Tìm kiếm Blog này

Thứ Hai, 29 tháng 6, 2015

cười một tí cho đời thêm vui

Ha - ha - ha - ha ! ! !
cười một tí cho đời thêm vui

Ngựa phi nhanh hơn cả âm thanh

horse animated GIF
Ngày xưa ở một huyện nọ có một ông quan Huyện kén rể. Ông sinh được cô gái rất xinh đẹp và đã đến tuổi lấy chồng. Vì cô gái vốn đã xinh đẹp, nết na nên rất nhiều chàng thèm muốn.

image
Cha mẹ cô là người giàu có nên cũng muốn kén chàng rể có chữ nghĩa. Qua chọn lọc còn lại 3 chàng trai vào vòng chung kết.

Nhân một hôm, ông bố liền nảy ra một cách thi vịnh thơ để kén rể.

image
Ông chỉ con ngựa đang ăn cỏ ngoài vườn và nói:
- Nếu anh nào làm được bài thơ nói về con ngựa có tốc độ chạy nhanh nhất thì ta sẽ gả con gái cho. Nhưng phải làm thơ với bối cảnh đang xảy ra...

happy animated GIF
Chàng trai thứ nhất nhìn thấy một chiếc lá đang rơi liền xuất khẩu thành thơ :

Mùa thu lá vàng rơi
Nga ông phi như chơi
Phi qua ri phi li
Lá vàng vn còn rơi

http://baomai.blogspot.com/
Mọi người vỗ tay khen ngợi. Đến chàng trai thứ hai nhìn thấy một bà già gió thổi làm rơi chiếc kim cài tóc, chàng liền đọc :

http://baomai.blogspot.com/

Bà già đánh rơi kim
Nga ông phi như chim
Phi qua ri phi li
Cây kim vn chưa chìm

http://baomai.blogspot.com/
Bà vợ ông quan Huyện buồn cười quá liền ôm bụng cười và bà làm một cái "Ủm" chàng trai thứ ba đứng dậy liền đọc:

http://baomai.blogspot.com/
Nhìn kỹ bức hình này (tôi thêm vào bài thơ tếu này)
Cô gái đánh cái tít - mặt nước chợt quay tít - 
Nhón mông lên một tí - Đít cô chưa kịp khít

Bà huyn đánh cái tít
Nga ông chy như hít
Phi qua ri phi li
Đít Bà vn chưa khít

http://baomai.blogspot.com/


Sau khi phân tích ông Quan huyện đã tuyên bố chàng trai nhứ 3 đã tả được con ngựa của ông chạy nhanh nhất vì: " Ngựa phi nhanh hơn cả âm thanh".

http://baomai.blogspot.com/

image

Đất lành chim đậu !

http://baomai.blogspot.com/
Bốn người khách vốn thuộc giới Văn Thi sĩ ... vào một quán nhậu. Trong khi chọn món ăn, cô hầu bàn đến cười duyên :

-“Em rót bia cho mấy anh nhé?”

Anh A liền tán :
-“Xin lỗi, em mỹ danh là gì và ở đâu ?”

Cô nàng cười dịu dàng:

http://baomai.blogspot.com/

Hỏi quê… rằng biển xanh dâu,
Hỏi tên… rằng mộng ban đầu đã xa !!!!

Anh B vỗ đùi:

http://baomai.blogspot.com/
-“Úi chà ! Giỏi thơ thiệt ! Tuyệt vời. Rót bia đi !”.

-“Dạ . Cảm ơn quý anh !”.

Anh C đon đả :
-“Lấy thêm ly. mời Em cùng ngồi uống cho vui”.

-“Dạ”.

Thế là bàn có một bông hồng giữa đám sỏi đá.

Anh D mời tất cả cụng ly :
-“Coi bộ em giỏi thơ văn nhỉ !”.

Cô cười rất duyên :
-“Em cũng học mót chút ít để góp chuyện cho vui mà !.  Quý anh không thấy phiền chứ ? Chắc quý anh giỏi văn thơ lắm thì phải?”

http://baomai.blogspot.com/

Anh A xoa bụng, ưỡn ngực :
-“Cũng đủ xài. Ai hỏi gì nói nấy. Nhất là lãnh vực văn học. Không bao giờ bị kẹt !”.

-“Thế là quá giỏi rồi. Vậy, em đố các anh về lĩnh vực văn học nhé?”

Cả bàn nhốn nháo hẳn lên, vui như cá gặp nước. Họ là Nhà giáo, Nhà thơ , Nhà văn cả … hớn hở cụng ly chờ đợi cuộc vui .

