Tìm kiếm Blog này

Chủ Nhật, 28 tháng 6, 2015

Chàng lao công gốc Việt trở thành khoa học gia

Niềm tự hào của người Việt tự do và cũng là niềm tự hào của các cựu tu nhân chính trị đến Mỹ theo diện HO.
Đó là Tiến sĩ Phạm Đăng Khánh đến Mỹ năm 1991 theo diện HO vì bố mẹ là cựu tù nhân chính trị từng làm việc cho chính phủ Mỹ trước năm 1975 Tiến sĩ Phạm Đăng Khánh cũng là cháu nội đích tôn của sử gia nổi tiếng Phạm Văn Sơn và là cháu ngoại của nhà thơ lừng danh một thời Bàng Bá Lân.

Cám ơn bài viết của Trà Mi và BM blogpost.

Chàng lao công gốc Việt trở thành khoa học gia

http://baomai.blogspot.com/
Một thanh niên làm lao công cho các cửa hàng trong những khu mua sắm khi sang Mỹ tỵ nạn trở thành một nhà khoa học không gian vũ trụ của Trung tâm Thí nghiệm Nghiên cứu Không quân Hoa Kỳ sau 25 năm miệt mài vượt khó vươn lên.

image
Tiến sĩ Phạm Đăng Khánh
Đó là câu chuyện thành công của Tiến sĩ Phạm Đăng Khánh, cháu nội đích tôn của sử gia nổi tiếng Phạm Văn Sơn và là cháu ngoại của nhà thơ lừng danh một thời Bàng Bá Lân.

Đến Mỹ năm 1991 theo diện HO vì bố mẹ là cựu tù nhân chính trị từng làm việc cho chính phủ Mỹ trước năm 1975, chàng thanh niên 19 tuổi quyết tâm theo đuổi ‘giấc mơ Mỹ’, phấn đấu tiến thân bằng con đường học vấn.

Ý chí kiên trì và những nỗ lực không ngừng đã mang về cho anh những thành quả đáng nể. 

Trong số này phải kể tới hàng trăm bài viết nghiên cứu khoa học cùng hàng chục giải thưởng của Không quân Hoa Kỳ như Huy chương Không quân về Thành tựu dân sự, Giải Kỹ sư Không quân Xuất sắc, Bài nghiên cứu Xuất sắc nhất năm. Anh cũng là thành viên phê bình trong các ủy ban luận án Tiến sĩ và Thạc sĩ tại các trường đại học Mỹ, cố vấn nghiên cứu cho các cơ quan khoa học danh tiếng của Mỹ như Cơ quan Phòng thủ Tên lửa, Cơ quan Dự án Nghiên cứu Quốc phòng cao cấp, Hội Kỹ thuật Khoa học Quốc phòng Hoa Kỳ..v..v..

http://baomai.blogspot.com/
Tạp chí Thanh niên VOA hôm nay mời các bạn cùng gặp gỡ tấm gương thành công Phạm Đăng Khánh, niềm tự hào của người Việt hải ngoại.

TS. Khánh: Khi tôi đến Mỹ, mọi sự đều bỡ ngỡ về văn hóa, lịch sử, phong tục-tập quán. Khó khăn lớn nhất đối với tôi và cả gia đình là không có đủ khả năng đọc hiểu và nói tiếng Anh. 

Bản thân tôi phải bắt đầu lại con đường học vấn từ lớp 10. Các khó khăn về kinh tế người tỵ nạn nào cũng phải đương đầu, nhưng mình cũng phải cố gắng. Tôi cùng với em trai mỗi sáng sớm phải đi làm thêm. Sáng sớm, chúng tôi đi dọn dẹp, lau chùi các cửa hàng to trong các khu thương mại lớn. Mình làm 2-3 tiếng/ngày, và đi học cho tới 10 giờ đêm. Lên thạc sĩ, mình được học bổng. Mình biết tiết kiệm nên tiền học bổng cũng đủ trang trải các chi phí như đi lại, xe cộ, bảo hiểm.

