Tìm kiếm Blog này

Thứ Tư, 19 tháng 8, 2015

Nước Mỹ và những tượng đài

Dư luận tại VN đang bàn tán về xây dựng tượng đài hàng ngàn tỷ về nhân vật (họ Hồ)
Việt Nam nên nhìn vào cách làm của nước Mỹ về những tượng đài, để thấy mọi sự do dân, vì dân thực chất ra sao.

Nước Mỹ và những tượng đài

http://baomai.blogspot.com/
Việt Nam nên nhìn vào cách làm của nước Mỹ về những tượng đài, để thấy cái sự do dân, vì dân thực chất ra sao. Ở đây là lòng dân tự giác vì họ nhận thức và thực sự muốn tôn vinh những nhân vật lịch sử, những vĩ nhân của nước Mỹ. Nó rất khác với việc “XH hóa” kiểu… ép dân đóng góp. KD

***

image
Đài tưởng niệm George Washington
Nếu ai hỏi về tượng đài nước Mỹ, có thể nói ngắn gọn, nhà nước đóng góp rất ít, người dân tự nguyện đóng góp nhiều, vì chính họ mới là người đánh giá nhân vật nào khả kính mang lại giá trị chung khi họ “rút hầu bao”.

http://baomai.blogspot.com/

Du khách tới thăm Washington DC cách hàng chục km đã nhìn thấy bút chì cao vút giữa trời xanh. Đó là đài tưởng niệm George Washington, vị tổng thống đầu tiên của nước Mỹ (1732-1799), được mệnh danh “first in war, first in peace, and first in the hearts of his countrymen – đầu tiên tham chiến, đầu tiên mang lại hòa bình và đầu tiên được nằm trong tim dân tộc”.

Bút chì Washington

Ông được coi là cha đẻ của nước Mỹ nên tượng đài của ông được dựng ở nhiều nơi. Tuy nhiên, tiền của đều do các tổ chức tư nhân kêu gọi đóng góp. Quốc hội Hoa Kỳ đóng góp bằng cách… “hiến” miếng đất.

image
Khởi công vào năm 1848, đài tưởng niệm Washington cao 169 m, xây bằng đá cẩm thạch, do Robert Mills thiết kế, một kiến trúc sư nổi tiếng nhất thời đó. Nhưng công việc bị ngưng cho tới năm 1884 mới tiếp tục sau 30 năm gián đoạn. Đây là tượng đài xây cao nhất thế giới.

Từ năm 1832 nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh Washington, một nhóm công dân thành lập ra Hiệp hội tượng đài Washington nhằm gây quĩ trong dân chúng để xây công trình này. Sau 04 năm họ thu được 28.000 đô la (16,5 triệu) từ sự đóng góp tự nguyện và bắt đầu công bố cuộc thi thiết kế tượng đài.  

image
Đài tưởng niệm George Washington phản chiếu bên hồ
Ban điều hành của Hiệp hội tượng đài công bố, tượng đài hiện đại giống như hình ảnh của Washington, chưa từng có trên thế giới, thể hiện sự yêu tự do và yêu nước của nhân dân, tạo ra sự ngưỡng mộ đối với ai nhìn thấy và bắt buộc dùng toàn nguyên liệu Mỹ, đó là đá granite và marble cũng như tiền của do các tiểu bang đóng góp.

Cuối cùng Robert Mills, kiến trúc sư từ Baltimore (tiểu bang Maryland), đã thắng cuộc với hiểu biết sâu sắc kiến trúc thủ đô Hoa Kỳ, dùng một cột cao bốn cạnh với chân đế phẳng, phía trong là 30 tượng các anh hùng của cuộc cách mạng Hoa Kỳ.

image
Robert Mills (1781 - 1855)
Robert Mills dự toán 01 triệu đô la cho công trình này, tương đương nửa tỷ đô la thời giá hiện nay. Dù mới có 87.000 đô la trong túi nhưng ban điều hành vẫn cho xây tượng đài với hy vọng dân chúng nhìn thấy  qui mô sẽ đóng góp thêm.

Công việc phải ngưng lại do thiếu vốn và tới 30 năm sau mới tiếp tục bởi chính phủ hay quốc hội Hoa Kỳ không cấp vốn ngân sách. Tiền của xây dựng do tư nhân đóng góp.

Hàng năm có hàng triệu du khách tới thăm Washington DC không thể bỏ qua địa điểm nổi danh này. Vé vào cửa phải đặt trước trên mạng và nhiều khi phải xếp hàng dài để lên đỉnh tháp.

Phong thủy kiểu Mỹ trong đền đài

image
Trong khu National Mall còn có hai nhà tưởng niệm Abraham Lincoln và Thomas Jefferson, một tổng thống nổi danh trong nội chiến và một người viết Tuyên ngôn Độc lập Hoa Kỳ. Hai nhà tưởng niệm này dùng tiền do Quốc hội Mỹ cấp. Đây cũng là một trong những kiến trúc đẹp nhất nước Mỹ và hàng năm có tới 5-6 triệu người tới thăm.

image
National Mall có hệ thống bảo tàng, nhà tưởng niệm, tượng đài được thiết kế khoa học, có tính đến phong thủy chính trị. Một đầu là nhà tưởng niệm Tổng thống Lincoln, đầu kia nhà Quốc hội. Ở giữa là tượng đài Washington, gần đó có nhà tưởng niệm Tổng thống Jefferson nhìn ra hồ Tidal Basin.

