Tìm kiếm Blog này

Thứ Bảy, 19 tháng 11, 2011

Định luật vũ trụ và con người

Theo định luật tự nhiên của vũ trụ. Chúng ta nhận thấy có hai yếu tố rất quan trọng và đối nghịch nhau,
đó là Tinh Thần Vật Chất. Đây cũng là hai khuynh hướng trái ngược nhau hoàn toàn. Một bên là vô hình một bên là hữu hình, là cái thật và không thật, là đêm và ngày, là ánh sáng và bóng tối, là sự sống và cái chết vân và vân. Sự đối kháng không ngừng nghỉ này tưởng chừng như là cuộc chiến hết sức khốc liệt, nhưng thật ra sự đối kháng này lại là một yếu tố rất cần thiết, không thể thiếu, nó giúp chúng ta nhận biết được đâu là chân lý, đâu là lẽ phải, nó chính là minh triết trong đời sống. Chúng ta sẽ không cảm nhận được điều gì nếu không có sự đối nghịch với chính nó. Cuộc sống của chúng ta cũng vậy, nếu không có sư gìa nua, bệnh hoạn và ngay cả cái chết, thì chúng ta sẽ không nhận biết được gía trị của sự sống hay sự trong sáng, minh triết trong đời sống con người.
       Một trăm năm trong kiếp con người qủa thật là ngắn ngủi, chúng ta hãy thử ngoảnh mặt lại mà nhìn xem, mới ngày nào khi ta vừa cất tiếng khóc chào đời, mà giờ đây thân xác ta đã gìa nua cũ kỹ, cái viễn ảnh của tuổi gìa nó đang rình rập, và gậm nhấm từng ngày từng giờ, để rồi chợt nhìn lại cuộc đời, bỗng chốc hóa hư không. Cái hiện hữu đã tan biến vào trong cái vô hình. Để rồi ta bâng khuâng tự hỏi, ta là ai, ta sẽ đi về đâu, phải chăng chân dung ta là hình bóng khởi đầu của hư vô, mà dòng sông tình tự của đới sống chính là nơi để cho ta cư trú.
 Chân dung ta

Chân dung ta bóng hư vô
Dòng sông tình tự nhấp nhô bóng mình 
Tiền thân cát bụi phù sinh  
Nơi ta cư chú vô hình trong mơ
Em về thả một đường tơ 
Gây mê thiền định vần thơ mở đầu  
Vòng tay em phút nhiệm mầu
Cho chiêm bao nối nhịp cầu hai bên ./.
Nhờ có em, nhờ có những giây phút nhiệm mầu trong vòng tay của em, mà ta đã cảm nhận được sự hiện hữu, ta đã kết nối được cái vô hình với cái hữu hình, để cho hai điều này chở nên một. Ta cũng chính là sự hiện hữu và ta cũng chính là sự hư vô. Bởi vì hình hài ta được cấu tạo từ vật chất, thân xác ta cần được nuôi duỡng từ vật chất, ta cần phải ăn phải uống, ta cần phải hít thở, nói tóm lại ta cần phải thỏa mãn một số những nhu cầu cần thiết về sinh lý để sinh tồn, đó chính là bản năng sinh tồn của sự sống. Dĩ nhiên bản năng sinh tồn của con người và loài vật cũng hoàn toàn giống nhau, tuy nhiên con người lại là loài vật cao siêu nhất của vũ trụ, bởi vì bên trong con người của chúng ta còn tồn tại một yếu tố vô cùng quan trọng đó là Tinh thần.
Nếu nói như vậy thì loài vật không có yếu tố tinh thần hay sao. loài vật thì có muôn vạn loài giống khác nhau, trong đó có một số loại, gần gũi với loài người, chúng vẫn có yếu tố tinh thần ở bên trong thân xác của nó, nhưng thể tinh thần này ở dạng thấp hơn của con người. Chúng ta thấy như những loài tinh tinh, loài khỉ, hay những loài thú nuôi trong nhà. những loài vật này vẫn thể hiện những cảm xúc như vui, buồn, và lòng trung thành. Dù thế nào thì loài vật, vẫn ở đẳng cấp thấp hơn con người.
Tinh thần (Spirit) chính là một mặt của đời sống, nó đại diện cho sự vô hình, là những gì mà chúng ta không nhìn thấy, nhưng nó hiện hữu, nó có thật bởi vì nó chính là chân ngã, muốn nhìn thấy nó thì con người phải có một trình độ nhận thức cao hơn, vượt ra ngoài ranh giới của vật chất, bỏ qua bản ngã tầm thường, thì khi đó chúng ta mới thấy được những điều kỳ diệu của yếu tố tinh thần. Làm sao có thể nhìn được tâm hồn. Tâm hồn con người ví như cái lu đựng nước, nếu nước trong lu luôn luôn bị khuấy động, làm cho dòng nước trở nên đục ngầu, thì làm sao nhìn thấy đáy. Chỉ khi nào ta ngưng khuấy động, để dòng nước trong lu được yên tĩnh, dòng nước sẽ từ từ lắng đọng, nước sẽ trở nên trong suốt, khi ấy ta sẽ nhìn thấy tận đáy. Tâm lý chung của con người chúng ta, là chăm lo săn sóc cho thể xác nhiều hơn, điều này cũng dễ hiểu, bởi vì sự sống luôn luôn lệ thuộc vào thân xác, một yếu tố của vật chất, nó đòi hỏi những điều kiện vật chất, phải chu cấp cho nó hàng giời, hàng ngày, như khát thì phải uống, đói thì phải ăn, và hơn thế nữa lòng tham của con người đòi hỏi còn nhiều hơn những gì mà thể xác thật sự cần thiết. Chính sự bận rộn này đã làm cho chúng ta quên đi yếu tố tinh thần, quên đi sự hiện hữu của chân ngã đang ở trong tâm hồn của chúng ta. Mọi lo toan trong đời sống đã dẫn đưa chúng ta đến u mê lầm lạc, quên mất con người thật của chính mình đó là Chân Ngã là Tinh Thần. Một yếu tố vô hình đang tiềm ẩn trong tâm hồn chúng ta, yếu tố này cũng rất cần được nuôi dưỡng, cũng rất cần được chăm sóc, Chúng ta nên hiểu rằng, để nuôi dưỡng tinh thần (chân ngã) chúng ta sẽ không tốn kém tiền của nhiều như nuối sống thể xác. Chúng ta chỉ cần mở rộng lòng mình, đem tình thương đến cho mọi người, đem tình thương đến  mọi nơi, mọi lúc, nơi mà chúng ta đang hiện diện. Nếu chúng ta làm được điều này thì chúng ta đã khai mở được tâm linh, và khi đó ánh sáng của thượng đế sẽ tràn ngập tâm hồn chúng ta, tâm hồn chúng ta sẽ hân hoan đón nhận những ân sủng mà thượng đế ban tặng. Một khi tinh thần được nuôi sống, hay nói cách khác được soi sáng bởi thượng đế, thì niềm vui sẽ tràn ngập và tạo ra nhiều năng lượng để tăng thêm sức mạnh cho thể xác. Một khi thể xác mạnh khỏe, tràn đầy nghị lực thì sự mưu cầu để tìm kiếm về tài vật sẽ dồi dào hơn. Chúng ta nên hiểu rằng, yêu tố vật chất chỉ là phương tiện để dẫn đưa chúng ta đến sự nhiệm mầu của tinh thần. Vật chất dù mạnh đến đâu, rồi cũng sẽ bị hủy diệt trở về với hư vô. Nhưng tinh thần thì bất diệt, nó sẽ trường tồn vĩnh cửu, bởi vì hình hài thật sự của nó chính là vô hình, là ánh sáng. Sự sống không thể bị hủy diệt, nó là vĩnh cửu, sự sống sẽ trường tồn mãi mãi, không ai có thể vượt ra khỏi quỹ đạo của nó, hay làm gì được nó. Sự sống là cơ bản ẩn tàng trong mọi vật. Phần bên trên của nó là hình thể, hay danh tánh nào đó như tôi là, hay bạn là. Cái danh tánh này chỉ là tạm thời nổi lên trên rồi sẽ chìm xuống như sóng biển. Chết chỉ là sự tan rã các nguyên tố của xác thân, chứ không phải mất đi sự sống, bởi vì sự sống luôn tiềm ẩn trong tinh thần (Spirit) hay chân ngã, Tinh thần (spirit) sẽ trở về với gốc gác nguyên thủy của nó, đó là ánh sáng và chờ đợi một cơ hội khác, để tích tụ lại và tái sinh trong một thân xác mới. Bởi vì mục đích của tinh thần (spirit) đến cõi vật chất là để học hỏi, nó tạm khoác một thân xác, một đời sống vật chất để học hỏi thêm, để biết rõ hơn, ta là ai, ta từ đâu đến và ta sẽ đi về đâu. Sự biết mình và ý thức về sự tương quan giữa  mình và vũ trụ là căn bản chính yếu của sự sống.

