Tìm kiếm Blog này

Thứ Bảy, 25 tháng 3, 2017

5 huyệt vị có công dụng gấp nhiều lần uống thuốc bổ

5 huyệt vị mát-xa còn có công hiệu gấp chục lần uống thuốc bổ


Trong y học cổ truyền, mát xa huyệt vị được coi là một trong những phương pháp cực kỳ hiệu quả trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe.

Huyệt vị là những điểm đặc biệt trên cơ thể con người. Theo lý giải của y học hiện đại, vị trí huyệt trên cơ thể là đầu mối các dây thần kinh và mạch máu.

Điều đặc biệt là điện trở của huyệt vị thường nhỏ hơn rất nhiều so với những điểm lân cận. Nhờ đặc điển này mà khí huyết lưu thông qua huyệt vị sẽ dễ dàng hơn các điểm khác trên cơ thể.

Thời xưa, châm cứu huyệt vị được coi là một trong những phương pháp cực kỳ hiệu quả để chữa bệnh. Trong thời hiện đại, nhiều nơi vẫn sử dụng các phương pháp tác động đến huyệt vị như châm cứu, bấm huyệt, điện châm... để chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe, nhan sắc.

Trong y học cổ truyền, mát-xa huyệt vị được coi là một trong những phương pháp cực kỳ hiệu quả trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe. Theo các chuyên gia, trên cơ thể ta có 5 huyệt vị đặc biệt, thường xuyên mát-xa sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh và giảm trừ bệnh tật rất hiệu quả.

1. Huyệt Nội Quan

Huyệt Nội Quan có liên quan đến các bệnh như bệnh tim và khí quan trong cơ thể như: viêm cơ tim, bệnh ở vành động mạch, đề phòng bệnh tắc mạch máu cơ tim...


Huyet vi 1

Huyệt Nội Quan nằm ở cổ tay trái. Chúng ta có thể dùng 2 ngón tay áp lên cổ tay để tìm huyệt chính xác hơn. Mát-xa huyệt Nội Quan khoảng 1 tháng sẽ thấy tác dụng. Đặc biệt với những người mắc bệnh hô hấp kém, tim đập nhanh, tức ngực... kiên trì lâu ngày các triệu chứng này sẽ giảm hoặc biến mất.

2. Huyệt Thái Khê

Huyệt Thái Khê có tác dụng với những người mắc bệnh về thận như viêm thận mãn tính, tiểu đường..


Huyet vi 2

Thái Khê là huyệt quan trọng liên quan đến các bệnh thận. Huyệt Thái Khê nằm ở gần mắt cá trong của chân, là phần hơi lõm có thể nhận biết bằng mắt thường. Đối với những ai mắc bệnh viêm thận, mát-xa, day ấn huyệt Thái Khê sẽ làm giảm bệnh rõ rệt.

3. Huyệt Túc Tam Lý

Huyệt Túc Tam Lý có liên quan đến những chứng hư hoại, hao hụt cơ thể như thiếu máu, tổn thương sau khi sinh mổ, bệnh nặng...


Huyet vi 3

Huyệt Tam Túc Lý là huyệt vị quan trọng trong việc bảo vệ và tăng cường sức khỏe, cân hòa âm dương, giúp lá lách và dạ dày khỏe mạnh hoạt động hiệu quả, giúp máu lưu thông tốt. Huyệt Tam Lý Túc nằm ở cẳng chân, phía dưới đầu gối khoảng 3 lóng tay. Có thể dùng ngón tay cái hoặc cây gỗ để ấn nhu huyệt này hàng ngày.

4. Huyệt Hợp Cốc

Huyệt Hợp Cốc thường dùng để giảm đau, đặc biệt thường được dùng cho các bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối, giúp họ giảm đau đớn hơn.


Huyet vi 4

Huyệt hợp cốc nằm phần giữa ngón cái và ngón trỏ. Huyệt Hợp Cốc có tác dụng giảm đau, khai thông mạch máu. Dùng ngón tay cái hoặc dùng 3 ngón tay để nhu ấn.

5. Huyệt Quan Nguyên

Huyệt Quan Nguyên thuộc về sinh lực, rất tốt khi kết hợp mát-xa huyệt và điều trị cho những bệnh nhân khó mang thai, hiếm muộn và các bệnh liên quan đến cơ quan sinh dục như sớm tiết, đau bụng kinh, kinh nguyệt không đều…


Huyet vi 5

Theo y học cổ, huyệt Quan Nguyên giúp phục hồi sinh lực cơ thể. Huyệt nằm phía dưới cách rốn 4 ngón tay. Phương pháp thường dùng làm mát-xa, nhu ấn bằng ngón tay. Một cách hiệu quả hơn là dùng phương pháp "chấn chiến": 2 bàn tay giao nhau, đặt lên huyệt Quan Nguyên, đè mạnh rồi đẩy lên xuống.

Thứ Ba, 21 tháng 3, 2017

Hoa sen và bão tố

Lan Cao: The Lotus and the Storm

image
Bìa trước của tác phẩm The Lotus and the Storm của tác giả Lan Cao, sắp được ra mắt ở Barnes & Noble, ngày 24 tháng Tám.