Trà Mi: Với những cái giá đã trả để có được vị trí hôm nay, nhìn lại, anh nghiệm ra cho mình điều gì?

TS. Khánh: Tôi nghĩ mình lúc nào cũng nên luôn làm việc chăm chỉ, không được hài lòng với những gì đạt được, và con đường đó lúc nào cũng đòi hỏi những hy sinh. Chẳng hạn như vì công việc, thời gian của tôi dành cho gia đình đã bị ít đi.

Trà Mi: Tư chất ham học, nỗ lực, và sự may mắn chiếm tỷ lệ thế nào trong sự thành công của anh?

http://baomai.blogspot.com/
TS. Khánh: Tinh thần học hỏi và sự nỗ lực, hai tố chất này cộng lại chiếm 90%. Còn lại là do sự may mắn hay do cơ hội chính mình tự tạo nên. Những người tỵ nạn như tôi khi gặp khó khăn mà không biết cách giải quyết vấn đề và đương đầu với khó khăn một cách tích cực thì rất khó khăn. Làm sao để vượt qua và tìm phương hướng tùy thuộc vào bản thân mỗi người kèm theo các yếu tố tác động xung quanh từ gia đình.

Trà Mi: Nếu đặt tất cả những bí quyết thành công anh vừa kể vào môi trường ở Việt Nam, anh nghĩ đích đến của mình có giống ngày hôm nay không?

TS. Khánh: Chị hỏi một câu rất sát thực tế. Những tố chất về nỗ lực, ham học, sự giúp đỡ của những người xung quanh thì ở trong hay ngoài nước mình đều có được, nhưng môi trường nuôi nấng nghiên cứu và các chính sách hay những khuyến khích từ các cơ quan, hội đồng khoa học rất quan trọng. Có thể trong nước đang dần dần có môi trường này nhiều hơn so với những năm trước, nhưng những điều kiện đó không thể nào bằng được bên Mỹ này.

http://baomai.blogspot.com/
Trà Mi: Có nhiều con đường để thành công, vì sao anh chọn theo đuổi con đường khoa học đầy cam go đòi hỏi rất nhiều kỳ công và chất xám để tiến thân?

TS. Khánh: Lĩnh vực khoa học luôn năng động, thay đổi, biến động nên tôi muốn đóng góp một phần nào đó cho hướng đi này.

Trà Mi: Thành tựu hôm nay đạt được trên đất Mỹ có ý nghĩa thế nào đối với anh, một người tỵ nạn gốc Việt?

TS. Khánh: Tôi vẫn luôn tự hào mình là người Việt Nam và đề ra mục tiêu dài hạn là hỗ trợ các doanh nghiệp nghiên cứu sáng tạo do người Việt đứng đầu hoặc các chuyên gia người Việt ở đây.

Trà Mi: Vì sao mục tiêu đó chỉ mới giới hạn ở cộng đồng người Việt ở Mỹ? Anh có bao giờ nghĩ tới mình có thể làm gì để đóng góp, giúp đỡ nơi chôn nhau cắt rốn của mình chăng?

http://baomai.blogspot.com/
TS. Khánh: Câu hỏi này tương đối rất khó. Bất kỳ thể chế nào muốn thu hút nhân tài về giúp nước phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Nếu đất nước trân trọng sự phát triển về khoa học, thúc đẩy và động viên tinh thần nghiên cứu khoa học thì ai cũng muốn về giúp đỡ cả. Hiện nay, tôi biết vài nhân tài người Việt bên này đang hợp tác với các cơ quan hữu trách ở Việt Nam để nâng cấp giáo dục đại học. Nhân tài người Việt ở nước ngoài đang dần dần trở về hợp tác và giúp đỡ phát triển kinh tế trong nước. Tôi nghĩ nếu môi trường và các điều kiện trong nước thích hợp với các nhân tài bên này và tạo điều kiện cho họ phát triển tài năng và lương bổng gần gần với bên này thì dần dần họ sẽ trở về thôi.

