Tìm kiếm Blog này

Thứ Hai, 25 tháng 1, 2016

Giai thoại về khúc nhạc GiaoThừa - Auld Lang Syne

Năm hết Tết đến xin mời quý vị cùng tìm hiểu một chút về bài hát Auld Lang Syne.

Ở Việt Nam bài hát Auld Lang Syne được dân gian chuyển thể thành: 
Ò e, con ma đánh đu, Tạc zăng nhảy dù Zôrrô bắn súng! chết cha con ma nào đây, thằng Tây hết hồn, thằn lằn cụt đuôi".

Bài Auld Lang Syne này gốc gác từ xứ Tô Cách Lan nhưng lại mang rất nhiều cái lạ. Chữ Auld Lang Syne nếu dịch ra tiếng Anh là Times Gone by, cón dịch ra tiếng Việt là (năm xửa năm xưa)

Bài hát Auld Lang Syne có 3 điều rất lạ:

1- Điều lạ thứ nhất là, mặc dù thiên hạ không biết chút xíu gì về tiếng Tô Cách Lan, nhưng điệu nhạc của nó bình dị quyến rũ thấm dễ dàng vào tâm trí khiến người ta nghe vài lần là thuộc ngay, có thể nói hát mà không hiểu lời ca nhưng cảm thấy hay, điều này thật lạ lẫm.

2- Cái lạ lớn thứ hai là bài hát này được phổ biến hầu như khắp hoàn cầu nhưng lại được hát vào những dịp khác nhau.

3- Cái lạ thứ ba là nguyên thủy của bài hát là dùng để ''mừng đón'' một điều vui mới đến, nhưng về sau nó lại được sử dụng để ngậm ngùi ''tiễn đưa'' một điều luyến tiếc.

Giai thoại về khúc nhạc GiaoThừa

http://baomai.blogspot.com/
Chỉ còn ngày hôm nay, chúng ta sẽ giã biệt năm 2015.. Kính mời quý bà con bạn hữu nghe khúc nhạc giao thừa AuldLang Syne/ Ce N'est qu'un Au-revoir, và xem lại tóm lược phim Waterloo Bridge/La Valse Dans L'Ombre với bài hát Auld Lang Syne làm nhạc nền cho toàn bộ cuốn phim.

image
Những tài liệu này sưu tầm từ nhiều links các websites, xin chia sẻ, coi như lời giã biệt năm cũ 2014 để đón mừng năm mới 2015, với lời chúc mọi sự lành...

image
Ở Hoa Kỳ, dân chúng vào nửa đêm giao thừa dương lịch thường thức khuya để xem TV Chương Trình đón năm mới ở Quảng Trường Time Square ở New York, chủ đích là coi cảnh dân chúng theo dõi quả cầu tụt xuống theo 12 tiếng chuông đồng hồ để rồi tưng bừng hát mừng một năm mới bằng bài hát Auld Lang Syne.

http://baomai.blogspot.com/
Rất nhiều người Việt Nam thắc mắc chung quanh bài hát này vì họ quen nghe điệu hát quen thuộc nầy qua bài hát Tạm Biệt hay Ce n'est qu'un au-revoir! mỗi khi chia tay bãi trường hay tan Lửa Trại Hướng Đạo. Điệu hát này con nít Việt Nam nhại ý đổi lời là: Ò e, con ma đánh đu, Tạc zăng nhảy dù Zôrrô bắn súng! chết cha con ma nào đây, thằng Tây hết hồn, thằn lằn cụt đuôi".

http://baomai.blogspot.com/
Điều rất lạ thứ nhất là, dù là thiên hạ không biết chút xíu gì về tiếng Tô Cách Lan, nhưng điệu nhạc của nó bình dị quyến rũ thấm dễ dàng vào tâm trí khiến người ta nghe vài lần là thuộc ngay, có thể nói hát mà không hiểu lời ca nhưng cảm thấy hay, điều này thật lạ lẫm.

Kỳ thực, bài này gốc gác từ xứ Tô Cách Lan nhưng lại mang rất nhiều cái lạ. Chữ Auld Lang Syne nếu dịch ra tiếng Anh là Times Gone by nghĩa là nói theo tiếng Việt là Cái thủa năm xửa năm xưa, mà nói theo giọng Nam kỳ xứ Việt là Hồi Nẵm.

Cái lạ lớn thứ hai là bài hát này được phổ biến hầu như khắp hoàn cầu nhưng lại được hát vào những dịp khác nhau.

Và cái lạ thứ ba là nguyên thủy của bài hát là dùng để ''mừng đón'' một điều vui mới đến, nhưng về sau nó lại được sử dụng để ngậm ngùi ''tiễn đưa'' một điều luyến tiếc.

image
Bài Auld Lang Syne ban đầu là do Thi Sĩ trứ danh của xứ Tô Cách Lan tên là Robert Burns chuyển ký và in ra dựa vào một bài du ca dân dã của xứ này. Robert Burns đưa ra một bản chép của bài ca nguyên thủy đến Viện Bảo Tàng Anh với câu ghi chú: "Bài hát sau đây, một bài hát rất cổ, cổ nhất trong những bài xưa cổ và chưa bao giờ được in ra và ngay dù xuất hiện dưới dạng bản thảo cho đến lúc tôi ghi ra từ tiếng hát một cụ già, điều này đã đủ khiến cho người ta tin cậy".

image 
Nhưng điệu ca mà ông Burns chuyển ký ra không phải là điệu hát ngày nay.
Auld Lang Syne dịch theo từng chữ Tô Cách Lan ra Anh ngữ là Old Long Since, được Robert Burns dịch là Times Gone By. Nói theo tiếng Việt, tôi nghĩ thích hợp hơn cả dịch là ''Năm xưa, năm xửa, năm xưa''.
Đại ý của bài Ca Dao Tô Cách Lan này là hai người bạn thân rất lâu không gặp nhau rồi rủ nhau nhậu bia, nhậu rượu, nhưng với điều kiện tiền ai nấy trả. Hai ông cùng lè nhè nhắc lại bao nhiêu chuyện cũ thuở năm xưa năm xửa như: Nào là cùng nhau leo đồi, nào là cùng nhau lội suối...Cứ nhắc xong một kỷ niệm thì họ lại cùng nâng ly nốc cạn. Uống cho đến say thì thôi.

image
Lời ca Việt tếu Ò e con ma đánh đu đúng âm điệu nguyên thủy vì người Tô Cách Lan đã dùng cây kèn bagpipe để thổi.
Theo phong tục cổ truyền của xứ Tô Cách Lan, người dân đã hát bài này vào dịp Giao Thừa Năm Mới hay Hogmanay.
Người phổ biến bài này bằng cách chơi nó vào dịp Giao Thừa Tết Dương Lịch trong những buổi phát thanh thường niên kể từ năm 1929 là Nhạc Trưởng Guy Lombardo.

image
Bài Auld Lang Syne rõ ràng tỏ sự vui mừng gặp lại nhau sau bao nhiêu năm xa cách, nâng ly nhắc lại chuyện xưa. Áp dụng vào tiệc rượu Tất Niên Giao Thừa thì rất đúng, vì đây là dịp sum họp bè bạn. Nhưng khi nó lan truyền ra các xứ khác, thì nó được hát với cách áp dụng rất khác nhau.