LTS nhật báo Người Việt: Tác giả Lan Cao là một trong những người Mỹ gốc Việt viết sách tiếng Anh hiếm hoi được những nhà xuất bản có tiếng của Hoa Kỳ chọn in. Bà tên thật là Cao thị Phương Lan, và là ái nữ của cố đại tướng Cao Văn Viên, vị Tổng Tham Mưu Trưởng cuối cùng trong quân lực Việt Nam Cộng Hòa. Tác giả Lan Cao vừa được Viking Penguin phát hành cuốn sách thứ hai, có tên “The Lotus and the Storm,” sau khi xuất bản cuốn “Monkey Bridge” rất nổi tiếng của bà vào năm 1997.

image
Tuy là một nhà văn, tác giả Lan Cao lại theo đuổi ngành luật, bà tốt nghiệp Yale Law School, và sau một thời gian hành nghề luật tại Nữu Ước, chuyển qua ngành dạy luật, hiện giờ là giáo sư giảng dậy môn luật kinh tế quốc tế tại Chapman University. Trong một chuyến viếng thăm nhật báo Người Việt, tác giả Lan Cao dành cho ký giả Hà Giang một cuộc phỏng vấn về tác phẩm “The Lotus and the Storm.”

image
Hà Giang (NV): Thân chào tác giả Lan Cao, rất hân hạnh được gặp một nhà văn người Việt viết văn tiếng Anh rất hay. Là một nhà văn với những tác phẩm được một nhà xuất bản có tiếng phát hành, một điều không dễ đạt được, nhưng bà lại theo ngành luật, vậy trong hai con người, nhà văn và nhà giáo sư luật, con người nào là con người thật hơn của tác giả Lan Cao?

image
Lan Cao: Hai phía, luật pháp và viết văn, đều quan trọng với cuộc sống và tâm hồn của tôi. Đến từ một nước có nhiều chiến tranh, tôi nghĩ đi luật rất là quan trọng, vì luật pháp cho chúng ta giải quyết những xung đột với nhau, có một chỗ, trước tòa, để hai bên có thể nói với nhau một cách hòa bình. 

Với việc dạy luật tôi cũng rất thích là bởi vì khi mình vào một lớp dạy luật, mình dậy xong là xong, và mình biết ngay là mình có thành công với học sinh của mình không, có làm cho học sinh hiểu được mình muốn giảng dạy không. Trái lại, viết sách là một việc rất cô đơn, mình làm một mình mình. Những chuyện mình viết là mình không muốn suy nghĩ trong cái bận rộn trong công việc hàng ngày. Những chuyện tôi muốn viết toàn là những chuyện chiến tranh, mình muốn đối diện với những chuyện màu đen trong tâm hồn của mình, thì mình mới vào thế giới viết sách. Có thể nói luật pháp với tôi là trên bờ, là mặt nước, còn viết là sự luân lưu của dòng nước, những gì mình suy nghĩ, mình băn khoăn mình muốn viết ra để cho mình hiểu hơn, thì mình viết. Cuốn sách The Lotus and the Storm (Hoa Sen và Bão Tố) này, tôi phải viết mười năm mới xong, mà trong thời gian viết mình rất bận rộn, cực nhọc, đâu có vui gì, nhưng vẫn phải viết.

NV: Tác phẩm đầu tay của bà, cuốn Monkey Bridge (Cầu Khỉ) sau khi ra đời đã thành công ngay, được nhiều người khen ngợi. Nhưng tại sao phải mười bẩy năm sau, mới có lý do gì, động cơ gì khiến bà viết thêm một cuốn sách nữa?

image
Lan Cao: Khi viết cuốn Cầu Khỉ Monkey Bridge thì tôi đang dạy ở New York, xong rồi chuyển qua dạy ở trường đại học khác ở Virginia. Lúc đó tôi chưa được làm giáo sư dạy toàn thời gian ở trường, nên rất bận rộn tập trung cho việc đạt được “tenure”, rồi sau đó có con, phải bận rộn với trách nhiệm gia đình, nên tôi không có thì giờ để viết gì nữa. Năm 2005, chiến tranh Iraq bắt đầu căng thẳng, lúc đó mọi đài truyền hình, mọi tờ báo ở Mỹ đều nói “lại thêm một chiến tranh Việt Nam,” rồi cho là không khéo Mỹ lại sa lầy ở Iraq như đã mắc kẹt ở Việt Nam, và chê người Iraq cũng như từng chê Việt Nam là bê bối, không biết làm gì hết, quân đội Mỹ kéo vào rồi làm thế nào đây. Việc Mỹ có nên vào cuộc trong chiến tranh Việt Nam không, không phải là điều tôi muốn nói trong cuốn sách, nhưng nếu đã vào rồi, thì phải có một trách nhiệm với nước đó, với dân tộc của đất nước đó, chứ không phải là khi nghĩ họ không cần dính líu gì tới mình nữa hết, thì bỏ đi, muốn vào thì vào, muốn đi thì đi. Tôi nghĩ là một cường quốc không nên làm như vậy. Cũng như là nhiều người Iraq họ hợp tác với Mỹ, gia đình họ, cuộc sống họ, đất nước họ tin cậy và tùy thuộc vào sự hợp tác đó, họ đâu có thể phủi tay bỏ phạch một cái, vì bây giờ khó khăn quá. Những hình ảnh đó trên truyền hình nó làm cho tôi suy nghĩ và nhớ lại những gì xẩy ra cho đất nước Việt Nam mình trước 1975, và tủi thân, rồi tự nhiên những xúc động đó thúc đẩy mình, làm cho mình muốn viết.