Trà Mi: Theo ý kiến của Tiến sĩ, học vấn cao và vị trí lãnh đạo có phải là thước đo chính xác về sự thành công của người trẻ hay không?

TS. Khánh: Tôi nghĩ học vấn vẫn là một công cụ nhiều tiềm năng. Về tinh thần lãnh đạo, đối với giới trẻ, nếu mình có vị trí cao trong một cơ quan hay tổ chức nào đó, mình nên truyền đạt tinh thần đóng góp tích cực và tinh thần tự nguyện. Tinh thần lãnh đạo và học vấn, hai điều này phải luôn đi đôi với nhau.

Trà Mi: Một lời khuyên cho các bạn trẻ ngưỡng mộ thành quả anh đạt được, anh sẽ nói gì?

http://baomai.blogspot.com/
TS. Khánh: Tôi muốn gửi đến các bạn trẻ một lời khuyên đơn giản thôi, đó là phải luôn luôn làm việc tích cực, ham học và hướng tới. Đây là những bí quyết đã giúp tôi thành công. Và mình cũng không nên quên nguồn gốc gia đình của mình và bản thân mình là ai.


Trà Mi: Xin cảm ơn Tiến sĩ Khánh rất nhiều về thời gian dành cho cuộc trao đổi hôm nay.

http://baomai.blogspot.com/

Từ Tam Quốc tới Biển Đông

Đây là một bài viết hay nên đọc và tham khảo thêm để mở rộng tầm nhìn về tình hình biến động tại biển đông.
Trung cộng cố tình làm đảo lộn trật tự thế giới với mục đích gì ?
Phải chăng????
Việc chạy đua vũ trang của Trung Cộng không phải để đánh ai, bành trướng lãnh thổ, lãnh hải vì trong lịch sử Trung Cộng thường thua trong các cuộc viễn chinh; hành động tăng cường vũ trang là để đối phó tình trạng suy vi của Đảng Cộng sản Trung Cộng.
Việc đổ tiền xây dựng các hòn đảo nhân tạo trên Biển Đông không mang ý nghĩa phòng thủ về quân sự mà chỉ mang ý nghĩa chính trị, dọa nạt những quốc gia nhỏ yếu hơn vì như một viên tướng Mỹ tuyên bố: hòn đảo này không chịu nổi 300 quả tên lửa Mỹ.
Có hai cuộc chiến ảo Trung Cộng có thể tiến hành, tạo chiến tranh ảo trên biển thuận hơn vì gây chiến tranh ảo trên bộ rất dễ xảy ra chiến tranh thật.

Cám ơn bài viết của tác giả Phạm Viết Đào và BM blogpost.

Từ Tam Quốc tới Biển Đông

http://baomai.blogspot.com/
Trung Cộng gây sự trên biến Hoa Đông và Biển Đông nhằm tạo ra những căng thẳng giả tạo, tạo ra những cuộc chiến tranh ảo để kích hoạt, xốc dậy tinh thần bá quyền đại Hán và có cớ chạy đua vũ trang.

Việc đổ tiền xây dựng các hòn đảo nhân tạo trên Biển Đông không mang ý nghĩa phòng thủ về quân sự mà chỉ mang ý nghĩa chính trị, dọa nạt những quốc gia nhỏ yếu hơn vì như một viên tướng Mỹ tuyên bố: hòn đảo này không chịu nổi 300 quả tên lửa Mỹ.

Việc chạy đua vũ trang của Trung Cộng không phải để đánh ai, bành trướng lãnh thổ, lãnh hải vì trong lịch sử Trung Cộng thường thua trong các cuộc viễn chinh; hành động tăng cường vũ trang là để đối phó tình trạng suy vi của Đảng Cộng sản Trung Cộng.

image
Sử dụng sức mạnh quân đội để duy trì độc quyền lãnh đạo của đảng, khắc chế xu hướng ly tâm và ly khai ( liệt quốc) tức là sự phân rã của đất nước xã hội Trung Cộng thách thức quyền lãnh đạo của Đảng CS Trung Cộng.