* Ở Đài Loan, bài này hát vào dịp sinh viên tốt nghiệp và đám tang, tượng trưng cho sự chấm dứt hay vĩnh biệt.

*Ở Nhật, vài tiệm siêu thị chơi bản này để nhắc nhở khách hàng giờ đóng cửa.

*Ở Anh Quốc, bài này cử vào lúc bế mạc của Đại Hội thường niên về Mậu Dịch.

* Ở Hàn Quốc, trước khi có bài Quốc Thiều Aegukga (Ái Quốc Ca) hiện nay, thì họ dùng điệu này làm Quốc Thiều với lời tiếng Hàn.
Trường hợp xứ Maldives cũng giống vậy: Đó là bản Gaumii Salaam nhạc Auld Lang Syne với lời đặt theo thổ ngữ.

* Ở Ấn Độ, trong Quân Lực xứ này, khi tiễn toán quân Tân Binh tuyển mộ diễn hành rời khán đài, thì bài này cử lên và toán lính phải đi thật chậm.


* Dân Việt Nam còn nhớ bài Auld Lang Syne cũng được vào phim ảnh như là nhạc chủ đề như cuốn phim La Valse dans l'Ombre/Điệu Luân vũ trong Bóng mờ với  Robert Taylor và  Vivien Leigh. Mời xem một đoạn trong phim:

image


AULD LANG SYNE by Sissel -
Happy New Year

https://www.youtube.com/watch?time_continue=18&v=Rtajxo8d7js

Thứ Sáu, 22 tháng 1, 2016

Lam Phương, người nhạc sĩ của khăn tay và nước mắt

Lam Phương là một nhạc sĩ rất tài năng, ở nơi ông luôn thể hiện một nét rất đôn hậu và khiêm tốn. Ông đã sáng tác nhạc từ khi còn rất trẻ mới 15 tuổi,  ông đã để lại cho cuộc đới những sáng tác bất hủ, trên 200 ca khúc với nhiều thể loại khác nhau. Tôi rất mến phục nhạc sĩ Lam Phương và những sáng tác của ông rất hay.

Nhân đây tôi xin đặt ra một câu hỏi ? Như thế nào gọi là nhạc sến?
(Nét “sến” trong âm nhạc, có người bảo nó xuất phát từ chữ “sentimental” nghĩa là ướt át, đa sầu, đa cảm. Ta có thể gọi yếu tố chính của “sến” là ngọt ngào, mùi mẫn, sướt mướt, dễ thấm, xuyên tim. Chữ "sến" ở đây có nghĩa là khi nghe người ta thấy “phê”, thấy tim bị đốn ngã). Hay có vài định nghĩa cho rằng “Sến” tượng trưng của những gì rẻ tiền, từ ngữ đến từ Mari sến hay con sen. 

Theo tôi không có loại nhạc sến, mà chỉ có người trình bày nhạc phẩm theo phong cách (sến) hay cung cách đệm nhạc và hòa âm không hoàn chỉnh nên bị gọi là sến, ví dụ như có nhiều ca sĩ hiện nay cố gắng hát cho thật giống như Duy Khánh, như Chê Linh, mới nghe thấy lạ, nhưng cứ bắt trước mãi như vậy người nghe cảm thấy chán nên gọi là (Sến).
Riêng về nhạc sĩ Lam Phương âm nhạc do ông viết thật tuyệt vời.
Xin mời quý vị cùng đọc qua bài viết lam Phương người nhạc sĩ tài ba một thời.


Lam Phương, người nhạc sĩ của khăn tay và nước mắt

image
Nhắc tới Lam Phương, ký ức tôi lại bồi hồi nhớ đến một nụ cười đôn hậu trên khuôn mặt thật dễ mến của người nhạc sĩ lão thành. Tôi đã có duyên gặp ông vài lần. Lần đầu tại nhà riêng ông nhân dịp Câu Lạc Bộ Tình Nghệ sĩ tổ chức một buổi tiệc mừng cho ông. Hình ảnh Lam Phương, người nhạc sĩ lừng lẫy một thời, ngồi bên cạnh cây đàn đã theo mình bao năm qua, khiến tôi xúc động. Ông trìu mến nhìn cây guitar của mình và tâm sự “Bây giờ đôi tay chú không còn chơi đàn được nữa...”. Sau những năm dài chưa hoàn toàn bình phục vì cơn tai biến mạch máu não, chắc cũng có lúc ông nhìn đôi tay, đôi chân mình một cách bất lực, như người thuyền trưởng gắng sức điều khiển con tàu ra khỏi trung tâm cơn bão mà con tàu cứ tiếp tục lao mình vào lốc xoáy.

image
Giọng ông đang buồn bã bỗng đổi thành tươi vui khi tôi hỏi han đến những tập nhạc của ông để trên bàn. Không có gì hạnh phúc bằng bàn luận về những đứa con tinh thần của mình “Chú có hơn hai trăm ca khúc..”. Ông ngập ngừng diễn tả một cách khó khăn vì đường lưỡi chưa chịu nghe lời mà uốn lượn. Tuy nhiên, lúc nhắc đến các ca khúc, tôi thấy dường như có những vì sao lấp lánh trong mắt ông. Đôi mắt ấy, có từng là chứng nhân của các cuộc chia ly lịch sử? Tôi tự hỏi người nhạc sĩ ấy đã viết bao ca khúc, có ca khúc nào không phải là những tự truyện cực ngắn đời mình? Con ong đã ngừng bay, bỏ chốn cũ thường đi về, lấy mật ngày xưa. Con tằm thôi nhả đường tơ bóng láng, dịu dàng. Tuy nhiên tổ ong đã ngọt ngào đủ mật, rổ tơ đã óng ánh những lọn tơ đầy. Lam Phương đã dừng lại trên luống cày đời mình, những hạt thóc ông gieo xuống đã thành lúa, thành gạo từ lâu. Chúng là một trong những thứ thực phẩm đã nuôi dưỡng, làm đầy cơn đói tinh thần con người.