Cô gái cười, cất giọng oanh vàng :
-“Nếu có một ông khỏa thân” (trần truồng) cõng một ông cũng khỏa thân… Câu tục ngữ nào tả được cảnh này ?”.
image
Bốn vị khách không tìm ra câu tục ngữ nói về trường hợp hy hữu này …

Anh C thẳng thắn :
-“Chúng tôi thua. Cô giảng đi !.

Cô bình tĩnh giải thích:
-Này, một ông khỏa thân, cõng trên lưng một ông cũng khỏa thân… Lúc ấy sẽ có tình trạng mà tục ngữ nói: “Gậy ông đập lưng ông !!!”.
http://baomai.blogspot.com/
-“Úi trời! Đúng quá”

Cả bàn cười rộ . Vừa rót thêm bia, cô vừa đố tiếp:
-“Cũng cái ông khỏa thân ấy, ông ta nhảy tõm xuống ao, tục ngữ nói sao nào?”

Bốn vị khách lại bí … Họ lại yêu cầu cô giải đáp.

Cô cười tủm tỉm :
-“Ông khỏa thân mà nhảy xuống ao sẽ gây nên cảnh: “Chim sa cá lặn !”.


http://baomai.blogspot.com/

Cả bàn cười vang như pháo Tết.
-“ Úi trời ! Đúng quá đi. Cá trông thấy chim hãi quá phải lặn là cái chắc !”

Thừa thắng xông lên, cô ta đố tiếp:
-“Thưa quí anh, cũng cái ông khỏa thân ấy, ông ta ngồi lên hòn đá, tục ngữ bảo sao nào ?”

Bốn khuôn mặt thông minh kia lại đờ đẫn. Cô gái thong thả giải thích :
-“Ông khỏa thân ngồi lên hòn đá, lúc ấy tục ngữ phán rằng: “Trứng chọi đá !
http://baomai.blogspot.com/
Cả bàn cười vang.

Ông D hăm hở :
-“Đúng quá đi chớ . Trứng này không bể được ! Còn nữa không ?

Cô gái tiếp :
-Cũng cái ông khỏa thân đó nữa, nay lại ngồi bệt xuống đất không chịu đứng dậy thì theo «tục ngữ» các ông nói sao ?


Bốn khuôn mặt sáng láng trông thật thảm thương, bí rị.

Cô gái tiếp :
-Cái ông khỏa thân ngồi bệt xuống đất diễn ra cảnh mà «tục ngữ» gọi là «Đất lành chim đậu !!!» .

http://baomai.blogspot.com/

Đúng chưa ?  Hi … Hi … Hi ...


image
image


Suốn nguồn AET sưu tầm

HKMH USS Gerald Ford

Hàng không mẫu hạm USS Gerald Ford, sẽ trở thành siêu HKMH lớn nhất, hiện đại nhất 
và mạnh mẽ nhất thế giới từ trước đến nay, được vận hành một hệ thống vũ khí năng lượng định hướng, 
có tên Hệ thống Vũ khí Laser (LaWS),

HKMH USS Gerald Ford

http://baomai.blogspot.com/
Với khả năng phòng thủ/tấn công siêu hạng của mình, CVN-78 sẽ trở thành siêu HKMH lớn nhất, hiện đại nhất và mạnh mẽ nhất thế giới từ trước đến nay.

“HKMH USS Gerald Ford sử dụng hệ thống phân phối điện 13.800 volt, gấp ba lần so với các tàu sân bay lớp Nimitz, 4.160 volt”, ông Keck cho biết. 

image
Ông cũng tiết lộ thêm rằng, HKMH USS Gerald Ford sẽ dùng nguồn năng lượng này để vận hành Hệ thống phóng máy bay bằng điện từ (EMALS), phần còn lại có thể được sử dụng cho những vũ khí năng lượng định hướng (Directed Energy Weapon-DEW) và súng điện từ railgun.

image
Bằng việc triển khai vũ khí năng lượng định hướng trên tàu sân bay, Hải quân Mỹ muốn giải quyết các vấn đề mà các hệ thống phòng thủ tên lửa truyền thống vẫn đang gặp phải.