Mắt của tượng Lincoln ở phía cuối National Mall nhìn thẳng vào cơ quan lập pháp cách đó khoảng 03km. Còn tượng Jefferson bên hồ Tidal Basin có đôi mắt “chiếu tướng” Nhà Trắng, cơ quan hành pháp Hoa Kỳ. Nơi giao ánh mắt của “hai cụ” chính là tòa tháp bút chì Washington biểu tượng cho nền dân chủ vĩnh cửu của nước Mỹ.

Tuy ở thế giới bên kia, Lincoln và Jefferson vẫn theo dõi Chính phủ và Quốc hội làm gì để báo cáo với tổng thống đầu tiên George Washington đang ngồi trên nóc…bút chì. Người ta gọi đó là con mắt của dư luận, theo dõi mấy nhánh quyền lực “vì nước vì dân” hoạt động như thế nào.

image
Đêm trăng tròn trên Thành phố WashingtonD.C., soi sáng đài tưởng niệm Lincoln Memorial (phía trước), đài tưởng niệm Washington Memorial (ở giữa), và Tòa nhà Quốc hội Mỹ (phía sau).

Từ tuyên ngôn độc lập tới nhân quyền đều có tượng

Đối diện với nhà tưởng niệm Jefferson, nơi TBT Nguyễn Phú Trọng khi thăm Hoa Kỳ đã dừng chân để ngắm người viết Tuyên ngôn Độc lập và được cụ Hồ Chí Minh trích dẫn trong Tuyên ngôn Độc lập năm 1945, là tượng đài Martin Luther King, người hoạt động nhân quyền nổi tiếng của nước Mỹ, đấu tranh cho quyền bình đẳng của người da đen tại quốc gia đa sắc tộc này.

http://baomai.blogspot.com/
Năm 1968, ngay sau khi ML King bị ám sát, tổ thứ Alpha Phi Alpha đã có chiến dịch muốn dựng tượng ông. Cho tới năm 1986, ngày sinh của King chính thức được coi là ngày lễ Hoa Kỳ thì việc dựng tượng mới được suôn sẻ. Chi phí dự tính là 120 triệu đô la.

Việc gây quĩ trong dân chúng được tiến hành từ tháng 8-2008, chỉ trong 04 tháng đã thu được 108 triệu đô la bao gồm cả quĩ Bill and Melinda Gates Foundation, Walt Disney, nhà làm phim George Lucas. Quốc hội Hoa Kỳ có dùng tiền thuế của dân để đóng góp 10 triệu đô la.

Công việc xây dựng bắt đầu vào tháng 12-2009 và hoàn thành gần 02 năm sau đó (10-2011). ML King đứng trên một phiến đá lớn gọi là “Stone of hope – Viên đá hy vọng” nói về tương lai tươi sáng của người da đen do ML King và các cộng sự vì nhân quyền đã mang lại sự bình đẳng cho gần 50 triệu người có nguồn gốc châu Phi hiện sống tại Mỹ.

Hướng mắt M.L. King nhìn thẳng về phía Jefferson ý như nhắc lại câu nói nổi tiếng của vị cha đẻ của Tuyên ngôn: “Mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng…”. Một điều thú vị là nhà tưởng niệm Jefferson khi dựng xong năm 1943 đề trên cửa ra vào “White Only – chỉ dành cho người da trắng”. Nhưng sau 30 năm thì tượng người đấu tranh cho công bằng mầu da được dựng lên đối diện với tượng Jefferson. Mới hay vật đổi sao dời.

image
Tượng Martin Luther King

Nước Mỹ và những tượng đài do dân và vì dân

Đi thăm nhiều nơi, chỉ cần xung quanh Washington DC cũng thấy nhiều điều thú vị do dân Mỹ tự làm.
Hiện nay nhà ở của Jefferson tại Charlottesville và Washington tại Mount Vernon do tư nhân quản lý, không dùng chút gì tới tiền thuế của nhân dân. Một khu tượng đài của Washington bên Alexandria (Virginia) cũng do quĩ tư nhân quản lý. Đây là những nơi ưa thích của du khách dù vé vào không rẻ.

image
Ven theo hồ Tidal Basin chút nữa về phía đông có khu tưởng niệm Franklin Delano Roosevelt, người đóng góp lớn trong chiến thắng của đồng minh trong thế chiến thứ 2. Điều đặc biệt vị tổng thống này ngồi trên xe lăn. Khu tượng đài khi xây dựng không có hình ảnh này, nhưng Hiệp hội người khuyết tật đã tự gây quĩ được 1,65 triệu đô la và cuối cùng trong 2 năm, tới tháng 1-2001 tượng vị tổng thống trên xe lăn được khánh thành.