Trong Tam quốc diễn nghĩa, để cứu đoàn quân đang chịu khát khi hành quân qua sa mạc Tào Tháo đã dùng mẹo phao tin: phía trước có rừng mơ. Nghe thấy mơ quân sĩ ứa nước miếng ra và quên được cơn khát.

Lôi cuốn dư luận

http://baomai.blogspot.com/
Những động thái gây sự trên Biển Hoa Đông và Biển Đông có giống chuyện rừng mơ Tào Tháo mà ông Tập Cận Bình muốn cuốn dư luận Trung Cộng vốn đang bức bí bởi thể chế và các vấn đề kinh tế-xã hội-chính trị nảy sinh do phát triển nóng?

Có hai cuộc chiến ảo Trung Cộng có thể tiến hành, tạo chiến tranh ảo trên biển thuận hơn vì gây chiến tranh ảo trên bộ rất dễ xảy ra chiến tranh thật.

Trung Cộng có hàng chục quốc gia láng giềng lân bang và đều có vấn đề biên giới, lãnh thổ với Trung Cộng và nếu xảy ra chiến tranh thật thì lãnh đạo và nhân dân Trung Cộng chắc cũng không muốn vì thường thua.

image
Sử dụng sức mạnh quân đội để bảo vệ sự chuyên quyền do Đảng Cộng sản là chính sách mâu thuẫn, tiềm ẩn thảm hoạ, một chính sách tự nó phát sinh những hố tử thần giống với việc dùng con dao hai lưỡi.
Không ngẫu nhiên với lực lượng chính quy trên 2,3 triệu người, với 7 đại quân khu nhưng cấp hàm cao nhất của quân đội Trung Cộng hiện tại chỉ tới hàm thượng tướng.

Không một viên tướng nào sau khi ông Mao Trạch Đông chết đi được bầu vào thường vụ Bộ Chính trị.

image
Vụ giàn khoan 981 năm 2014 đã dẫn đến các cuộc biểu tình chống Trung Cộng ở Việt Nam
Do phát triển nóng, lại do những đặc điểm địa lý, lịch sử, sắc tộc, cộng với thể chế cộng sản thối nát đã dẫn tới sự phát triển không đồng đều, công bằng, trong khuôn khổ luật pháp giữa các vùng, miền, khu vực, sắc tộc, làm nới rộng khoảng cách giàu nghèo, bất công xã hội.

Những mâu thuẫn này đã kích hoạt tinh thần ly tâm và ly khai. Bởi một tỉnh, một quân khu của Trung Cộng có diện tích và dân cư ngang bằng với một quốc gia tầm trung của thế giới.
Chiến dịch bài trừ tham nhũng khởi đầu nhắm vào lực lượng vũ trang thực chất là chiến dịch thanh lọc nội bộ, thanh lọc những phần tử không ăn cánh, không trung thành với quyền lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Cộng đứng đầu là Tập Cận Bình.

Quân đội là đối tượng ông Tập thấy phải dọn dẹp trước để mỵ dân, làm dịu bớt những bức xúc, những vấn đề nóng do nền chính trị-kinh tế-xã hội cộng sản Trung Cộng mang lại.

image
Với chiến dịch Đả hổ diệt ruồi này, Tập Cận Bình vô tình đã động vào gót chân Achille của chế độ độc tài đảng trị Trung Cộng, đụng vào niêu cơm của những đảng viên cao cấp.
Nếu ông Tập Cận Bình muốn thực tập chống tham nhũng thì phải giải tán đảng cộng sản Trung Cộng, loại hết thảy mọi đặc quyền đặc lợi của cái loại giá áo túi cơm như có lúc ông Tập tuyên bố đang nấp dưới ngọn cờ cộng sản.
Chiến dịch Đả hổ trở thành gậy ông đập lưng ông, mua thù chuốc oán, làm cho xã hội Trung Cộng bất an và phân tâm thêm.