image
Những năm trước 1975, người dân miền nam Việt Nam, hầu như ai cũng đã từng nghe và biết tiếng nhạc sĩ Lam Phương. Ông viết nhạc từ rất sớm, năm 15 tuổi đã khởi đầu, nên sự nghiệp âm nhạc ông để lại khá nhiều. Trên 200 tác phẩm đa dạng, đủ thể loại, đủ sắc thái. Dường như ông có cảm hứng với tất cả những gì xảy ra quanh mình. Từ cuộc sống dân dã của thôn quê cho tới binh nghiệp của người lính chiến. Từ phút thăng trầm cơ cực của kiếp nghèo cho đến những giây hoan ca, hạnh phúc của tình yêu đôi lứa. Tiếng khóc của trẻ thơ, lời ru đại dương vỗ về tình mẹ, cho đến giọt nước mắt lấm tấm bịn rịn hay đầm đìa chất ngất thương đau, trong kết thúc một chuyện tình. Tất cả đều được các nốt nhạc mẫn cảm của ông ghi lại.

Tuy nhiên theo tôi, so với dân ca, ông viết tình ca nhiều và thành công hơn. Có một ai đó nói, dân tộc Việt nam là một dân tộc lãng mạn. Cứ đọc ca dao, nghe dân ca, hò lơ, hò huế, ru con, chèo cổ hay sáu câu vọng cổ, để hiểu tại sao chúng ta không có anh hùng ca mà chỉ có tình ca. Lam Phương không ngoại lệ khi phần lớn ca khúc của ông là những bản tình ca.


Đất nước chúng ta liên tiếp bị chiến tranh tàn phá, hết ngoại xâm rồi nội chiến, tâm thần con người bị tổn thương đến nỗi cái lãng mạn, vui tươi, hạnh phúc đã tự nhiên biến dạng thành suối nguồn của niềm đau, nỗi buồn. Người dân miền Nam trước 75 lại bị đưa vào một cuộc chiến huynh đệ tương tàn bất đắc dĩ nên khi trải lòng. phơi mở những tâm sự, nội dung lãng đãng những biệt ly, nuối tiếc, nhớ nhung.

Lam Phương cũng vậy. Là người miền Nam, vốn có chút duyên với câu hò, vọng cổ, nên điệu buồn nhạc ông lên men sầu da diết hơn là hơi hướm của các tiết điệu vui tươi, nhộn nhịp. Ông đã chinh phục được một số rất đông người mến mộ. Nhạc ông dễ nghe, dễ hát. Ca từ giản dị, không kiểu cách, dễ hiểu, chân phương, có nhiều khi mộc mạc. Người nghe và hát, cảm được tiếng lòng của họ thổn thức, nhất là khi họ bị rơi vào hoàn cảnh trùng hợp với bài hát, thế là trái tim của họ lập tức bị đốn ngã. Hầu hết các ca từ, chữ dùng, chuyện kể, trong hơn 200 bản nhạc của ông phần lớn đều diễn đạt những cách ngăn, hoài niệm tiếc nuối kỷ niệm xưa của tình yêu đôi lứa, những buổi từ ly, sân ga, bến đò, vẫy biệt, khăn tay và nước mắt. Dường như sự chia cách đã thấm vào máu ông, lập đi lập lại trong tiềm thức như những nốt lặng, dừng lại, trùng điệp, rồi ngân vang, rất xa cho tới cuối cuộc đời, để tất cả chỉ còn là một khoảng trống tận cùng.

Rất nhiều bài hát mang cùng chủ đề tôi không tiện kể ra hết nhưng chúng ta có thể tìm thấy trên mạng như: Duyên Kiếp, Thu sầu, Phút cuối, Nghẹn ngào, Chờ người ..v v…

image

Nhạc phẩm đầu tay của ông “Chiều thu ấy” đã mang mầm mống của ly tan. Nhưng bài hát chia ly đã làm vang danh ông từ ngày còn trẻ chính là bài “Chuyến đò vĩ tuyến”, vì nó mang một dấu ấn lịch sử của cuộc chia cắt đất nước Việt Nam vào năm 1954. Theo lời Cao Đắc Tuấn thì ": "Chuyến Đò Vĩ Tuyến"  là một bài hát do nhạc sĩ Lam Phương viết vào năm 1955 sau khi hiệp định Geneva chia đôi đất nước năm 1954 tại vĩ tuyến 17 bên sông Bến Hải. Bài hát là lời một cô gái đang mong chờ người yêu trên con đò bên bờ sông để đưa chàng qua vĩ tuyến về miền Nam thanh bình trù phú. Qua lời cô gái, tác giả biểu lộ bản chất nhân bản, hiền hòa, yêu thương đồng bào và đất nước của người miền Nam". Trong Wikipidia thì ghi 1957.

Đêm nay trăng sáng quá anh ơi
Sao ta lìa cách bởi dòng sông bạc hai màu
Lênh đênh trên sóng nước mông mênh
Bao đêm lạnh lẽo em chờ mong gặp bóng chàng
Vượt rừng vượt núi đến đầu làng
Đò em trong đêm thâu sẽ đưa chàng sang vĩ tuyến
Phương Nam ta sống trong thanh bình
Tình ngát hương nồng thắm bên lúa vàng ngào ngạt dâng
……………………………………………………

Chuyến đò vĩ tuyến-Hoàng Oanh


Hình ảnh người con gái chờ đợi người yêu trên con đò để đưa chàng vượt tuyến trong một đêm trăng sáng là một bức hoạ có sắc sống, lung linh và lãng mạn. Nhưng chàng trai vì một lý do nào đó không bao giờ có cơ hội đến nơi hẹn đã làm vỡ tan giấc mơ sum họp của cô gái, của một mái ấm hạnh phúc trong tự do ở miền Nam cá đầy, gạo trắng.