Trước cửa Nhà Trắng trong công viên Lafayette có 4 bức tượng do nhân dân Đức, Pháp và Ba Lan đóng góp tiền và gửi tặng. Bức tường đá hoa cương nổi tiếng về chiến tranh Việt Nam tại National Mall cũng do hội cựu binh Mỹ gây quĩ, quốc hội chỉ cấp cho mỗi miếng đất và cấp phép xây dựng.

Tượng thần Tự do ở New York do người Pháp tặng Hoa Kỳ. Kể ra còn rất nhiều tượng đài, nhà tưởng niệm do dân chúng đóng góp, không hề dùng tới ngân sách nhà nước vì đó là tiền thuế của dân.

Nếu ai hỏi về tượng đài nước Mỹ, có thể nói ngắn gọn, nhà nước đóng góp rất ít, người dân tự nguyện đóng góp nhiều, vì chính họ mới là người đánh giá nhân vật nào khả kính mang lại giá trị chung khi họ rút hầu bao.

image
Có người nói đùa, bên Mỹ mà chính khách lấy tiền thuế xây đền đài thì về nhà đuổi gà cho vợ. Không hiểu thực hư thế nào, nhưng chuyện tư nhân hơn nhà nước là có thật tại xứ cờ hoa, ít nhất trong chuyện xây đền đài. Mà giá trị kiến trúc, lịch sử, tư tưởng kể cả du lịch thì không thể cân đo đong đếm.



Hiệu Minh

http://baomai.blogspot.com/

Mỹ không nói suông với Trung Cộng!

Hoa Kỳ liên tiếp tăng cường thêm những vũ khí hiện đại trên các căn cứ quân sự tại biển đông 
Điàu này chứng tỏ Mỹ đã không nói suông và sẵn sàng hành động trước một Trung Cộng đầy toan tính.

Mỹ không nói suông với Trung Cộng!

http://baomai.blogspot.com/
Liên tiếp dàn dựng nhiều vũ khí hạng nặng quanh Biển Đông cho thấy, Mỹ đã không nói suông và sẵn sàng hành động trước một Trung Cộng đầy toan tính.

http://baomai.blogspot.com/
Chẳng hạn máy bay ném bom B-2 có thể bay liên tục 12.000 km mà không cần tiếp thêm nhiên liệu, có thể mang theo vài chục quả bom dẫn đường chính xác hoặc 8 tên lửa hành trình. Ngoài ra, máy bay ném bom mới B-3 đang được quân đội Mỹ phát triển, cũng có thể sẽ được điều đến Guam.

image
Dựa vào tính năng tàng hình và khả năng tuần tra siêu âm của F-22, dưới sự chi viện của máy bay tiếp dầu, F-22 có thể xuyên thẳng trung tâm lục địa châu Á, thực hiện nhiệm vụ của hệ thống tấn công phòng không, trung tâm chỉ huy và trung tâm chính trị. Ngoài F-22, ba loại máy bay ném bom chiến lược của quân Mỹ gồm B-52, B-1B, B-2 hiện nay đều được bố trí tại căn cứ Không quân Andersen trên đảo Guam. Máy bay ném bom chiến lược với khả năng tấn công tầm xa luôn là vũ khí tác chiến lợi hại quan trọng của Quân đội Mỹ.

http://baomai.blogspot.com/
Việc quyết định triển khai loạt vũ khí hiện đại đến châu Á - Thái Bình Dương là nằm trong chiến lược xoay trục của Quân đội Mỹ. Ngay từ tháng 1/2011, Không quân Mỹ thông báo 15 máy bay tàng hình siêu âm F-22 sẽ được triển khai tạm thời tại căn cứ Kadena ở tỉnh Okinawa, Nhật Bản.

http://baomai.blogspot.com/
Kể từ năm 2007 đến nay, đây là lần thứ 5 quân đội Mỹ bố trí tạm thời máy bay F-22 tại Okinawa.

http://baomai.blogspot.com/
Các nhà phân tích cho rằng, máy bay ném bom chiến lược và máy bay chiến đấu F-22 đồng thời hiện diện tại khu vực Tây Thái Bình Dương sẽ tăng cường rất lớn cho quân Mỹ khả năng can dự nhanh đối với các vấn đề của châu Á-Thái Bình Dương.

image
Cuối tháng 9/2010, quân cảng Apra ở Guam đã đón tiếp một "bảo kiếm” trong đội ngũ tàu ngầm nguyên tử của hải quân Mỹ, đó là tàu ngầm tấn công nguyên tử tiên tiến nhất "Hawaii" lớp Virginia. Với sức mạnh Mỹ đã và đang triển khai đến châu Á - Thái Bình Dương đã tạo nên sức mạnh đủ lớn để có thể răn đe đối phương.