NV: Có vẻ như theo lời tả của tác giả, thì cuốn The Lotus and the Storm của bà giống như một lời trách Hoa Kỳ trong việc dính vào chiến tranh Việt Nam, làm cho cuộc chiến leo thang, rồi bỏ đi mà không làm hết bổn phận với người đồng minh đã gắn bó với mình phải không ạ?

Lan Cao: Vâng, đúng như vậy. Nếu mình nói về lịch sử thì ai cũng hiểu là không một nước nào có thể dính líu tới nước nào mãi mãi, và một lúc nào đó, cũng phải ra đi, nhưng mà cái cách ra đi cũng là quan trọng. Thí dụ như hiện giờ Hoa Kỳ vẫn còn giúp Nam Hàn, vẫn có lính ở những nước khác. Sau năm 1973, Hoa Kỳ muốn ra đi, họ vẫn có thể ra đi và vẫn có thể ủng hộ mình được, như họ đã cam kết trong hiệp định Paris năm 1973, nhưng họ đã không làm như vậy, thành ra nước của mình mới bị sụp đổ khi mà chiến tranh đã bị leo thang mà không có đạn dược, không có gì hết.

image
Và sau khi bỏ rơi Việt Nam như vậy họ, những cây bút phải tìm cách giải thích tại sao bằng cách viết sách, viết lịch sử. Lịch sử nó cũng như là truyện là tiểu thuyết, và trong trường hợp chiến tranh Việt Nam, những người viết truyện người Mỹ chỉ kể ra những câu truyện để chứng tỏ là hành động của Mỹ là đúng, còn miền Nam sai, là không đáng được họ giúp nữa, cho nên miền Nam Việt Nam mới bị sụp đổ lẹ như vậy. Từ xưa đến giờ đa số sách về chiến tranh Việt Nam là chỉ do họ (tác giả Mỹ) viết thôi, còn người mình thì ít ai viết, cho nên tôi muốn viết sách để thay đổi điều đó một chút.

NV: Tác giả Lan Cao có thể tóm tắt sơ lược nội dung của cuốn The Lotus and the Storm và nói về những nhân vật chính trong cuốn sách này không?

Lan Cao: Cuốn sách này có hai nhân vật chính, một người đàn ông tên Minh, hồi xưa là lính nhẩy dù trong quân lực Việt Nam Cộng Hòa (VNCH), và con gái của ông là một cô gái tên Mai, họ ở tiểu bang Virginia. Nhân vật người lính dĩ nhiên kể rất nhiều về đời lính của họ. Trong sách tôi nói đến tất cả những biến cố lớn trong lịch sử Việt Nam, chẳng hạn năm 1963, năm mà Tổng Thống Ngô Đình Diệm bị đảo chánh, rồi năm 1965, lúc có nhiều lính Mỹ đến Việt Nam, rồi Tết Mậu Thân năm 1968, rồi 1973 với hiệp định Paris, rồi 1975 mất nước, và 1978 với những người vượt biên. Tất cả những biến cố rất quan trọng này đối với cộng đồng Việt Nam chúng ta, tôi viết với quan điểm của một người lính VNCH, vì hồi xưa đến giờ điều này chưa có trong những nhà xuất bản của Mỹ. Những ngày đó từ trước đến giờ toàn là do những người viết lịch sử của Mỹ viết từ quan điểm của người (lính) Mỹ. Còn chuyện của cô bé Mai, là tôi viết về những lịch sử riêng của Việt Nam, không dính gì về chiến tranh Việt Nam từ năm 1945 đến 1975. Qua nhân vật Mai tôi viết về thức ăn Việt Nam, văn hóa Việt Nam, nhạc Việt Nam, một đời sống bình thường của một người dân. Nói tóm lại, cuốn The Lotus and the Storm, có hai câu chuyện, một câu chuyện chiến tranh và một câu chuyện của một người dân bình thường, giống như một người dân của một nước bình nào khác.

NV: Như vậy có phải nhân vật Mai chính là tác giả Lan Cao, và nhân vật Minh, người lính quân lực VNCH, là hình ảnh của thân phụ bà, cố đại tướng Cao Văn Viên không?

image
Lan Cao: Vâng, có chút chút ạ. Phần đông tác giả khi họ viết sách thì bao giờ cũng có một chút về cuộc đời của họ, nếu không là của họ, thì cũng là của người thân của họ. Đúng rồi, chuyện của nhân vật Mai thì hơi dính vào cuộc đời của tôi, và chuyện của người lính thì có một chút, và dựa vào cuộc đời của ba tôi.