Chân ngã và Bản ngã 
Một khi chúng ta đã nhắc đến yếu tố tinh thần, nghĩa là chúng ta đang tìm hiểu về cái vô hình ẩn dấu bên trong con người của mình. Nếu muốn làm sáng tỏ vấn đề này, thì chúng ta phải tìm hiểu sâu hơn về sự cấu tạo của con người. Cái hình hài mà chúng ta đang sở hữu, chính là thể xác (Body) Bên trong thể xác có một yếu tố vô cùng quan trọng đó là Chân Ngã (Spirit) . Đây chính là hình hài thật sự mà thượng đế đã cấu tạo ra con người, nó chính là sự huyền diệu của ánh sáng, là hình hài của thượng đế, bởi vì thượng đế đã dùng chính hình ảnh của mình để làm ra con người, nói một cách khác hình hài của chúng ta chính là hình hài của Thượng Đế, nó chính là chân ngã. Bới vì chân ngã được cấu tạo bởi những nguyên tử vô cùng thanh cao, rất nhẹ nhàng, tỉ lệ rung động của chân ngã (spirit) rất cao siêu, khác hẳn với sự rung động nặng nề ô trược của cõi vật chất, do đó nó không thể giao tiếp với cõi vật chất là thể xác (body) nó cần một yếu tố làm trung gian để giữa chân ngã và thể xác thấu hiểu nhau. Vì vậy chân ngã (spirit) đã tự sáng tạo ra một yếu tố khác, nó tự tách riêng ra một phần nhỏ khác gọi là linh hồn (Soul) từ đó linh hồn đóng một vai trò trung gian làm cái gạch nối, tiếp xúc giữa chân ngã và thể xác. Trong sự tiếp xúc này phần linh hồn đã tự khoác cho mình một hình ảnh có tính cách cá nhân mà ta gọi là phàm ngã (Ego). Bởi vì linh hồn có thể cảm nhận được sự rung động của thể xác và sự rung động vô cùng thanh cao của tinh thần (chân ngã hay spirit). Chính vì vậy lâu dần linh hồn (bản ngã) đã bị lôi cuốn bởi những đam mê, vui thú của xác thịt, linh hồn đã trở nên u mê, và nó tự cho minh có một thiên chức như tinh thần (spirit) và một quyền năng giống như thượng đế. Chính sự mạo nhận này linh hồn đã khoác lấy một xác thân vật chất và tự gán cho mình một địa vị quan trọng, như môt thực thể có đời sống riêng biệt. Sự đồng hóa một cái gì không thật (vô hình) thành môt cái gì có thật (hữu hình) chính là sự hiểu lầm tai hại. Tất cả những tôn giáo lớn đều đề câp đến vấn đề này. 
Như Thiên Chúa giáo gọi sự mạo nhận này là (Sa đọa đầu tiên). 
Phật giáo gọi là (vô minh lầm lạc). 
Ấn giáo gọi là (Hiểu lầm nguyên thủy)
Để làm sáng tỏ hơn vấn đề rất trừu tượng và khó hiểu này. Tôi xin mượn những quan niệm, hay những tư tưởng của các tôn giáo lớn, hay những nhà huyền giải, triết gia.Qua những tư tưởng của các tôn giáo, người ta đã phân định con người, là sự tổng hợp của ba thể khác nhau nhưng hợp nhất trong một thân xác. Khi quan sát vũ trụ, chúng ta thấy có hai yếu tố đối nghịch nhau. Đó là tinh thần và vật chất, là cái hữu hình và cái vô hìng, là cái thật và cái không thật, nhưng cả hai đều có sự liên hệ mật thiết bên nhau, do đó nẩy sinh ra yếu tố thứ ba, là sự liên giao giữa hai thể tinh thần và vật chất. Theo quan niệm cổ xưa, như trong Kinh Dịch, người ta gọi là. Tam vị đồng nhất thể (tuy một mà hai, tuy hai mà một, tất cả thống nhất trong một).Trinity.
Kinh dịch (Trung Hoa) gọi là. Thái cực. Lưỡng nghi. Tứ tượng  
Ấn Độ giáo phân định là. Brahma. Vishmu. Shiva.
Phật giáo phân định là. Đức Phật Tích Ca. Bồ Tát Phổ Hiền. Bồ Tát Văn Thù.
Thiên Chúa giáo phân định là. Đức Chúa Cha. Đức Chúa Con. Đức Chúa Thánh Thần.
 Và gần như mọi triết lý hay tôn giáo lớn trên thế giới đều nói đến ba thể này (Trinity)  