Trung thành hơn năng lực?

Việc đưa ra toà một uỷ viên thường vụ Bộ Chính trị phụ tránh chính pháp, từng làm Bộ trưởng Bộ Công an, người có công xây dựng mang lại an ninh mật vụ hùng mạnh; tạo nên sự tập quyền vào tay Đảng Cộng sản Trung Cộng thật sự là một đòn chí mạng đánh vào nền móng của ngôi nhà cộng sản Trung Cộng.

image
Chu Vĩnh Khang bị tòa tuyên án chung thân
Chu Vĩnh Khang là cha đẻ của chủ nghĩa thực dân Trung Hoa kiểu mới, tung toàn lực để đầu tư khai thác (exploitation,) tìm đủ mọi cách để sở hữu chiếm đoạt bao gồm cả dùng thủ đoạn chính trị lẫn đầu tư tung vốn (acquisition) và bành trướng tối đa sức mạnh kinh tế của Trung Cộng lên những quốc gia Trung Cộng khai phá đầu tư.

Dưới thời Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào, chiến lược phát triển năng lượng được phát triển tăng tốc ra cả ngoài biên giới hải đảo Trung Cộng, sang cả tận đất Mỹ.

image
Công ty dầu hỏa của Trung Cộng CNOOP dưới quyền của Chu Vĩnh Khang đã suýt nữa tóm thâu trọn vẹn thành công ty dầu hỏa Unocal 76 nếu Hạ Viện Hoa Kỳ không can thiệp.

Một con người có công lớn với Đảng Cộng sản Trung Cộng như Chu Vĩnh Khang; một con người sinh ra từ gia đình có công khai quốc như Bạc Hy Lai, tại sao suýt bị đẩy lên đoạn đầu đài?

Chuyện này làm chúng ta liên tưởng cái xoáy phản chủ khiến Ngụy Diên bị mất mạng bởi Gia Cát Lượng, mặc dù Gia Cát Lượng rất biết công, tài Ngụy Diên.
Ngụy Diên có tài, có công bị giết, trong khi Thục Hán đang cạn kiệt nhân tài và Gia Cát Lượng lại phó thác cho một tướng đàn em, tướng chiêu hồi Khương Duy, tướng của Nguỵ đã đầu hàng Gia Cát Lượng, nắm quân đội Hán?

image
Điều này cho thấy sách lược chọn người ngoan, người trung thành chứ không chọn người tài, có chính kiến, bản lĩnh riêng của Tập Cận Bình học theo Gia Cát Lượng.

Để an toàn cho việc chọc trời khuấy nước, không cách nào khác Tập Cận Bình phải nắm chắc tay súng, tức củng cố lực lượng quân đội.
Không ngẫu nhiên mà có lúc ông Tập đã có lúc tuyên bố khi lao vào chiến dịch Đả hổ, ông không màng tới vấn đề sống chết của cá nhân.

Tuyên bố này của Tập Cận Bình làm cho chúng ta nhớ tới việc Bàng Đức thời Tam Quốc, khi được Tào Tháo giao cho đi cứu Tào Nhân nguy khốn ở Phàn Thành do bị Quan Vũ bao vây, Bàng Đức đã cho quân chở quan tài ra trận.

http://baomai.blogspot.com/
Qua động thái này cho thấy xã hội Trung Cộng đang trầm tích những vấn đề sống còn, những xung đột nội tại khốc liệt tới cực độ.

Để tiêu hoá được những tử địa đó, không còn cách nào khác là chạy đua vũ trang, củng cố lực lượng quân đội bằng việc tạo ra những cuộc chiến tranh ảo.