image
Năm 2008, tàu ngầm nguyên tử trang bị tên lửa hành trình "Ohio" của Mỹ cũng được kéo vào quân cảng Apra. Là tàu ngầm được trang bị nhiều tên lửa hành trình nhất thế giới, tàu ngầm "Ohio" có thể được trang bị 154 quả tên lửa hành trình "Tomahawk", khả năng tấn công chỉ đứng sau hạm đội tàu sân bay.

image
Ngoài các chiến đấu cơ, Mỹ còn bố trí nhiều tàu ngầm tấn công chạy bằng năng lượng hạt nhân tại khu vực Đông Á, đã tạo ra thế bao vây ngăn chặn Hải quân Trung Cộng tiến ra Thái Bình Dương. Ngay từ năm 2001, quân đội Mỹ đã thành lập Trung đội tàu ngầm số 15 tại căn cứ hải quân Apra trên đảo Guam, tiếp theo đó trang bị 3 tàu ngầm tấn công nguyên tử "Los Angeles", chúng luôn có khả năng rình rập xung quanh Eo biển Đài Loan, tiến hành do thám dưới nước.

image
Theo thống kê của tờ The Aviationist, kể từ năm 2004, Mỹ đã duy trì hoạt động của một phi đội máy bay ném bom tại Căn cứ Không quân Andersen trên đảo Guam với sự góp mặt của các máy bay ném bom B-1 và B-52. Và B-2 hiện được đánh giá là máy bay ném bom hiện đại nhất của Không quân Mỹ.

image
Dù Mỹ không cho công bố chi tiết về thời gian huấn luyện nhưng khả năng các máy bay ném bom B-2 đang tham gia tập trận tại đảo Guam. Trước đó, hồi đầu tháng 8/2014, Mỹ cũng đã cử 3 chiếc B-2 từ Căn cứ Không quân Whiteman tới đảo Guam để tham gia sứ mệnh huấn luyện.

image
Tạp chí National Interest (Mỹ) ngày 10/8 cho biết, Bộ Chỉ huy tấn công toàn cầu của Không quân Mỹ cho hay: "3 chiếc máy bay ném bom B-2 tại Căn cứ Không quân Whiteman ở Missouri, đã được triển khai tới Căn cứ Không quân Andersen trên đảo Guam từ ngày 7/8, để tham gia chương trình huấn luyện tại khu vực Thái Bình Dương", đại diện Không quân Mỹ nói và cho biết thêm: "Việc điều động các máy bay B-2 đi huấn luyện lần này nhằm thể hiện lời cam kết của Mỹ thường xuyên triển khai các máy bay ném bom chiến lược hoạt động khắp khu vực châu Á – Thái Bình Dương".

Không chỉ tăng cường trang bị hạng nặng đến đảo Guam, đầu tháng 8/2015, Mỹ cũng đã quyết định triển khai 2 máy bay ném bom B-52 đến Australia với mục đích gửi thông điệp đến Úc và các đồng minh, đối tác ở Đông Nam Á rằng Mỹ sẵn sàng và có khả năng hỗ trợ họ.

http://baomai.blogspot.com/
Hai chiếc tàu quét mìn lớp Avenger mới, USS Pioneer và USS Chief, được trang bị các hệ thống định vị dưới nước (sensor) cực đại. Tàu có chiều dài 68m, trọng lượng giãn nước 1.312 tấn và tốc độ 22 km/h. Theo tuyên bố của Lầu Năm Góc, bốn tàu chiến đấu tuần dương sẽ được triển khai tới đây từ năm 2017. Và tới năm 2018, tàu khu trục hiện đại lớp Zumwalt sẽ bắt đầu vận hành ở Thái Bình Dương”.

http://baomai.blogspot.com/
Không phải bây giờ Mỹ mới tăng cường lực lượng cho châu Á - Thái Bình Dương mà ngay từ giữa năm 2014, Mỹ đã triển khai hai chiếc tàu quét mìn USS Pioneer (MCM 9) và USS Chief (MCM 14) đến căn cứ ở Sasebo, Nhật Bản. Nguồn tin từ Hải quân Mỹ cho biết, 2 chiếc tàu này sẽ thuộc một phần của lực lượng hải quân triển khai tiền phương và thuộc biên chế của Phi đội quét mìn số 7, thay thế cho 2 tàu quét mìn USS Avenger (MCM 1) và USS Defender (MCM 2) đã được triển khai tới đây từ năm 2009.

image
Động thái mới của Mỹ nhằm chứng minh cho Trung Cộng thấy khả năng cơ động, tiếp cận toàn cầu của quân đội Mỹ khi tình hình Biển Đông leo thang vì chiến dịch bồi lấp, xây dựng, quân sự hóa đảo nhân tạo mà Trung Cộng tiến hành bất hợp pháp. Nói về sự kiện này, Đô đốc Hải quân Mỹ Cecil Haney D bình luận: "Những chuyến bay này là một trong nhiều cách để Mỹ thực hiện cam kết đối với khu vực châu Á - Thái Bình Dương hòa bình và ổn định".