Cũng như quan niệm trên. Con người chúng ta cũng phân chia thành ba thể, và ba thể này chính là con người thật sự của chúng ta.
1/ Tinh Thần (Spirit) hay Chân Ngã. là đời sống vĩnh cửu. Được cấu tạo từ ánh sáng, ẩn chứa những nguyên tử rất thanh cao, rất nhẹ. Đồng bản thể với Thượng Đế.
2/ Thể Vía (Soul) Linh hồn. Là một thực thể được sáng tạo (created) từ tinh thần. Nó mang hình dáng của thể xác. Tuy nhiên sự cấu tạo bên trong nó, là những nguyên tử gần giống với tinh thần. Do đó nó chính là cái gạch nối giữa tinh thần và thể xác. Nó cảm nhận được những rung động thanh cao của tinh thần và những cảm xúc phàm tục, ô trược nặng nề của thể xác. Vì sống trong thể xác, nương tựa vào thân xác vật chất, lâu dần nó bị lôi cuốn vào cõi u mê lầm lạc. Nói một cách nôm na, là dễ mất linh hồn. Khi đó linh hồn tự nhận mình chính là một thực thể riêng biệt, có quyền năng ngang hàng với Thượng Đế. Nó tự đồng hóa một cái gì không thật để trở nên cái có thật, nó tự khoác cho mình một hình ảnh ta là, ông này bà nọ, là cái tôi đầy kịch tính, đó chính là Phàm ngã (Ego). Đây chính là sự u mê lầm lạc, như đã được trình bày ở phần đầu.
3/ Thể Xác (Body). Được cấu tạo từ vật chất, sử rung động của nó rất nặng nề thô thiển. Nó được nuôi dưỡng bằng vật chất, sở dĩ nó trở nên thanh cao, vượt xa loài động vật là nhờ yêu tố tinh thần, tiềm ẩn bên trong. Tóm lại con người thật của chúng ta là sự kết hợp của 3 thể Thể xác (body). Thể vía (soul). Thể Trí hay còn gọi là thể tinh thần (Spirit). Tất cả ba thể này kết hợp lại thành một đó là con người thật của chúng ta.
Ngoài ra con người chúng ta còn bị ảnh hưởng và chi phối bởi 7 cõi giới trong Thái dương hệ. 
Thái Dương Hệ
Chúng ta là một thực thể đang hiện diện trên mặt địa cầu. Điạ cầu là một hành tinh nằm trong Thái Dương hệ. Chính vì thế con người chúng ta luôn luôn bị chi phối bởi sự vận hành của thái dương hệ. Ngày nay con người đã tiến bộ rất nhiều trên lãnh vực không gian, có những phi thuyền đang bay ra ngoài qũy đạo địa cầu để khám phá vũ trụ. Chúng ta đã khám phá và xác nhận rằng, trong hệ mặt trời có tổng số là 8 vệ tinh, những vệ tinh này vận hành theo một trật tự nhất định trong qũy đạo mặt trời, nếu một trong 8 vệ tinh này, đi vượt ra  ngoài quỹ đạo riêng của nó, thì Thái dương hệ sẽ nổ tung, trái đất sẽ tiêu tan. Đây chính là sự mầu nhiệm của vũ trụ, hay nói khác đi, là sự mầu nhiệm của Thượng Đế.
8 Vệ tinh (Planet) trong Thái Dương Hệ gồm có:
A/   Mặt trời (Sun) Mặt Trời là nhân tố chính của thái dương hệ. Là nguồn sáng mạnh mẽ nhất, là sức mạnh tối thượng để gìn giữ mọi trật tự trong thái dương hệ, chính sức mạnh này đã tạo ra một trật tự cho 8 vệ tinh quay chung quanh nó, mỗi vệ tinh đều phải tuân thủ theo một quỹ đạo nhất định. 8 Vệ tinh này được xếp theo thứ tự như sau:
1/ Thuỷ tinh   (Mercury)
2/ Kim tinh    (Venus)
3/ Trái đất      (Earth) có một vệ tinh là mặt trăng (Moon)
4/ Hỏa tinh     (Mars)
5/ Mộc tinh    (Jupiter)
6/ Thổ tinh      (Saturn)  
7/ Uranus
8/  Neptune     (Sao Hải Vương)
9/  Pluto          (Sao Diêm Vương) đây là một vệ tinhnằm rất xa, có khi nó được các nhà khoa học
tính là vệ tinh thứ 9, nhưng ngày này trên hệ thống Google nó không còn là vệ tinh nằm trong thái dương hệ.


