Trước nhất, nếu sử dụng vũ khí năng lượng định hướng thì chi phí sẽ thấp hơn rất nhiều so với các hệ thống phòng thủ tên lửa truyền thống và còn tăng cương sức mạnh phòng thủ cho HKMH.
Thứ nữa, các tàu sân bay chỉ có không gian giới hạn nên chỉ có thể được trang bị các hỏa tiễn với số lượng nhất định. Các chuyên gia tin rằng, vũ khí laser có thể giải quyết được cả hai vấn đề trên.
image
“Trên thực tế, Hải quân Mỹ đã vận hành một hệ thống vũ khí năng lượng định hướng, có tên Hệ thống Vũ khí Laser (LaWS), đang được triển khai trên tàu USS Ponce. Nó về cơ bản được triển khai nhằm đối phó với các mối đe dọa đến từ các phương tiện bay không người lái của Iran cũng như các tàu nhỏ có thể được sử dụng để nhấn chìm tàu của Hải quân Mỹ trên Vịnh Ba Tư”, ông Keck nói thêm. 

image
USS Ponce là tàu chiến đầu tiên của Mỹ được trang bị pháo laser trị giá 40 triệu USD. Ở thời điểm hiện tại, vũ khí laser của Mỹ vẫn quá nặng và cần nhiều năng lượng, khiến nó không phù hợp với máy bay chiến đấu.

Tuy nhiên, các loại vũ khí năng lượng định hướng vẫn cần được nghiên cứu, cải tiến thêm, nhà báo trên nhấn mạnh, viện dẫn báo cáo của Trung tâm An ninh Mỹ Mới. Báo cáo trên cho rằng: “Một số loại vũ khí có nhiều hứa hẹn và đạt đúng kỳ vọng nhưng một số loại lại không thể đáp ứng được kỳ vọng - như vũ khí năng lượng định hướng”.

Trước đó, Phó đô đốc Thomas Moore, Giám đốc chương trình HKMH của hải quân Mỹ từng nói rằng: "Vũ khí Laser cần một nguồn năng lượng 300 kW mới có thể bắt đầu hoạt động hiệu quả, đặc biệt khi kết hợp với súng điện từ railgun. Trong tương lai, vũ khí laser có thể thay thế một số hệ thống tên lửa hiện nay và tỷ lệ tiêu diệt chính xác mục tiêu cũng sẽ cao hơn".
image
Siêu HKMH USS Gerald R. Ford của Mỹ hiện đang gặp phải hàng loạt vấn đề về hoạt động, thậm chí là những thất bại liên tiếp trong các cuộc thử nghiệm kể từ khi hạ thủy.

Tờ Boston Globe dẫn một bản báo cáo, Director, Operational Test, and Evaluation - DOT&E report- của Ngũ Giác Đài tiết lộ USS Gerald R. Ford đang gặp phải hàng loạt vấn đề về hoạt động, thậm chí là những thất bại liên tiếp trong các cuộc thử nghiệm về khả năng phóng và thu hồi máy bay chiến đấu. Ít nhất 4 hệ thống tối quan trọng trên con tàu cho thấy khả năng hoạt động yếu kém hoặc thiếu tin cậy.

“Độ tin cậy yếu kém của những hệ thống quan trọng nói trên có thể gây ra một chuỗi những sự chậm trễ trong suốt hoạt động bay, làm ảnh hưởng đến khả năng xuất kích máy bay của con tàu, khiến con tàu dễ bị tổn thương trong các cuộc tấn công hoặc chí ít là gây ra những hạn chế đối với các hoạt động tác chiến theo lộ trình”, bản báo cáo viết.

Khoảng 60% các hệ thống trên tàu sân bay Gerald R. Ford sẽ chạy bằng năng lượng hạt nhân như những tàu sân bay trước đó, dựa trên thiết kế của lớp Nimitz, trong khi đó 40% còn lại là các bộ phận mới hoàn toàn gồm một đường băng rộng hơn và các hệ thống công nghệ cao. Trong đó, rất nhiều công nghệ mới hiện đang gặp phải những vấn đề nghiêm trọng.

image 
Đầu tiên phải kể đến hệ thống phóng máy bay điện từ vốn được kì vọng thay thế hệ thống phóng máy bay sử dụng hơi nước. Hệ thống này sử dụng một motor điện công suất 100.000 mã lực, có khả năng phóng lần lượt nhiều loại máy bay khác nhau ở nhịp độ nhanh.
Tuy nhiên, các cuộc thử nghiệm trên bộ đối được tiến hành ở New Jersey ho thấy hiệu suất thành công là 240 đợt phóng (không gặp phải trục trặc nào), trong khi đó lẽ ra trong giai đoạn phát triển hiện tại của tàu sân bay Gerald Ford, hiệu suất trên phải là 1.250 đợt.
image
Hệ thống cáp hãm đà sử dụng để giảm tốc độ máy bay khi hạ cánh trên boong tàu, cũng thể hiện độ tin cậy không như dự tính. Trong những lần thử nghiệm vừa qua, hệ thống trung bình xử lý được 20 lần hạ cánh mà không gặp phải thất bại nào. Thực tế này kém xa so với mức 4.950 lần hạ cánh thành công cần đạt được, đó là chưa kể đến mục tiêu cuối cùng của hệ thống này là 16.500 lần thành công liên tiếp.