NV: Ngoài việc kể lại những đau thương do chiến tranh gây ra, mục đích chính của bà khi viết cuốn The Lotus and the Storm về chiến tranh Việt Nam là gì, và làm sao để bà đo lường sự thành công của cuốn sách?

image
Lan Cao: Tôi muốn cho người Mỹ họ hiểu là những truyện, những sách họ viết không phải là những điều duy nhất, những quan điểm duy nhất mà thế giới được biết về Việt Nam và cuộc chiến Việt Nam, mà người Việt Nam có một cái nhìn khác. Những tác giả Mỹ khi họ muốn viết về chiến tranh Việt Nam, họ chỉ phỏng vấn những người lính của họ, rồi họ đi về Việt Nam họ phỏng vấn lính của Hà Nội, họ không hỏi gì, không để ý gì đến cộng đồng cả triệu người Việt Nam ngay ở nước Mỹ đây. Mục đích của tôi là để cho thấy người Việt Nam là một dân tộc có danh dự, và mình là một cộng đồng đã đóng góp rất nhiều cho nước Mỹ, để cho họ thấy là những người đã di cư qua nước này, tuy là đã thành người Mỹ, nhưng mà vẫn có riêng một lịch sử vinh dự ở đây. Người Việt mình phải có giọng nói của chính mình ở xã hội này, mình không thể chỉ để người ta nói về mình, mà mình phải nói ra.

NV: Sách vừa được phát hành vào ngày 14 tháng Tám, dự tính của bà để giới thiệu tác phẩm The Lotus and the Storm đến cộng đồng người Việt như thế nào, thưa bà?

image
Bìa sau của tác phẩm The Lotus and the Storm của tác giả Lan Cao, sắp được ra mắt ở Barnes & Noble.
Lan Cao: Cuốn Cầu Khỉ đã được cộng đồng người Việt rất ủng hộ. Những nhà xuất bản Mỹ họ kỳ vọng là khi xuất bản một cuốn sách về Việt Nam, nhất là do một người Việt viết, thì chắc chắn là có nhiều người Việt Nam muốn đọc, vì rất đông người Việt mình ở đây. Còn nếu người Việt mình không ai mua sách hết thì họ sẽ nghĩ là kỳ sau không xuất bản sách của người Việt viết nữa, vì cộng đồng của mình không ủng hộ. Hy vọng cuốn sách này cũng được cộng đồng mình ủng hộ, nhất là so với cuốn Monkey Bridge, cuốn này tập trung vào chiến tranh Việt Nam, vì nhân vật chính là một người lính VNCH, tả về chiến tranh Việt Nam qua cái nhìn của họ.

NV: Nhà xuất bản Viking Penguin có tổ chức những buổi đọc sách để giới thiệu tác phẩm The Lotus and the Storm đến độc giả ở quanh đây, tác giả Lan Cao có thể nói về những buổi giới thiệu sách này không?

image
Lan Cao: Vâng tôi rất may mắn được nhà xuất bản ủng hộ, nên họ tổ chức nhiều buổi ra mắt sách khắp nơi. Tại những buổi này, tôi sẽ đọc một số chương, ký tên lên sách, và trả lời câu hỏi của độc giả. Riêng ở những vùng quanh đây, thì có ba buổi giới thiệu sách:
Thứ Năm này, ngày 21 tháng Tám, lúc 7PM, tại Pages Bookstore, ở 904 Manhattan AvenueManhattan Beach.
Chủ Nhật ngày 24 tháng Tám, lúc 3PM, tại Barnes & Noble, ở 7881 Edinger, Huntington Beach (trong Bella Terra Shopping Center)
Thứ Ba ngày 2 tháng Chín, lúc 7:30PM, tại Skylight Book, ở 1818 North Vermont AvenueLos Angeles.
Đặc biệt buổi ra mắt tại Huntington Beach vào Chủ Nhật này, có sự hỗ trợ của tổ chức VAALA.


NV: Cảm ơn tác giả Lan Cao đã dành thì giờ cho cuộc phỏng vấn, và chúc những buổi ra mắt sách được nhiều độc giả người Việt tham dự.

Những sinh hoạt Sài Gòn qua tranh vẽ của họa sĩ Satoshi Kudo

Tôi cũng rất thích hội hoạ, ngắm nhìn những bức tranh qua nét vẽ rất tự nhiên của hoạ sĩ người Nhật Satoshi Kudo, anh đã lột tả những nét sinh hoạt của thành phố Sài Gòn rất sống động

Những sinh hoạt Sài Gòn qua tranh vẽ của họa sĩ Satoshi Kudo

image
Trong chuyến du lịch đến Việt Nam, hoạ sĩ người Nhật Satoshi Kudo đã tinh tế ghi lại những góc phố thân quen của Sài Gòn bằng nét vẽ độc đáo của mình.

Bộ ảnh mang tên Good Morning SaiGon được vẽ bằng màu nước đang lan rộng trên mạng. Qua cách nhìn của hoạ sĩ người Nhật. Sài Gòn như chìm đắm trong cảnh nghèo và lạc hậu, những gánh hàng rong, chân đi dép, ngồi ăn lề đường... Tác giả diễn tả cuộc sống thực của dân Việt hiện nay. Mọi thứ của thành phố đều trở nên mộc mạc, gần gũi với một thời chiến tranh.

image
Những chiếc xe máy hối hả qua phố, những cửa hiệu vắng bóng người, ánh nắng vàng len lỏi qua đám lá xanh… một sáng sớm Sài Gòn!

image
Quán cơm tấm bình dân trên đường Bùi Viện. Một quán ăn bình dân cho người nghèo

image
Chị bán hàng rong trên phố.

image
"Cháu ngoan bác Hồ" đánh giày và bức tường loang lổ những mảng rêu

image
Sự khác biệp giữa cổ và kim.