Trong thái dương hệ của chúng ta có 9 vệ tinh quay chung quanh, nhưng  ba vệ tinh Uramus, Neptune và pluto nằm qúa xa nên không ảnh hưởng nhiều đến con người chúnh ta . Chúnh ta luôn luôn bị chi phối và ảnh hưởng bởi. Mặt trời, mặt trăng, thuỷ tinh, kim tinh,  hỏa tinh, mộc tinh và thổ tinh. 
7 vệ tinh này ảnh hưởng rất nhiều vào vận mạng con người. Vì thể xác con người chúng ta, được cấu tạo từ vật chất, do đó chúng ta sẽ bị chi phối rất nhiều, theo quy luật  của ngũ hành, đó là 5 yếu tố chính của vật chất, (kim, mộc, thuỷ, hỏa, thổ). Nếu lấy con người làm nhân tố chính, giống như mặt trời, thì con người cũng sẽ có 7 thể vận hành theo, 7 thể này được xếp theo thứ tự từ thấp lên cao như sau:
7/ Thể Xác   (Body)   sẽ tan biến khi chết
6/  Thể Vía   (Soul)  
5/ Thể Phách            
4/ Thể Hạ trí
(Trong 3 thể, thể vía, thể phách, thể hạ trí, sẽ thay đổi theo định luật của vũ trụ.Luật nhân qủa chính là định luật quan trọng nhất, sẽ chi phối 3 thể này).      
3/ Thể Thượng Trí  
2/  Thể Bồ Đề           
1/ Thể Thiêng liêng (Đây là thể tối cao, như Thượng Đế).
 (Trong 3 thể thượng trí, bồ đề, thiêng liêng, 3 thể này không thay đổi, sẽ trường tồn vĩnh cửu)
Một khi chúng ta đã nhận ra, vật chất chỉ hiện hữu trong một khoảng thời gian nhất định nào đó, rồi sẽ bị hủy diệt tan biến thành hư vô. Như 100 trăm năm trong kiếp con người, hay vài trăm năm, vài ngàn năm cho những loại vật chất khác nhau. Tất cả rồi sẽ tan biến vào hư vô, con số thời gian 100 năm, một ngàn năm hay lâu hơn nữa, nếu so sánh với vũ trụ bao la thì nó chỉ là hạt bụi li ti trong khối thời gian và không gian khổng lồ của vũ trụ. Vật chất không trường tồn, nó sẽ bị hủy diệt. Vậy thì tại sao ta phải lệ thuộc quá nhiều vào nó. Ta mải mê tìm kiếm nó, và tham lam cất giữ nó, để rồi khi chết đi sẽ không mang được bất cứ một thứ gì từ nó, có chăng chỉ là một nắm tro bụi rồi biến mất theo thời gian.
Trong khi đó có một thứ vô hình, đó là thể tinh thần (Spirit) đang hiện diện trong con người chúng ta, nó chính là con người thật của mình, là chân ngã, là cái vô hình bị bỏ quên. Tinh thần chính là điều mà khi sống con người có thể học hỏi, thu thập nhiều kinh ngiệm cho bản thân, vun sới và tạo thành, rồi khi chết có thể mang theo. Đó chính là tư tưởng con người, là thể trí, là yếu tố tinh thần, là con người thật của chúng ta, là cái vô hình mà chúng ta không nhận ra.. Ta đừng quên rằng tư tưởng con người, hay nói cách khác tinh thần con người có một sức mạnh vô biên, nó có thể thay đổi cả vận mạng của chính mình, nó có một quyền năng, một sức mạnh và sự sống của nó là vĩnh cửu. Vì nó chính là ánh sáng, nó được cấu tạo bởi những nguyên tử của ánh sáng, nó đồng bản thể với hình ảnh của Thượng Đế.. Trong cuộc sống con người trên cõi trần thế này, mọi hành động, mọi tư tưởng đều được ghi lại và cất giữ trong thể tinh thần. Trong tư tưởng con người luôn luôn có hai mặt, thiện và ác. Cả hai đều được ghi lại và cất giữ. Do đó cuộc sống của những người thánh thiện, đạo đức thì tâm hồn rất hiền lương, trong sáng, tâm hồn họ sẽ đón nhận những ân sủng, những hào quang rực rỡ từ Trời (Thượng Đế). Ngược lại những con người, mà trong cuộc sống trên thế gian, đang vun sới những tư tưởng sấu sa, gian ác, ích kỷ, tham lam, chứa đầy hận thù và chỉ biết mưu toan hại người. Thể tinh thần (Spirit)
của họ, cũng chứa đầy những nguyên tử có luồn áng sáng u tối mờ nhạt, mang nặng yếu tố vật chất, những nguyên tử này rất thô thiển nặng nề. Cả hai loại người này khi chết đi, thể xác đều tan biến thành tro bụi. Tuy nhiên bên kia cửa tử, đàng sau cái chết, lại là sự khác biệt rõ ràng. Những con người thánh thiện là những người mà thể tinh thần của họ chứa đựng những nguyên tử thanh cao, nhẹ nhàng. Họ sẽ trở về với thế giới riêng của họ, ở đây họ sẽ gặp gỡ những linh hồn thánh thiện và tiếp tục, học hỏi với cuộc sống mới. Còn  những con người gian ác, sau khi chết đi, thể xác của họ cũng tan thành tro bụi và thể tinh thần của họ cũng trở về với ánh sáng, những nguyên tử ánh sáng của sẽ chứa đầy yếu tố vật chất,  những ô trược nặng nề, họ sẽ phải sống trong thế giới của những linh hồn có cùng một thể loại như họ, nghĩa là họ phải sống trong thế giới riêng của những linh hồn gian ác.Trong thế giới này họ cũng sẽ được học hỏi thêm kinh nghiệm để tiến hoá.
Tóm lại cả hai loại người, thành thiện và tà ác. Khi chết đi thì thể tinh thần (Spirit) sẽ trở về với anh sáng và hôi tụ lại để tiếp tục với cuộc sống mới trong một trạng thái vô hình không có vật chất. Chính nơi này đã được phân định những cảnh giới rất rõ ràng, Những cảnh giới này được ví như những tầng số khác nhau trong vũ trụ, bởi vì ở mỗi tầng số sẽ có những nguyên tử thích hợp để cư trú, những nguyên tử này không thể chạy lẫn vào nhau. Do đó linh hồn của những con người thánh thiện sẽ sống trong một cảnh giới riêng, và những con người gian ác sẽ sống trong một cảnh giới riêng. Thiên đàng hay Địa ngục chính là nơi đây, chính tâm hồn con người tạo ra. Tất cả những tôn giáo lớn, đều nói về hai thế giới này, người thánh thiện, sau khi chết sẽ lên thiên đàng, hưởng phước đời đời. người gian ác sau khi chết sẽ xuống địa ngục bị đầy đoạ đời đời. Cũng gần đúng như vậy, bên kia cái chết là sự sống của những thể tinh thần, là nơi hội tụ những nguyên tử của ánh sáng. Tùy theo thể tinh thần của mỗi con người, khi sống tạo thành, thanh cao, hay ô trược nặng nề. Mỗi thể sẽ trở về với tầng số riêng của nó, Ví dụ những nguyên tử thanh cao, sẽ hội tụ nơi thanh cao. Những nguyên tử ô trược nặng nề sẻ hội tụ nơi ô trược. Trong mỗi cảnh gìới này lại được phân chia thành nhiều tầng lớp khác nhau, tùy theo nghiệp qủa mà thể tinh thần của con người đó đã tạo thành. Ví dụ một người khi sống rất tham lam, tạo nhiều thói hư tật sấu như bài bạc, nhiện rượu, ma tuý. cướp bóc. vân và vân. Khi chết đi thể tinh thần của con người này sẽ ghi lại tất cả những hình ảnh cũ, và họ sẽ phải sống trong một cảnh gìới của những con người giống như họ, lòng tham của họ vẫn còn đốt cháy ở bên trong, do đó họ vẫn thèm khát vật chất, như một người đi trên xa mạc, khát cháy khi nhìn thấy dòng nước tinh khiết mà không uống được. bởi vì họ không còn thể xác, không còn sống trong cõi vật chất, họ đang sống trong cõi vô hình, hình hài của họ, tư tưởng của họ đang là những nguyên tử nặng nề, chính điều này đã trở thành địa ngục với họ, đói mà không ăn được, khát mà không uống được, thèm muốn mà không được thỏa mãn. Đó là địa ngục, chính họ tạo ra, trong cuộc sống vật chất ở cõi trần gian, họ đã bị vật chất quyến rũ, đi vào u mê lầm lạc, mà quên đi yếu tố tinh thần, nó chính là yếu tố vô hình, đang hiện diện trong con người họ, họ đã để mất linh hồn. Sau khi chết họ phải nhận lấy hậu quả, đó chính là định luật (Lực và phản lực) một quy luật của vũ trụ.
Định luật của vũ trụ