Đất Việt

http://baomai.blogspot.com/

Thứ Ba, 18 tháng 8, 2015

Mỹ phản công đánh Nga Tàu

Peter Warren Singer và August Cole 
đã viết quyển sách với tựa đề «Hạm đội ma, câu chuyện của Thế chiến lần tới».
Hai tác giả là hai chuyên gia quốc phòng từng là cố vấn của Lầu Năm Góc và cựu phóng viên chuyên trách của Wall Street Journal, đã từng viết ra tác phẩm đầu tiên là «Ghost Fleet» (Hạm Đội Ma).
Đây là nội dung một cuốn sách vừa xuất bản ở Mỹ được tờ báo lớn của Pháp là Le Figaro phân tích và RFI điểm báo rất công phu.
Thế Giới Đại Chiến lần thứ ba, Nga hậu CS và Tàu hiện CS tấn công Mỹ trước như Đức Nhật đánh Mỹ trước trong Thế Chiến 2. Mỹ phản công đánh lại Nga Tàu trong Thế Chiến 3.

Mỹ phản công đánh Nga Tàu

http://baomai.blogspot.com/
Thế Giới Đại Chiến Lần Thứ Ba xảy ra khi Mỹ phản công đánh lại Nga hậu CS kết hợp với Tàu hiện CS đánh Mỹ ở Á châu Thái Bình dương. Đây là nội dung một cuốn sách vừa xuất bản ở Mỹ được tờ báo lớn của Pháp là Le Figaro phân tích và RFI điểm báo rất công phu.

Tác phẩm này nhan đề «Hạm đội ma, câu chuyện của Thế chiến lần tới», bề ngoài có vẽ là sách viễn tưởng, nhưng nội dung bên trong như chuyện thật tất yếu phải xảy ra như hậu quả của tình hình căng thẳng như dây đờn của Chiến Tranh Lạnh tái phát. Giữa Mỹ và Liên Âu ở Đông Âu chống hành động Nga xâm lấn bán đảo Crimea và các thành phố phía đông của Ukraine. Và giữa Mỹ, Nhật, Phi luật tân, Úc và một số nước Á châu Thái bình dương chống TC xâm lấn biển đảo các nước, chà đạp tự do hàng hải và hàng không quốc tế trong vùng.

Tư cách và kinh nghiệm chuyên môn của hai tác giả, thời gian 4 năm ròng rã để khảo sát công phu ở hành lang Bộ Quốc Phòng Mỹ, 400 tài liệu cước chú sát với thời cuộc làm cho tác phẩm có vẽ viễn tưởng này trở thành một kịch bản, một dự báo của Thế Chiến thứ ba.

image 
Peter Warren Singer và August Cole hai tác giả là hai chuyên gia quốc phòng từng là cố vấn của Lầu Năm Góc và cựu phóng viên chuyên trách của Wall Street Journal, đã từng viết ra tác phẩm đầu tiên là «Ghost Fleet» (Hạm Đội Ma). Và để viết cuốn sách này, tựa đề «Hạm đội ma, câu chuyện của Thế chiến lần tới», với câu chủ đề là “Đối với các chuyên gia Mỹ, trận đại chiến thế giới lần tới sẽ…nhằm đối phó với Trung Cộng», hai ông đã bỏ ra bốn năm ròng rả điều tra, chân đi mòn ở các hành lang của Bộ Quốc Phòng Mỹ. Và hai ông đã tham khảo rất nhiều tài liệu thực để chứng minh, minh hoạ, có cả 400 cước chú trong tác phẩm.

image
Nên bề ngoài có vẽ viễn tưởng, nhưng đi sâu vào tiểu sử tác giả và các sự kiện bên trong trong bối cảnh Chiến Tranh Lạnh tái diễn giữa Thế Giới Tự do và Đế quốc CS, ở Ukraine và Á châu Thái bình dương bây giờ người ta có thể nghĩ nội dung cuốn sách này là dự báo chiến lược mà Mỹ phải đối phó với hai nước hậu và hiện CS Nga Tàu tấn công Mỹ, tạo thành Thế Giới Đại Chiến lần thứ ba.

Báo Figaro và RFI của Pháp rút gọn diễn tiến Chiến Tranh Thế giới lần thứ ba như sau. Trên không gian, phi hành gia Mỹ bị các phi hành gia Nga và TC những người mà phi hành gia Mỹ tin là những khoa học gia bạn, những đồng nghiệp của mình, lại trục xuất mình ra khỏi trạm không gian. Ở dưới đất, một «nhóm lãnh đạo» đế quốc CS Nga, Tàu lật đổ chế độ cộng sản Bắc Kinh, mở cuộc tổng tấn công tại khu vực châu Á- Thái Bình Dương.

image
TC tấn công bất ngờ vào Hawai tiểu bang Thái bình dương của Mỹ, bộ tư lịnh hải quân và căn cứ chiến lược của Mỹ như Nhật bất thần tấn công Trân châu Cảng hồi Thế Chiến 

Nhưng kỳ này quân TC tràn ngập lãnh thổ, chiếm đóng cả tiểu bang này.