Nếu như hàng loạt vấn đề trên không được giải quyết, các nhà thử nghiệm vũ khí của Ngũ Giác Đài cảnh báo rằng siêu HKMH Gerald Ford sẽ không thể đáp ứng được số lần xuất kích trong chiến tranh mà các nhà lập kế hoạch tác chiến của Hải quân Mỹ đề ra.

image
Thay vào đó, với hoạt động như hiện nay, cần có hai tàu sân bay như trên mới đạt được hiệu xuất được kỳ vọng ở một chiếc. Các hệ thống phóng và hạ cánh trên đều do hãng General Atomics chế tạo. Hiện tại lãnh đạo của hãng này từ chối phản hồi về các vấn đề đặt ra.

Bản đánh giá cũng nêu ra những mối lo ngại về tiến trình sản xuất radar băng tần kép mà hãng Raytheon thiết kế. Radar này đang được thử nghiệm dọc bờ biển Virginia, được kỳ vọng có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau như kiểm soát không lưu, quét tìm kiếm các mối đe dọa tiềm tàng ở mọi hướng và thu thập dữ liệu có thể tích hợp vào máy tính của các hệ thống vũ khí.

Tuy nhiên, có rất ít thông tin về độ tin cậy của hệ thống radar mới này, mặc dù có tới 80% các bộ phận của hệ thống đã được bàn giao cho Hải quân. Hãng Raytheon cũng chưa đưa ra phản hồi nào về vấn đề này.

Hiện tại, cũng chưa rõ hệ thống thang máy hỗ trợ các vũ khí chủ chốt của con tàu có hoạt động như mong đợi hay không.

image
Theo đánh giá của J. Michael Gilmore, một quan chức thuộc Ngũ Giác Đài phụ trách công tác thử nghiệm và đánh giá hoạt động của các hệ thống vũ khí cho hay một số hệ thống khác như thông tin liên lạc cũng hoạt động kém hơn mức tiêu chuẩn cho phép. Gilmore cho rằng hiện Hải quân Mỹ không còn lựa chọn nào khác ngoài việc thiết kế lại những bộ phận chủ chốt của con tàu.

Để xoa dịu dư luận, trong một cuộc phỏng vấn, Phó Đô đốc Thomas J. Moore, sĩ quan điều hành các chương trình tàu sân bay, đã bày tỏ sự tin tưởng rằng cho đến khi chính thức bàn giao để đi vào hoạt động chính thức tháng 3 vào năm tới, Hải quân Mỹ và các nhà thầu sẽ vượt qua những trở ngại hiện nay.

“Những công nghệ mới này tạo ra rất nhiều thách thức phát triển, chúng tôi không đồng tình với những nguy cơ nói trên. Đây vẫn sẽ là một con tàu lý tưởng, mang lại những khả năng mà các thế hệ tàu sân bay trước đó không thể có được” - Moore nói.

Tuy nhiên, Hải quân Mỹ lại từ chối đưa ra những nhìn nhận chi tiết về bản đánh giá nói trên và không đề cập cụ thể việc những trục trặc trên sẽ ảnh hưởng như thế nào tới kế hoạch bàn giao, chi phí và hiệu quả chiến đấu của con tàu.

image 
Về phần mình, hãng đóng tàu Newport News cũng từ chối bình luận về kết quả mà bản đánh giá đề cập. Christie R. Miller, phát ngôn viên của hãng đóng tàu cho hay: “Chúng tôi sẽ tuân thủ ý kiến của Hải quân về bản báo cáo này”.
USS Gerald R. Ford là chiếc đầu tiên thuộc lớp tàu sân bay thế hệ mới của Mỹ. Con tàu được làm lễ rửa tội và hạ thủy vào đầu tháng 11 năm 2013. hiện đang trải qua quá trình thử nghiệm hơn 2 năm tại xưởng đóng tàu ở Virginia và theo kế hoạch sẽ được bàn giao cho Hải quân Mỹ trong năm 2016 với trị giá ước tính hơn 12 tỷ USD.
image
USS Gerald R. Ford trước đây đã gặp phải không ít ý kiến chỉ trích. Năm ngoái Cơ quan Kiểm toán của Chính phủ Mỹ đã công bố rằng chi phí chế tạo con tàu tăng 22% so với kế hoạch ban đầu. Theo đó cơ quan này đã đề xuất tạm hoãn việc chế tạo tàu sân bay USS John F. Kennedy, chiếc thứ hai thuộc lớp này cho tới khi Hải quân Mỹ và các nhà thầu có thể làm chủ được chuỗi các công nghệ chưa từng được triển khai.