Trong vũ trụ có ba định luật vô cùng quan trọng, mà con người cần phải biết, đó là luật Nhân Qủa, luật
Luân Hồi và luật Tiến Hoá. Cả ba định luật này đều liên quan mật thiết với nhau, không thể tách rời.
1. Luật Nhân Qủa (Karma)
    Luật nhân qủa là triết lý thâm sâu của Phật Giáo, nhưng thật ra mọi tôn giáo lớn, đều nói về luật này vì đây chính là chân lý của vũ trụ.
Đức Phật nói (Gieo nhân nào gặt qủa đó)
Ấn Giáo nói     (Trồng đậu được ăn đậu, trồng khoai được ăn khoai, muốn ăn đậu thì đừng trồng khoai)
Thiên Chúa Giáo.(Chúa Jesus) nói ( Kẻ nào sử dụng gươm giáo, sẽ chết vì gươm giáo)
Ngày nay khoa họcđã chứng minh được điều này, các khoa học gia nhận định ( Mọi động lực gây ra đều tạo một phản lực tương đồng và ngược chiều. Động lực và phản lực không bao giời tách rời nhau.)
Luật nhân qủa cũng vậy, có làm có chiụ, đã gây ra thì phải nhận lãnh hậu qủa. Luật nhân qủa công bình tuyệt đối, không phân biệt giầu nghèo. Không phân biệt vua chúa hay thường dân, không phân biệt thánh thiện hay phàm tục. Nếu gây ra thì phải nhận lấy hậu qủa, nó là một tiến trình từ hành động đi đến phản động (phản ngược lại) . Tuy nhiên luật nhân qủa rất dễ bị hiểu sai lầm, và có nhiều người không tin vào định luật này, vì họ cho rằng luật này không công bằng.
Trên thế gian này, ngay trước mắt họ, tại sao có những con người thật sự gian ác, tham lam, chuyên làm những điều ác, mà sao họ không bị trừng phạt. Họ vẫn hưởng phước, trong giầu sang phú qúy, như vậy luật nhân qủa có ảnh hưởng gì đến họ. Chính sự hiểu lầm tai hại này, cho nên thế gian vẫn còn đầy dẫy những tội ác, và lầm lạc hết sai lầm này đến sai lầm khác,  và kiếp người vẫn đau khổ không có lối thoát.
Chúng ta hãy suy sét lại xem. Khi gieo hạt (hạt ở đây có nghĩa là nhân) phải có thời gian cho hạt nẩy mầm và trưởng thành, rồi mới thành qủa. Không phải cứ gieo xuống là hạt có thể thành qủa ngay tức khắc. Nó còn tùy thuộc vào sự sắp đặt mầu nhiệm của  những yếu tố chung quanh.
A. Luật nhân qủa được chia làm ba giai đoạn.
1. Hiện báo.
Đây là giai đoạn gây nhân phải chiụ hậu quả ngay trong kiếp sống hiện tại. Tùy theo duyên nghiệp, hậu qủa sẽ xẩy ra ngay lập tức, hay trong thời gian sau đó, có thể vài năm hay cho đến cuối đời, mới nhận lãnh hậu qủa.Ví dụ những người giầu sang mà gian ác, cuối đời phải sống trong đau khổ, nghèo nàn, cho đến khi chết không nơi dung thân. Đây chỉ là một ví dụ điển hình, còn tùy theo mỗi trường hợp khác nhau. Trong bài viết này, tôi không thể viết ra hết, những ví dụ điển hình đang xẩy ra trên thế gian này.
2. Sinh Báo.
Tuy gây nhân những quả chưa chín, phải chờ thời gian duyên khởi, có thể xẩy ra ở kiếp sau.Điều này cũng có thể lý giải, tại sao có những người đang tu hành, mà vẫn chưa thoát khỏi những khổ nạn trong đời. Hay những người đang làm điều gian ác, mà họ vẫn hưởng sự giầu sang trong đời. Bởi vì nhân đang gieo, mà quả thì chưa chín.
3. Hậu báo.
Quả xẩy ra vì nguyên nhân đã tạo ra từ trước đó (nghĩa là trong giai đoạn sinh báo) Đây là trường hợp xẩy ra cho những con người ở kiếp sống hiện tại, vì sao lại được hưởng phước, giầu sang phú quý hơn những người khác. Bởi vì họ đã gieo nhân tốt ở kiếp trước, có nghĩa là họ tái sinh bởi những nguyên tử thanh cao do kiếp trước để lại, do đó họ đã thừa hưởng một di sản tốt lành trong kiếp này. Điếu này cũng có thể giải thích, tạo sao có những người rất gian ác mà họ vẫn không bị trừng phạt, tuy nhiên những người này đang gieo những nhân sấu, rồi họ sẽ phải trả lại cho mai sau.Chắc chắn họ phải gặt hái những hậu qủa mà họ đã gây ra.
Vì luật nhân qủa công bằng vô cùng, có làm thì có chịu, không thể  thay thế bởi người khác. Chính tác nhân gây ra thì tác nhân đó phải nhận lãnh. Trừ khi tu thân tích đức, gieo những nhân lành để dần dần tích đức tiến tới nghiệp lành. Có tiêu chuẩn nào có thể so sánh được, khoảng cách xa gần giữa ta và Thượng Đế. Khoảng cách giữa ta và Thượng Đế, có thể tượng chưng bằng con số của những điều ham muốn, mà ta đang có trong lòng. Cái bề dài của lòng ham muốn này, chính là mức đo khoảng cách xa gần của bạn với Thượng Đế.
B. Định luật Luân Hồi. (Krama) 
   