Còn Đệ Thất Hạm Đội của Mỹ trên Thái bình dương hoàn toàn bị vô hiệu hóa, không phải vì hải quân Nga và TC tấn công loại khỏi vòng chiến. Mà vì bị tin tặc của TC tấn công dưới hình thức chiến tranh tin học. Dàn computers điều khiển vận hành máy móc, động cơ, vũ khí, truyền tin của các chiến hạm của Hạm đội 7 kể cả của soái hạm bị binh đoàn tin tặc của TC từ xa cho vi khuẩn độc của TC xâm nhập vô hiệu hóa.

http://baomai.blogspot.com/
Nhưng Không Quân thoát khỏi trận chiến tin tặc này nhờ hệ thống bảo mật và an toàn của phi cơ tiêm kích Mỹ hữu hiệu. Phi cơ tiêm kích tàng hình của Mỹ loại chiến đấu cơ tân tiến và bí mật nhất của Mỹ, chưa bán cho bất cứ một quốc gia nào không hề hấn gì. Nhưng phi cơ vô địch này của Mỹ cất cánh chiến đấu với chiến đấu cơ của TC và Nga trên trên bầu trời vùng Viễn Đông, không để địch xâm nhập vào vùng trời của Mỹ. Phi hành gia Mỹ và TC đông thời tấn công sinh tử với nhau ngoài không gian, bằng những khẩu súng laser y như trong các bộ phim gián điệp Moonraker.

http://baomai.blogspot.com/
Tác giả và tác phẩm không bịa ra điều gì cả. Về phía Mỹ, những vùng chiến sự sanh tử Nam Bắc Thái bình dương, nơi Mỹ đã chuyển trục quân sự về đây để cân bằng lực lượng với TC đang bành trướng, xâm lấn biển đảo của các nước là những sự kiện, thời sự có thật từ lâu.

Những vũ khí tin tặc TC đã dùng tấn công Mỹ quá nhiều lần không ai nhớ nổi, xâm nhập vào bộ quốc phòng, bộ tư lệnh hành quân, hồ sơ 4 triệu công chức Mỹ, hồ sơ 34 triệu người Mỹ có bảo hiểm y tế. Có lúc Tổng Trưởng Quốc Phòng Mỹ phải báo động Mỹ coi chừng TC mở một cuộc tấn công Trân châu Cảng đối với dàn computers điều hành các dịch vụ điện, nước, ga, đèn giao thông của Mỹ. Bộ Tư Pháp Mỹ từng truy tố 5 tin tặc TC, đơn vị đồn trú ở Thượng hải của TC. Tin tặc của TC, Nga là một mối đe dọa lớn đối với Mỹ, 

Mỹ Phản Công Đánh Nga Tàu

image
TT Mỹ Obama lên tiếng tố cáo và chống đối không biết bao nhiêu lần.

Còn những máy bay tiêm kích tàng hình, nhưng vũ khí laser, những phi công đào tạo tốn mỗi người hàng chục triệu đô la được mô tả trong cuốn sách này là những vũ khí thật và con người thật của Mỹ. 

Truyền thông của Mỹ đã nói nhiều lần, mỗi lần thử nghiệm và phát minh, bộ quốc phòng và quân đội Mỹ đã xin ngân sách, xin quốc hội và tổng thống mua sắm. Nên kịch bản chiến tranh mô tả trong cuốn sách này được các chiến lược gia Mỹ, tướng lãnh Mỹ coi như là một dự báo về chiến tranh và chiến trường trong Thế Giới Đại Chiến lần thứ ba, Nga hậu CS và Tàu hiện CS tấn công Mỹ trước như Đức Nhật đánh Mỹ trước trong Thế Chiến 2. Mỹ phản công đánh lại Nga Tàu trong Thế Chiến 3.

image
Hai tác giả cũng nhận định Nhà Nước Hồi Giáo tuy tàn bạo nhưng không phải là một đe dọa số 1, kẻ thù số 1 của Mỹ là TC trong thời tiền chiến của Thế Chiến Thứ Ba.

Ép phê của cuốn sách rất lớn. Kịch bản chiến tranh sát với thực tế đia hình và tình hình căng thẳng của Mỹ với Nga và TC. Tác già Singer người đã mòn chân đi tìm tài liệu, tiếp xúc, hỏi hang các giới chức trong Bộ Quốc Phong Mỹ cho biết, các giới chức trong bộ chuyển tay nhay cuốc sách này. Đô đốc James Stavridis, nguyên Tổng tham mưu trưởng các lực lượng Mỹ tại Đông Âu hoan nghênh tính thực tiễn và chính xác về kỹ thuật của tác phẩm.

image
Còn dân chúng Mỹ coi sách này như best- seller. Nó làm sống lại nơi dân chúng Mỹ tinh thần yêu nước, thương dân và hết mình ủng hộ quân đội đi xa đánh trận gian khổ, chết sống để bảo quốc an dân. Nhờ quân lực Mỹ lúc nào cũng sẵn sàng cho hai ba hai mặt trận. Nhờ nền kinh tế thâm hậu của Mỹ nuôi nổi cuộc chiến tranh. Nhờ ngoai giao, quân sự Mỹ rộng mở, Mỹ có nhiều đồng minh. Nhờ Mỹ có một chính quyền của dân, vì dân, do dân, tổng thống kiêm tư lệnh tối cao của quân đội Mỹ nên xã hội Mỹ tuy đa văn hoá, đa sắc tộc nhưng là một trên mặt trận ngoại giao và quân sự.