image
Những căn nhà xập xệ trong khu dân nghèo giữa thành phố phồn hoa.

image
Con đường quen thuộc ở trung tâm thành phố với bức tường che của hai mảnh đời.

image
Quán cà phê góc phố là nơi người lao động ghé vào buổi sáng.

image
Sông Sài Gòn trôi nổi với những rắc rưởi trôi dạt vào một sớm tinh sương..

image
Cảnh mưu sinh của người Sài Gòn bán hàng ở chợ Bến Thành

image
Ngư dân ở Việt Nam vẫn là những con thuyền làm bằng gỗ

image

image
Những kiến trúc lộn xộn

image
Đường phố và xe ngược chiều

image
Số mạng phó thác cho Trời khi băng qua đường phố

image

Về việc biến chùa chiền thành các “siêu thị Phật”

Đọc bài viết "biến Chùa chiền thành các siêu thị Phật" sao mà xót xa thế. Hình thức kinh doanh này đang nở rộ ở khắp nơi trên nước Mỹ bất cứ nơi nào có cộng đồng người Việt sinh sống thì nơi ấy đều xây dựng rất nhiều ngôi Chùa (biến các ngôi nhà "single house" thành chùa, dựng tượng trong sân rồi gắn CD tụng kinh 24/24, chúng sinh đến cúng dường nếu chưa đủ sở hụi thì mời ban văn nghệ về tổ chức gây quỹ.
Riêng tại thung lũng hoa vàng San Jose có rất nhiều ngôi chùa lớn nhỏ ở khắp nơi.

Về việc biến chùa chiền thành các “siêu thị Phật”

image

Kính thưa quý đồng hương Phật tử

Tôi là một phật tử, pháp danh Trí Giác.

Một số bạn Công Giáo và Tin Lành hỏi tôi: “ Đạo Phật các anh sao lại làm đại nhạc hội, ca hát, buôn bán, xổ số làm tiền um sùm ở trong chùa, trong khu vực chùa. Như vậy có đúng luật đạo Phật không.”

Tôi nghe hỏi mà cảm thấy xót xa, đau khổ, và xấu hổ cho đạo Phật. Vì tôi cũng đã thấy nhà thờ Công giáo, Tin Lành và nhà thờ Đạo Cao Đài,  ngay cả Đạo Hồi, không bao giờ làm đại nhạc hội, buôn bán, xổ số để làm tiền nơi chốn thiêng liêng.
Chùa là nơi thanh tịnh già lam. Đến chùa để lắng lòng, nghe kinh, niệm Phật, học đạo, chuyển mê thành ngộ. Nghe được tiếng chuông U Minh lòng nhẹ nhàng thanh thoát.

image
image
Hình ảnh nầy diễn ra trong khuôn viên chùa Việt Nam Houston, Texas, chắc chắn không chuyển mê thành ngộ được !
Là Phật tử khi chúng ta tập tu 24 giờ Bát Quan Trai Giới, ai cũng nhớ và phải giữ giới thứ 6 là: Không được trang điểm, thoa dầu thơm. Múa hát và xem múa hát. Đó là hàng Phật tử tại gia, tập tu mà không được nghe ca hát. Huống gì, trong lúc chùa là nơi thanh tịnh, mà lại tổ chức đại nhạc hội, buôn bán, xổ số. Vị thầy xuất gia mà ngồi nghe ca sĩ sexy hát múa, ỏng ẹo nhạc đời. Thì còn gì phá đạo hơn nữa. Phật tử đã đau lòng khi thấy trong nước một số chùa thờ tượng Hồ Chí Minh cùng với Phật Thích Ca. Ngoài nước thì chùa chiền biến thành Siêu thị Phật. Quý thầy ở hải ngoại mạnh ai làm nấy. Một mình một chùa. Không cần giới luật. Hởi ôi! Thật quá đau lòng cho đạo Phật.

image
Son phấn thơm lừng, ăn mặc hở hang, đại diện Tịnh Xá Ngọc Hòa San Jose, chào đón Ông bà chủ nhân Phật ngọc trong buổi chiêm bái Phật ngọc tại San Jose, Calfornia.
Ở Portland có vị thầy đã chết với cái tên là Ông Thầy Đại Nhạc Hội, Phật tử nghe đồng hương nói như vậy thật là xấu hổ và đau xót cho đạo.
Cúi xin quý tăng ni suy nghĩ lại. Phật tử mong quý tăng ni nên nói với nhau giữ tròn giới luật để Phật giáo trường tồn và để phật tử khỏi xấu hổ.
Đến lúc đồng hương phật tử đã lên tiếng, không phải quý tăng ni muốn làm gì thì làm.

image
Khuôn viên tịnh xá nầy hàng năm tưng bừng tổ chức đại nhạc hội vào các dịp đại lễ như Phật Đản, Vu Lan v.v...đàn trống xập xình, chạy theo lợi dưỡng, làm biến tướng Bát Chánh đạo
Vừa qua đồng hương Phật tử rất hoan hỷ và tâm đắc, thật hạnh phúc khi đọc được bài thơ đăng trên Oregonthoibao mấy tuần trước đây của Thi sĩ Hàn Thiên Lương

image
Thi sĩ Hàn Thiên Lương, là một phật tử 13 năm tù CS, thuộc lớp người cao tuổi, vợ chồng anh rất thích đi chùa nhưng bây giờ không còn muốn đi tới chùa nữa, thì buồn biết là bao. Anh trở về tu ở “Trở Lại Vườn nhà”. Xin đồng hương Phật tử đọc lại nguyên văn bài thơ của anh để thông cảm tâm trạng của anh và cùng nhau xót xa, đau khổ vì đạo.