Dòng sông Bến Hải, cây cầu Hiền Lương, vĩ tuyến 17, là điểm mốc lịch sử cuộc di cư vĩ đại của gần một triệu người dân miền Bắc đã rời quê cha đất tổ vào miền Nam. Bối cảnh lịch sử này là một dĩ vãng không bao giờ quên của những người di cư, bảo sao bài hát không chiếm được cảm tình của nhiều người Bắc thời bấy giờ. Cây đa, bến cũ, con đò, ánh trăng, năm xưa, luôn là biểu tượng gợi nhớ da diết, đưa trí tưởng người ta làm những cuộc viễn du, hành hương về miền đất cũ. Năm 1957, Lam Phương đã sáng tác vài bài hát cùng một chủ đề như thế “Chuyến tàu thống nhất”, “Đoàn người lữ thứ”, “Sầu ly hương”..v..v. Dù ông không là kẻ ly hương nhưng là chứng nhân, có lẽ biến cố này để lại trong hồn ông những xúc cảm chân thành nên các sáng tác thể loại này mới ra đời. Riêng bài “Sầu ly hương” đã dẫn dắt bước chân thời gian trở lại hiên nhà quá khứ của tấm lòng những người du mục tha hương, trong đó có tôi.

Nhạc sầu buông trầm lắng
Xa quê bao ngày tháng
Mang theo nỗi niềm đau xót chia phôi
Hà Nội xa vời lắm
nơi quê hương chìm đắm
Ai ra đi mà không thương nhớ về
……………………………………
Vì đâu ta điêu linh
sống trong đêm mong manh
Nhớ nhung ôi đêm thâu buồn tàn canh
……………………………………………………
Hà Nội đang hờn oán
Non sông đang lầm than
Đi ta nối bao tình Nam Bắc yêu thương
Hà Nội ơi buồn nhớ
đêm nay ta sầu mơ
Gởi lòng theo ngàn cánh chim xa mờ


Sầu ly hương-Lệ Thu

image

Đây là lần đầu tiên tôi nghe cô Lệ Thu hát bài này của Lam Phương được thu âm trước 1975. Phải nói là cô hát bài này rất hay với một chất giọng nguyên thủy ngày còn trẻ khi chưa bị hư giọng. Bài Sầu Ly Hương có cấu trúc A-B-A vô cùng cân phương và tối giản, vì mỗi đoạn chỉ có hai câu với nhạc tố(motif) tiết tấu nhịp nhàng từ đầu đến cuối bài, là 5-5-8, tạo sự quen thuộc và dễ thuộc, như một bài dân ca vùng Almeria hay Seville nước Tây Ban Nha, nhạc sĩ Lam Phương đã sử dụng rất nhiều chuỗi(sequences) là một đặc điểm của nhạc tây phương luôn có kết cấu hoà âm chặt chẽ với giai điệu. Do đó ca từ và tiến trình giai điệu đã chuyên chở đủ được sự não nề, đau đớn, buồn bã của tâm thức người ly hương, sau chiến tranh.

Nhắc tới Lam Phương người ta liên tưởng ngay đến Túy Hồng và ban kịch Sống của cô. Lam Phương là người viết rất nhiều ca khúc(khoảng 10 ca khúc) cho các vở kịch của Túy Hồng. Tôi còn nhớ ngày tôi còn bé trước năm 75, rất thích coi kịch. Ngoài ban kịch Kim Cương, ban kịch Sống là một trong hai ban kịch lấy rất nhiều nước mắt của khán giả. Tôi ở trong một xóm nghèo, nhà không có TV, mỗi tối sau khi ăn cơm, làm bài tập xong, thường đi coi ké TV nhà hàng xóm. Trước năm 75, TV bên Việt Nam còn dùng trắng đen, kịch Sống thường diễn trên đài truyền hình VN số 9. Túy Hồng và Vân Hùng là nam diễn viên kịch nói đã làm say mê bao nhiêu khán giả trong đó có khán giả tí hon là tôi. Nhạc phẩm "Trăm Nhớ Ngàn Thương" trong một vở kịch của Túy Hồng đã làm thổn thức trái tim nhiều người khi xem kịch.

Mất em rồi, xa em rồi
Hoa đã tàn, nhụy đã phai
Chiều hôm nay trời thanh vắng em đi về, về với ai

Một người đi, một người sầu
Nhìn hoa úa buồn về mau
Đôi chân mòn tìm dư âm hè phố vắng
Lòng còn thương, tình còn nồng
Mà đêm nhớ, ngày chờ mong
Bao thu rồi nhìn lá chết rơi ngoài song
.....................................................

Trăm nhớ ngàn thương-Khánh Ly

image

Bài này cô Khánh Ly hát rất chân phương, kỹ thuật hoà âm đơn giản nhưng đủ chuyên chở được những ca từ mong nhớ, thương yêu, đậm sâu của nhân vật trong bài hát.

Trong kỹ thuật sáng tác, tôi thấy Lam Phương đã sử dụng nhiều nhạc country của Mỹ như nhạc blues, blues rock, như trong âm hưởng của bài này. Vào giữa thập niên 60, 70 nhạc blues rock(kết hợp giữa blues và rock) và các blues rock club Mỹ xuất hiện rất nhiều. Các nhạc sĩ Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng. Không riêng bài “Trăm nhớ ngàn thương”, nét nhạc này người ta tìm thấy rất nhiều trong dòng nhạc trữ tình được nhiều người nghe và yêu thích vào thập niên nói trên. Sau khi chế độ cộng hoà ở miền Nam sụp đổ tháng 4 năm 1975, nhà cầm quyền cộng sản đặt tên cho dòng nhạc trữ tình miền Nam là “nhạc vàng” và cấm hát, phổ biến, cũng như lưu hành. Thế mà “nhạc vàng” lại được người dân miền Bắc ưa chuộng vì nó chứa nhiều yếu tố cảm tính mà nhạc miền Bắc rất thiếu.  Bây giờ rất nhiều bài hát trong kho “nhạc vàng” được cho phép hát, lưu hành và các ca sĩ rất thích hát.

Trong tiến trình sáng tác của ông, Lam Phương viết nhạc qua thời đại, cho mọi giới, mọi tầng lớp nhưng có lẽ tầng lớp bình dân là mục tiêu được ông chọn để tiếp cận vì đó là đáy của một kim tự tháp trong phương pháp tiếp thị. Phải nói rằng nhạc của ông thoả mãn thị hiếu người nghe và bán rất chạy. Khi ấy, vấn đề thương mại và nghệ thuật được đặt ra và có người chỉ trích nhạc của Lam Phương là nhạc thương mại, nhạc sến.

Đã có nhiều người thắc mắc và cũng có người cố gắng định nghĩa và phân tích từ “sến là gì” và thế nào là “nhạc sến”? Đây là một đề tài gây nhiều tranh cãi. Theo tôi, “sến” là một từ ngữ được áp đặt, được sử dụng rộng rãi nhưng không có nguồn gốc, định nghĩa rõ rệt. Mỗi người hiểu “sến” theo một ý riêng và không có một tiêu chuẩn nhất định nào để phân loại nó. Người ta chỉ nghe người khác phê bình và bắt chước hùa theo để gọi một bài hát là “sến”, rồi tự mình phân loại một dòng nhạc là “sang” hay “sến”.