Phạm Viết Đào

Nhân quyền Việt Nam và Asean theo báo cáo Mỹ

Bô ngoại giao Mỹ thực hiện bản thăm dò vi phạm nhân quyền trong 10 quốc gia vùng Asean (Đông Nam Á)
trong đó có Việt Nam.

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc đoán do một đảng duy nhất - Đảng Cộng sản Việt Nam - thống trị.
*Hạn chế quyền tự do dân sự của công dân; không bảo vệ đủ quyền pháp lý của công dân, 
   gồm bảo vệ trước sự bắt bớ vô cớ của công an.
*Chính quyền hạn chế các quyền tự do ngôn luận, báo chí và trấn áp những người bất đồng quan điểm; hạn chế quyền tự do     sử dụng Internet, tự do tôn giáo; theo dõi các nhà hoạt động; và tiếp tục hạn chế quyền riêng tư và quyền tự do hội họp,       tự do lập hội, và tự do đi lại.

Nhân quyền Việt Nam và Asean theo báo cáo Mỹ

image
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry công bố báo cáo nhân quyền hôm 25/6
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ hôm 25/6 công bố Báo cáo thường niên tình hình nhân quyền các nước, trong đó có Việt Nam.

image
Đây là năm thứ 39 Bộ Ngoại giao Mỹ thực hiện báo cáo nhân quyền theo yêu cầu của Quốc hội.

Dưới đây là một phần tóm tắt trong báo cáo về nhân quyền tại 10 nước trong ASEAN:

Brunei

image
Các vấn đề nhân quyền phổ biến nhất là việc công dân không thể thay đổi chính phủ thông qua bầu cử tự do và công bằng, hạn chế tự do tôn giáo và bóc lột người lao động nước ngoài.
Các vấn đề nhân quyền khác gồm hạn chế tự do ngôn luận, báo chí, hội họp, lập hội.

Myanmar

http://baomai.blogspot.com/
Các vi phạm nhân quyền ở bang Rakhine là sự trái ngược gây nhiều lo lắng, khác với xu hướng tiến bộ từ 2011, gồm việc thả tù nhân chính trị năm 2012, nỗ lực cải thiện điều kiện trong tù và tiếp tục đàm phán để có ngừng bắn lâu dài.

Tại bang Rakhine, chính quyền trung ương và địa phương hạn chế nghiêm trọng việc tiếp cận nhân đạo và không làm gì mấy để giải quyết nguồn gốc bạo lực và phân biệt. Chính phủ không lập tiến trình công bằng để trao quyền công dân đầy đủ, không phân biệt cho người Rohingya vô tổ quốc. Hồi tháng 11 năm 2014, hơn 16.000 người Rohingya chạy trốn bằng thuyền chỉ trong hai tuần, chủ yếu có sự khuyến khích của an ninh, quân đội, kẻ buôn lậu và buôn người.

image
Các vấn đề nhân quyền lớn khác tiếp tục trên cả nước, đặc biệt ở các vùng xung đột, gồm hãm hiếp, bạo lực tình dục; các vụ bắt giữ có động cơ chính trị và nói chung là thiếu pháp luật, dẫn đến tham ô và lấy đất sâu rộng mà không đền bù đầy đủ; các vụ bắt nhà báo; và hạn chế tự do truyền thông. Chính quyền không bảo vệ dân ở các vùng xung đột.

http://baomai.blogspot.com/
Nhiều luật hạn chế tự do ngôn luận, báo chí, hội họp, tôn giáo, đi lại vẫn tồn tại, và giới chức tiếp tục áp dụng.

Campuchia

http://baomai.blogspot.com/
Ba vấn đề nhân quyền hàng đầu là việc tùy tiện tạm ngừng quyền tụ họp ở thủ đô, tòa án thiếu hiệu quả và bị chính trị hóa, và hạn chế tự do báo chí.

Các vấn đề nhân quyền khác gồm hành hạ tù nhân, tham nhũng lan rộng, các cơ quan nhân quyền chính phủ thiếu hiệu quả, và buôn người.