Hải quân Mỹ hiện vẫn còn 1 năm phía trước để khắc phục những vấn đề gặp phải đối với con tàu trước khi bàn giao. Tuy nhiên đánh giá của Gilmore, dựa trên quá trình phân tích và đánh giá trong khoảng thời gian thử nghiệm vừa qua đối với tàu Gerald Ford là tín hiệu mạnh mẽ nhất cho thấy Hải quân Mỹ hiện có thể không đạt được mục tiêu tăng cường tần xuất các chuyến bay chiến đấu mà một con tàu đơn lẻ có thể đảm nhiệm.

http://baomai.blogspot.com/
Trong khi đó, Ronald O’Rourke, một nhà phân tích hải quân thuộc cơ quan nghiên cứu của Quốc hội Mỹ đồng thời là chuyên gia về các chương trình đóng tàu cho hay con tàu đầu tiên của bất kỳ lớp mới nào thông thường cũng gặp phải những thách thức đáng kể về công nghệ và chi phí.

Còn phó Đô đốc Moore không đề cập cách giải quyết trực tiếp những mối lo ngại của Lầu Năm Góc về hệ thống phóng và thu hồi máy bay mới nhưng cho rằng công nghệ này hiện đại tới mức…những vấn đề trên không thể được giải quyết. Ông thừa nhận rằng lượng điện năng mà Hải quân Mỹ cần thiết để phóng và thu hồi hàng trăm máy bay trên một tàu sân bay hoạt động trên biển là chưa từng có.

Về hệ thống radar của tàu, Moore cho biết Hải quân Mỹ hiện vẫn rất tin tưởng vào radar mới bởi nó mới chỉ được thử nghiệm khi con tàu đang neo đậu tại cảng, đây là giai đoạn chưa thể tận dụng hết năng lượng của con tàu.
Moore tin tưởng rằng siêu HKMH Gerald R.Ford sẽ vượt qua tất cả những thử thách hiện nay trước khi gia nhập hạm đội.

http://baomai.blogspot.com/

Máy bay năng lượng mặt trời khởi hành từ Nhật đi Hawaii

Sự tiến bộ vượt bực của khoa học trong nghành hàng không.
Một máy bay chạy bằng năng lượng mặt trời do Thụy Sĩ chế tạo thực hiện thêm một cuộc thử nghiệm nữa trong nỗ lực tiến hành một chuyến đi dài 35.000 cây số vòng quanh thế giới mà không cần dừng để tiếp nhiên liệu.


Máy bay năng lượng mặt trời khởi hành từ Nhật đi Hawaii

http://baomai.blogspot.com/
Máy bay năng lượng mặt trời Solar Impulse 2 cất cánh từ sân bay Nagoya sáng sớm hôm nay.
Một máy bay chạy bằng năng lượng mặt trời do Thụy Sĩ chế tạo thực hiện thêm một cuộc thử nghiệm nữa trong nỗ lực tiến hành một chuyến đi dài 35.000 cây số vòng quanh thế giới mà không cần dừng để tiếp nhiên liệu.

image
Chiếc máy bay Solar Impulse 2 (Si2) cất cánh từ trung tâm Nhật Bản sáng sớm hôm nay sau kỳ nghỉ một tháng không lên kế hoạch.
Chiếc Si2 được điều khiển bởi phi công Thụy Sĩ Andre Borschberg một trong những người chế tạo ra nó, đã rời Nagoya, Nhật Bản để bắt đầu chuyến bay xuyên Thái Bình Dương, chuyến đi dài nhất trong cuộc hành trình của nó.

image
Nếu điều kiện thời tiết ở Thái Bình Dương không tiếp tục thuận lợi, Si2 sẽ được quay về. Tuy nhiên, trong chuyến đi vượt Thái Bình Dương sẽ không có điểm quay về cho máy bay này khi nó không thể bay trở lại Nhật Bản.
Chuyến bay qua Thái Bình Dương tới Hawaii đầy rủi ro vì không có địa điểm hạ cánh trong trường hợp khẩn cấp.