Sự sống không thể mất đi vì nó có tính cách vĩnh cửu, không có một sức mạnh nào có thể vượt khỏi nó hay làm gì được nó. Chết chỉ là sự tan rã những nguyên tố bên trên thể xác, chứ không mất đi sự sống. Điếu này đã được khoa học chứng minh. Theo nhà vật lý học lừng danh Albert Einstein đã chứng minh được, nguồn gốc thật sự của mọi vật là một năng lượng duy nhất (Energy) đó là ánh sáng. Năng lượng này tiềm tàng trong tất cả và có thể chuyển đổi (Transformation) trong mọi vật chất. Điều này không khác gì quan niệm. Thượng Đế là một và hiện diện trong tất cả muôn loài. Einstein đã chứng minh được, năng lượng căn bản nhất chính là ánh sáng, vật chất chẳng qua chỉ là sự đông đặc của năng lượng ánh sáng. Qua thí nghiệm tại đại học Princeton, người ta có thể cô đọng ánh sáng thành vật chất và chuyển đổi vật chất thành ánh sáng. Nhà vật lý học Karl Darrow của Bell lab, sau khi quan sát diễn biến của vật chất phát sinh và tan biến. Ông đã cho viết. (Ngoài sự tương phản giữa sự sống và sự chết, người ta không thể tìm thấy một sự khác biệt nào tương đồng như sự chuyển đổi từ vật chất ra ánh sáng). Khoa học thực nghiệm đã nhìn nhận về điều kỳ diệu này. Trên hai ngàn năm về trước, nền triết học Đông phương đã nói đến vấn đề này. Qua triết lý của Phật giáo. Đức Phật đã giảng dậy về luân hồi, ngài đã nói về sự chuyển đồi từ sự sống qua sự chết và sự tái sinh trong kiếp con người. Ngày nay chúng ta thấy có biết bao tài liệu, sách vở đã viết về luân hồi, người ta đã đưa ra những trường hợp xẩy ra trên khắp thế giới về những con người đã biết được về kiếp trước của mình.Trong bài viết ngắn gọn này tôi không thể nêu ra những trường hợp cụ thể đã xẩy ra trên toàn thế giới về sự tái sinh (luân hồi).
Nói tóm lại sau khi chết, thể xác con người sẽ tan biến đi, thể tinh thần (Spirit) sẽ trở về với ánh sáng nguyên thủy, như một nguyên tử ánh sáng và chờ đợi một thời gian thích hợp, để được tích tụ lại và tái sinh trong thế giới vật chất. Trong trường hợp này, thể tinh thần đã mang sẵn những yếu tố của kiếp trước, theo luật nhân qủa. Vì vậy khi tái sinh con người đã mang sẵn một khối nhân tạo ra từ trước, người ta gọi khối nhân này là Định Mệnh  hay còn gọi là Nghiệp.
Định Mệnh (Predestination)
 Mỗi cá nhân sẽ phải nhận lấy những hậu qủa mà họ đã tạo ra từ kiếp trước, tùy theo nhân lành hay nhân giữ, mà cá nhân đó phải nhận lấy. Điều này cũng có thể lý giải, tại sao có người sinh ra là đã hưởng phước, trong một gia đình danh gia vọng tộc, giầu sang phú qúy. Có những người lại sinh ra trong cảnh nghèo đói, khổ đau chiụ nhiều tại hoạ trong kiếp sống. Đó chính là nghiệp, là định mệnh. Tuy nhiên định mệnh không mang tính cách cố định. Con người có ý trí, nên có thể thay đổi hay hoán cải định mệnh, bằng con đường tu tâm, dưỡng tánh, trành xa những điều gian ác. Hãy tích cực gieo những nhân tốt lành, thánh thiện để dần dần hoán cải những nhân sấu.
Luật nhân hồi chịu ảnh hưởng bởi luật nhân quả, trong khu vườn của luật nhân quả, chính là nơi ươm giống cho nhân trở thành quả, và cất giữ nó trong thể tinh thần của từng cá nhân, để khi hội tụ lại trong cõi vật chất nó sẽ tiếp tục nẩy mầm. Như bánh xe luân hồi của Phật giáo, nó đi theo một chu kỳ, sinh lão bệnh tử và tái sinh, như vậy con người sẽ phải quay theo một vòng tròn nhất địng, không có gì thay đổi.
Không hẳn như vậy vì con người có tư tưởng có ý trí, con người có thể quyết định một vận mạng cho chính mình. Như Đức Phật hay các vị thánh nhân, ngài có thể đứng ra ngoài vòng luân hồi, và có thể quan sát nó.Muốn đạt đến khả năng này, con người phải tu thân, tích đức và phải duyên cơ thật sự giác ngộ, tâm hồn trở nên trong sáng không một chút vọng động. Khi đó sự tiến hóa của tâm (thể tinh thần) đã ở trong cảnh giới tối cao, đã đi vào cảnh giới của ba thể trong vũ trụ đó là. Thể thượng Trí, Thể Bồ Đề và Thể Thiêng Liêng, ba thể này trở nên rất gần gũi với Thượng Đế, khi ấy con người sẽ trường tồn vĩnh cửu, không chiụ lệ thuộc vào luật nhân qủa và luân hồi.
Tinh thần có những hoạt động riêng biệt mà trí óc không thể hiểu được, tinh thần thường xuyên giao tiếp với các nguồn thần lực xuất phát từ Thượng Đế. Đây cũng chính là đỉnh cao của tư tưởng Phật Giáo.
Đối với loài vật thì sao. loài vật có đi theo vòng luân hồi không. Định luật của vũ trụ rất công bằng, không phân biệt chủng loại nào. Loài vật cũng có một thân xác được cấu tạo từ vật chất, và bên trong cũng có một thể tinh thần được hình thành bởi ánh sáng, vậy thì loài vật cũng phải tuân theo luật nhân quả và luân hồi. Trải qua hàng ngàn kiếp sống làm loài thú vật, thể tinh thần của nó cũng được tiến hoá theo thời gian, thể tinh thần này cũng sẽ tiến triển cao hơn và nó cũng mang những nguyên tử, có một tầng số rung động rất gần với con người. Một khi nó tiến triển gần đồng dạng với những nguyên tử của con người, nó sẽ chờ  một cơ duyên xẩy ra, thể tinh thần của loài thú cũng sẽ được kết tụ lại, tái sinh thành con người. Điều này cũng có thể lý giải, tại sao thế giới càng ngày càng đông hơn, cách đây vài trăm năm, cả thế giới có khoảng một tỷ người, nhưng hiện tại thế giới mà chúng ta đang sống đã trên 4 tỷ người. Một câu hỏi được đặt ra, người ở đâu sinh ra, nếu theo như quy luật của vòng tròn luân hồi, thì con người chỉ có thể tái sinh như số lượng ban đầu mà loài người đã sinh ra. Chỉ có câu trả lời, từ thế giới loài vật tiến hóa lên làm người. Trong kiếp đầu tiên của loại người này, họ thường có những bản năng gần gũi với chủng loại mà kiếp trước còn lưu giũ lại. Loại người này, họ có thể làm những điều tàn ác như loài thú vật, có lẽ bản năng hoang dã nơi loại người này chưa được thuần hóa hoàn toàn. Những loại người này họ cần được học hỏi nhiều hơn, để họ có thêm những kinh nghiệm sống như một con người. Tóm lại định luật Luân Hồi là định luật rất tự nhiên của vũ trụ, nếu không có định luật này thì loài người đã bị tiêu diệt từ lâu. Con người sẽ không tiến hoá như hiện nay. Chúng ta đã nhận thấy. Trẻ con của thế hệ sau này sẽ càng ngày càng thông minh hơn, hiểu biết nhiều hơn. Loài người càng phát triển và tiến bộ hơn. Chính là nhờ sự tiến hóa từ thể tinh thần.
C. Định Luật Tiến Hóa (Evolution) 

Đây là một định luật quan trọng vì nó giải thích được nhiều sự việc và bổ túc cho sự bất toàn của nền khoa học thực nghiệm ngày nay. Tại sao vài tỷ con người sống trên địa cầu mà không ai giống ai. Chỉ có luật tiến hoá mới giải thích được điều này.
Tiến hóa chính là sự biểu lộ của sự sống thiêng liêng tiềm ẩn trong không gian và thời gian. Hình hài tuy thay đổi, nhưng tinh thần bên trong vẫn trường tồn, vì nó chính là sự sống thiêng liêng, xuất phát từ nguồn sống cao cả vô biên, được biểu lộ trong muôn vàn hình thể trong vũ trụ.
 Nhà vật lý học Charles Darwin, được cho là cha đẻ của thuyết tiến hoá. Ông ta nói (Sự tiến hoá hoàn toàn đặt căn bản trên sự sinh tồn cuả các loài vật mạnh nhất, qua sự truyền giống). Loài người cũng thế cha mẹ khoẻ mạnh thì con cái khoẻ mạnh, đây là sự sai lầm. Trên thực tế cha mẹ khoẻ mạnh vẫn có thể sinh ra những đứa con tật nguyền, yếu đuối. Hay cha mẹ bình thường vẫn có thể sinh ra những đứa con thông minh. Cũng theo như nhận định của Darwin (Sự tiến hoá sẽ đặt trên căn bản cuả những loài vật mạnh nhất). Thực tế trong thiên nhiên, những loài vật hùng mạnh nhất như sư tử, cọp, beo, cũng không thể nào tiêu diệt hết loài hưu, nai yếu đuối hơn. Bởi vì hưu, nai yếu đuối nhưng sinh sản rất nhiều, do đó nó vẫn tồn tại. Những loài vật hùng mạnh không thể tiêu diệt hết loài vật yếu đuối. Darwin còn sai lầm hơn nữa khi nhận địng rằng, loài tinh tinh hay loài khỉ, có thể tiến hoá thành con người. Đây là nhận định sai lầm, nó hoàn toàn trái với luật tự nhiên của vũ trụ. Bởi vì định luật vũ trụ định rằng, loài nào phát triển theo trật tự riêng của loài đó.
Luật tiến hoá có liên quan gì đến con người. Luật tiến hoá ảnh hưởng rất mạnh mẽ trên tư tưởng con người. Mục đích của kiếp người trong cõi vật chất là để học hỏi, để thu thập những kinh nghiệm, biết rõ mình là ai, từ đâu đến và sẽ đi về đâu. Sự biết mình và ý thức sự tương quan giữa mình và vũ trụ chính là căn bản chính yếu của sự sống trong cõi vật chất. Nhờ sống trong môi trường vật chất mà thể tinh thần (Spirit) của con người,
mới học hỏi thêm những kinh nghiệm, nó dược trang bị thêm nhiều kiến thức, để trở nên một con người  có trí thức và chuẩn bị tiến hóa lên giai đoạn cao hơn, đó là trí tuệ. Chúng ta nên hiểu rằng trí thức và trí tuệ khác nhau rất xa, nhưng ít ai phân biệt được rõ ràng về vấn đề này.  