Có vài định nghĩa cho rằng “Sến” tượng trưng của những gì rẻ tiền, từ ngữ đến từ Mari sến hay con sen. "Sến" còn là một từ ám chỉ sự chê bai và miệt thị những gì thể hiện ở mức, hay dưới mức trung bình hoặc bình dân.

image
Nét “sến” trong âm nhạc, có người bảo nó xuất phát từ chữ “sentimental” nghĩa là ướt át, đa sầu, đa cảm. Ta có thể gọi yếu tố chính của “sến” là ngọt ngào, mùi mẫn, sướt mướt, dễ thấm, xuyên tim. Chữ "sến" ở đây có nghĩa là khi nghe người ta thấy “phê”, thấy tim bị đốn ngã.
Có người quy cho dòng nhạc hay các bài hát có thể điệu bolero là nhạc “sến”, điều này không đúng. Giai điệu, không làm cho một bài hát trở thành “sến”. Thể điệu bolero đơn điệu và sáo mòn dễ hát nên có một số ca sĩ thích hát bolero bị gán cho từ “sến” . Hoặc ngược lại, những bài hát được họ trình bày đều biến thành “nhạc sến”.

Vì người ta hiểu bình dân là “sến” mà nhạc Lam Phương được giới bình dân ưa chuộng nên hễ nói tới “nhạc sến”, người ta hay nhắc đến tên Lam Phương và đem  các bài hát như “Duyên Kiếp”, hay “Thành phố buồn” ra làm ví dụ. Thực ra nhạc Lam Phương không quá bình dân đến nỗi bị quy là rẻ tiền, hoặc dành cho các cô bà gánh nước hay con sen gối đầu giường. Nhạc của ông cũng không quá hàn lâm như kiểu nhạc của Cung Tiến có nhiều ảnh hưởng của nhạc cổ điển Tây Phương. Biên giới giữa nhạc “sến” và “không sến” trong các nhạc phẩm của ông cũng mơ hồ.

Nếu bảo rằng nhạc Lam Phương "sến" vì ca từ của ông lãng mạn, mộc mạc, giản dị, chân phương, tôi càng không đồng ý. Trong những nhạc phẩm trữ tình của ông sáng tác vào thập niên 60, 70 có nhiều ca từ còn hay ho hơn vô số các bài nhạc bây giờ. Nhạc bây giờ trong nước, có bài bắt chước nhạc Hàn quốc chỉ ra vẻ văn minh thôi chứ lời thì rất ngô nghê, sự thể hiện lại rỗng. Xem ra nếu so sánh chúng với dòng nhạc ngày xưa bị cho là "nhạc sến", nó lại có ca từ văn vẻ hơn, mà không thô lỗ, như nhạc thương mại ngày nay.

Do đó khi một bài hát bị người ta cho nó là "sến" phần lớn do người ca sĩ thể hiện nó quá đà khiến nó trở nên quá ủy mị, rên rỉ, nỉ non, mùi mẫn cốt để lấy nước mắt, hay đốn ngã tim người nghe.

image
Ngày mới lớn, đi đâu, tôi cũng nghe thiên hạ hát “Thành phố buồn”(1970). Ngoài vỉa hè đại lộ, trong ngõ hẻm, đài phát thanh, truyền hình, đâu cũng có tiếng hát bài ấy vang vọng.  Không biết cái thành phố buồn ấy nó hoang vắng, lạnh lẽo thế nào mà khi tiết tấu vừa trỗi lên, rót vào tai tôi, nỗi buồn liền đáp xuống, quất sụm cái trí tích cực con người liền. Nhất là khi nghe các nam ca sĩ thường hát nhạc sến, cất giọng nhừa nhựa, ngân nga, con sâu buồn liền ngóc đầu uốn éo, cào nhẹ trái tim người nghe, khiến tứ chi đột nhiên rũ rượi. Phải chăng cái chất giọng, lối thể hiện quá đà của người ca sĩ đã khiến bài hát tự nhiên “sến”. Mà cũng lạ, sau 75 và hiện nay một số ca sĩ xuất thân từ miền Bắc(thường hát nhạc hàn lâm hay “nhạc sang”) hát nhạc Lam Phương theo phong cách mới ai cũng công nhận là họ hát nhạc Lam Phương không thấy “sến” mà lại rất hay. Điều này khiến ta thấy rõ hơn sự thể hiện một bài hát của người ca sĩ rất quan trọng, nó có thể đưa bài hát của một nhạc sĩ vang danh hay biến nó thành “sến” chỉ trong mấy phút phù du. 


Có một nghịch lý là, không phải một ca sĩ hay hát nhạc sến mà bài hát biến thành sến. Một bài hát trở nên sến, không do dòng nhạc đó sến mà khi người ca sĩ trình diễn một bài hát bị hư. Có bài hát được cho là sến, 1 người ca sĩ muốn hát cho nó khỏi sến, liền cố gắng đổi phong cách, khi hát cố thoát ra khỏi cái rên rỉ, ngọt, mùi, nhưng vì chú ý quá nhiều đến kỹ thuật, nên thiếu chiều sâu, cảm xúc, lại cố gồng lên, màu mè, luyến láy một cách máy móc, sáo mòn, khiến bài hát biến thành vô hồn thì tôi lại cho rằng người ca sĩ đó hát rất "sến".

Nói tóm lại, âm nhạc chuyên chở cảm xúc, người nhạc sĩ là người làm nên những chiếc thuyền với những kỹ thuật kết nối, diễn đạt, ràng buộc, ôm ấp cảm xúc. Người ca sĩ là người lái đò đưa chiếc thuyền cảm xúc về bến đậu. Chiếc thuyền có về bến an toàn hay lạc lối đều do tài điều khiển con thuyền nếu bị sa vào cơn bão táp.

Rev. Hugh Reginald Haweis có  nói “Cảm tính, chứ không phải lý tính, đã làm cho âm nhạc thăng hoa”. Dòng nhạc Lam Phương với bao nhiêu là cảm xúc tràn bờ đã tạo cho ông một nét riêng trong những con thuyền ông thả xuống dòng sông âm nhạc Việt Nam. Cảm ơn ông đã vì âm nhạc mà tạo nên những con thuyền trôi lờ lững làm đẹp và giàu có thêm cho kho tàng âm nhạc Việt Nam.