Trở Lại Vườn Nhà.

Tuổi thời gian đã cuối mùa
Nên tôi cố gắng đến chùa nghe kinh
Xa đời tránh cõi phù sinh
Quên đi những chuyện của mình của ai.

Nhân sinh lắm nỗi sầu đầy
Bon chen chìm nổi sông này biển kia
Vội quên tiếng hẹn lời thề
Dối gian quên mất ngõ về nghĩa nhân.

Chao ôi tôi rất ân cần
Vào chùa nghe tiếng chuông ngân tịnh hồn
Mong vơi đi những nỗi buồn
Cuối mùa được thấy con đường thênh thang.

Nhưng thôi tôi lại hoang mang
Thiền môn còn cảnh khoe khoang sang giàu.
….Bày trò gây qũy xôn xao
Thêm trò đấu giá thấp cao ồn ào.

Em Xi khéo móc hầu bao
Tội cho Phật tử bụng đau cũng đành…!
Cũng vì một chút hư danh
Cho nên có chuyện cạnh tranh ở chùa!

Thôi tôi trở lại vườn nhà
An nhiên dưới cội thông già tĩnh tâm
Giữ lời giữ ý âm thầm
Quanh đây lặng lẽ tháng năm yên bình!

Mới hay trong cõi nhân sinh
Niết bàn, Bồ Tát trong tim mình mà thôi!

Hàn Thiên Lương

*****

Về việc biến chùa chiền thành các “siêu thị Phật”. 

Xin quý Phật tử đọc một đoạn của Tỳ Kheo Thích Chân Tuệ viết:

“ Tiền! Tiền! Tiền! trở thành tiếng réo gọi, át tiếng cầu kinh và niệm chú.
Các thầy đã biến chùa chiền thành các “siêu thị Phật”.

image
Đồng tiền đã làm cho cửa Thiền thành chợ Trời buôn thần bán thánh.
Không có cách kiếm tiền phàm tục nào ngoài đời mà không có trong các chùa: 
Xổ số, lô tô, đại nhạc hội, tiệc ăn uống gây quỹ, bán đấu giá, ký sổ cúng dường hàng tháng, mượn vốn không lời… đang trở thành bệnh dịch biến cửa chùa là nơi tôn nghiêm thành nhà hàng bán đồ ăn,
biến sân chùa thành sân khấu cho ca sĩ hát hỏng nỉ non uốn éo, biến Phật đài trang nghiêm thành nơi bán và ký gởi tượng Phật.

image
Đấu giá tượng Phật
Tất cả những phương tiện hoằng dương chánh pháp thiêng liêng của Phật giáo Đại thừa đang biến thành dịch vụ thương mãi.”

Về Tượng Phật ngọc:

image
Phật ngọc bày bán đầy đường
“Phật Ngọc chỉ có giá trị vật chất, chứ có linh thiêng gì đâu”

- Về Phật ngọc trước đây nhiều nơi tổ chức Phật ngọc để kiếm tiền. Nói là linh nhưng khi di chuyển Phật ngọc cũng bị tai nạn xảy ra, ở Đức.

Xin nghe Tỳ Kheo Thích Chân Tuệ giảng:

“ Con người phải bảo vệ tượng Phật Ngọc như thế, thì tượng Phật Ngọc chỉ có giá trị vật chất, chứ có linh thiêng gì đâu, có ai cầu gì được nấy đâu, các chùa viện triển lãm Phật Ngọc có bình an, có khá hơn chăng?...”

Kính thưa Qúy Đồng hương phật tử

Để khỏi bị lường gạt và khỏi mang nghiệp xấu cho bản thân và gia đình. Xin Quý Phật tử dành thì giờ đọc hai bài dưới đây :

Tiền Làm Động Tâm, Tiền Sinh Bất Tịnh và Phật ngọc

image
Phật ngọc có khuôn mặt giống hệt nữ chủ nhân
Tu hành trong hoàn cảnh kinh tế thị trường hiện nay rất khó.
Tu trong xã hội Âu Mỹ với nền kinh tế thực dụng càng khó hơn.
Dịch xây chùa và phấn đấu làm trụ trì của các tu sĩ Việt nam tại các xứ Âu Mỹ đang diễn ra như một chiến trường.
Tiền! Tiền! Tiền! trở thành tiếng réo gọi, át tiếng cầu kinh và niệm chú.
Các thầy đã biến chùa chiền thành các “siêu thị Phật”. 
Thầy chưa có chùa thì lo vận động chạy đôn chạy đáo mua đất mua nhà xây chùa dựng tượng.
Thầy có chùa rồi thì có bao nhiêu là dự án xây dựng để kêu gọi Phật tử đóng góp.
Đồng tiền đã làm cho cửa Thiền thành chợ Trời buôn thần bán thánh.
Không có cách kiếm tiền phàm tục nào ngoài đời mà không có trong các chùa: 
Xổ số, lô tô, đại nhạc hội, tiệc ăn uống gây quỹ, bán đấu giá, ký sổ cúng dường hàng tháng, mượn vốn không lời… đang trở thành bệnh dịch
biến cửa chùa là nơi tôn nghiêm thành nhà hàng bán đồ ăn,
biến sân chùa thành sân khấu cho ca sĩ hát hỏng nỉ non uốn éo,
biến Phật đài trang nghiêm thành nơi bán và ký gởi tượng Phật.
Tất cả những phương tiện hoằng dương chánh pháp thiêng liêng của Phật giáo Đại thừa
đang biến thành dịch vụ thương mãi.