Phụ nữ Mỹ sẵn sàng thay chồng đi tòng quân, đứng vào dây chuyền sản xuất, làm một ngày 10 giờ để hậu phương có thể tiếp liệu đủ cho “our troups” đi xa đánh trận ở tiền tuyến như hồi Thế Chiến 2. 

image
Với tinh thần của một chính quyền và nhân dân tuy hai mà một như vậy nên Mỹ chưa thua một cuộc chiến tranh nào, kể cả Chiến Tranh Thế Giới lần thứ ba nếu xảy ra. Còn TT Putin là nhà độc tài trong chế độ độc tài Nga, Chủ Tịch Tập cận Bình cũng là nhà độc tài trong chế độ độc tài TC nên cô đơn trong lòng dân tộc và trong cộng đồng thế giới, không có nội lực dân tộc, không có đồng minh thân thiết trên giới. Nên Putin và Tập cận Binh chỉ bạp phát, bạo tàn thôi./.




Vi Anh

http://baomai.blogspot.com/

Hack điện thoại chỉ cần chạm ngón tay

Hack điện thoại chỉ cần chạm ngón tay

http://baomai.blogspot.com/
Ngày càng có nhiều người cấy vi mạch điện tử vào người, và Seth Wahle, một cựu hạ sỹ quan hải quân Hoa Kỳ, là một trong số đó.

Wahle hiện là kỹ sư tại một công ty có tên gọi APA Wireless và là một tin tặc sinh học (biohacker) - từ dùng để gọi những người thích đùa với giới hạn của cơ thể.

Giờ đây, Wahle đang sử dụng vi mạch điện tử này để giúp chúng ta được chứng kiến tận mắt những lỗ hổng của an toàn thông tin trong tương lai.

Họ làm điều này không nhằm mục đích xấu, mà để chứng minh là những điện thoại và máy tính của chúng ta có thể bị đột nhập bằng những cách thức ta không hề hay biết.

image
Mọi chuyện bắt đầu từ cuộc chuyện trò tại quán pizza với Soto, một nhà nghiên cứu an ninh và nhà tổ chức sự kiện có tên gọi Hackmiami ở Florida.
“Seth khi đó đang ngồi ăn pizza,” Soto nói.
“Và tôi nói với ông ta, ‘này, anh nhìn giống một người thích máy tính,’ rồi tôi nhận ra ông ta có một vi mạch cấy trong tay!”

Vi mạch của Wahle là vi mạch RFID, một loại thiết bị tí hon có khả năng lưu trữ một lượng nhỏ dữ liệu và có thể liên lạc với các thiết bị xung quanh.

Soto, người nghiên cứu về khả năng đột nhập, cả đối với thiết bị điện tử lẫn phần mềm, tỏ ra thích thú.

Ông đề nghị Wahle thuyết trình tại sự kiện Hackmiami vào năm 2014.

Cuối cùng, Wahle đã thuyết trình về ý tưởng sử dụng vi mạch của mình làm cơ chế an toàn cho súng - khiến khẩu súng chỉ hoạt động khi nằm trong tay ông.
“Sau buổi thuyết trình, chúng tôi đã cùng nhau động não và tự hỏi điều gì sẽ xảy ra nếu vi mạch này được dùng vào việc khác,” Wahle nói.

Hai người quyết định thử nghiệm xem có thể cài mã độc vào điện thoại của người khác chỉ bằng một cú chạm tay hay không.

image
Cả hai đã tốn hai tháng để thiết kế mọi thứ và thiết bị này hoạt động ngay trong lần thử đầu tiên.
“Thường thì những thứ này không phải khi nào cũng hoạt động tốt trong lần thử đầu tiên,” Wahle nói.

Quy trình hack diễn ra như sau: Vi mạch RFID của Wahle bao gồm ăng-ten NFC (công nghệ kết nối thông tin tầm ngắn), có khả năng liên lạc với các thiết bị có chức năng NFC khác.

image
Khi ông cầm một chiếc điện thoại trên tay, vi mạch này gửi tín hiệu đến chiếc điện thoại đó.

Một thông báo sau đó hiện ra trên điện thoại và yêu cầu người sử dụng mở một đường link.

Nếu người sử dụng mở ra, đường link này sẽ cài một mã bẩn vào điện thoại, khiến chiếc điện thoại bị nối với một máy chủ từ xa do người khác điều khiển.

“Khi nhận được tín hiệu, chiếc điện thoại đó coi như thuộc về tôi,” Soto nói.