(Trích Việt Tide-Thế Giới Nghệ Sĩ số 44)

 image
Nhà văn Trịnh Thanh Thủy chụp chung với Nhạc sĩ Lam Phương


Trịnh Thanh Thủy

Thứ Năm, 21 tháng 1, 2016

Xuân này họ không về

Sau ngày cộng sản cưỡng chiếm miền nam Việt Nam, nhà tù mọc lên khắp mọi nơi trên đất nước, như vết dầu loang, không có một vùng đất nào lại không có nhà tù.

Tưởng rằng sau 42 năm cộng sản cai trị đất nước, nhà tù sẽ giảm đi nhưng thực tế những trại giam vẫn mọc lên khắp mọi nơi,
những người Việt yêu nước vẫn bị bắt bớ giam cầm, không biết đến bao giờ mới chấm dứt.

Đọc bài viết này tôi lại nhớ đến bài viết rất ngắn mà tôi đã viết khi đọc qua (Bên Thắng Cuộc)

Tôi đọc tác phẩm (Bên thắng cuộc) của tác giả Huy Đức. Tác giả có nói đến một bài thơ của nhà thơ Tô thùy Yên, trong đoạn viết về tâm trạng của những ngụy quân, sau năm tháng tập trung cải tạo được cho về nhà 

Tô Thùy Yên đã viết:

Ta về cúi mái đầu sương điểm
Nghe nặng từ tâm lượng đất trời.
Cám ơn hoa đã vì ta nở
Thế giới vui từ mỗi lẻ loi.

Ta về như lá rơi về cội
Bếp lửa nhân quần ấm tối nay
Chút rượu hồng đây xin rưới xuống
Giải oan cho cuộc bể dâu này.
T.TH.Yên

Đọc qua ý bài thơ, tôi nhận thấy tác giả đã thuận theo ý trời và muốn giải oan cho cuộc bể dâu này. Muốn quên đi tất cả những khổ đau mà (Bên thắng cuộc) đã áp đặt cho bên thua cuộc.
Tôi chợt nhớ lại năm 1983 sau tám năm tù, được thả cho về nhà. Trong thời gian này tôi có viết một số bài thơ để nói lên những tâm trạng mà tôi đã cảm nhận được trong xã hội Cộng Sản Việt Nam. 
Trong số những bài này, có một bài thơ rất gần gũi với bài thơ của Tô thùy Yên, nhưng tôi ghi lại với một tâm trạng khác hẳn với ý của ông. 
(Nhà thơ Tô Thùy Yên cũng là người anh tôi rất kính mến. Ông đã ở tù chung một đội với tôi tại trại 6, huyện Thanh Chương tỉnh Nghệ Tĩnh) 
Sau đây là bài thơ (Ta về), tôi đã viết.
Ta về

Ta về giữa phố người xa lạ
Nghe hồn nặng trĩu nỗi xót xa
Tám năm biệt, xứ ngày trở lại
Tàn tạ kiếp người trận phong ba.

Ta về, Mẹ mừng rơi nước mắt
Em thì ngơ ngác nhận không ra.
Đêm nay bếp ấm khơi thêm lửa
Chó ánh hồng lên sáng cả nhà.

AET. Lê Tuấn, "tâm trạng sau tám năm tù trở vế nhà năm 1983"


Xin mời các bạn đọc qua bài viết
image
Mùa xuân là mùa sum vầy nhưng những nhà hoạt động đang bị cầm tù không có được niềm vui như bao người
Mùa xuân sắp về, hãy nghĩ đến những người đang phải sống trong vòng lao lý chỉ vì dám lên tiếng cho một Việt Nam tươi sáng và dân chủ hơn.

Hôm nay 21/1, cũng là ngày 12 tháng Chạp. Vậy là chỉ mươi ngày nữa là Tết đến.
Mở News Feed trên Facebook, tôi bỗng bùi ngùi khi tình cờ đọc được những dòng status của một phụ nữ.

movie love fantasy books story
Cô ấy viết: “Tết này với anh sẽ là một cái Tết đặc biệt nhất từ trước tới nay vì đây là lần đầu tiên anh phải đón Tết xa nhà. Theo như 24 năm kinh nghiệm của em, cảm giác vào đêm giao thừa là sẽ rất nhớ cha mẹ, gia đình; rất thèm cảm giác được quây quần bên bếp lửa đỏ chờ nồi bánh chưng; cùng các em chạy ra sân coi pháo hoa rực trời từ nhiều phía…

Nhưng em nghĩ, thời gian này đối với anh là những trải nghiệm quý giá! anh sẽ có thêm những người bạn mới, sẽ nhận ra được có rất nhiều người quan tâm và hết lòng vì anh; Trong đó lại càng rảnh rỗi để anh suy nghĩ thêm về những đúng sai và định hướng đúng đắn cho tương lai của mình. Vậy một cái tết là một đánh đổi quá hời phải không anh? Em tin lúc anh về, mọi người sẽ càng nhớ hơn về anh, một con người điềm tĩnh, chính trực. Em tự hào về anh!”
Inline image 2
Người viết status này là em gái của Nguyễn Viết Dũng, tức Dũng Phi Hổ, thanh niên mặc quân phục Việt Nam Cộng hòa bị tuyên 15 tháng tù trong phiên tòa ở Hà Nội tháng 12/2015.
Inline image 1
Thời điểm ấy, luật sư Võ An Đôn, một trong bốn luật sư tham gia bào chữa cho Dũng nói: "Tuy bản án nhẹ nếu xét theo Điều 245, nhưng rõ ràng rất oan cho bị cáo vì có hàng trăm người tham gia tuần hành bảo vệ cây xanh Hà Nội nhưng chỉ mình ông Dũng bị truy tố."
Luật sư cũng nhận định:“Thường thì trong những phiên tòa có yếu tố chính trị, bản án có sự chỉ đạo của các cơ quan liên ngành”.

image
Cũng trên mạng xã hội, hôm 20/1, gia đình của nhà hoạt động Trần Huỳnh Duy Thức vừa đánh dấu sáu năm ngày diễn ra phiên tòa xét xử ông.

Với bản án 16 năm tù, như vậy ông Thức còn phải chịu những ngày dài sau chấn song như một hệ lụy của các bài viết cổ vũ cho nhân quyền và dân chủ.

Hai nhân vật trên không phải là ngoại lệ, danh sách những người xuân này không về còn có Đinh Nguyên Kha, Bùi Thị Minh Hằng, nhạc sĩ Trần Vũ Anh Bình và gần đây nhất là luật sư Nguyễn Văn Đài cùng cộng sự Lê Thu Hà…

Trên Facebook, có người nhẩm tính Đinh Nguyên Kha đã nếm trả hơn 1.000 ngày tù (bị bắt 11/10/2012), Đặng Xuân Diệu hơn 1.603 ngày (27/8/2011).