Cầu siêu: tiền. Dâng sớ cầu an: tiền. Ma chay, giỗ kỵ: tiền.

image
Xuống cấp thấp nhất là các thầy thu tiền và bỏ tiền vào túi.
Hình ảnh đọa lạc nhất là có những thầy chuyên nghiệp lên sân khấu, cầm micro thay vì nói pháp thì thao thao nói lời thuyết phục vận động xin tiền.
Ôi, hồng ân Tam Bảo, long thần hộ pháp làm sao mà tha thứ được.
Những Phật tử mê tín, đầu óc mù mờ u tối đã xem các thầy chùa như Phật thánh.
Họ không hiểu rằng đưa phương tiện vật chất vào tay nhà tu là đang làm thay cho ma quỷ tới phá đường tu thanh tịnh của quý thầy.
Khi đầu óc đã dính mắc lo nghĩ tới tiền, tới chùa to tượng lớn, tới thế giới màu mè hình tướng
thì vô hình chung nhà tu đã không còn an trú trong giới luật.
Đạo Phật Việt Nam đang đi sai đường trầm trọng vì đang lâm vào hai tình trạng cực đoan.
Số các thầy sống ở “cõi trên” thì lo nói toàn những chuyện cao siêu huyển hoặc.
Số các thầy đang đọa lạc vào tham ái thì biến đạo Phật thành mê tín dị đoan để làm phương tiện kiếm tiền.
Thật ra, các thầy ra ngoài giới luật chỉ là nạn nhân.
Thủ phạm chính là những người mang danh Phật tử mà không chịu hiểu Phật, đem vật chất làm sa đọa các thầy.
Xin các thầy tỉnh táo lại để khỏi trể đường tu.
Xin các đạo hữu Phật tử hãy cùng nhau đứng ra xây chùa dựng tượng.
Nhưng tuyệt nhiên xin đừng làm sa đọa quý thầy bằng cách đưa tiền, chính là đưa thuốc độc đến cho bậc chân tu.
Đức Phật và Thánh chúng ngày xưa ngày ngày khất thực,
chỉ cần có miếng ăn đạm bạc ngày một bữa mà nuôi sống xác thân để thanh tịnh tu hành.
Các thầy ngày nay ăn uống có kẻ hầu người hạ, bữa chính bữa phụ thật là đã lạc đường quá xa về xứ Phật.
Đôi điều chân thật nói ra, xin các thầy và Phật tử hoan hỷ

Phật Ngọc

image
Trong các sinh hoạt hay nghi lễ của Phật giáo, các hình tượng chư Phật, chư Bồ Tát luôn luôn được tôn trí nơi trang nghiêm thanh tịnh nhất, để  mọi người chiêm ngưỡng, lễ bái, cầu nguyện và phát khởi tín tâm.

Các hình tượng được làm bằng bất cứ vật liệu nào, đơn sơ như gỗ, đá, xi măng, thạch cao, hay quí giá hơn như vàng, bạc, đồng, ngọc thạch, đá quí, kim cương, cũng chỉ có giá trị vật chất, giúp cho việc hành lễ được long trọng, trang nghiêm, giúp cho người tu theo Phật tăng trưởng sức tinh tấn tu tập theo chánh đạo, hướng tín tâm ban đầu theo chánh tín và chánh kiến.

Giá trị tinh thần đích thực chính là Giáo Pháp của đức Phật.

Người tu theo Phật nương theo hình tượng chư Phật, để lễ bái, cầu nguyện, cúng dường, phát tín tâm tìm hiểu những lời dạy của đức Phật để tu tập và áp dụng vào trong thực tế đời sống hàng ngày.

Nhờ đó, người tu theo Phật mới thấy và cảm nhận được pháp vị mầu nhiệm thực tế của chánh pháp.  Từ đó, người tu theo Phật ngộ đạo, thoát khỏi cảnh vô minh, tà kiến, mê tín, dị đoan, không còn ngộ độc như bấy lâu nay.

Người tu theo Phật khi đã khai mở được trí tuệ bát nhã, khác với trí thức thế gian, sẽ thấy giáo lý đạo Phật rất hữu ích cho đời sống thực tế của mọi người, giúp con người vượt qua được những phiền não và khổ đau, không phân biệt là Phật tử hay không là Phật tử.

Nói một cách khác, một người không phải là Phật tử, không cần đi đến chùa lễ bái thường xuyên, không cần phải thờ lạy tượng Phật, nhưng luôn luôn thực hành lời dạy:

1. Không làm các điều ác.
2. Siêng làm các điều thiện.
3. Giữ tâm luôn thanh tịnh.

Người này sẽ sống đời an lạc và hạnh phúc. Tiến thêm bước nữa, sẽ được giác ngộ và giải thoát.