Indonesia

http://baomai.blogspot.com/
Chính phủ không có điều tra công khai minh bạch về một số cáo buộc giết người, tra tấn, hành hạ của lực lượng an ninh.

Chính phủ áp dụng luật mưu phản, báng bổ, phỉ báng, hành vi lịch sự để hạn chế tự do biểu đạt, hội họp. Mặc dù có các vụ kết tội và bắt giữ gây tiếng vang, nhưng tham nhũng rộng khắp trong chính phủ, tòa án và an ninh vẫn là vấn đề.

Sự thụ động của cảnh sát, thiếu bảo vệ nhóm thiểu số sắc tộc và tôn giáo, hành hạ tù nhân và người bị tạm giam, điều kiện vất vả trong tù, buôn người, lao động trẻ em, và không thi hành tiêu chuẩn lao động và quyền công nhân vẫn là vấn đề.

Lào

http://baomai.blogspot.com/
Các vấn đề nhân quyền quan trọng nhất vẫn là chính phủ không cho công dân quyền thay đổi chính phủ, điều kiện trong một số nhà tù khắc nghiệt, và tham nhũng trong cảnh sát và tòa án khiến cho thiếu tiến trình công bằng, các vụ bắt giữ và tạm giam tùy tiện.

Malaysia

image
Các vấn đề nhân quyền lớn nhất là chính phủ hạn chế tự do biểu đạt – gồm ngôn luận, hội họp, lập hội và truyền thông. Hạn chế tự do tôn giáo cũng là quan ngại lớn.

Philippines

http://baomai.blogspot.com/
Các vấn đề nhân quyền lớn nhất vẫn là các vụ giết người và làm mất tích của lực lượng an ninh và các nhóm dân sự; hệ thống luật hình sự quá tải và yếu ớt nổi bật vì thiếu hợp tác giữa cảnh sát và điều tra viên; hồ sơ yếu kém các vụ truy tố và kéo dài thủ tục; và tham nhũng chính quyền và lạm dụng quyền lực rộng khắp.

Singapore

http://baomai.blogspot.com/
Chính phủ có thể và đã kiểm duyệt truyền thông (từ show truyền hình đến website) nếu cho rằng nội dung gây hại cho hòa thuận xã hội hay chỉ trích chính phủ. Luật An ninh Nội bộ (ISA) cho phép bắt giam mà không cần trát, khởi tố hay quy trình xem xét của tòa án.

Trong những năm gần đây, chính phủ dùng luật này với những người bị cáo buộc là khủng bố chứ không dùng với người của phe đối lập chính trị.

Thái Lan

image
Ngày 22/5/2014, trong một cuộc đảo chính không đổ máu, quân đội và cảnh sát, lấy tên Hội đồng Quốc gia vì Hòa bình và Trật tự (NCPO), do Tướng Prayut Chan-Ocha dẫn đầu, đã lật đổ chính phủ lâm thời của đảng Puea Thai.

Các lãnh đạo đảo chính bãi bỏ hiến pháp (ngoại trừ các điều khoản liên quan nền quân chủ, tạm ngừng quốc hội, tiếp tục thiết quân luật đã áp dụng hai ngày trước đó, và ban hành nhiều nghị định hạn chế tự do dân sự. NCPO công bố hiến pháp tạm thời ngày 22/7, bổ nhiệm người vào quốc hội ngày 31/7, và các thành viên quốc hội thống nhất lựa chọn lãnh đạo đảo chính, Tướng Prayut, làm thủ tướng ngày 21/8.

http://baomai.blogspot.com/
Ngoài các hạn chế nhân quyền do đảo chính, các vấn đề nhân quyền kéo dài nhất là sự vi phạm của an ninh và tình nguyện viên quốc phòng địa phương trong cuộc nổi dậy Malay-Hồi giáo ở ba tỉnh miền nam, và thỉnh thoảng có sự dùng vũ lực quá tay của an ninh, trong đó có việc giết người của cảnh sát, tra tấn, hành hạ nghi phạm, người bị tạm giữ và tù nhân. Sau đảo chính 22/5, công dân không còn khả năng thay đổi chính phủ thông qua quyền bầu cử trong bầu cử tự do và công bằng.