Thời gian qua, một số tổ chức nhân quyền đã lên tiếng yêu cầu trả tự do cho những người này nhưng chính quyền chưa có động thái phản hồi. Không loại trừ khả năng ai đó trong số họ may mắn được ‘đặc xá nhân đạo’ dịp Tết Bính Thân này.

image
Nhà hoạt động Trần Huỳnh Duy Thức còn 10 năm tù trước mắt

Mong ngày về giữa mùa xuân

Khi nghĩ về những người chấp nhận đánh đổi tự do cá nhân cho một nước Việt tươi sáng và dân chủ hơn, tôi cũng cảm kích vì người thân của họ cũng ngoan cường không kém con/em/chồng/vợ mình.
Như hôm tôi gọi về Mỹ Tho hỏi chuyện bà Chung Thị Thu Vân, mẹ nhạc sĩ Việt Khang mãn hạn 4 năm tù tháng 12/2015.

image
Bà nói: "Việt Khang vẫn là niềm tự hào của gia đình. Tôi luôn tôn trọng mọi quyết định của con trai vì biết những điều Khang làm là đúng và có suy xét".

Mãi đến xuân năm nay, Việt Nam mới cấp phép cho ca khúc ‘Ly rượu mừng’ của nhạc sĩ Phạm Đình Chương được phổ biến trở lại.

Bao giờ thì đến bài ‘Xuân này con không về’ của Trịnh Lâm Ngân (tên chung của các nhạc sĩ Trần Trịnh, Lâm Đệ và Nhật Ngân)?

“Chắc không có cửa cho bài hát này”, một nhà sản xuất băng đĩa tại TP. Hồ Chí Minh quả quyết với tôi qua điện thoại.

Là vì bài này là ‘nhạc lính’ và gắn liền với tên tuổi của ca sĩ Duy Khánh.

image
Vậy thì bao giờ thì những nhà hoạt động kể trên có được ngày về giữa mùa xuân?

Liệu câu trả lời có đến từ thái độ và sự quan tâm của mỗi người trong chúng ta trước thời cuộc?

Ben Ngô.

Xuân này con không về (nhạc sĩ Trịnh Lâm Ngân)
https://www.youtube.com/watch?v=LjA_DcELbDQ

Hoàng Sa . Trường Sa Vùng trời hải đảo

Sau 42 năm (1974-2016) Vào ngày 19/01/1974, chính quyền Trung Cộng đã nổ súng xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa và giết hại 74 chiến sĩ Việt Nam Cộng Hoà đang bảo vệ mảnh đất thiêng liêng đó của Tổ quốc. Người dân đã không còn sợ cộng sản, họ đã hiên ngang tổ chức lễ tưởng niệm các chiến sĩ Hải Quân Việt Nam Công Hòa đã tử chiến với quân Trung cộng để bảo vệ Tổ Quốc VN.

Nhục nhã thay 1958, thủ tướng của cộng sản bắc việt là Phạm Văn Đồng đã ký công hàm thừa nhận Hoàng Sa thuộc chủ quyền Trung Cộng. Vào thời điểm 1974 khi trận hải chiến xẩy ra, dường như bộ chính trị đảng cộng sản Việt Cộng còn rất vui khi Trung Cộng chiếm đóng Hoàng Sa.


Inline image 3
Inline image 2

Tưởng niệm 74 chiến sĩ Hải Quân VNCH 
đã hy sinh để bảo vệ Tổ Quốc Việt Nam.


Hoàng Sa . Trường Sa
Vùng trời hải đảo


Đâm bút sắt vào vùng trời phương Bắc
Chấm vào Quảng Ninh kéo tận xuống Cà Mau
Sóng Việt Nam cuồn cuộn phủ lên đầu
Lũ giặc Tầu xâm lăng nơi hải đảo
Đâm bút sắt vào biển đông yên ngủ
Thái Bình Dương vùng dậy sóng gầm lên
Ngọn Nam phong ào ạt sóng vươn cao
Hồn Việt Nam kiêu hãnh với tự hào.

Đâm bút sắt về Hoàng Sa Tổ Quốc
Khoanh một vùng ôm giũ lấy Trường Sa
Đánh cho tan Tầu Cộng đã manh nha
Đang huênh hoang liếm láp với lưỡi bò
Đâm thật mạnh cho Biển Đông thức giấc
Ngọn sóng thần cuồn cuộn hướng lên cao
Trời Biển Đông giận giữ với sóng gào
Quét cho sạch lũ giặc Tầu Trung Cộng.

Đâm bút sắt vào trang Anh Hùng sử
Chống ngoại xâm gìn giữ lấy non sông
Trần Hưng Đạo người Anh Hùng bất tử
Bạch Đằng Giang hải chiến với quân Tầu
Biển gầm thét lũ giặc Tầu xâm lấn
Máu nhuộm hồng một vùng đảo xa xăm
Bao chiến sĩ, Hạm đội của đời sau
Đã hy sinh nơi Hoàng Sa Hải Đảo.

Một ngàn năm giặc Tầu xâm chiếm
Một ngàn năm bất khuất của Việt Nam
Rừng núi linh thiêng, nỗi đau chưa dứt
Giặc Tầu Cộng  xâm chiếm nước Nam ta
Ải Nam Quan đã rơi vào tay giặc
Thác Bản Dốc uất nghẹn phải chia ly
Hồn thiêng sông núi, đem phân chia lại
Bọn giặc Tầu, bức tử đám Cộng nô.

Đâm bút sắt vào tận mặt quân thù
Cho họ thấy cái hào hùng dân Việt
Bốn ngàn năm cuồn cuộn dòng máu Việt
Đánh tan tành bao cuồng vọng xâm lăng
Ngọn Bắc phong lật tung trang chiến sử
Người Việt Nam im lặng đứng nhìn theo
Dòng bất khuất hào hùng ngày nào đó
Sao không vùng lên đập nát bọn nô vong.

LT
(Bút sắc là biểu tượng cho sức mạnh của báo chí của văn học)
Thân tặng Văn Thơ Lạc Việt



19-01-2016
Tường thuật Lễ tưởng niệm Anh linh 74 tử sĩ Hoàng Sa

Sáng nay, khoảng 200 người dân Hà Nội theo lời thông báo của No U Hà Nội đã mang hương, hoa tới chân tượng đài Lý Thái Tổ, Hồ Gươm để tưởng niệm anh linh của 74 Anh hùng Liệt sỹ của Quân đội Việt Nam Cộng Hòa đã hy sinh tại trận Hải chiến Hoàng Sa ngày 19 tháng 1 năm 1974 – 42 năm trước.