Cho nên, chúng ta cần ghi nhớ: trong đạo Phật không có hình tượng nào gọi là linh tượng, theo nghĩa linh thiêng huyền bí, cầu gì được nấy, cũng không có hình tượng nào gọi là thánh tượng, theo nghĩa các vị thánh là bậc bề trên không ai đạt được, chuyên ban phước giáng họa.

Trong đạo Phật, chỉ có tôn tượng, theo nghĩa hình tượng để tôn thờ, lễ bái, noi theo gương tu hành và công hạnh cao quí, đáng tôn kính, để sống đời và tu tập đúng chánh pháp, hành đúng chánh đạo, cuối cùng là trọn thành Phật đạo. Cũng có những hình tượng gọi là bảo tượng, theo nghĩa hình tượng quí báu, vật chất và tinh thần, hoặc có giá trị theo chiều dài lịch sử.

Chúng ta nên biết: hình tượng làm bằng gỗ, bằng thạch cao  không chịu được búa bổ; hình tượng làm bằng vàng, đồng, không chịu được lửa thiêu đốt. Các hình tượng dù bằng vật liệu nào cũng chịu qui luật vô thường: thành, trụ, hoại, diệt.

Trong Kinh Kim Cang, đức Phật có dạy:

Phàm sở hữu tướng, giai thị hư vọng.

Nghĩa là: Trên đời này, vật gì có hình tướng đều là hư vọng, nay hiện hữu, mai mất đi, không tồn tại vĩnh viễn.

Trong Kinh Kim Cang, đức Phật cũng dạy:

Nhược kiến chư  tướng phi tướng, tức kiến Như Lai.

Nghĩa là: Qua hình tướng các tôn tượng chư Phật, nhưng không chấp tướng Phật Ngọc  Phật vàng, Phật đồng, hay Phật gỗ, ta mới thấy được, ngộ được Phật Tâm, Phật tánh Như Lai bằng trí tuệ bát nhã.

image
Ông bà Ian Grenn, hai Phật tử Australia đã dày công thực hiện tượng Phật ngọc
Bằng như mê tín chấp tướng, dù là tướng Phật Ngọc giá trị bạc triệu, hậu quả là ngộ độc bởi hoa mạn-đà-la, hay ánh sáng mạn-đà-la, hào quang 5, 7 màu, do các tà sư tuyên truyền bá láp, bán rao tà pháp, hưởng danh thu lợi.

Chúng ta thử xét qua vài trường hợp sau:

1. Các hình tượng Phật vĩ đại, rất cổ xưa ở xứ Afghanistan, được điêu khắc dựa theo triền núi đá, đã tồn tại hàng trăm năm, ngàn năm qua, nhưng vào năm 2001 chánh quyền Taliban đã dùng bộc phá, đại bác phá hủy hoàn toàn, mặc dù có lời can thiệp của Liên Hiệp Quốc, cũng như lời phản kháng mạnh mẽ của các quốc gia trên thế giới.

2. Các hình tượng Phật được coi là linh thiêng được thờ trong các ngôi chùa danh tiếng của Phật giáo Tây Tạng, được bao nhiêu chức sắc, tu sĩ người Tây Tạng, cũng như khách thập phương, thờ cúng, lễ bái, nhưng vẫn bị tàn phá, hủy hoại trong trận động đất khinh khủng đầu năm 2010.

3. Tượng Phật Ngọc được đặt tên là hòa bình thế giới, hình thành do người Tây Tạng và đệ tử người Úc năm 2009, được đem triển lãm khắp các nơi có chùa người Việt, gây được phong trào cung nghinh và chiêm bái trong giới Phật tử người Việt và một số dân cư địa phương nơi triển lãm.

image
Tượng Phật Ngọc này, tuy có giá trị vật chất hàng triệu đô la, đem lại tín tâm và niềm hỷ lạc cho vô số người đến chiêm bái, cầu nguyện, nhưng vẫn cần sự bảo vệ của con người, tránh sự phá hoại của kẻ gian. Bằng cớ là tượng Phật Ngọc được triển lãm nơi nào, chùa viện người Việt phải, dùng tiền quyên góp từ Phật tử, ký giao kèo thuê mướn nhân viên an ninh (security gards) và mua bảo hiểm.

Con người phải bảo vệ tượng Phật Ngọc như thế, thì tượng Phật Ngọc chỉ có giá trị vật chất, chứ có linh thiêng gì đâu, có ai cầu gì được nấy đâu, các chùa viện triển lãm Phật Ngọc có bình an, có khá hơn chăng? - Hay là sau khi triển lãm xong, các chùa viện phải đối diện với bao nhiêu điều rắc rối, bất như ý, về tài chánh cũng như nhân sự, phải ngưng sinh hoạt tất cả các ban ngành, phải sám hối, thay đổi thời khóa buổi lễ hàng tuần đã quen 10 năm qua?

Tóm lại, người Phật tử chân chánh nên sống với Phật Tâm, nên có tín tâm và thực hành giáo lý thâm sâu vi diệu của đạo Phật trong đời sống hàng ngày mà thôi.


Tỳ kheo Thích Chân Tuệ