Chỉ trong vài phút, Soto đã có thể dùng máy tính để tải một tập dữ liệu từ chiếc điện thoại trong tay Wahle.

http://baomai.blogspot.com/
Trong thí nghiệm này, đường link chứa mã độc không được ngụy trang tốt và có thể khiến người dùng nghi ngờ.
Tuy nhiên, Wahle and Soto nói chỉ cần một chút điều chỉnh, thông báo mở đường link trông sẽ giống hệt như bất cứ thông báo nào khác từ hệ thống, như yêu cầu nâng cấp hệ điều hành, hay thông báo từ game Candy Crush.

Cộng đồng tin tặc sinh học và cộng đồng tin tặc máy tính, phần mềm sớm muộn gì rồi cũng sẽ hợp tác với nhau.
Nhưng tại Miami, Soto và Wahle nói mối quan hệ này vẫn còn mới.

image
Tại Hackmiami 2015, chỉ có một vài tin tặc sinh học nằm trong số hàng trăm chuyên gia phần mềm và máy tính.
“Đó rõ ràng là hai thế giới khác nhau,” ông Wahle nói.

Theo kinh nghiệm của ông, hai thế giới này khác nhau về cả văn hoá lẫn ý tưởng.
“Các tin tặc sinh học mang lại những sáng kiến quái gở và nói thật là họ ít khi hoàn thiện được gì, vì phần lớn trong số họ không đủ hiểu biết về mặt kỹ thuật để làm điều đó, và phần lớn các ý kiến của họ thường quá nguy hiểm”.

“Cộng đồng tin tặc truyền thống thường bao gồm rất nhiều người giỏi và nói thật đó là một trong những người thông minh nhất mà tôi từng gặp và họ có thể làm được những điều điên rồ nhưng kỳ diệu.”

http://baomai.blogspot.com/
Thử nghiệm của Wahle và Soto có lẽ là khởi đầu của việc hack bằng vi mạch cấy ghép trong cơ thể.

Điện thoại không chỉ là thứ duy nhất sử dụng công nghệ NFC để liên lạc với nhau.
Công nghệ này là trọng tâm của hệ thống trả tiền bằng thẻ tín dụng và bằng điện thoại di động như Apple Pay và Google Wallet, khoá từ hoặc thậm chí các thiết bị y tế.

http://baomai.blogspot.com/
Để hack bằng vi mạch NFC, tin tặc chỉ cần ở gần thiết bị điện tử, túi tiền, cửa hoặc thiết bị đo huyết áp mà họ định hack.
Vào thời điểm này thì bạn sẽ hiếm có khả năng gặp ai đó có cấy vi mạch RFID trong tay.
Việc cấy các thiết bị vào cơ thể không phải là điều dành cho những người nhát gan, và những tin tặc sinh học cũng không phải dễ tìm.

Wahle nói ông đã bỏ ra rất nhiều thời gian nghiên cứu các loại RFID khác nhau để thí nghiệm và để đảm bảo rằng ông không dùng các loại vi mạch có than chì hoặc các hoá chất khác.

image
Sau đó, ông thuê một nghệ sĩ xăm hình cấy vi mạch nào vào tay mình, giữa ngón tay cái và ngón trỏ.
“Quy trình này rất đau đớn. Nhưng cơn đau này biến mất ngay sau khi kim được rút ra.”

Thí nghiệm của Soto và Wahle không vi phạm pháp luật.

Họ đã sử dụng điện thoại của Wahle và cả hai đều biết rõ điều gì sẽ xảy ra.
Tuy nhiên việc hack điện thoại của một người khác mà họ không hề hay biết sẽ khiến mọi thứ trở nên phức tạp hơn, Andrea Matwyshyn, giáo sư đồng thời là học giả chuyên về pháp lý tại Trung tâm Nghiên cứu Chính sách Công nghệ Thông tin ở Princeton, nói.

image
Tại Hoa Kỳ, bà giải thích, Đạo luật Lừa đảo và Lạm dụng Máy tính quy định bất cứ ai đột nhập một hệ thống mà không có sự đồng ý của chủ nhân sẽ bị quy là phạm pháp.

Mục đích của Soto và Wahle không phải là đánh cắp ảnh chụp cá nhân từ điện thoại của người khác, mà là chỉ ra những điểm yếu trong các thiết bị mà chúng ta sử dụng hàng ngày.
“Tôi không muốn khoe khoang rằng mình có thể cấy vi mạch NFC vào tay và đột nhập một chiếc điện thoại Android,” Wahle, người hiện cũng đang làm việc cho một công ty an ninh thông tin mới thành lập có tên là Caveo Security, nói.

image
Seth Wahle (left) tests his implant with Rod Soto
“Thông điệp của tôi, đó là tôi có thể làm điều này với một công nghệ, và trong lúc công nghệ phát triển, điều này có thể được áp dụng cho tất cả mọi thứ. Chúng tôi hack một thiết bị để chỉ cho người khác thấy rằng nó có thể bị hack.”



Rose Eveleth

http://baomai.blogspot.com/