Sự khác biệt giữa trí thức và trí tuệ:
Trí thức mang tính cách thu vào, kết nạp và phân biệt, nó chiụ ảnh hưởng bởi thời gian và không gian. Ví như một học sinh đến trường, bắt đầu theo học từ mẫu giáo rồi lên trung học, đại học và tiếp tục học cao hơn nữa. Điều này cũng đồng nghĩa với sự thu vào, kếp nạp những kiến thức cuả trường lớp, rồi trang bị cho chính mình, trở nên một con người có trí thức. Nó khác biệt hoàn toàn với Trí Tuệ. Bởi vì trí tuệ là sự hiểu biết toàn vẹn xuất phát từ tâm linh, trí tuệ là giải thoát, là cho ra không phân biệt, nó mang tính cách vĩnh cửu không chiụ ảnh hưởng bởi thời gian và không gian. Một con người có trí tuệ, là người bẩm sinh đã thông minh, như một thần đồng. Trên thực tế chúng ta đã biết hay nghe nói nhiều về những trường hợp này. Có những tài năng xuất chúng từ những tuổi còn ấu thơ. Tôi xin đưa ra một ví dụ điển hình, như khoa học gia Thomas Edison.

Thomas Edison, thiên tài trong lãnh vực khoa học, ông đã nói (Các ý kiến lúc nào cũng ở quanh tôi, khi tâm hồn tôi yên lặng). Thomas Edison, ông đã đến thế giới này với một trí tuệ, có nghĩa là ông không cần phải học hỏi từ ai, không có vị thầy nào có thể dậy ông về nguyên lý của điện năng, Vì chính ông là cha đẻ của nó, chính ông là vị thầy, đến thế gian này để giảng dậy cho con người. Đó chính là trí tuệ, chính là sự tiến hoá mà thể tinh thần đã kết nạp, thu thập từ nhiều kiếp trước. Như Đức Phật, như Chúa Jesu, hay những vị thánh nhân, các ngài đã đến thế giới này, và giảng dậy cho chúng sinh, bằng trí tuệ sẵn có của mình.
Tóm lại trong vũ trụ có ba định luật quan trọng mà con người chúng ta nên biết đến, nên học hỏi. Đó là định luật: Luân hồi, Nhân quảTiến hoá, cả ba định luật này đều có liên quan mật thiết với nhau.

Nguồn gốc mọi vật.
Nguồn gốc căn bản nhất của vạn vật, chính là ánh sáng. Thái dương chính là chủ thể của vũ trụ. Từ ánh sáng của thái dương, mà sự tạo thiên lập điạ mới được hình thành. Các tôn giáo lớn đều nhận định rằng. Thượng Đế chính là ánh sáng. Trong kinh thánh của Thiên Chúa giáo, đã viết: ( Điều được Thượng Đế sáng tạo đầu tiên, chính là ánh sáng, sau đó mới đến các vật khác.)
Thượng Đế đã tạo ra ánh sáng từ chính nơi ngài. Đồng bản thể với ngài. Như con nhện dệt tơ từ chính thân thể của nó.

Theo cách nhìn của giới khoa học thực nghiệm ngày nay. Khoa học gia Einstein đã khám phá ra. Năng lượng căn bản nhất chính là ánh sáng, vật chất chẳng qua chỉ là sự cô đọng từ ánh sáng. Thí nghiệm này đã được thực hiện tại đại học Princeton. Các khoa học gia, họ đã cô đọng ánh sáng thành vật chất và chuyển đổi (transformation) vật chất thành ánh sáng. (phần này tôi đã trình bày trong phần định luật luân hồi).
Các khoa học gia họ đã nhận ra, các hạt quang tử (Photon) đơn vị nhỏ nhất của ánh sáng, và các hạt đìện tử (Electron) đơn vị nhỏ nhất của vật chất. Tuy hai phần này có khác nhau, nhưng có thể tan biến đi và thay thế cho nhau.

Một khi chúng ta nhắc đến khoa học thực nghiệm, chúng ta phải nói đến, nhà bác học Newton, ông là cha đẻ của ngàng khoa học thực nghiệm. Newton nhận định rằng (Vũ trụ thật kỳ diệu, bao gồm những vật chất cứng chắc, thu hút lẫn nhau). Sau này lý thuyết của Newton, đã bị Einstien phá vỡ. Vì bản chất thật sự của vũ trụ, được cấu tạo bởi những yếu tố vi tế nhất, đó là ánh sáng.
Tóm lại ánh sáng và vật chất không bất biến. Nhưng cái năng lượng chuyển đổi từ vật chất thành ánh sáng, và từ ánh sáng thành vật chất. Cái sức mạnh huyền diệu này, cái động năng thiêng liêng, tiềm tàng này mới chính là vĩnh cửu. Nếu Thượng Đế là ánh sáng (Energy) và tất cả mọi vật đều chỉ là sự đông đặc của ánh sáng. Thì hiển nhiên mọi vật đều bắt nguồn từ một đấng duy nhất.
Như thế con người không thể lìa xa Thượng Đế.

Kết Luận :
Một ý tưởng rất hay của một hiền triết nào đó đã viết. (Hãy dệt cho Thượng Đế một chiếc áo, để nhờ đó chúng ta có thể nhìn thấy ngài. Vì qua sự hữu hình, chúng ta sẽ nhìn thấy được cái vô hình.)
Cái vô hình này chính là chân ngã, là thể tinh thần (Spirit), nó đang ngự trị bên trong con người thật của chúng ta. Nó giống như chất bơ nằm trong sữa, như luồng điện nằm bên trong sợi dây điện. Chúng ta không nhìn thấy, nhưng nó có thật, nó chính là chân lý duy nhất mà con người cần biết đến.
Tâm lý chung của con người chúng ta là (thấy mới tin). Mọi thứ phải được chứng minh bằng khoa học thực nghiệm. Bởi vì chúng ta đang sống trên thế gian này, chúng ta đang sống trong cõi giới của vật chất. Chúng ta đã quen cảm nhân sự việc bằng 5 giác quan của thể xác, đó là:
Thị giác         (Mắt thấy)
Thính giác      (Tai nghe)
Vị giác           (Lưỡi nếm)
Khứu giác      (Mũi ngửi)
Xúc giác        (Tay sờ)
Ngoài ra chúng ta còn có thêm một giác quan thứ 6 (Six scene). Một giác quan vô hình, mà hầu như ai cũng nghe nói đến. Giác quan thứ 6 này có liên quan đến yếu tố tinh thần, vì nó là sự linh cảm. Tôi có linh cảm rằng, sẽ có một điều gì đó xẩy ra, và lạ thay sự việc đã xẩy ra đúng như thế. Đó là khả năng thiên phú cuả một số người nào đó. Từ đây chúng ta có thể suy luận ra. Nếu muốn nhìn thế giới tâm linh, chúng ta phải sử dụng giác quan của thể vía (Là thể nằm bên ngoài cõi giới vật chất) nó chính là giác quan của chân ngã. Một tư tưởng cuả một Thiền sư nào đó đã viết :
(Khi bản ngã ngưng hoạt động, thì chân ngã sẽ biểu hiện. Khi ao ước cuả vật chất chấm dứt, thì niềm phúc lạc cuả tinh thần sẽ đến một cách tự nhiên).
Đôi lời tường trình:
Bài viết (Địng luật vũ trụ và con người) như một luận án viết về một chủ đề rất trừu tượng, rất bao la. Muốn nói đến những định luật tự nhiên của trời đất, những chân lý cao siêu của Thượng Đế. Ngôn từ và chữ viết luôn bị giới hạn, không thể nào lột tả hết được tư tưởng, vì lẽ này bài viết sẽ có nhiều sai xót. Rất mong quý vị đọc giải bỏ qua cho. Bài viết này chỉ là sự tổng hợp lại những gì tôi đã đọc qua sách vở, ghi chép lại rồi viết ra. Với mục đích gửi đến những người hữu duyên, những ai thích tìm hiểu về sự huyền diệu về thế giới tâm linh, để chúng ta cùng tham khảo. Thưa các bạn, cá nhân tôi chỉ là hạt bụi nhỏ bé, nằm trong cái bao la của vũ trụ, làm sao tôi có đủ trí tuệ để thấu hiểu hết những chân lý cao siêu của Thượng Đế. Một lần nữa xin qúy vị đọc giả bỏ qua cho tôi, vì những sai xót nào đó.
(Khi bạn cảm biết được sự xấu sa nơi mình, là bạn đã tháo gỡ nơi đó cho ánh sáng thiêng liêng rọi vào)
Câu nói này cũng là tư tưởng của một hiền triết, mà tôi đã đọc qua, trong một quyển sách thiền nào đó (Xin lỗi vì không nhớ tên ông). Để thay lời kết thúc một bài viết dài.
Xin trân trọng chào các bạn.
Lê Tuấn
Viết xong, 01/27/2012

