bố ở đâu,…

Dĩ nhiên đây là một cuốn sách ủng hộ ông Vinh và không đưa ra các lập luận chống lại ông Vinh. Tuy nhiên, ngay cả khi những người phản đối ông Vinh muốn bác bỏ những lập luận pháp lý trong cuốn sách này, họ cũng khó lòng mà làm được. Và nếu muốn làm, họ sẽ cần những luật sư rất giỏi.

Dĩ nhiên, nhiều người đã biết cha ông Vinh từng là Ủy viên Trung ương Đảng, Đại sứ Việt Nam tại Liên Xô, nhưng câu chuyện cá nhân của cựu nhân viên an ninh Nguyễn Hữu Vinh còn ly kỳ hơn thế với vai trò của ông trong vụ án chính trị Võ Đại Tôn rùm beng hồi những năm 80, được kể lại trong bài “Con đường của một sỹ quan an ninh” của tác giả Trịnh Anh Tuấn.

Cuốn sách của sự trưởng thành

Film Society of Lincoln Center book reading classic film nyff
Nhiều năm qua, chưa từng có xuất bản phẩm nào của phong trào dân chủ Việt Nam thể hiện sự chuyên nghiệp như vậy.

Một nhà xuất bản mới toanh, lấy tên “nhà xuất bản Trẻ Hà Nội”, ghi trong lời giới thiệu: “Cuốn sách đặc biệt bởi vì nó được biên tập bởi một nhóm những người hoạt động trẻ ở Hà Nội. (…) Đây cũng là ấn phẩm đầu tiên của Nhà xuất bản Trẻ Hà Nội, và là tác phẩm (song ngữ) đầu tiên về một blogger đấu tranh vì dân chủ - nhân quyền cho Việt Nam”.

image
Một vài cái tên quen thuộc trong phong trào dân chủ được liệt kê trong số những người biên tập như Lưu Văn Minh, Hoàng Thành, Vũ Quốc Cường, Nguyễn Đình Hà (ứng cử viên đại biểu Quốc Hội), Ngọc Duy, Triệu Hồng Minh, Trần Quang Nam, Nguyễn Thành Nhân. Hình ảnh được sử dụng trong sách được một số tay máy như Nguyễn Lân Thắng, JB. Nguyễn Hữu Vinh cung cấp.

image
Quyển sách về ông Nguyễn Hữu Vinh lần đầu được Nhà Xuất Bản Trẻ Hà Nội thực hiện
Đặc biệt, do là sách song ngữ, nội dung cuốn sách “Anh Ba Sàm” còn có sự góp mặt của các dịch giả Nguyễn Huyền Trang, Trần Hà Linh và Nguyễn Đăng Cao Phong.

Nhà xuất bản độc lập không phải là hiện tượng mới ở Việt Nam. Trước đây, Giấy Vụn là một trong những cái tên đầu tiên gắn với những tên tuổi như Bùi Chát, Lý Đợi từ đầu những năm 2000. Tuy nhiên, sự xuất hiện của một nhà xuất bản của những nhà hoạt động trẻ, biết hướng tới độc giả nước ngoài và phát hành sách qua một kênh trực tuyến lớn nhất thế giới như Amazon là một điều mới mẻ.

book black and white girls bollywood books
Và điều quan trọng hơn cả, việc giam cầm ông Vinh không làm dòng chảy tri thức của những con người dấn thân ngừng lại. Chính nhờ nỗ lực “phá vòng nô lệ” của ông trong suốt 7 năm cho đến khi bị bắt, một thế hệ những blogger mới, nhà báo mới, nhà hoạt động mới đã ra đời và tiếp tục những gì ông đang làm dở dang.

Việc xuất bản cuốn sách “Anh Ba Sàm” này là thông điệp rất rõ ràng của phong trào dân chủ gửi tới cho chính quyền: Nguyễn Hữu Vinh bị bắt, nhưng Ba Sàm thì không.