image
Máy bay Solar Impulse 2 một chỗ ngồi làm bằng sợi carbon có sải cánh dài 72 mét, dài hơn sải cánh của chiếc Boeing 747.
Theo lịch, máy bay Si2 sẽ không đáp cánh ở Nhật, nhưng đã được chuyển hướng tới đây vào đầu tháng 6 trên đường từ Nam Kinh miền Đông Trung Quốc tới Hawaii vì thời tiết xấu.
Tuần rồi, Si2 được lên lịch lại khởi sự hành trình xuyên Thái Bình Dương nhưng chuyến bay bị hủy vào giờ chót vì thời tiết xấu.

image

Si2 là đứa con tinh thần của hai khoa học gia Thụy Sĩ, Bertrand Piccard và Borschberg. Hai khoa học gia đã mất 12 năm để tạo ra chiếc máy bay này.

Trái Đất và Sao Hỏa

Có nhiều hình ảnh trên Sao Hỏa tương đối giống với hình ảnh trái đất của chúng ta đang sống.
Có nhiều dấu hiệu vật chất và hình ảnh gần giống với trái đất.

Trái Đất và Sao Hỏa

Cuộc sống trên sao Hỏa vẫn còn nhiều điều chưa có lời giải, khiến các nhà khoa học đau đầu. Tuy nhiên, những hình ảnh về sự giống nhau đặc biệt giữa Trái Đất và Sao Hỏa dưới đây sẽ khiến bạn bất ngờ.

Bạn đã từng nghĩ Trái Đất của chúng ta hoàn toàn khác với những hành tinh khác trong hệ Mặt Trời? Những hình ảnh dưới đây dễ khiến bạn sốc vì sự thực bất ngờ do các nhà khoa học ở NASA đem lại.

image
Sao Hỏa có nhiều điểm tương đồng với hành tinh xanh của chúng ta. Trong nhiều năm qua, robot Curiosity của NASA hoạt động trên Sao Hỏa, thăm dò trên bề mặt hành tinh này để thu thập các hình ảnh và mẫu vật phục vụ cho các nhà khoa học nghiên cứu.

Curiosity đã khám phá ra vùng đất nằm ở khu vực Nam bán cầu của Sao Hỏa, gần miệng núi lửa, được gọi là Gale Crater, có nhiều vật chất, đặc điểm giống với Trái Đất.

image
Những hình ảnh ghi lại từ khu vực Gale Crater cho thấy, chúng khá giống với những gì đang diễn ra, khung cảnh ở một vài nơi trên Trái Đât như sa mạc Atacama hay thung lũng chết.

Cùng ngắm những bức hình kỳ diệu dưới đây về Sao Hỏa và Trái Đất.

http://baomai.blogspot.com/

Bức ảnh chụp thung lũng ở khu vực Gale Crater trên Sao Hỏa, rất giống với vùng Badwater Basin ở thung lũng Chết, Los Angeles, Mỹ.

image
Sao Hỏa (ảnh trên), Trái Đất (ảnh dưới)
Gò cao ở Ica, Peru rất giống với những mô đất được tìm thấy trên sao Hỏa.

image
Sao Hỏa (ảnh trên), Trái Đất (ảnh dưới)
Những đồi cát trên Sao Hỏa tương tự đụn cát tại sa mạc Sahara.

image
Sao Hỏa (ảnh trên), Trái Đất (ảnh dưới)
Sa mạc khô cằn nhất thế giới Atacama, là địa điểm lý ưởng để thực hiện những nghiên cứu về Sao hỏa vì môi trường ở đây và trên đó có nhiều điểm tương đồng. Đây là bức ảnh do robot Curiosity chụp gửi về.

image
Sao Hỏa (ảnh trên), Trái Đất (ảnh dưới)
Sườn núi tại miệng núi lửa Gale cho thấy hình dáng các tảng đá trên sao Hỏa cũng giống với những tảng đá tại một vùng núi thuộc Libya.

image
Sao Hỏa (ảnh trên), Trái Đất (ảnh dưới)
Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ tờ Business Insider, một trang tin công nghệ lớn của Mỹ. Business Insider nổi tiếng bởi các bài viết tổng hợp từ nhiều nguồn tin với các chủ đề nổi trội liên quan đến công nghệ, chính trị, quân sự…



Hoàng Dung (lược dịch)