Thứ Sáu, 18 tháng 11, 2011

Thứ Tư, 16 tháng 11, 2011

Ảnh chụp trông như tranh thủy mặc

- Sử dụng một phong cách được gọi là pictorialism (ảnh chụp mang phong cách hội họa), nghệ sĩ Don Honh-Oai đã sáng tạo ra một loạt bức ảnh trông giống như tranh thủy mặc truyền thống của Trung Quốc.

Một số tác phẩm tuyệt đẹp của Don Honh-Oai - Ảnh: Odditycentral  

Mỗi tấm ảnh của ông là sự kết hợp của nhiều âm bản khác nhau, phóng lên cùng một tấm giấy ảnh, tạo ra những tác phẩm không thể tìm thấy ngoài đời thật. Các cảnh quan đơn sắc ấn tượng trong ảnh của Don Honh-Oai được tạo ra bằng cách sử dụng cọ vẽ đơn giản và mực in, kết hợp những hình thức nghệ thuật khác nhau (thơ, thư pháp và hội họa).
Để cho giống với phong cách truyền thống Trung Quốc, Don Honh-Oai cũng sử dụng thư pháp và con dấu trên các bức ảnh của mình.   
Don Honh-Oai qua đời vào năm 2004, ở tuổi 75, tại San Francisco, để lại một khối lượng đáng kinh ngạc các tác phẩm theo phong cách pictorialism. Các tác phẩm này đã trở nên rất phổ biến vì nó hoàn toàn chinh phục thế giới nghệ thuật.

Tuyệt đẹp ảnh cinemagraphs

Cinemagrahs pictures . Please double click on picture. You will see the pictures moving.


Music

Animusic
    









Thứ Hai, 14 tháng 11, 2011

Nhiếp ảnh và nghệ thuật

 Phong cảnh và Hoa

 Hoàng hôn trên núi (tôi chụp bằng máy Canon)
 trên đường đi Seatle
 một nơi dừng chân trên I-5
 I-5
 hoàng hôn trên núi
 Hoàng hôn trên núi ( nhìn giống như bình minh, trong sương mù buổi sáng)
 Hoàng hôn  


 Một nhánh hoa lẻ loi bên sườn đồi  

 San Francisco
 Tôi và bà xã, một ngày đi bộ, dạo phố San Francisco

 San francisco

 chụp chung với con gái   
 Pier 39 in San Francisco
chụp chung với con trai
 Hoa quỳnh trắng trong sân vườn
 Hoa quỳnh đỏ
 Hoa quỳnh vàng










Hoa quỳnh   
 Hoa lan
 Địa lan

 Bình hoa này do tôi tạo mẫu, và chụp ảnh nghệ thuật tại nhà

Từ trên cao chụp xuống, sử dụng đèn flash làm nổi bật hoa lá, 
nhưng vẫn giữ lại khoảng tối chung quanh
Cùng môt ý tưởng, (bố cục bức ảnh rất hay)  
 Tập thơ tôi mới làm song


Đây là tập thơ (Đời từ hỗn độn trăm bề) 
do tôi tự in và đóng sách tại nhà
 Đi bộ buổi sáng

 Thung lũng hoa vàng

 Hoa lan trong một cửa hàng bán hoa
Tôi sử dụng máy Niken Coolpix











 Tất cả những bức ảnh hoa lan, 
tôi chụp tại một cửa hàng bán hoa, sau khi được phép của người chủ






Một nụ hồng vừa chớm nở.



Bức ảnh này do tôi chụp và sử dụng photoshop 
để tạo back ground và khung ảnh

Nghệ thuật colseup
Những bức ảnh chụp gần 





Lọ chanh muối







Chụp ngược lên, lấy nền trời mầu xanh
làm cho những chiếc lá hoa ngọc lan, trởn nên non nớt mềm mại.

cái ghế sofa vứt ngoài bãi cỏ


Nghệ thuật chụp ảnh closeup 










nghệ thuật chụp ảnh closeup 


bóng đổ của cây tạo thành hình tượng
( Mike mouse) con chuột của Disney

Bức tượng Đức Mẹ Hòa Bình
Tôi cố ý chụp ngược ánh sáng mặt trời
Ngược sáng, ánh sáng mặt trời phía sau
làm áo của tượng Đức Mẹ trở nên mềm mại

buổi sáng đi bộ quanh núi
Những bức ảnh tôi chụp tại Thành Phố San Diego
vào thời gian con gái tôi ra trường tại Đại học (U.C San Diego)
Bờ biển vào buổi sáng sớm trong một công viên
thật yên tĩnh tại thành phố San Diego

Thành phố San Diego




Bình minh trên biển San Diego.
Tôi chụp bức ảnh này trông như một bức tranh thủy mạc
Tôi và bà xã hai người chụp cho nhau

Đây là  bức ảnh (Nụ hôn) nổi tiếng thế giới,
đã được làm thành bức tượng rất đẹp tại bờ biển San Diego




Bob Hope một nghệ sĩ tên tuổi của Mỹ
vào thời chiến tranh Việt nam

Bình minh trên biển vắng

Hai mẹ con rất vui,
trong khi cậu con trai đang dơ tay phía sau



Kim Khánh cô con gái đầu lòng
Graduation from U.C San Diego





 Tết tân Mão 2011

Cảnh hoàng hôn trên núi
Tại nhà cô em gái