Trần Lam

Thứ Tư, 23 tháng 3, 2016

Món lợn quay Bali 'ngon nhất thế giới'

Món lơn quay Bali Indonesia ngon hơn món heo quay của chệt (ba tầu)

Inline image 1
Inline image 2
Bali - Indonesia

Món lợn quay Bali 'ngon nhất thế giới'

lips sleeping pet pig
Tại sao khi càng lớn tuổi thì tôi lại càng hay vướng vào các điệu nhảy dân tộc (điều mà tôi rất ghét) khi đi du lịch nước ngoài?

image
Tôi đang có mặt ở Bali, đại khái là ở Rimba, một khách sạn xinh xắn gần làng Jimbaran. Nơi đây có những quán bar, nhà hàng mé hồ bơi và biển khiến cho bạn hài lòng.

image
Tuy nhiên tôi chọn nơi này là vì một lý do khác: để ăn món babi guling, món thịt lợn quay Bali truyền thống, là món ăn chỉ được phục vụ trong lễ hội nhảy múa dân gian Bali.

Đó là lý do tại sao tôi có mặt ở đó và ráng theo dõi màn trình diễn kéo dài một tiếng đồng hồ với trang phục rối rắm và một cốt truyện mà tôi không thể nào hiểu được.

Dĩ nhiên tôi bận tâm chỉ là một đĩa thịt lợn trước mặt vừa được xẻ ra từ một con lợn sữa mới được quay nóng hổi.

image
Tôi cắn một miếng và ngước mặt lên trời. Hương vị của miếng thịt mềm, được ướp với tỏi, gừng và nghệ cứ đọng lại trên đầu lưỡi. Bỏ công đến đây cũng đáng, tôi nghĩ.

Món ăn tinh túy nhất Indonesia?

image
Babi guling, vốn dịch ra là ‘lợn quay’ bởi vì nó được nướng trên một cái xiên được đặt trên lửa và phải quay bằng tay, là một món ăn khó mà nghĩ là ta có thể tìm thấy ở Indonesia, đất nước với số dân theo đạo Hồi đông nhất thế giới.

image
Nhưng Bali lại là một trường hợp đặc biệt: phần đông dân cư ở đây theo một nhánh của đạo Hindu kết hợp với những truyền thống tâm linh bản địa.

Điều này có nghĩa là thịt lợn – vốn bị cấm ở các nước Hồi giáo – không có gì lạ ở đây.

Thật ra, món babi guling ở Bali có lẽ là món ăn tinh túy nhất ở Indonesia.

image
Trước đây, babi guling thường chỉ dành cho những dịp trọng đại trong cuộc đời chẳng hạn như đám cưới hoặc đám tang. Ngày lễ đầy ba tháng tuổi của em bé hay khi đứa trẻ mọc chiếc răng đầu tiên cũng là lý do để làm món này.

Ngày nay, có lẽ do làn sóng du khách đã làm thay đổi và thương mại hóa Bali trong những thập niên qua, những nhà hàng bình dân ngoài trời nằm rải rác trên hòn đảo cũng chuyên phục vụ du khách món lợn quay.

image
Một vài ngày sau khi thưởng thức món này ở Jimbaran, tôi đến thị trấn Ubud, nơi tôi có nhiều có hội được ăn nó mà không phải xem các điệu múa dân gian.

image
Hỏi bất cứ ai ở Ubud là nên đi ăn babi guling ở đâu thì họ cũng đều chỉ về hướng Ibu Oka, một điểm nổi tiếng về món babi guling mà nhiều người cho rằng đã tạo nên chuẩn mực cho món ăn này.

image
Ở đây, tôi đã gặp Chris Salans, một đầu bếp mang hai dòng máu Pháp-Mỹ phụ trách bếp cho các nhà hàng Mozaic và Spice trứ danh ở Ubud.

Ông đã sống ở Bali được 20 năm và cũng biết đôi chút về babi guling.

Bí quyết chế biến

image
Tôi cảm ơn ông ấy vì đã dành thời gian tiếp tôi. “Anh đùa đấy à?” ông nói. “Bất cứ khi nào có ai đó hỏi muốn gặp tôi để nói chuyện về babi guling thì tôi đều sẵn sàng.”

Salans không làm món này ở nhà hàng của mình nên mỗi khi thèm ăn ông đều đến chỗ này.

“Bí quyết để có babi guling ngon,” ông nói, “là không phải chỉ có phần thịt. Phần rau cũng phải ngon.” Trong trường hợp này, đó là đậu đũa ướp gia vị. Ngoài ra, cơm phải tơi xốp, thịt phải mềm và phải có kèm một vài miếng bì thật giòn.

image
“À mà,” ông nói thêm, “cần phải có một hỗn hợp gia vị lan toả trong miệng nữa.”

Hỗn hợp gia vị đó được gọi là basa gede vốn có nghĩa đen là ‘đại hỗn hợp gia vị’.