Việt Nam

image
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc đoán do một đảng duy nhất - Đảng Cộng sản Việt Nam - thống trị. Cuộc bầu cử Quốc hội gần đây nhất, tổ chức năm 2011, đã diễn ra một cách không tự do và không công bằng. Chính quyền vẫn duy trì sự kiểm soát có hiệu quả đối với các lực lượng an ninh.

Những vấn đề quyền con người nổi bật nhất trong nước vẫn là: sự hạn chế nghiêm ngặt của chính quyền đối với quyền chính trị của công dân, đặc biệt là quyền của công dân trong việc thay đổi chính quyền thông qua bầu cử tự do và công bằng; hạn chế quyền tự do dân sự của công dân; không bảo vệ đủ quyền pháp lý của công dân, gồm bảo vệ trước sự bắt bớ vô cớ.

image
Những vi phạm quyền con người cụ thể bao gồm việc làm chết người tùy tiện và phi pháp; các vụ tấn công của công an và tra tấn; bắt giữ và tạm giam tùy tiện vì hoạt động chính trị; công an tiếp tục đối xử không tốt với nghi phạm khi bắt giữ và tạm giam; và từ chối quyền được xét xử nhanh chóng và công bằng. Hệ thống tòa án không minh bạch và thiếu độc lập, ảnh hưởng kinh tế và chính trị thường xuyên tác động kết quả xử án. Chính quyền hạn chế các quyền tự do ngôn luận, báo chí và trấn áp những người bất đồng quan điểm; hạn chế quyền tự do sử dụng Internet, tự do tôn giáo; theo dõi các nhà hoạt động; và tiếp tục hạn chế quyền riêng tư và quyền tự do hội họp, tự do lập hội, và tự do đi lại.

image
Mục 'Tra tấn' trong Báo cáo Nhân quyền thường niên về Việt Nam của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nêu một loạt vụ việc:


Đó là các vụ bắt nhà báo tự do Trương Minh Đức (Bình Dương), ông Bùi Văn Luốt và Lê Văn Sóc (Phật giáo Hòa hảo, Vĩnh Long), bà Trần Thị Nga, bà Nguyễn Ngọc Lụa (TPHCM), ông Ngô Thanh Kiều (chết trong đồn công an Tuy Hòa, Phú Yên), các ông Y Ket Bdap (bị đánh chết sau khi vào đồn công an) và Y Abuil Bkrong (bị bắt) ở Đắk Lắk.

Thứ Bảy, 27 tháng 6, 2015

Những hình ảnh đẹp trong khu vườn Nhật

Những hình ảnh đẹp trong khu vườn Nhật 
(PHOTOS: JAPANESE GARDEN)

Mời quý vị đọc bài thơ Mùa Thu Thả Lá Rong Chơi và ngắm nhìn những bức hình thật đẹp trong khu vườn Nhật

M
ùa Thu
Thả lá rong chơi

 

Thu về thả lá rong chơi
Thả mây trong nắng giữa trời cao xanh
Thả hồn vào trốn vô thanh
Lắng nghe tâm động chuyển cành hư vô.

 
Thu về nhánh lá vàng khô
Chất đầy một chuyến ngựa thồ tiễn đưa
Tiếng chuông lục lạc lưa thưa
Thong dong vó ngựa đường xưa lối về.

 
Thu về thương lấy chiều quê
Em về ôm lấy hư mê một đời
Gió đưa lá vẫy tay mời
Mùa thu quyến rũ đất trời như thơ.

 
Trời thu bàng bạc sương mờ
Thiên thu trải rộng, đôi bờ cõi riêng.

 AET Lê Tuấn