Vào ngày 19/01/1974, chính quyền Trung Cộng đã nổ súng xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa và giết hại 74 chiến sĩ Việt Nam Cộng Hoà đang bảo vệ mảnh đất thiêng liêng đó của Tổ quốc.
Cho đến ngày hôm nay, điều đó vẫn không thay đổi. Trung Cộng vẫn tiếp tục chiếm đóng, xâm lấn biển đảo và giết hại, áp bức đồng bào ta. Chính quyền cộng sản Trung Quốc ngày càng bộc lộ rõ nó là kẻ thù trực tiếp, nguy hiểm nhất tới hoà bình và sự phát triển của dân tộc Việt Nam.
Hà Nội đã cử một lực lượng an ninh vừa phải tới hiện trường để giám sát buổi lễ. Một số nhân viên an ninh quay phim ghi lại những hình ảnh của bà con. 
Không có dư luận viên nào được điều tới để phá đám. Tất cả các nhân viên an ninh có mặt không hề có bất cứ một động thái nào ngăn cản, đàn áp, hoặc đe dọa nhóm người tham gia lễ tưởng niệm.
Tất cả các hoạt động trong dự kiến của anh chị em No U đều được thực hiện trọn vẹn. 

Anh Lã Việt Dũng – thay mặt anh chị em đọc Diễn văn tưởng niệm nhớ 74 tử sĩ Việt Nam Cộng Hòa đã hy sinh tại Hoàng Sa 42 năm trước:

Kính thưa anh chị em cô bác! 

Cách đây đúng 42 năm – ngày 19/01/1974 – chính quyền cộng sản Trung Quốc đã nổ súng xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa, giết hại 74 quân nhân Việt Nam Cộng Hoà, những người đã chiến đấu đến hơi thở cuối cùng để bảo vệ Tổ quốc. 

Hôm nay, trong giờ phút linh thiêng, xúc động này, chúng ta có mặt ở đây để tưởng nhớ và tôn vinh những người con thân yêu của Tổ quốc đã hi sinh thân mình để bảo vệ mảnh đất cha ông. Chúc các anh yên nghỉ nơi biển sâu sóng dữ, chúc cho gia đình, người thân các anh được ấm no, hạnh phúc, được tôn trọng và thừa nhận trong lòng nhân dân Việt Nam! 

Kính thưa anh chị em cô bác! Lịch sử luôn công bằng và không dễ bị bóp méo bởi những luận điệu xuyên tạc. Sự thật rõ ràng là các anh, 74 quân nhân Việt Nam Cộng Hoà, đã anh dũng chiến đấu đến hơi thở cuối cùng, không một ai bỏ chạy hay đầu hàng trước quân thù mà giờ đây nhiều kẻ đang gọi là bạn, là đồng chí. Nhưng cũng chính vì lẽ đó mà sự hi sinh của các anh bị rơi vào quên lãng, thậm chí bị xúc phạm cho đến tận hôm nay. Vì vậy, việc chúng ta có mặt ở đây để thắp một nén hương tưởng nhớ các anh là một sự tri ân, một sự khẳng định người dân Việt Nam không bao giờ quên công ơn, xương máu của các anh, cũng như không bao giờ quên mảnh đất biển đảo Hoàng Sa, Trường Sa thân yêu đang nằm trong tay giặc. 

Kính thưa anh chị em cô bác! Chúng ta, người dân Việt Nam, không ghét bỏ hay hận thù nhân dân Trung Quốc; nhưng chúng ta có trách nhiệm phải khẳng định, phải lên tiếng rằng chính chính quyền cộng sản Trung Quốc là kẻ thù trực tiếp, nguy hiểm nhất tới hoà bình và sự phát triển của nhân dân Việt Nam. Từ khi xâm chiếm Hoàng Sa đến nay, Trung Cộng không ngừng dùng mọi biện pháp xâm lấn, chiếm đóng, chia rẽ, mua chuộc, áp đặt tư tưởng lên nhân dân Việt Nam dù bằng chiến tranh hay dưới vỏ bọc hoà bình, hữu nghị. Họ không phải là bạn bè, càng không phải là đồng chí. Không có đồng chí nào lại liên tiếp gây chiến từ Hoàng Sa 1974, biên giới phía Bắc 1979 đến Gạc Ma – Trường Sa 1988; không có bạn bè nào ngang nhiên cắm giàn khoan thăm dò dầu khí vào lãnh thổ người khác; càng không có cái hữu nghị nào trước kẻ thù luôn tìm cách lũng đoạn kinh tế, chính trị và tuồn hàng hoá, thực phẩm độc hại vào đất nước Việt Nam bằng vỏ bọc hợp tác, hoà bình. 

Kính thưa anh chị em cô bác! Chúng tôi tin rằng phần lớn người dân Việt Nam ngày nay đã thức tỉnh trước hiểm hoạ Trung Quốc, ngoại trừ một số kẻ nhắm mắt làm ngơ để giữ quyền lực và trục lợi. Những kẻ đó, một mặt che dấu, xuyên tạc lịch sử, một mặt tiếp tay cho sự lũng đoạn, đô hộ của Trung Cộng bằng cách tiêu diệt sự tự do, quyền làm chủ của nhân dân Việt Nam, tìm cách ngăn cản đất nước Việt Nam phát triển vững mạnh. Vì vậy, việc chúng ta ở đây hôm nay có một ý nghĩa quan trọng, lớn lao. Đó là sự khẳng định chúng ta có quyền tự do hội họp, tự do ngôn luận, tự do tưởng nhớ những người con đã hi sinh xương máu để bảo vệ Tổ quốc; và chúng ta không sợ sự đàn áp của bất cứ thế lực nào! 

Thay mặt anh em No-U, tôi xin chân thành cảm ơn anh chị em cô bác đã đến đây hôm nay!

Hoàng Sa – Việt Nam!
Trường Sa – Việt Nam! 
Đả đảo Trung Quốc xâm lược!

Những hình ảnh người dân Hà Nội trong lễ tưởng niệm những anh lin chiến sĩ
Hải Quân VNCH đã hy sinh bào vệ Tổ Quốc (Hoàng Sa và Trường Sa)


alt

alt

alt

alt

alt

alt

alt

alt

alt

alt

alt

alt

alt

alt

alt

alt

alt

alt

alt

alt

alt

alt

alt