Tên gọi như vậy không hề khoa trương chút nào. Hỗn hợp này bao gồm hành củ, tỏi, gừng, riềng nếp, củ riềng, nghệ, một loại hạt có vị giống như hạ macadamia, ớt hiểm, rau mùi, tiêu đen, lá salam (một dạng rau húng của Indonesia), muối và mắm tôm sệt trộn lẫn vào nhau.

Thứ gia vị này được dùng với hầu như mọi loại món ăn trên hòn đảo dài 111km, rộng 152km này.

image
Không thể nào làm được babi guling ở nhà trừ phi bạn quay nguyên cả con lợn. Bạn không thể ra chợ chọn mua một miếng thịt lợn và nghĩ rằng nó sẽ thành món babi guling đích thực.

Đó là lý do tại sao phần lớn mọi người đều tới ăn ở các nhà hàng nhỏ hoặc tìm mua của những người như Putu Pande, người từ suốt hơn chục năm qua đã chuyên chế biến món babi guling để cung cấp cho các nhà hàng và các đám tiệc.

image

Xưởng làm babi guling

Sân nhà Pande giống như một xưởng chế biến babi guling ngoài trời. Nhiều con lợn sữa được quay trên lửa. Hai người làm công đang nhồi lòng dồi với thịt và những thứ khác.

image
Dodo, con trai của Pande, hướng dẫn tôi qua các bước làm món ăn này và tôi nhận thấy chúng tôi bắt đầu từ những bước đầu tiên khi tôi thấy một người lôi một con lợn năm tháng tuổi ra khỏi chuồng, cắt tiết hứng vào một cái xô để sau nhồi dồi.

Khi con lợn cuối cùng đã nằm bất động, nhóm thợ còn lại đổ nước sôi lên người nói và bắt đầu cạo lông.

Con lợn bị mổ bụng, moi nội tạng ra. Sau cùng, basa gede được nhồi vào bên trong. Bụng lợn được khâu lại. Người ta lấy nghệ chà lên da nó và dùng một xiên kim loại dài xiên qua miệng nó. Con lợn đã sẵn sàng được quay.

image
Trong khi một người làm dùng tay quay lợn trên lửa, Dodo giải thích rằng cách chế biến không hề thay đổi qua từng bao năm. “Ngoại trừ thanh kim loại – hồi đó chúng tôi dùng cây gỗ – chúng tôi vẫn chế biến món này y hệt như cách mà cha ông chúng tôi làm ngày xưa.”

Một vài tiếng sau, cả nguyên con lợn quay được đem ra bàn.

Dodo rạch bụng nó ra, xúc hỗn hợp gia vị ra một cái bát.

Sau đó, anh ta đập vỡ những phần da cháy sém nâu, gạt đi như lấy cạo bỏ lớp sơn tróc, cắt ra một miếng thịt đùi và phủ hỗn hợp gia vị lên.

Tôi đặt miếng thịt lên một miếng bì giòn và bỏ vào miệng như ăn một miếng phó mát trên một miếng bánh quy. Phần nước trong thịt kết hợp với độ giòn của bì lợn là thứ ngon nhất mà tôi từng nếm qua.

image
Nó thậm chí còn ngon hơn nữa khi Dodo cắt một phần thịt thăn đưa cho tôi. Chỗ thịt này mềm hơn và nhiều nước hơn thịt đùi. Sau đó là phần thịt rọi và cuối cùng là phần má, phần thịt mềm nhất và ngon nhất của con lợn.

Mẹ của Dodo đặt một tô cơm lớn lên bàn. Chúng tôi xúc cơm vào đĩa, rồi đậu đũa cùng với miếng thịt lợn và tiếp tục ăn.

Vài phút sau, tôi ngước lên và nhận thấy trong sân hoàn toàn yên lặng. Tất cả mọi người, hơn 10 người, đang ngồi xung quanh bàn hay trên mặt đất với đĩa babi guling trước mặt.

image
Tất cả đều ăn mà không nói tiếng nào. Họ dùng tay bốc thức ăn, vốn là một tập tục ở đây, với nét thỏa mãn trên gương mặt.

Hòn đảo kỳ lạ này quả là nơi có món lợn quay ngon nhất trần đời. Ngon tới mức tôi sẵn sàng ngồi xem một buổi diễn nhảy múa dân gian khác chỉ để được ăn thêm một đĩa babi guling.



David Farley

pig piglet this little piggy